You are on page 1of 81

Chương 3:

Thị trường Tài chính


1. Khái niệm thị trường tài chính
Mục lục 2. Cấu trúc thị trường tài chính
3. Các công cụ trên thị trường tài chính
4. Quản lý thị trường tài chính
5. Thị trường tài chính Việt Nam
1. Khái niệm
Thị trường Tài chính
1. Khái niệm Thị trường tài chính

Dow Jones Industrial Average


1. Khái niệm Thị trường tài chính

Các dòng luân chuyển trong nền kinh tế

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH


VỐN
CÁC YẾU TỐ
SẢN XUẤT
LAO ĐỘNG
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

HỘ GIA ĐÌNH CHÍNH PHỦ DOANH NGHIỆP

TIÊU DÙNG SẢN XUẤT


THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ
1. Khái niệm Thị trường tài chính

ü Định nghĩa
ü Chức năng của TTTC
ü Vai trò của TTTC
ü Cấu trúc TTTC
1. Khái niệm Thị trường tài chính

Tài trợ gián tiếp

Trung Vốn
Vốn
gian tài
chính

Vốn

Người tiết kiệm–cho Người chi tiêu – đi


vay vay
1.Doanh nghiệp
1.Hộ gia đình
Vốn Thị trường Vốn 2.Chính phủ
2.Doanh nghiệp
3.Chính phủ tài chính 3.Hộ gia đình
4.Người nước ngoài 4.Người nước ngoài

Tài trợ trực tiếp


7
1. Khái niệm Thị trường tài chính

Định nghĩa thị trường tài chính


Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán
quyền sử dụng các nguồn tài chính giữa các chủ thể kinh tế với nhau
thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất
định.

8
1. Khái niệm Thị trường tài chính

Chủ thể của TTTC


• Chủ thể tham gia thị trường tài chính là những pháp nhân hay thể
nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia
trên TTTC.

• Chủ yếu là người tiết kiệm, các ngân hàng thương mại, công ty tài
chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty môi giới, các doanh
nghiệp, chính phủ, hộ gia đình...

9
1. Khái niệm Thị trường tài chính

Chức năng của TTTC


• Dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính
(chủ thể dư thừa vốn) đến những chủ thể cần nguồn tài chính (chủ thể thiếu
hụt vốn).

• Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán

• Cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp

• Là môi trường để nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
1. Khái niệm Thị trường tài chính

Vai trò của TTTC


• Thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, đáp ứng
nhu cầu vốn phát triển kinh tế- xã hội,

• Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính

• Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.

• Góp phần thực hiện thành công các chính sách điều tiết vĩ mô nền
kinh tế
1. Khái niệm Thị trường tài chính
LƯU Ý

Điều kiện cần thiết để phát triển TTTC:


• Nền kinh tế hàng hoá phát triển, tiền tệ ổn định với mức độ lạm phát có thể kiểm soát được
• Các công cụ của TTTC phải đa dạng, tạo ra các phương tiện chuyển giao quyền sử dụng các
nguồn tài chính
• Hình thành và phát triển hệ thống các trung gian tài chính
• Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và quy chế cần thiết làm cơ sở hoạt động và kiểm
soát TTTC, có tổ chức QLNN để điều khiển giám sát hoạt động của TTTC
• Tạo được cơ sở vật chất kỹ thuật và có được hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt
động của thị trường tài chính
• Có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu các kiến thức của TTTC.

12
2. Cấu trúc
Thị trường Tài chính
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
CẤU TRÚC CỦA TTTC
• CĂN CỨ VÀO THỜI HẠN SỬ DỤNG NGUỒN TC:
ü Thị trường tiền tệ (Money market)
ü Thị trường vốn (Capital market)
• CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG NGUỒN TC:
ü Thị trường nợ
ü Thị trường vốn sở hữu
• CĂN CỨ VÀO SỰ LUÂN CHUYỂN NGUỒN TC:
ü Thị trường sơ cấp (Primary market)
ü Thị trường thứ cấp (Secondary market)
• CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC TỔ CHỨC
ü Thị trường tập trung (Exchange: Sở giao dịch)
ü Thị trường phi tập trung (OTC – Over The Counter)
• CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT PHÁP LÝ
ü Thị trường chính thức
ü Thị trường không chính thức

14
2. Cấu trúc Thị trường tài chính

Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

• Thị trường tiền tệ (Money market): là một bộ phận của thị trường
tài chính được chuyên môn hoá trong việc chuyển giao quyền sử
dụng các nguồn tài chính ngắn hạn (mua bán các chứng khoán có
kỳ hạn ban đầu nhỏ hơn 1 năm).
• Thị trường vốn (Capital market): là một bộ phận của thị trường tài
chính được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính dài hạn
(mua bán các chứng khoán có kỳ hạn ban đầu lớn hơn hoặc bằng 1
năm).

