You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đề tài:

“VỊ THẾ CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM SO VỚI KHU


VỰC TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG QUỐC TẾ”

Giảng viên hướng dẫn: TS LÊ THỊ THÚY HẰNG

Nhóm 9:
1. Trương Thị Ly
2. Hàng Hồ Phương Na
3. Đỗ Thu Uyên
4. Phan Huỳnh Khánh Uyên
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ


CỦA CÁC NHTM..............................................................................................1
1.1. Khái niệm và đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế......................1
1.1.1 Khái niệm......................................................................................1
1.1.2 Đặc điểm........................................................................................1
1.2 Những nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu của NHTM................1
1.2.1 Kinh doanh ngoại hối...................................................................1
1.1.1.1 Khái niệm.............................................................................1
1.2.1.2 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối..............................2
1.2.2 Thanh toán quốc tế.......................................................................3
1.2.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế...................................4
1.2.2.4 Thanh toán tín dụng chứng từ (D/C Documentary of credit)
..........................................................................................................4
1.2.2.5 Thanh toán nhờ thu..............................................................5
1.2.2.6 Nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế..............................................6
1.2.3 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý........................................................7
1.2.3.1 Khái niệm.............................................................................7
1.2.3.2 Ưu và nhược điểm của ngân hàng đại lý.............................7
1.2.2.3 Chuyển khoản tại ngân hàng đại lý......................................9
CHƯƠNG II. VỊ THẾ CỦA NNVN SO VỚI KHU VỰC TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ?..................................................................10
2.1 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối........................................................10
2.1.1 Đánh giá nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối................................10
2.1.2 Vị thế của NHVN trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối........10
2.2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế............................................................11
2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng
Việt Nam...............................................................................................11
2.2.2 Giải thưởng các Ngân hàng Việt Nam đạt được trong lĩnh vực
thanh toán quốc tế...............................................................................12
2.2.3 Vị thế của Ngân hàng Việt Nam trong nghiệp vụ thanh toán
quốc tế so với khu vực.........................................................................14
2.3 Nghiệp vụ Ngân hàng đại lý...............................................................15
2.3.1 Thực trạng Ngân hàng đại lý tại Việt Nam...............................15
2.3.2 Số lượng Ngân hàng đại lý của một số quốc gia trong khu vực
Asean....................................................................................................17
2.3.3 Đánh giá vị thế của NHVN trong nghiệp vụ Ngân hàng đại lý
so với khu vực......................................................................................18
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA NHVN TRONG
LĨNH VỰC NGÂN HÀNG QUỐC TẾ SO VỚI KHU VỰC.......................19
3.1 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối........................................................19
3.1.1 Hạn chế.......................................................................................19
3.1.2 Giải pháp.....................................................................................19
3.2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế............................................................20
3.2.1 Hạn chế.......................................................................................20
3.2.2 Giải pháp.....................................................................................21
3.3 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý................................................................22
3.3.1 Hạn chế.......................................................................................22
3.3.2 Giải pháp.....................................................................................22
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
CỦA CÁC NHTM

1.1. Khái niệm và đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế


1.1.1 Khái niệm
Nghiệp vụ NHQT của các NHTM có thể hiểu là việc các NHTM thực
hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động đầu tư và
cung ứng dịch vụ tài chính-ngân hàng trên thị trường quốc tế nhằm mục đích
sinh lời.

1.1.2 Đặc điểm


Thứ nhất: Gắn liền với mối quan hệ kinh tế quốc tế và thương mại quốc
tế.
Thứ hai: Chủ thể tham gia là các Ngân hàng có quốc tịch khác nhau
hoặc giữa Ngân hàng của một nước với khách hàng của họ ở nước khác.
Thứ ba: Bị chi phối bởi luật pháp, thông lệ quốc tế, đồng thời bị chi phối
bởi pháp luật và tập quán của các nước mà ở đó ngân hàng cung ứng các dịch
vụ NHỌT.
Thứ tư: Có liên quan chặt chẽ với thị trường ngoại hối.
Thứ năm: Đòi hỏi cao về trình độ, năng lực quản lý, công nghệ của ngân
hàng và các bên có liên quan.
Thứ sáu: Có tính rủi ro cao, nguyên nhân phức tạp và khó kiểm soát,
chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế tài chính trên toàn thế giới, sự tăng giảm
về lãi suất, khối lượng diễn ra đột ngột nên rủi ro cao hơn so với nghiệp vụ
ngân hàng trong nước.

