You are on page 1of 24

NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TỀN TỆ

CHƯƠNG 7
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Bộ môn Tài chính Công 1


NỘI DUNG CHƯƠNG HỌC
7.1. Những vấn đề chung về thị trường tài chính (TTTC)
7.2. Thị trường tiền tệ
7.3. Thị trường vốn

Bộ môn Tài chính Công 2


7.1. Những vấn đề chung về thị trường tài
chính

7.1.1. Khái niệm:

TTTC là loại thị trường thực hiện việc chuyển giao


các nguồn vốn từ người cung vốn sang người cầu vốn theo
các nguyên tắc của thị trường, là tổng hòa của các mối
quan hệ hàng hóa – vốn tiền tệ, cung cầu, giá cả phương
thức giao dịch và phương thức thanh toán.
7.1. Những vấn đề chung về thị trường tài chính (tiếp)

7.1.2. Các đặc trưng cơ bản của TTTC

* Đặc trưng về đối tượng giao dịch

* Đặc trưng về chủ thể giao dịch

* Đặc trưng về phương thức hoạt động

Bộ môn Tài chính Công 4


7.1. Những vấn đề chung TTTC (tiếp)
7.1.3. Phân loại thị trường tài chính
* Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
+ Thị trường tài chính nội địa
+ Thị trường tài chính quốc tế
* Căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn đầu tư
+ Thị trường tiền tệ
+ Thị trường vốn
* Căn cứ vào cơ chế hoạt động
+ Thị trường tập trung
+ Thị trường phi tập trung
7.1.3. Phân loại TTTC(tiếp)

* Căn cứ vào đối tượng giao dịch


+ Thị trường vàng
+ Thị trường ngoại hối
+ Thị trường tín dụng
+ Thị trường chứng khoán
* Căn cứ vào thời hạn giao nhận
+ Thị trường giao nhận ngay
+ Thị trường giao nhận có kỳ hạn

Bộ môn Tài chính Công 6


7.1.4.Chức năng và vai trò của TTTC

7.1.4.1. Chức năng của TTTC:


- Dẫn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu
- Cung cấp khả năng thanh khoản cho các tài sản TC
- Cung cấp thông tin, hình thành giá cả của các tài sản TC
- Đánh giá giá trị DN và đánh giá nền KT

Bộ môn Tài chính Công 7


7.1.4.Chức năng và vai trò của TTTC (tiếp)

7.1.4.2 Vai trò của thị trường tài chính


- Tập trung, huy động vốn trong nền KT
- Điều hòa các nguồn vốn trong nền KT
- Là môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách
KT vĩ mô

Bộ môn Tài chính Công 8


7.2. Thị trường tiền tệ

7.2.1. Khái niệm: Là nơi diễn ra quá trình phát hành, giao
dịch, mua bán các loại tiền và công cụ TC ngắn hạn nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của nền KT.
7.2. Thị trường tiền tệ (tiếp)

7.2.2. Các công cụ của thị trường tiền tệ:


-Tín phiếu kho bạc

-Thương phiếu

-Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng

-Giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng

-Các hợp đồng mua lại

-Trái phiếu ngắn hạn của công ty

-Tín phiếu ngân hàng trung ương

Bộ môn Tài chính Công 10


7.2.2. Các công cụ của thị trường tiền tệ

Tín phiếu kho bạc:


-Là loại chứng nhận ngắn hạn của chính phủ do kho bạc NN
phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN.
- Được phát hành với thời gian thông thường 3,6,12 tháng.
- Là công cụ quan trọng nhất của thị trường TT (độ an toàn
cao nhất, khối lượng phát hành lớn, có tính thanh khoản cao,
chi phí chuyển nhượng thấp).

Bộ môn Tài chính Công 11


7.2.2. Các công cụ của thị trường tiền tệ
(tiếp)
Thương phiếu:
-Là công cụ ghi nhận sự cam kết thanh toán vô điều kiện 1
số tiền xác định trong một thời hạn nhất định. Đây là các
giấy tờ chứng nhận quyền chủ nợ về số tiền hàng hóa, dịch
vụ mua bán chịu giữa các DN với nhau.
-Thương phiếu có hai loại:

+ Lệnh phiếu hay kỳ phiếu


+ Hối phiếu

Bộ môn Tài chính Công 12


7.2.2. Các công cụ của thị trường tiền tệ
(tiếp)

Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng: là công cụ vay nợ do ngân


hàng thương mại phát hành xác nhận khoản tiền gửi có kỳ
hạn hoặc không có kỳ hạn của người được cấp chứng chỉ,
với lãi suất được quy định cho từng thời hạn nhất định.