15
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THỊ TRƯỜNG VỐN

TT tín TT TT tín TT TT tín


TT
dụng chứng dụng chứng dụng
ngoại
ngắn khoán trung khoán thuê mua
tệ
hạn ngắn và dài trung và (cho thuê
hạn hạn dài hạn TC)

16
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
Thị trường tiền tệ - đặc điểm

• Đối tượng của TT tiền tệ: Là quyền sử dụng các nguồn tài chính có thời hạn
sử dụng ngắn (dưới 1 năm).
• Công cụ của TT tiền tệ: chủ yếu là các CK ngắn hạn
-> Tài sản giao dịch có tính thanh khoản cao và ít rủi
ro nên lợi suất thấp.
• Chủ thể của TT tiền tệ: NHTW, các TCTD, các tổ chức KT, XH và các cá
nhân, trong đó NHTM đóng vai trò quan trọng.
-> Mối quan tâm chủ yếu của các chủ thể tham gia TT tiền tệ, bao gồm cả người mua
và người bán, là tính thanh khoản.
-> Thành viên của TTTT chủ yếu là các TGTC nên quy mô giao dịch cực kỳ lớn, độ
chuyên nghiệp cao.

17
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
Thị trường tiền tệ - cấu trúc

• Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch:


ü Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
ü Thị trường tiền tệ mở rộng
• Căn cứ vào đặc trưng các loại hàng hoá (loại công cụ) giao dịch trên thị
trường tiền tệ:
ü Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn
ü Thị trường giao dịch mua bán các loại CK ngắn hạn
ü Thị trường ngoại hối

18
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
Thị trường tiền tệ - cấu trúc

• Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch:

ü TTTT liên ngân hàng: Là thị trường vốn ngắn hạn do NHTW tổ chức để giải
quyết nhu cầu của các NHTM muốn trao đổi với nhau các khoản vốn tạm thời
thừa ở một số NH này với các khoản vốn tạm thời thiếu ở một số NH khác
thông qua các tài khoản của họ ở NHTW nhằm bù đắp số thiếu hụt quỹ dự trữ
bắt buộc.
ü TTTT mở rộng: Là thị trường mà các chủ thể tham gia được mở rộng hơn so
với TTTT liên ngân hàng, bao gồm các NH, các Công ty kinh doanh, môi giới
và công chúng…Đặc trưng của thị trường là mua bán qua trung gian môi giới
tiền tệ.
19
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
Thị trường tiền tệ - cấu trúc

• Căn cứ vào đặc trưng các loại HH (công cụ) trên TTTT:
ü Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn: chuyên giao dịch các khoản vốn
vay dưới 1 năm. Các khoản vốn vay này được định giá trên cơ sở lãi suất, và không
chuyển nhượng được.
ü Thị trường giao dịch mua bán các loại CK ngắn hạn: chuyên giao dịch các loại CK
ngắn hạn có thể chuyển nhượng được như: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng
chỉ tiền gửi ngân hàng... Chúng được mua bán trên thị trường theo phương thức chiết
khấu. Đây là thị trường năng động, sôi nổi, là bộ phận quan trọng nhất của TTTT.
ü Thị trường ngoại hối: chuyên môn hóa việc mua bán các loại ngoại tệ và xác định tỷ
giá cho từng loại ngoại tệ trên cơ sở cung cầu đối với từng loại ngoại tệ đó.

20
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
Thị trường vốn – đặc điểm

• Đối tượng của TT vốn: Là quyền sử dụng các nguồn tài chính trung và
dài hạn.
• Công cụ của TT vốn: là các CK trung hạn và dài hạn (thời hạn trên 1
năm)
-> chia làm 2 nhóm: CK nợ trung, dài hạn và CK vốn chủ sở hữu (cổ phiếu)
-> có tính thanh khoản thấp và rủi ro cao hơn trên TTTT, do đó lãi suất thường
cao hơn TTTT.

• Chủ thể của TT vốn: bao gồm các chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư,
chủ thể kiểm soát, tổ chức và hỗ trợ hoạt động của thị trường.

21
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
Thị trường vốn – cấu trúc

• Thị trường cho vay dài hạn


• Thị trường CK trung hạn và dài hạn
• Thị trường tín dụng thuê mua hay cho thuê tài chính

22
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
Thị trường vốn – cấu trúc

• Thị trường cho vay dài hạn (thị trường cho vay thế chấp – Mortgage): là thị
trường diễn ra hoạt động cho vay các nguồn tài chính dài hạn mà không cần
phát hành các chứng khoán.
• Thị trường tín dụng thuê mua hay cho thuê tài chính: là thị trường trong đó
người cung nguồn tài chính đóng vai trò là người cho thuê cam kết mua tài sản,
thiết bị theo yêu cầu của người thuê (người sử dụng nguồn tài chính) và nắm giữ
quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê.
• Thị trường chứng khoán trung và dài hạn: là bộ phận chủ yếu của thị trường
vốn, là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại CK trung và dài hạn.

23
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
THỊ TRƯỜNG NỢ VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN
CSH

ü Thị trường nợ: là thị trường trong đó các chứng khoán nợ được mua bán.
Ø Người cần vốn huy động vốn dựa trên việc phát hành các chứng khoán nợ như trái
phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu....
Ø Chứng khoán nợ: một thỏa thuận hợp đồng của người đi vay hứa sẽ trả người nắm giữ
công cụ nợ một số tiền nhất định thường xuyên (cả gốc và lãi) cho đến một ngày nhất
định (ngày đáo hạn), khi khoản chi cuối cùng được thực hiện.
ü Thị trường vốn chủ sở hữu: là thị trường trong đó các chứng khoán vốn chủ sở
hữu được mua bán.
Ø Người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các chứng khoán vốn (cổ phiếu)
bán cho những người có vốn.
Ø Chứng khoán vốn: cam kết chia sẻ lợi nhuận thuần và tài sản kinh doanh cho người
nắm giữ.