1.2 Những nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu của NHTM
1.2.1 Kinh doanh ngoại hối
1.1.1.1 Khái niệm
Kinh doanh ngoại hối theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại hối
đảm bảo ổn định số dư tài khoản kinh doanh ngoại hối tại nước ngoài và tìm ra

1
cách thu lời thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác
nhau. Khi hiểu kinh doanh ngoại hối theo nghĩa hẹp thì kinh doanh ngoại hối
chỉ đơn thuần là việc mua bán số dư trên các tài khoản bằng ngoại tệ.

1.2.1.2 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối


Nghiệp vụ giao ngay: Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch hai bên
thực hiện mua - bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao
dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.
 Mua bán hộ
 Đầu cơ tỷ giá
 Kinh doanh tỷ giá chéo
 Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage)
Nghiệp vụ kỳ hạn: Giao dịch ngoại hối kỳ hạn: là những giao dịch
ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay.
Nghiệp vụ hoán đổi: Giao dịch hoán đổi ngoại hối (còn gọi là “giao dịch
hoán đổi”) là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có
hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai
giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm
ký kết hợp đồng. Trong giao dịch hoán đổi bao giờ cũng có một vế là giao dịch
kỳ hạn, đây là cơ sở để cho các ngân hàng thương mại tiến hành kinh doanh
chênh lệch lãi suất trên thị trường.
Nghiệp vụ tương lai: Hợp đồng tương lai (giao sau) là một thỏa thuận
mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp
đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày
trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch.
Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ: Quyền chọn tiền tệ (Currency Options)
là một thỏa thuận trong đó người mua quyền chọn (holder) trả cho người bán
quyền chọn (writer/granter) một khoản phí (premium) để có quyền (rights) chứ
không phải nghĩa vụ (obligations): Mua hoặc bán một (loại) tiền tệ vào một
ngày xác định trong tương lai tại một mức tỷ giá xác định từ trước.

2
1.2.2 Thanh toán quốc tế
1.2.2.1. Khái niệm
Thanh toán quốc tế là thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Việc thanh
toán này được thực hiện chủ yếu bởi các ngân hàng và gắn liền với việc đổi
tiền theo thị giá ngoại hối.

1.2.2.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế


Hối phiếu: Hối phiếu (Bill of exchange/Draft): là một tờ mệnh lệnh trả
tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này
khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối
phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó.
Lệnh phiếu: Lệnh phiếu (Money order/Promissory note): là giấy tờ do
người nợ lập ra để cam kết trả tiền cho người thụ hưởng theo thời gian và địa
điểm nhất định. Người thụ hưởng có thể là người chủ nợ, nhưng cũng có thể là
người thứ ba.
Séc: Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài
khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình
một số tiền nhất định để trả cho một người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh
của người này hay trả cho người cầm séc.
Thẻ Ngân hàng: Thẻ Ngân hàng là một loại công cụ thanh toán hiện đại
do ngân hàng phát hành và bán cho các đơn vị và cá nhân, để họ sử dụng trong
thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại
lý hay tại các quầy trả tiền tự động (A.T.M).

3
1.2.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế

Chuyển tiền trả trước (Advance payment)

(Thông qua ngân


Ngân hàng chuyển tiền hàng giữ tài khoản) Ngân hàng trả tiền
(Remitting bank) (Paying bank)
3. Chuyển tiền

2. Lệnh chi 4. Chi tiền


chuyển tiền
1.Hợp đồng

Người chuyển Người hưởng


(Remitter) (Beneficiary)
5. Giao hàng và chứng
từ hàng hóa (nếu có)

Chuyển tiền trả sau (Deferred payment)

Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng trả tiền


(Remitting bank) (Paying bank)
4. Chuyển tiền

3. Lệnh chi 5. Chi tiền


chuyển tiền
1.Hợp đồng

Người chuyển Người hưởng


(Remitter) (Beneficiary)
2. Giao hàng và chứng
từ hàng hóa

1.2.2.4 Thanh toán tín dụng chứng từ (D/C Documentary of credit)


Các chứng từ trong thư tín dụng
- Chứng từ tài chính: hối phiếu, kỳ phiếu, séc, ...

