You are on page 1of 26

Chương 2

Thị Trường Tài Chính


và Các Tổ Chức Tài
Chính
Nội
dung
• Quá trình phân bổ vốn
• Thị trường tài chính
• Các tổ chức tài chính
• Thị trường cổ phiếu
• Hiệu quả thị trường

ThS. Lê Thị Thanh 2


Học xong chương này, bạn có
• Phân biệt các loại thị trường tài chính, các tổ chức tài chính;
• Giải thích cách thị trường tài chính và các tổ chức tài chính phân bổ vốn;
• Mô tả các giao dịch trên thị trường cổ phiếu;
• Thảo luận tầm quan trọng về tính hiệu quả của thị trường.

ThS. Lê Thị Thanh 3


Quá trình phân bổ vốn

ThS. Lê Thị Thanh 4


Quá trình phân bổ
• Người cần vốn có thể là một đơn vị sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp
nhỏ,
một cơ quan chính phủ, hoặc một cá nhân có nhu cầu về vốn.
• Một nền kinh tế hoạt động tốt giúp phân bổ dòng vốn hiệu quả từ những
người thừa vốn sang những người thiếu vốn.

ThS. Lê Thị Thanh 5


Quá trình phân bổ
Các cách thức chuyển giao vốn:
1. Chuyển trực tiếp từ người thừa vốn sang người thiếu vốn.
2. Thông qua trung gian tài chính, chẳng hạn: ngân hàng thương mại, công ty
bảo hiểm, các quỹ...
3. Thông qua ngân hàng đầu tư là đơn vị bảo lãnh phát hành.

ThS. Lê Thị Thanh 6


Thị trường tài chính

ThS. Lê Thị Thanh 7


Thị trường tài
• Những tổ chức và cá nhân thiếu vốn và thừa vốn được giao dịch thông qua thị
trường tài chính.
• Thị trường tài chính khác với thị trường tài sản vật chất:
• Thị trường tài sản vật chất: Giao dịch các tài sản như: lúa mì, ô tô, bất
động sản, máy tính…
• Thị trường tài sản tài chính: Giao dịch các tài sản như: cổ phiếu, trái phiếu,
tín
phiếu, chứng khoán phái sinh, các khoản thế chấp…

ThS. Lê Thị Thanh 8


Thị trường tài
Phân loại thị trường tài chính:
1. Thị trường tiền tệ - Thị trường vốn
2. Thị trường sơ cấp - Thị trường thứ cấp
3. Thị trường riêng lẻ - Thị trường đại chúng
4. Thị trường giao ngay - Thị trường kỳ hạn

ThS. Lê Thị Thanh 9


Thị trường tiền tệ - Thị trường
• Thị trường tiền tệ: thị trường giao dịch các tài sản tài chính ngắn hạn. Chẳng
hạn:
các khoản vay ngắn hạn, có tính thanh khoản cao.
• Thị trường vốn: thị trường giao dịch các tài sản tài chính trung và dài hạn.
Chẳng hạn: cổ phiếu và các khoản vay trung và dài hạn (trái phiếu…).

ThS. Lê Thị Thanh 1


Thị trường sơ cấp so với thị trường thứ
• Thị trường sơ cấp: thị trường giao dịch các tài sản tài chính được phát hành
mới,
dành cho doanh nghiệp huy động vốn mới.
• Thị trường thứ cấp: thị trường giao dịch các tài sản tài chính đã được phát
hành,
đang lưu hành giữa các nhà đầu tư với nhau.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Thị trường riêng lẻ so với Thị trường đại
• Thị trường riêng lẻ: Các giao dịch được thỏa thuận dựa trên đàm phán trực
tiếp
giữa 2 bên theo bất kỳ cách nào mà hai bên đồng ý.
• Thị trường đại chúng: Các hợp đồng được chuẩn hóa và được giao dịch trên
sàn giao dịch chính thức. Các chứng khoán được giao dịch công khai và có tính
thanh khoản cao hơn.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Thị trường giao ngay - Thị trường kỳ
• Thị trường giao ngay: Tài sản được mua hoặc bán trên cơ sở giao hàng “ngay
tại
chỗ”.
• Thị trường kỳ hạn (tương lai): Người tham gia đồng ý hôm nay sẽ mua hoặc
bán
một tài sản vào một ngày nào đó trong tương lai.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Các tổ chức tài chính

ThS. Lê Thị Thanh 1


Các tổ chức tài
1. Ngân hàng đầu tư
2. Ngân hàng thương mại
3. Quỹ tương hỗ
4. Công ty dịch vụ tài chính
5. Quỹ tín dụng
6. Quỹ hưu trí
7. Công ty bảo hiểm nhân thọ
8. Quỹ hoán đổi danh mục (ETF)
9. Quỹ đầu cơ