24
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP

○ Thị trường sơ cấp (Primary market): là thị trường tài chính mà ở đó các
chứng khoán như cổ phiếu hoặc trái phiếu được các doanh nghiệp
hoặc cơ quan chính phủ (những người cần vốn) phát hành lần đầu cho
người mua (IPO – Initial Public Offering).
○ Thị trường thứ cấp (Secondary market): là thị trường giao dịch các
công cụ tài chính sau khi chúng đã được phát hành trên thị trường sơ
cấp.

25
2. Cấu trúc Thị trường tài chính

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp

• Thị trường sơ cấp cung cấp hàng hóa cho thị trường thứ cấp.
• Thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản của các chứng khoán đã
được phát hành trên thị trường sơ cấp, các công cụ tài chính có thể
được bán dễ dàng và nhanh hơn để chuyển đổi thành tiền.
• Thị trường thứ cấp đóng góp vào việc quyết định giá chứng khoán mà
người phát hành bán lần đầu trên thị trường sơ cấp.

26
2. Cấu trúc Thị trường tài chính

THỊ TRƯỜNG TẬP TRUNG VÀ PHI TẬP


TRUNG
• Thị trường thứ cấp có thể được tổ chức theo 2 cách:
ü Thị trường tập trung/ Thị trường niêm yết (Exchange): là thị
trường có địa điểm giao dịch cụ thể gọi là sàn giao dịch (trading
floors) để thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán.
ü Thị trường phi tập trung/ Thị trường giao dịch qua quầy (Over the
Counter – OTC): là thị trường không có địa điểm giao dịch tập
trung, các giao dịch chỉ được thực hiện thông qua hệ thống máy
tính kết nối mạng.

27
2. Cấu trúc Thị trường tài chính
THỊ TRƯỜNG CHÍNH THỨC VÀ
KHÔNG CHÍNH THỨC
• TT chính thức: là thị trường trong đó các chủ thể chính thức hoạt động
và được điều chỉnh theo luật về TTTC, và thường được cơ quan chủ
quản (như Uỷ ban chứng khoán) giám sát.
• TT không chính thức: là thị trường trong đó các chủ thể không chịu sự
điều chỉnh của bất kỳ luật chính thức nào, chỉ hoạt động theo sự thỏa
thuận giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu trên thị
trường.

28
2. Cấu trúc Thị trường tài chính

CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TTTC

• Nhà phát hành: người thiếu hụt vốn


• Nhà đầu tư: người dư thừa vốn
• Trung gian tài chính: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính….
• Nhà quản lý: Ngân hàng trung ương, Bộ tài chính…
• Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ: Sở giao dịch, công ty chứng khoán, công
ty cung cấp thông tin như công ty định mức tín nhiệm, người môi giới
và kinh doanh…

29
3. Các công cụ trên
Thị trường Tài chính
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

• PHÂN LOẠI THEO THỊ TRƯỜNG:


ü Công cụ (hàng hóa) trên TT tiền tệ
ü Công cụ (hàng hóa) trên TT vốn
• PHÂN LOẠI THEO ĐẶC ĐIỂM DÒNG TIỀN CỦA TÀI SẢN MANG LẠI CHO
NGƯỜI MUA:
ü Các chứng khoán nợ
ü Chứng khoán vốn chủ sở hữu
ü Chứng khoán phái sinh

31
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Công cụ (hàng hóa) của TTTC – đặc điểm

• Tính thanh khoản: Hai điều kiện để đảm bảo tính thanh khoản của mỗi CK:
ü Thời gian chuyển đổi phải nhanh chóng và phí tổn thấp
ü Đồng vốn của CK phải được đảm bảo tránh được sự thăng trầm giá
cả của thị trường
• Tính rủi ro: Hai loại rủi ro tác động tới giá CK:
ü Rủi ro hệ thống (lạm phát, lãi suất, cung – cầu...)
ü Rủi ro phi hệ thống (rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính....)
• Tính sinh lời: Thu nhập từ CK:
ü Lãi từ tổ chức phát hành thực hiện
ü Chênh lệch giá mua và bán

32
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

CÔNG CỤ (HÀNG HÓA) TRÊN TTTT

• Tín phiếu kho bạc (Treasury Bill – TB)


• Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (Negotiable Bank Certificate
of Deposit – NCDs)
• Thương phiếu (Commercial Paper – CP)
• Giấy chấp nhận thanh toán của NH/ Chấp phiếu của NH (Banker’s
Acceptance – BA)
• Các hợp đồng mua lại (Repurchase Agreements)
• Khoản dự trữ gửi tại NHTW
• Đô la Châu Âu
33
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Các công cụ trên thị trường tiền tệ

Giá Người phát hành Đặc điểm


Tín phiếu kho bạc Phụ thuộc vào niềm tin đối với Chính phủ
NHTW

Thương phiếu Nợ doanh nghiệp ngắn hạn


Chiết khấu Doanh nghiệp

Chấp phiếu ngân hàng Finances self-liquidating transaction


involving non-US entity

Chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng Ngân hàng vay từ các nhà đầu tư

Quỹ Fed (Federal Lãi suất Ngân hàng vay từ các ngân hàng khác
Funds) vào ngày
Hợp đồng mua lại đáo hạn Vay với tài sản đảm bảo là tài sản tài chính để
Người kinh doanh trên thị cho vay tại lãi suất cao hơn
trường tiền tệ
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Công cụ (hàng hóa) trên TTTT – Đặc điểm

ü Có thời hạn từ 1 năm trở xuống


ü Đều là các chứng khoán nợ
ü Có tính thanh khoản rất cao
ü Có độ rủi ro thấp
ü Lợi suất kỳ vọng thấp dành cho nhà đầu tư

35
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Tín phiếu kho bạc (Treasury bill)

• Tín phiếu kho bạc (Treasury bill) là một công cụ nợ ngắn hạn do kho bạc phát
hành để cung cấp vốn cho chính phủ.