4
- Chứng từ thương mại: hóa đơn, giấy tờ liên quan đến hàng hóa…
- Chứng từ bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm,
hợp đồng bảo hiểm mở, thông báo bảo hiểm tạm thời.
- Chứng từ vận tải: vận đơn đường biển, vận đơn đa phương thức, vận
đơn theo hợp đồng thuê tàu, chứng từ vận tải hàng không, chứng từ vận tải
đường bộ, đường sắt, đường sông, biên lai bưu điện, giấy nhận bưu phẩm, ...

1.2.2.5 Thanh toán nhờ thu


Nhờ thu trơn: Là phương thức thanh toán nhờ thu mà trong đó người
xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu
dựa trên hối phiếu do mình lập ra, còn các chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng đến
cho người nhập khẩu để đi nhận hàng, tức là không kèm theo một chứng từ nào
ngoài hối phiếu.

Nhập khẩu Xuất khẩu

3 8 6 5

2
Ngân hàng bên nhập khẩu Ngân hàng bên xuất khẩu
1

(1). Ký hợp đồng


(2). Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp
cho nhà nhập khẩu.
(3). Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng bộ chứng từ chứng tài
chính cho ngân hàng nhờ thu để thu tiền từ nhà nhập khẩu.
(4). Ngân hàng nhờ thu lập và gửi lệnh nhờ thu cung chứng từ tài chính
tới ngân hàng thu hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu.
(5). Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu tới nhà nhập khẩu.

5
(6). Nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
(7). Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã
chấp nhận cho ngân hàng nhờ thu.
(8). Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã
chấp nhận cho nhà xuất khẩu.

Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán mà chứng từ gửi
nhờ thu bao gồm: Chứng từ thương mại kèm chứng từ tài chính hoặc chỉ chứng
từ thương mại. Ngân hàng nhờ thu chỉ cung cấp bộ chứng từ cho người mua
sau khi người mua đã thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thỏa mãn các điều
kiện khác được quy định trong phiếu thu.

7. Thanh toán
Ngân hàng thu hộ/xuất trình
Ngân hàng chuyển tiền (Collecting Bank/
(Remitting bank) Presenting bank)
4.Lệnh nhờ thu và chứng từ
thương mại (nếu có)

6.Giao chứng t
9.Thanh toán 3.Yêu cầu nhờ thu và cơ sở thanh to
chứng từ thương mại 5.Thông báo
(nếu có) nhwof thu

1.Hợp đồng

Người bán/ xuất khẩu Người mua/ nhập khẩu


(Drawer) (Drawee)
8.Nhận hàng

1.2.2.6 Nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế


Nghiệp vụ chuyển tiền là nghiệp vụ mà theo sự ủy nhiệm của khách
hàng, yêu cầu ngân hàng phục vụ chuyển một số tiền nhất định từ địa phương
này sang địa phương khác cho người thụ hưởng trong một thời gian nhất định.
Hình thức chuyển tiền

6
- Chuyển tiền bằng thư: Mail transfer (M/T)
- Chuyển tiền bằng điện: telegraphic transfer (T/T)
- Chuyển tiền bằng séc ngân hàng (Bank check).
- Qua mạng SWIFT

1.2.3 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý


1.2.3.1 Khái niệm
Ngân hàng đại lý là ngân hàng đóng vai trò đại lý cho một ngân hàng
khác ở địa điểm mà ngân hàng này không có văn phòng hoặc không thể tự
mình thực hiện một số nghiệp vụ vì một lý do nào đó. Ngân hàng đại lý có thể
thực hiện các nghiệp vụ như thanh toán séc và hối phiếu phát hành vào một
“ngân hàng khách hàng” hoặc nhận tiền mà họ thanh toán cho ngân hàng đó
Tất cả các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ với nước ngoài đều cần có
ngân hàng đại lý ở nước ngoài và thỏa thuận giữa họ với nhau thương mại
mang tính chất hai chiều, trong đó ngân hàng này mở tài khoản và duy trì số dư
ở ngân hàng kia.