Bộ môn Tài chính Công 13


7.2.2. Các công cụ của thị trường tiền tệ
(tiếp)

Giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng:


-Là lệnh thanh toán 1 số tiền vào 1 ngày trong tương lai mà
ngân hàng chấp nhận thanh toán cho khách hàng của mình.
-Có thể mua bán trên thị trường thứ cấp.

Bộ môn Tài chính Công 14


7.2.2. Các công cụ của thị trường tiền tệ
(tiếp)

Các hợp đồng mua lại: là các hợp đồng mà người kinh
doanh cam kết sẽ mua lại với mức giá cao hơn vào thời hạn
sau những chứng khoán mà người đó đã bán cho người mua.

Bộ môn Tài chính Công 15


7.2.2. Các công cụ của thị trường tiền tệ
(tiếp)

Trái phiếu ngắn hạn của công ty: là giấy chứng nợ ngắn
hạn do các công ty phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu
cầu vốn tạm thời thiếu hụt của mình

Bộ môn Tài chính Công 16


7.2.2. Các công cụ của thị trường tiền tệ
(tiếp)

Tín phiếu ngân hàng Trung ương: Là chứng chỉ vay nợ do


ngân hàng trung ương phát hành bán cho các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng, có thời hạn dưới 12
tháng.

Mục đích: Huy động vốn trong những trường hợp đặc biệt

Bộ môn Tài chính Công 17


7.3. Thị trường vốn

7.3.1. Khái niệm: là nơi diễn ra quá trình giao dịch phát hành,
mua bán, chuyển nhượng các công cụ TC dài hạn.

7.3.2. Công cụ

* Cổ phiếu

* Trái phiếu

* Chứng chỉ quỹ

* Chứng khoán phái sinh


Bộ môn Tài chính Công 18
7.3.2. Các công cụ của thị trường vốn

Cổ phiếu (CP): Là chứng khoán chứng nhận số vốn đã góp


vào công ty cổ phần và quyền lợi của chủ sở hữu chứng
khoán đó đối với công ty cổ phần.

Người sở hữu CP : cổ đông.

Lợi tức công ty trả cho cổ đông: cổ tức.

CP có hai loại: CP phổ thông và CP ưu đãi

Bộ môn Tài chính Công 19


Cổ phiếu (tiếp)
Đặc điểm:
Thời hạn: Thời hạn thanh toán vốn bằng thời gian hoạt động
của DN
Giá trị:

-Mệnh giá: là số tiền ghi trên bề mặt CP, do luật chứng khoán
hoặc điều lệ của CTCP quy định, thường được ghi bằng nội tệ
-Giá trị ghi sổ: là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị tài
sản ròng của công ty trên bảng tổng kết tài sản
-Giá trị thị trường: là giá CP khi mua bán trên thị trường.

Bộ môn Tài chính Công 20


Cổ phiếu (tiếp)

- CP phổ thông là CP có mức cổ tức phụ thuộc vào kết quả


kinh doanh của CTCP

- CP ưu đãi là CP lại cho chủ sở hữu những quyền lợi ưu đãi


so với cổ đông phổ thông (CP ưu đãi về cổ tức, CP ưu đãi
tham dự; CP ưu đãi chuyển đổi; CP ưu đãi cộng dồn; CP ưu
đãi bỏ phiếu về quyền bỏ phiếu hoặc được quyền đòi lại
vốn.)
7.3.2. Các công cụ của thị trường vốn
(tiếp)
Trái phiếu (TP): Là 1 loại chứng khoán xác nhận quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với phần vốn
vay của tổ chức phát hành.

Các loại TP:


+ TP Chính phủ
+ TP chính quyền địa phương
+ TP công trình
+ TP doanh nghiệp

Bộ môn Tài chính Công 22


7.3.2. Các công cụ của thị trường vốn
(tiếp)
Chứng chỉ quỹ: Là loại tài sản chính do các quỹ đầu tư
phát hành để huy động vốn thực hiện mục tiêu đầu tư tập
thể để thu lợi nhuận tránh rủi ro.

Hai mô hình thành lập quỹ đầu tư:


- Quỹ đầu tư dạng công ty
- Quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Bộ môn Tài chính Công 23


7.3.2. Các công cụ của thị trường vốn
(tiếp)
Chứng khoán phái sinh:
- Quyền mua cổ phiếu
- Chứng quyền
- Quyền chọn

Bộ môn Tài chính Công 24

You might also like