• Tín phiếu kho bạc là công cụ an toàn và có tính thanh khoản cao nhất trong tất
cả các công cụ trên thị trường tiền tệ.
- Thường được giao dịch cho các NHTM và các công ty bảo hiểm
- Có tính an toàn ( vì CPhu đảm bảo - trả lại bằng thuế) và thanh khoản cao nhất

36
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Tín phiếu kho bạc (Treasury bill)
- How: Đấu thầu tín phiếu(cạnh tranh lãi suất / ko cạnh tranh lãi suất)
-

○ Kỳ hạn: thông thường là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.


○ Hình thức: vô danh
○ Lãi suất: T-Bill thường được phát hành dưới hình thức chiết khấu, người mua được
mua giảm giá và nhận một số tiền nhất định vào ngày đáo hạn và không được hưởng
lãi hàng tháng.
○ Rủi ro: Thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản)
○ Người nắm giữ: chủ yếu là NHTM, một lượng nhỏ do hộ gia đình, công ty và TGTC
khác nắm giữ.
Ø Là công cụ quan trọng nhất của TTTT vì có độ an toàn cao nhất, khối lượng phát
hành lớn, có tính thanh khoản cao nhất trong các công cụ trên TTTT, có chi phí
chuyển nhượng thấp.

37
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng

Chứng chỉ tiền gửi (Bank Certificate of Deposit – CDs) là công cụ vay nợ do NHTM bán
cho người gửi tiền, trả lãi suất hàng năm và trả số tiền gốc ban đầu khi đáo hạn.
ü NCD có hình thức vô danh, và vì vậy có thể chuyển nhượng được.

ü NCD thường có mệnh giá cao và không thể rút tiền trước ngày đáo hạn.

ü NCD đem lại một mức lãi suất cố định hàng năm và được hoàn trả giá mua ban đầu vào ngày
đáo hạn.

ü Hiện nay, NCD được hầu như tất cả các NHTM lớn phát hành nhằm thu hút vốn từ các công
ty, quỹ hỗ tương, các tổ chức chính phủ...
?!?Tại sao cần CDs trong khi có thể huy động đc từ sổ tiết kiệm? Vì CDs đem lại tính chủ động cho ngân hàng, có lúc ngân
hàng ko đủ và huy động đủ tiền trong một khoảng time ngắn. Ví dụ cần 1 tỷ, thì ngân hàng phát hành CDs lãi suất tốt hơn
NCD(negotiable CD)
38
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Thương phiếu (Commercial Paper – CP)

○ Thương phiếu là công cụ nợ ngắn hạn, ghi nhận sự cam kết thanh toán vô điều
kiện một số tiền xác định trong một thời hạn nhất định.
• Đặc điểm:
ü Người phát hành: gồm 2 nhóm đối tượng là tổ chức tài chính (Ngân hàng, …)
và tổ chức phi tài chính (DN sản xuất).
ü Người mua: thường là các tổ chức như quỹ tương hỗ, ngân hàng, công ty bảo
hiểm, quỹ hưu trí…
ü Mục đích phát hành: đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, tín dụng thương mại.
- Phải cam kết, có sự tin tưởng
- Thương phiếu là rủi ro nhất

39
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Thương phiếu (Commercial Paper – CP)

40
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Thương phiếu (Commercial Paper – CP)

41
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Chấp phiếu của NH (Banker’s Acceptance–
BA)

• Chấp phiếu NH/ Giấy chấp nhận thanh toán của NH (Banker’s Acceptance–BA) là công cụ
nợ ngắn hạn do các công ty phát hành và được NH đảm bảo thanh toán bằng cách đóng
dấu “đã chấp nhận” lên đó.

• Đặc điểm:
ü BA thường được phát hành bởi các công ty trong hoạt động tín dụng thương mại.
ü Là các công cụ tài chính thường được sử dụng trong hoạt động thương mại quốc tế.
ü Thường được mua bán dưới hình thức chiết khấu trên TTTT.

42
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Hợp đồng mua lại (Repurchase
Agreement)

• Hợp đồng mua lại (thường viết tắt là Repo) là một thỏa thuận trong đó người đi vay đồng ý
bán một số lượng nhất định chứng khoán chính phủ (thường là Tín phiếu kho bạc) cho
người cho vay và cam kết sẽ mua lại chúng trong tương lai gần với một mức giá định trước.
ü là 1 công cụ vay nợ ngắn hạn (thường có kỳ hạn ít hơn 2 tuần).
ü Tín phiếu kho bạc là vật thế chấp/ tài sản đảm bảo
ü Khoản trả lãi cho người cho vay chính là phần chênh lệch giữa giá
bán ban đầu thấp hơn giá mua lại CK đó.
ü Lãi suất thường rất cao.
- Ngày 1: A bán cho B TPCP với mức giá x, Ngày 2: B bán lại cho A TPCP với mức giá x+i(phần chênh lệch) nên TPCp
thường được xem là tài san đảm bảo

43
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Khoản dự trữ gửi tại NHTW (Fed funds)

• Bản chất là các khoản cho vay qua đêm giữa các NH có liên quan đến những khoản tiền gửi
của họ gửi tại NHTW.