1.2.3.2 Ưu và nhược điểm của ngân hàng đại lý


Uư điểm:
- Với chi phí thành lập chỉ tốn từ 2% đến 4% so với chi phí của một chi
nhánh ngân hàng và chi phí hoạt động thấp hơn (khoảng 3 lần) so với chi nhánh
ngân hàng nhờ giảm thiểu chi phí cố định do tận dụng các cửa hàng bán lẻ sẵn
có, không mất chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
- Tăng cơ hội tiếp cận, tần suất sử dụng các dịch vụ ngân hàng của
khách hàng hiện có và khách hàng mới nhờ các đại lý luôn ở gần nơi dân cư
sinh sống. Kể cả người có thu nhập thấp cũng có thể được phục vụ từ ngân
hàng đại lý.
- Các ngân hàng đại lý được tăng thêm thu nhập từ hoa hồng khi thực
hiện những giao dịch tài chính thay ngân hàng. Đồng thời tăng doanh thu và
thu nhập cao hơn từ hoạt động của ngân hàng do lượng khách hàng đến với cơ
sở nhiều hơn khi trở thành đại lý của ngân hàng chính.

7
- Ngân hàng đại lý là hình thức khá hiệu quả và là động lực thúc đẩy tài
chính toàn diện hiện nay của một quốc gia, giúp nâng cao khả năng tiếp cận
dịch vụ tài chính cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa những nơi hiếm
có các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng chính.
Nhược điểm:
Rủi ro từ đại lý bán lẻ trong mô hình ngân hàng làm chủ:
- Những đại lý bán lẻ này có thể hoạt động ở những vùng sâu, vùng xa
hoặc những nơi có độ an ninh thấp, tại đây sẽ thiếu các hệ thống an ninh cần
thiết và cũng không có nhân viên được đào tạo chuyên sâu dẫn tới là một vấn
đề lớn vì chức năng của đại lý không chỉ xuất quỹ/nhập quỹ mà còn cả thẩm
định và quyết định cho vay đối với hồ sơ khách hàng.
- Rủi ro từ đại lý bán lẻ có thể bao gồm như: rủi ro về tín dụng, rủi ro về
hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản, rủi ro danh tiếng.
Rủi ro tiền điện tử trong mô hình phi ngân hàng làm chủ:
- Tổ chức phi ngân hàng chịu sự giám sát nới lỏng hơn rất nhiều so với
ngân hàng nên rủi ro sẽ dễ dàng xảy ra khi tổ chức phi ngân hàng sử dụng tiền
mặt của khách hàng (tiền do khách hàng gửi vào để chuyển sang tiền điện tử)
một cách không cẩn trọng (việc đầu tư quá mạo hiểm), dẫn đến mất khả năng
chi trả khi khách hàng muốn rút tiền mặt (khi chuyển từ tiền điện tử sang tiền
mặt) dẫn tới việc vỡ nợ.
- Khả năng vỡ nợ của tổ chức phi ngân hàng sẽ phụ thuộc vào sức mạnh
tài chính, năng lực quản lý thanh khoản của tổ chức phi ngân hàng. Thông
thường, các nước quản lý rủi ro này bằng hình thức buộc các tổ chức phát hành
tiền điện tử phải mở một tài khoản tại ngân hàng và duy trì số dư tổng bằng với
số tiền khách hàng ký quỹ để thực hiện giao dịch.
Khác biệt với ngân hàng
Ngân hàng thông thường Ngân hàng đại lý
Là địa điểm thực hiện chủ yếu Là địa điểm được sự ủy quyền
các hoạt động liên quan tới tài chính của ngân hàng gốc tại một ngân hàng
tiền tệ, nơi bạn có thể chuyển tiền, gửi ở nước ngoài mà ngân hàng đó không
tiền tiết kiệm, các hoạt động cho vay có chi nhánh. Ngân hàng đại lý hoạt

8
trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị động chủ yếu trong việc tiếp nhận tiền
trường vốn. Ngân hàng thông thường hoặc đổi tiền theo những thỏa thuận đã
có thể tạo ra doanh thu theo nhiều được đặt ra trước đó.
cách khác nhau bao gồm tiền lãi, các
phí nghiệp vụ và tư vấn tài chính theo
quy định và có sự đồng ý của pháp
luật.

1.2.2.3 Chuyển khoản tại ngân hàng đại lý


Quá trình chuyển khoản quốc tế thường diễn ra giữa các ngân hàng
không có mối quan hệ tài chính được thiết lập trước đó. Khi các thỏa thuận
không thể thực hiện giữa những ngân hàng gửi và một ngân hàng nhận, khi đó
ngân hàng đại lý sẽ hoạt động như một trung gian. Hầu hết các chuyển khoản
ngân hàng quốc tế được thực hiện thông qua mạng lưới Viễn thông Tài chính
Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT).