ThS. Lê Thị Thanh 1
Ngân hàng đầu
Còn được gọi là người bảo lãnh. Thực hiện công việc giúp các công ty huy động
vốn,
bằng cách:
• Giúp các công ty thiết kế chứng khoán hấp dẫn nhà đầu tư.
• Tư vấn phát hành chứng khoán.
• Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Ngân hàng thương
Là “cửa hàng bách hóa tài chính” phục vụ người tiết kiệm và người đi vay.
Chẳng hạn:
• Cung ứng các dịch vụ thanh toán
• Nhận tiền gửi tiết kiệm
• Cho vay

ThS. Lê Thị Thanh 1


Quỹ tương
• Thu nhận tiền từ người có vốn và sử dụng số tiền này để mua cổ phiếu, trái
phiếu
hoặc các công cụ nợ ngắn hạn do các doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành.
• Các quỹ khác nhau được thiết kế để đáp ứng các mục tiêu khác nhau của
người có vốn. Có hàng ngàn quỹ tương hỗ khác nhau với hàng chục mục đích
khác nhau. Ví dụ: Các quỹ trái phiếu cho người thích an toàn; Các quỹ chứng
khoán cho người sẵn sàng chấp nhận rủi ro với hy vọng nhận được lợi
nhuận cao hơn…

ThS. Lê Thị Thanh 1


Thị trường cổ phiếu

ThS. Lê Thị Thanh 1


Thị trường cổ phiếu
• Là nơi giao dịch các cổ phiếu.
• Các giao dịch cổ phiếu:
1. Giao dịch cổ phiếu đang lưu hành của các công ty đại chúng
2. Giao dịch cổ phiếu phát hành thêm của các công ty đại chúng
3. Giao dịch cổ phiếu được phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) của các
công ty có cổ phiếu giao dịch hạn chế

ThS. Lê Thị Thanh 2


• Công ty có cổ phiếu giao dịch hạn chế: là các công ty nhỏ, được sở hữu bởi
một
số ít cá nhân và thường những người này có tham gia vào điều hành công ty.
• Công ty đại chúng: là công ty được sở hữu bởi số lượng lớn các nhà đầu tư
và đa số họ thường không tham gia vào điều hành công ty.

ThS. Lê Thị Thanh 2


Hiệu quả của thị trường chứng
khoán

ThS. Lê Thị Thanh 2


Các định
• Giá thị trường (Market price): là mức giá giao dịch của cổ phiếu.
• Giá trị nội tại (Intrinsic value): là ước lượng về giá trị “thực” của cổ phiếu.
• Giá cân bằng (Equilibrium price): là mức giá mà tại đó giá thị trường bằng giá
trị nội tại của cổ phiếu.
• Thị trường hiệu quả (Efficient market): Thị trường xác lập mức giá (giá thị
trường) gần với giá trị nội tại. Khi đó, giá cổ phiếu dường như ở trạng thái
cân bằng.

ThS. Lê Thị Thanh 2


Các mức độ hiệu quả của thị
Hiệu quả thị trường đề cập đến mức độ mà giá thị trường phản ánh tất cả các
thông tin có sẵn, có liên quan. Nếu thị trường hoạt động hiệu quả thì tất cả
thông tin đã được đưa vào giá, và do đó, không có cách nào để "đánh bại" thị
trường, vì không có chứng khoán được định giá thấp hoặc định giá quá cao.
Có 3 mức độ hiệu quả của thị trường:
• Hiệu quả yếu: Giá cổ phiếu phản ảnh các thông tin trong quá khứ
• Hiệu quả vừa: Giá cổ phiếu phản ảnh ngay các thông tin mới được công bố
• Hiệu quả mạnh: Giá cổ phiếu phản ảnh tất cả các thông tin công bố và nội bộ

ThS. Lê Thị Thanh 2


Hiệu quả của thị trường chứng
• Khi thị trường hiệu quả, nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu với tự tin rằng
họ
đang nhận được giá tốt.
• Khi thị trường không hiệu quả, các nhà đầu tư có thể sợ đầu tư và có thể cất
tiền của họ “dưới gối”, điều này sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn để phân bổ
và làm cho kinh tế trì trệ.

ThS. Lê Thị Thanh 2


Câu
• Nêu các cách chuyển giao vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn?
• Phân biệt các loại thị trường tài chính: Thị trường tiền tệ - Thị trường vốn;
Thị trường sơ cấp – Thị trường thứ cấp; Thị trường riêng lẻ - Thị trường
đại chúng; Thị trường giao ngay – Thị trường kỳ hạn?
• Tổ chức tài chính là gì? Giới thiệu một vài tổ chức tài chính?
• Giải thích các kiểu giao dịch cổ phiếu? (cổ phiếu đang lưu hành, cổ phiếu phát
hành thêm, cổ phiếu phát hành lần đầu ra công chúng)
• Khi nào thị trường hiệu quả? Tại sao thị trường hiệu quả sẽ tốt cho nền kinh
tế?

ThS. Lê Thị Thanh 2

You might also like