• Khi tiền gửi dự trữ bắt buộc của một NH tại NHTW không đạt đến tổng số yêu cầu, nó sẽ tiến
hành vay từ những NH nào có khoản tiền gửi tại NHTW vượt quá quy định để bù đắp cho
khoản thiếu hụt của mình.

• Lãi suất thu được từ khoản cho vay này được xem là một phong vũ biểu đo mức độ căng thẳng
của thị trường tín dụng trong hệ thống NH: khi nó cao có nghĩa là các NH đang gặp khó khăn
về vốn, khi nó thấp tức là nhu cầu tín dụng của các NH không căng thẳng.
- Khoản vay qua đêm để tối ưu hoá dòng tiền mà họ huy động đc.
- Chú ý lãi suất vay qua đêm để xem bank có khó khăn hay ko, khi nó lên cao thì bank thiếu tiền

44
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Đô la Châu Âu (Euro Dollar)

• Đô la Châu Âu là những đồng đôla Mỹ được gửi tại các NH ngoại quốc ở
bên ngoài nước Mỹ hoặc tại những chi nhánh ở ngoại quốc của những NH
Mỹ.
ü Thực chất là trái phiếu ngắn hạn bằng đồng Đô la Mỹ nhưng được phát hành bên
ngoài nước Mỹ.
ü Hiện nay không chỉ có NH Mỹ sử dụng mà cả NH các nước khác, và không chỉ
sử dụng ở thị trường Châu Âu mà các thị trường trên thế giới.

45
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

CÔNG CỤ (HÀNG HÓA) TRÊN TT VỐN

• Trái phiếu (Bond)


• Cổ phiếu (Stock)
• Chứng chỉ quỹ (Fund certificate)
• Các khoản cho vay thế chấp (Morgages)
• Các khoản cho vay thương mại và tiêu dùng (Consumer and Commercial
Loans)

46
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Công cụ (hàng hóa) trên TT vốn – Đặc điểm

• Có thời hạn dài hơn 1 năm

• Có thể là chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn chủ sở hữu

• Có thể có rủi ro rất cao

• Lợi suất kỳ vọng dành cho nhà đầu tư cao hơn so với chứng khoán thị trường
tiền tệ

47
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Trái phiếu

• Trái phiếu một chứng thư xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định
kỳ và vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành.

ü Người sở hữu TP gọi là trái chủ, có thể là cá nhân, DN hoặc Chính phủ.

ü Trái phiếu có thể được bán trên thị trường thứ cấp và giá trái phiếu có thể thay
đổi theo thời gian.

48
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Trái phiếu (Bond)

49
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Trái phiếu (Bond) – Các nội dung trên TP

• Mệnh giá trái phiếu: là số tiền ghi trên bề mặt trái phiếu và là khoản vay sẽ
được hoàn trả (được hiểu là số tiền gốc của khoản vay).

• Trái suất (lãi suất coupon): tỷ lệ lãi hàng năm tính theo % trên mệnh giá; là
lãi suất của khoản vay và được thanh toán định kỳ cho đến khi đáo hạn.

• Ngày đáo hạn: là ngày hoàn trả khoản vay.

50
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Trái phiếu (Bond) – Các khái niệm

• Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ TP.
Lãi suất TP được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất TP thường
được thực hiện mỗi năm hai hoặc một lần.
• Kỳ hạn (Maturity): là thời gian của TP, tính từ ngày phát hành tới ngày đáo
hạn. Phần lớn TP có kỳ hạn từ 10 năm tới 30 năm.
• Thu nhập từ TP: lãi định kỳ và chênh lệch giá.
• Giá phát hành: Là giá bán ra của TP vào thời điểm phát hành.
ü Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá)
ü Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu)
ü Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng)
51
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Trái phiếu (Bond) - Phân loại

• Theo người phát hành:


ü Trái phiếu chính phủ
ü Trái phiếu của DN
ü Trái phiếu của NH và các tổ chức tài chính
• Theo lợi tức TP:
ü TP có lãi suất cố định
ü TP có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi)
ü TP có lãi suất bằng không (zero-coupon)

52
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Trái phiếu (Bond) - Phân loại

• Theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành:
ü TP bảo đảm: TP có TS cầm cố, TP bảo đảm bằng CK ký quỹ
ü TP không bảo đảm
• Theo hình thức TP:
ü TP vô danh
ü TP ghi danh
• Theo tính chất TP:
ü TP có thể chuyển đổi(convertable bond)
ü TP có quyền mua CP
ü TP có thể mua lại(callable bond) lãi suât cao hơn putable bond vì doanh nghiệp chủ động

53
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Trái phiếu (Bond) – Đặc điểm

• Có thời gian đáo hạn


• Thu nhập ổn định, ít rủi ro hơn CP
• Lãi vay chưa trả là nợ của công ty
• Lãi vay được tính vào chi phí HĐKD
• Người sở hữu TP là chủ nợ đối với đơn vị phát hành
• Người sở hữu trái phiếu là đối tượng đầu tiên nhận được tiền lãi hay giá trị tài sản
khi công ty phá sản.
So sánh huy động vốn bằng TP và CP ưu đãi?