9
CHƯƠNG II. VỊ THẾ CỦA NNVN SO VỚI KHU VỰC TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ?

2.1 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

Bảng 2.1 Tỷ trọng lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
Đơn vị: triệu đồng
STT Ngân hàng Quốc Gia Lãi từ HĐ Lãi trước Tỷ trọng
KDNH năm thuế năm
2022 2022
1 Vietcombank Việt Nam 5.071.632,5 32.426.967 15,6%
2 HSBC Anh 538.946,5 3.139.562 17,2%
3 Shinhan Hàn Quốc 712.472,5 3.911.995 18,21%
Bank
4 KBank Thái Lan (3.979) (50.843) 7.83%
5 CIMB Malaysia 44.479,8 214.966,6 20,7%

2.1.1 Đánh giá nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối


Dựa vào bảng 2.1, ta có thể thấy được lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối của Ngân hàng Vietcombank khá cao. Tuy nhiêm lợi nhuận từ hoạt động
này lại chiếm tỷ trọng tương đương nhưng không quá cao so với tổng lợi nhuận
trước thuế của các chi nhánh ngân hàng Châu Á tại Việt Nam. Cụ thể, tỷ trọng
của Vietcombank là 15,64%; HSBC của Anh chi nhánh VN là 17,17%;
Shinhan Bank của Hàn Quốc chi nhánh VN 18,21% và CIMB của Malaysia chi
nhánh VN là 20,69%; thấp nhất là KBank của Thái Lan, tỷ trọng này chỉ chiếm
7,83%.

2.1.2 Vị thế của NHVN trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, vị trí của ngân hàng Việt Nam
có thể được đánh giá theo một số yếu tố như:

10
Kích thước và quy mô: Các ngân hàng khu vực như các ngân hàng ở
Singapore, Hong Kong hoặc Nhật Bản thường có quy mô lớn và có mạng lưới
quốc tế rộng lớn hơn so với ngân hàng Việt Nam. Những ngân hàng này
thường có nhiều kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho
khách hàng quốc tế một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Độ tin cậy và uy tín: Ngân hàng khu vực có thể được xem là có độ tin
cậy và uy tín cao hơn, được xếp hạng cao trong các báo cáo và đánh giá tài
chính quốc tế. Điều này có thể giúp họ thu hút khách hàng quốc tế và cung cấp
các dịch vụ ngoại hối đáng tin cậy.
Hiệu suất và công nghệ: Các ngân hàng khu vực thường đầu tư mạnh
vào công nghệ tiên tiến và cơ sở hạ tầng, từ đó tăng cường khả năng thực hiện
giao dịch ngoại hối và cung cấp các dịch vụ hiệu quả và nhanh chóng. Điều này
có thể giúp họ có lợi thế cạnh tranh so với ngân hàng Việt Nam nếu ngân hàng
này không đạt được mức độ tương tự về công nghệ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là các ngân hàng Việt Nam đã và đang
không ngừng cải thiện vị thế của mình trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo ra
nhiều cơ hội mới cho các ngân hàng trong nước, đồng thời cũng đòi hỏi phải
thực hiện tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh
với các ngân hàng khu vực. Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều cải cách bằng
cách mở rộng mạng lưới quốc tế cung cấp dịch vụ ngoại hối cho khách hàng
quốc tế, giúp các NHVN thu hút nguồn vốn. Ngoài ra, cũng đa dạng hóa các
sản phẩm ngoại hối, cải tiến công nghệ và quản trị rủi ro cũng như tiếp tục đổi
mới và nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng…

2.2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế


2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Việt
Nam
Năm 2022, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu về thanh toán
quốc tế, tài trợ thương mại lớn nhất hệ thống với doanh số đạt 135 tỷ USD,
tăng 31,8% so với 2021. Thị phần đạt mức 18,5%, tăng 3,11 điểm % so với

11
năm 2021. Doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng đạt 73 tỷ USD, tăng
20,4% so với 2021. Thu thuần kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng 31,7% so với
năm 2021, hoàn thành 124% kế hoạch năm 2022. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt
khoảng 2.393 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch năm 2022…
Ngoài ra, nổi bật trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng phải đề cập
đến Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Cả hai ngân hàng
đều cung cấp nhiều loại dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, chi trả,
mua bán ngoại tệ, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế. Đồng thời, hai ngân hàng
này cũng hợp tác với các đối tác thanh toán quốc tế như SWIFT, MoneyGram
và Western Union để giúp khách hàng thực hiện các giao dịch quốc tế dễ dàng
và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, các ngân hàng như: MB Bank, BIDV, Vietinbank,
Sacombank... cũng đang rất tích cực phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giúp các doanh nghiệp và cá nhân có
thể thực hiện giao dịch quốc tế dễ dàng và tiện lợi hơn.