54
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Trái phiếu (Bond) – Lãi suất và coupon

• Tỷ lệ coupon: là khoản trả lãi hàng kỳ tính theo phần trăm mệnh giá.
̶ Khi lãi suất thị trường lớn hơn tỷ lệ coupon, trái phiếu sẽ được bán với giá
thấp hơn mệnh giá, và ngược lại.
̶ Khi tỷ lệ lãi suất tăng, giá trị hiện tại của các khoản tiền mà người nắm
giữ trái phiếu giảm do đó giá trái phiếu sẽ giảm, và ngược lại.

55
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

CỔ PHIẾU (STOCK)

• Cổ phiếu (còn gọi là chứng khoán vốn) là một chứng thư hay bút toán ghi sổ
xác nhận quyền về vốn (quyền hưởng lợi – equity claim) của người sở hữu
đối với lợi nhuận ròng và tài sản của công ty cổ phần.

Ø Là CK chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền lợi của người
sở hữu CK đó đối với công ty cổ phần => đại diện sự sở hữu một phần DN
phát hành cổ phiếu đó.

56
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Cổ phiếu (Stock)

57
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Cổ phiếu (Stock) – Các khái niệm

• Cổ đông: Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông – là chủ sở hữu của công ty
phát hành; cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

• Cổ tức: Lợi tức mà công ty cổ phần trả cho cổ đông gọi là lợi tức cổ phần hay
cổ tức.

58
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Cổ phiếu (Stock) - Phân loại

• Căn cứ vào việc lưu hành trên thị trường:


ü Cổ phiếu đang lưu hành (Outstanding)
ü Cổ phiếu quỹ (Treasury)
• Căn cứ vào việc phát hành vốn điều lệ:
ü Cổ phiếu sơ cấp (Primary)
ü Cổ phiếu thứ cấp (Secondary)
• Căn cứ vào hình thức cổ phiếu
ü Cổ phiếu ghi danh
ü Cổ phiếu vô danh
• Căn cứ vào quyền của cổ đông (cách phổ biến nhất)
ü Cổ phiếu thường
ü Cổ phiếu ưu đãi.

59
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Cổ phiếu (Stock) – Đặc điểm

• Không có thời gian đáo hạn


• Có rủi ro cao
• Thu nhập từ cổ phiếu: không ổn định
• Cổ tức chưa trả không phải là nợ của công ty
• Cổ tức không được tính vào chi phí HĐKD
• CP xác nhận quyền sở hữu đối với một phần tài sản và dòng tiền tương lai của công
ty phát hành.
• Người sở hữu CP là đối tượng cuối cùng trong phân chia lợi nhuận hay thanh lý tài
sản khi công ty phát hành phá sản.

60
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Cổ phiếu (Stock) – Các giá trị

○ Mệnh giá (Par value/ Face value/ Norminal value): là số tiền in trên tờ CP, không có ý nghĩa thực tế nên
còn gọi là giá trị danh nghĩa; chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm Cty phát hành lần đầu huy động
vốn thành lập Cty; thể hiện số tiền tối thiểu Cty phải nhận được trên mỗi CP phát hành ra.
Mệnh giá CP mới phát hành=Vốn điều lệ Cty CP/Tổng số CP đăng ký phát hành
○ Giá trị ghi sổ (Book Value): chỉ bao gồm giá trị hữu hình của DN
Giá trị sổ sách của một DN= Giá trị tổng TS – Giá trị các khoản nợ và giá trị phần CP ưu đãi trên bảng
CĐKT
Giá trị ghi sổ của CP=Giá trị sổ sách của DN/Tổng số CP phát hành của DN
○ Giá trị thị trường (Market value): Được xác định theo giá trị tại một thời điểm trên thị trường, phụ thuộc
vào cung và cầu trên thị trường.
○ Giá trị nội tại (Intrinsic value): là giá trị thực của CP, là hiện giá của dòng thu nhập mà CP mang lại (hiện
giá của dòng cổ tức và hiện giá của giá bán CP). Xác định giá trị nội tại của CP chính là định giá CP.
61
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Cổ phiếu (Stock) - Thu nhập từ CP

• Một số doanh nghiệp tạo thu nhập cho các cổ đông bằng việc phân phối một phần
lợi nhuận của họ dưới dạng cổ tức.

• Vì chứng khoán vốn đại diện 1 phần sở hữu, khi 1 DN tăng trưởng và gia tăng giá
trị công ty, giá của cổ phiếu cũng tăng. Do đó nhà đầu tư có thể có nguồn thu nhập
từ cổ phiếu khác cổ tức, chính là phần giá trị gia tăng khi bán cổ phiếu.

Nhà đầu tư quan tâm đến Cổ tức hay chênh lệch giá?

62
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
CHỨNG CHỈ QUỸ (FUND CERTIFICATE)

• Chứng chỉ quỹ là loại CK xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp trong quỹ
đại chúng.

• Quỹ đại chúng: là quỹ đầu tư CK hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận
từ việc đa dạng hóa đầu tư vào CK hoặc các dạng tài sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro,
trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.

• Khi muốn thành lập quỹ thì các công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư mua
chứng chỉ quỹ tức là đã xác nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó.

So sánh chứng chỉ quỹ và cổ phiếu?