2.2.2 Giải thưởng các Ngân hàng Việt Nam đạt được trong lĩnh vực
thanh toán quốc tế
Vietcombank
Vietcombank nhận được giải thưởng Straight-Through Processing
Excellence Award: Vietcombank đã đạt được giải thưởng này từ Commerzbank
nhờ khả năng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế tự động hoàn toàn và
theo chuẩn Straight-Through Processing (STP). Giải thưởng này cũng so sánh
khả năng STP giữa các ngân hàng ở khu vực ASEAN.
Vietcombank tự hào khi được The Asian Banker và Trade Finance giao
trải thưởng “Ngân hàng tốt nhất về Tài trợ thương mại” trong 8 năm liền. Hơn
50 năm qua, Vietcombank luôn được đánh giá là ngân hàng thương mại hàng
đầu tại Việt Nam về thanh toán xuất nhập khẩu, nắm giữ 20% - 30% thị phần
trong lĩnh vực này.

12
Agribank nhận giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc”
năm 2022 do Wells Fargo trao tặng
- Giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc” được Wells
Fargo trao tặng nhằm vinh danh những ngân hàng có tỷ lệ điện thanh toán quốc
tế đạt chuẩn cao, tỷ lệ tra soát thấp. Để nhận được giải thưởng này, Agribank
phải đáp ứng những tiêu chí khắt khe nhằm đánh giá chất lượng thanh toán
quốc tế của Wells Fargo. Trong những năm gần đây, cùng với việc liên tục nỗ
lực chuẩn hóa điện SWIFT, ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành
nhằm tăng tính hiệu quả và giảm thiểu xử lý thủ công trong hoạt động thanh
toán quốc tế, Agribank đã liên tiếp nhận được giải thưởng “Chất lượng thanh
toán quốc tế xuất sắc” từ ngân hàng Wells Fargo và các ngân hàng toàn cầu
khác như JPMorgan, Bank of New York Mellon, Citibank.
Eximbank nhận giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc từ
Wells Fargo
- Trong các năm qua, tỉ lệ điện đạt chuẩn của Eximbank tại Wells Fargo
luôn trên 99%. Do đó, giải thưởng là minh chứng cho chất lượng xuất sắc của
Eximbank trong xử lý tự động các giao dịch thanh toán quốc tế (chuyển tiền
cho khách hàng) trong năm 2022. Đây là năm thứ 12 liên tiếp Eximbank nhận
giải thưởng danh giá này không chỉ từ Wells Fargo mà còn từ nhiều ngân hàng
quốc tế khác nhờ tỷ lệ thanh toán xuyên suốt cao.
Trước đó, vào tháng 01 và tháng 2/2023, Eximbank cũng nhận dược giải
thưởng tương tự của Bank of New York Mellon và JP Morgan. Tỷ lệ STP (mô
hình chiến lược nổi tiếng trong Marketing) của Eximbank tại Bank of New
York qua các năm đều đạt trên 98%, và JPMorgan Chase là 99%. Với tiêu chí
xét duyệt khắt khe nhằm đưa ra kết quả chính xác và công bằng nhất, do đó,
Eximbank tự hào là một trong những ngân hàng tại khu vực Châu Á cũng như
trên toàn cầu đạt được các tỷ lệ xuất sắc này.