63
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
CÁC KHOẢN CHO VAY THẾ CHẤP
(MORGAGES)

• Vay thế chấp là khoản tiền cho các cá nhân hoặc công ty vay đầu tư (mua hoặc
xây dựng) vào nhà đất, hoặc những bất động sản khác, các bất động sản và đất
sau đó lại trở thành vật thế chấp để đảm bảo cho chính các khoản vay.

• Ở các nước phát triển, thị trường cho vay thế chấp có quy mô rất lớn.

64
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
CÁC KHOẢN CHO VAY THƯƠNG MẠI &
TIÊU DÙNG

• Các khoản cho vay thương mại và tiêu dùng (Consumer and Commercial Loans) là
các món vay dành cho những công ty kinh doanh và người tiêu dùng; chủ yếu là do
các NH cung cấp, riêng các khoản cho vay tiêu dùng cũng có thể do các công ty tài
chính cung cấp.
• Các khoản cho vay này thường không chuyển nhượng, do vậy thường không có thị
trường thứ cấp, và loại chứng khoán này có tính thanh khoản thấp nhất trong số các
công cụ của TT vốn.
• Tuy nhiên TT thứ cấp dành cho công cụ này hiện đang phát triển nhanh chóng.

65
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

CÔNG CỤ (HÀNG HÓA) TRÊN TTTC

• PHÂN LOẠI THEO ĐẶC ĐIỂM DÒNG TIỀN CỦA TÀI SẢN MANG LẠI
CHO NGƯỜI MUA:
ü Các chứng khoán nợ
ü Chứng khoán vốn chủ sở hữu
ü Chứng khoán phái sinh

66
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

CHỨNG KHOÁN NỢ

• Chứng khoán nợ (Debt Securities): là những CK được phát hành nhằm huy
động quỹ dưới dạng vay nợ.
Ø thỏa thuận hợp đồng của người đi vay hứa sẽ trả người nắm giữ công cụ
nợ 1 số tiền nhất định thường xuyên (cả gốc và lãi) cho đến 1 ngày nhất
định (ngày đáo hạn), khi khoản chi cuối cùng được thực hiện.
• Gồm: chứng khoán nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
• Người phát hành chứng khoán nợ là người đi vay (Debtor), người mua là
người cho vay (Creditor).
• Ví dụ: CK TT tiền tệ, trái phiếu, công cụ vay thế chấp…

67
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

CHỨNG KHOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

• Chứng khoán vốn chủ sở hữu (Equity Securities): là những chứng khoán dài
hạn, được phát hành nhằm kêu gọi góp vốn chủ sở hữu.
Ø cam kết chia sẻ lợi nhuận ròng và tài sản kinh doanh.

• Người mua chứng khoán gọi là cổ đông (Stockholders), người phát hành là
doanh nghiệp cổ phần (Joint Stock Companies).

• Một loại duy nhất: cổ phiếu.

68
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Chứng khoán phái sinh

• Chứng khoán phái sinh (Derivatives), hay còn gọi là công cụ phái sinh,
là những hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào sự biến động giá
trị của một tài sản khác, gọi là tài sản cơ sở (Underlying Asset)

69
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Chứng khoán phái sinh

• Đặc điểm: đặc điểm quan trọng của tất cả các công cụ phái sinh đều là
chúng làm thay đổi rủi ro của một khoản đầu tư.
• Mục đích giao dịch CK phái sinh là để tự bảo hiểm (hedging) hoặc đầu
cơ (speculation).
ü Cơ chế phòng vệ: tài sản cơ sở làm bạn thua lỗ thì bạn sẽ có lãi từ
CK phái sinh; tài sản cơ sở làm bạn lãi thì bàn chịu lỗ từ CK phái
sinh.
ü Đầu cơ: dự báo biến động giá tài sản cơ sở, sau đó mua CK phái
sinh dựa trên dự báo đó.

70
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Chứng khoán phái sinh

• Phân loại: Chứng khoán phái sinh, theo chuẩn mực Quốc tế, bao gồm nhiều nhóm
dựa trên đặc điểm mối quan hệ gắn kết và đặc điểm tài sản cơ sở. Nhưng có thể liệt kê
các loại chứng khoán phái sinh chủ yếu sau:
̶ Quyền mua cổ phần
̶ Chứng quyền
̶ Hợp đồng kỳ hạn
̶ Hợp đồng tương lai
̶ Hợp đồng quyền chọn
̶ Hợp đồng hoán đổi

71
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Quyền mua cổ phần (Rights)

○ Khái niệm: Quyền mua cổ phần (hay quyền mua trước) là quyền ưu tiên mua
trước dành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một
số lượng cổ phần trong một đợt phát hành CP phổ thông mới tương ứng với tỷ
lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty, tại mức giá xác định, thấp hơn mức
giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định.
○ Đặc điểm:
̶ Lượng quyền mua tương ứng với tỷ lệ CP đang nắm giữ
̶ Thời hạn ngắn (4-6 tuần)
̶ Giá trên quyền mua thấp hơn giá thị trường

72
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Chứng quyền (Warrant)

○ Khái niệm: là một loại CK trao cho người nắm giữ nó quyền được mua một số lượng xác định
một loại CK khác, thường là CP thường, với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất
định.
○ Đặc điểm:
̶ Chứng quyền thường được các Cty CP phát hành kèm theo các đợt phát hành TP, CP ưu đãi
nhằm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành.
̶ Chứng quyền đảm bảo với người sở hữu nó rằng Cty sẽ bán cho họ một lượng CP thường nhất
định trong đợt phát hành mới tại một mức giá xác định trước, mức giá này thường là cao hơn
giá thị trường hiện hành của CP.
̶ Như vậy, chứng quyền có giá trị nếu như giá CK trên thị trường tăng vượt giá đăng ký, do đó nó
cũng được coi là phương tiện đầu cơ. Ngược lại thì giá trị của chứng quyền coi như bằng không.
̶ Chứng quyền có thể được giao dịch tách rời với TP hoặc CP mà nó đi kèm.

73
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)

○ Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một
người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng
xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn
định vào ngày hôm nay.

74
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính

Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)

○ Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn:


̶ Vào ngày 25/2/2014, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B:
+ 1 tấn gạo 5% tấm
+ Sau 3 tháng (tức là vào ngày 25/5/2014)
+ Với giá Fo=480USD/tấn
̶ B được gọi là người bán kỳ hạn và A là người mua kỳ hạn
̶ Tại thời điểm đáo hạn (sau 3 tháng), cho dù giá gạo trên thị trường là bao nhiêu đi chăng nữa:
+ B phải bán cho A 1 tấn gạo với giá 480USD/tấn
+ A phải mua 1 tấn gạo của B với giá đó

75
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Hợp đồng tương lai (Futures)

○ Hợp đồng tương lai là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ mua
hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời điểm/ thời hạn xác định trong
tương lai theo một mức giá đã định trước.

76
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Hợp đồng tương lai (Futures)

○ Ví dụ về hợp đồng tương lai:


̶ A là người mua và B là người bán trong hợp đồng tương lai VN-Index kỳ hạn 1 tháng với giá Fo, Quy mô hợp đồng: 1
triệu VND x VN-Index
+ Tài sản cơ sở: VN-Index
+ Giá trị 1triệu VND được gọi là hệ số nhân (multiplier) của HĐ, ký hiệu là m
+ Tại thời điểm hiện tại (t=0), VN-Index bằng 530 điểm: So=530
+ VN-Index sau 1 tháng theo cam kết trong hợp đồng bằng 545 điểm: Fo=545
̶ Giả sử sau 1 tháng, VN-Index tăng lên 550 điểm
+ A được lợi và B bị thiệt
+ B phải thanh toán cho A số tiền: 550-545=5 triệu
̶ Giả sử sau 1 tháng, VN-Index giảm xuống 500 điểm
+ B được lợi và A bị thiệt
+ A phải thanh toán cho B số tiền: 545-500=45 triệu

77
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Hợp đồng quyền chọn (Options)

○ Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu
là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng
nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.

○ Gồm 2 loại:
̶ Hợp đồng quyền chọn mua (Call option)
̶ Hợp đồng quyền chọn bán (Put option)

78
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Hợp đồng quyền chọn (Options)

○ Ví dụ:

̶ Quyền (kiểu Mỹ) chọn mua 1000 Cổ phiếu IBM với giá thực hiện 50 USD, ngày đáo hạn 1/5/2014, phí quyền
chọn là 2USD/CP. Người mua quyền chọn này sẽ có quyền mua cổ phiếu IBM với giá 50USD vào bất cứ thời
điểm nào cho tới hết ngày 1//52014.

̶ Nếu vào ngày đáo hạn 1/5/2014, giá cổ phiếu IBM là 60USD thì người mua được lợi. Anh ta thực hiện quyền
và mua 1 cổ phiếu IBM với giá 50USD (Nếu không có quyền, anh ta sẽ phải mua trên thị trường với giá
60USD) và được lợi 10USD/CP. Trừ đi phí quyền chọn là 2USD/CP, anh ta sẽ được lợi 8USD/CP. Người bán
quyền bị thiệt 10USD/CP, nhưng bù lại có khoản thu phí 2USD/CP.

̶ Nếu vào ngày đáo hạn 1/5/2014, giá cổ phiếu IBM là 40USD thì người mua sẽ không thực hiện quyền và chỉ
lỗ phí mua quyền chọn là 2USD/CP. Người bán quyền nhận được giá trị bằng 0, và vẫn được hưởng khoản
phí 2USD/CP.

79
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Hợp đồng hoán đổi (Swap)

○ Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận bởi hai bên để trao đổi một chuỗi dòng tiền
với một chuỗi dòng tiền khác.
○ Swap thường được giao dịch trên OTC; chúng không thể được mua bán, trao đổi như
các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai vì chúng là những hợp đồng cá biệt giữa
hai bên xác định.
○ Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thỏa thuận song phương
với đối tác để hủy hợp đồng hoặc chuyển nhượng cho bên thứ ba với điều kiện có sự
đồng ý của phía đối tác.
○ Các loại: Swap tiền tệ, swap lãi suất, swap chứng khoán...; mỗi loại có một đặc điểm
riêng và cần đến những kỹ thuật xử lý tính toán/ thực hành riêng.

80
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
Hợp đồng hoán đổi (Swap)

○ Ví dụ:
‒ A có một khoản tiền gửi $100,000 với lãi suất cố định 5%/năm. B cũng có một
khoản đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, bình quân cũng là 5%/năm.
‒ A và B ký một hợp đồng Swap, theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư
của B, còn A trả cho B số lợi tức là $5,000/năm.
‒ Bằng cách này, B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình, trong khi có thu nhập ổn
định, còn A lại có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư kia cho dù không thực sự sở
hữu nó.

81

You might also like