HDBank nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank
- Hiện HDBank đã phát triển hoạt động thanh toán quốc tế rộng khắp
với hơn 310 đại lý là các định chế tài chính cùng nhiều đối tác trong nước và

13
quốc tế. Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của HDBank đã được các ngân
hàng hàng đầu thế giới như JP Morgan Chase, Wells Fargo, Deutsche Bank,
Citibank, BHF, ANZ... đánh giá cao qua nhiều giải thưởng uy tín trong suốt
quá trình hoạt động.
- Đầu năm 2023, HDBank đã đưa vào sử dụng dịch vụ Pre validation
trong thanh toán quốc tế. Dịch vụ này có thể kiểm tra thông tin trước khi thanh
toán, thông tin chính xác được phản hồi trực tiếp từ ngân hàng người thụ hưởng
là thành viên của Swift Pre validation, thông tin tra cứu chính xác, tiết kiệm
được thời gian và chi phí.
- Ngoài ra trong năm 2023, HDBank đã vinh dự nhận Giải thưởng đặc
biệt chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do Wells Fargo trao tặng và là ngân
hàng đầu tiên trong nước nhận được Giải thưởng chất lượng điện thanh toán
quốc tế xuất sắc cho điện MT EUR của JP Morgan Chase.

2.2.3 Vị thế của Ngân hàng Việt Nam trong nghiệp vụ thanh toán
quốc tế so với khu vực
Ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong nghiệp vụ
thanh toán quốc tế so với các ngân hàng của khu vực ASEAN. Tuy nhiên, vị
thế này vẫn còn thấp so với các ngân hàng của các nước lớn khác trong khu
vực. So sánh với các nước ASEAN, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Việt
Nam vẫn đang ở mức thấp và còn nhiều hạn chế. Thống kê cho thấy, thanh toán
quốc tế của các ngân hàng Việt Nam chỉ chiếm khoảng 7% tổng lượng thanh
toán của ngân hàng, trong khi đó ở các quốc gia khác trong khu vực ASEAN
thì tỷ lệ này là rất cao (Singapore là 40%).
Tuy nhiên, ngân hàng Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp để cải thiện
nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bao gồm đầu tư công nghệ mới, đẩy mạnh phát
triển các dịch vụ thanh toán trực tuyến và hợp tác với các đối tác trong và ngoài
nước. Do đó, trong tương lai, ngành nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Việt
Nam vẫn có thể phát triển tốt hơn và cạnh tranh được với các quốc gia khác
trong khu vực ASEAN.

14
2.3 Nghiệp vụ Ngân hàng đại lý
2.3.1 Thực trạng Ngân hàng đại lý tại Việt Nam
Trong những năm vừa qua, NHTM Việt Nam chủ yếu thiết lập mối quan
hệ NHĐL ở các nước phát triển, tại các châu lục như: châu Á, châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi. Đó thường là những khu vực mà Việt Nam có mối quan hệ
thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế lớn. Do vậy, xu hướng thiết lập mối quan
hệ với các NHTM tại những khu vực này cũng là tất yếu nhằm hỗ trợ cho các
doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động thương mại quốc tế của mình. Cụ
thể, dựa theo số liệu thống kê từ website từ các NHTM Việt Nam cho tới năm
2020, chủ yếu các NHTM Việt Nam có mối quan hệ đại lý với các quốc gia ở
khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (chiếm 33,16% lượng NHĐL), tiếp theo
đó là với khu vực châu Âu và Trung Á (28,08%), sau đó là các quốc gia ở khu
vực châu Mỹ Latinh (13,27%) và khu vực châu Phi cận Sahara (10%).

Bảng 2.2 Cơ cấu NHĐL của các NHTM Việt Nam theo khu vực địa lý năm
2020

Mỗi NHTM có những chiến lược khác nhau trong việc phát triển các
mối quan hệ quốc tế nói chung và phát triển quan hệ NHĐL nói riêng. Trong
khi các NHTM như Vietcombank, MB, Techcombank, LienVietPostBank chủ
động phát triển xây dựng mối quan hệ đại lý chủ yếu với các quốc gia trong
khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (chiếm tỷ trọng 50% tổng số lượng
NHĐL của ngân hàng) thì các NHTM khác như VietinBank lại chủ yếu mở
rộng các NHĐL từ châu Âu (chiếm 61%). Một số NHTM còn lại phân bổ khá

15
đều tại 3 khu vực chính đó là Đông Á và Thái Bình Dương, châu Âu và châu
Mỹ Latinh như (VP Bank, ABBank hay Agribank...)
Danh sách các ngân hàng đại lý tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại
là:
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank)
2. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)
4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
5. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
7. Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)
8. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
9. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
10. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
11. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
12. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)
13. Ngân hàng TMCP Phương Đông (Orient Commercial Bank - OCB)
14. Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank)
15. Ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVcomBank)
16. Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank)
17. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
18. Ngân hàng TMCP Bản Việt (Bank for Investment and Development
of Vietnam - BIDV)
19. Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank)
20. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank)
21. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
22. Ngân hàng TMCP Hợp tác xã Quân đội (Military Bank)
23. Ngân hàng TMCP Tài chính Kỹ thuật cao (VietBank)
24. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)

16
25. Ngân hàng TMCP Tại Chính (Saigonbank)
26. Ngân hàng TMCP Tiền Phong Xuân Thành (TPB)
27. Ngân hàng TMCP Sai Gon Công Thương (Saigonbank - SCB)
28. Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank)
29. Ngân hàng TMCP Âu Châu (EIB)
30. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietnam Public Bank)
31. Ngân hàng TMCP Dầu tư và Phát triển Việt Nam (VDB)
32. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).

2.3.2 Số lượng Ngân hàng đại lý của một số quốc gia trong khu vực
Asean
Tỉ lệ ngân hàng đại lý ở các quốc gia ASEAN khác nhau khá đa dạng.
Dưới đây là một số thông tin tỉ lệ ngân hàng đại lý trong các quốc gia ASEAN:
Thái Lan: Thái Lan là một trong những quốc gia có tỉ lệ ngân hàng đại
lý cao nhất trong khu vực, với khoảng 2.800 chi nhánh của 22 ngân hàng lớn
nhất. Tuy nhiên, với sự phổ biến của ngân hàng trực tuyến và các công nghệ
thanh toán di động, nhiều người Thái bắt đầu sử dụng các phương tiện thanh
toán điện tử hơn là tìm đến các chi nhánh ngân hàng.
Indonesia: Có khoảng 1.300 chi nhánh của các ngân hàng lớn nhất của
Indonesia và hầu hết các ngân hàng này có sự hiện diện rộng khắp trên toàn
quốc. Tuy nhiên, do địa hình và tình trạng tài chính của một số khu vực, việc
sử dụng ngân hàng đại lý vẫn phổ biến ở một số khu vực xa xôi.
Malaysia: Ở Malaysia, số lượng ngân hàng đại lý giảm do nhu cầu sử
dụng các dịch vụ trực tuyến và di động tăng. Hiện có khoảng 5.100 chi nhánh
của 27 ngân hàng lớn nhất của Malaysia, nhưng một số ngân hàng đã bắt đầu
đóng cửa một số chi nhánh không hiệu quả.
Philippines: Tại Philippines, có khoảng 2.300 ngân hàng đại lý, nhưng
với kích thước lớn của quốc gia này, các chi nhánh không phủ sóng đến nhiều
khu vực. Các ngân hàng đã bắt đầu tăng cường sự hiện diện trực tuyến và các
dịch vụ di động để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

17
Singapore: Singapore có tỉ lệ ngân hàng đại lý thấp nhất trong khu vực
ASEAN, với chỉ khoảng 900 chi nhánh của 9 ngân hàng lớn nhất. Việc sử dụng
các dịch vụ trực tuyến và di động đang được khuyến khích và phát triển trong
thị trường ngân hàng này.
Việt Nam: Việt Nam hiện có 32 ngân hàng đại lý, tương đối ít so với
một số quốc gia ASEAN khác. Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của nền
tài chính và sự thúc đẩy của chính phủ, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di
động đang trở thành xu hướng trong tương lai.

2.3.3 Đánh giá vị thế của NHVN trong nghiệp vụ Ngân hàng đại lý so
với khu vực
Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ ngân hàng đại lý tại Việt Nam vẫn còn
thấp so với một số quốc gia ASEAN khác. Tuy nhiên, đây cũng là một tiềm
năng để các ngân hàng tăng cường công tác phát triển đại lý, đồng thời đưa ra
các dịch vụ ngân hàng hiệu quả đến các khu vực xa xôi, nông thôn, bảo đảm sự
tiện lợi cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Ở Việt Nam, các ngân hàng lớn nhất như Vietcombank, BIDV,
Techcombank, ACB, Vietinbank, Sacombank đều có mạng lưới đại lý khá rộng
khắp đi các khu vực trên cả nước. Ngoài ra, các ngân hàng còn đang phát triển
mạng lưới trực tuyến, di động để đáp ứng sự lưu động, tiện lợi và nhanh chóng
của người dân.
Trong bối cảnh chuyển đổi số tăng nhanh, các ngân hàng đang tìm cách
tăng cường công tác chuyển đổi số hóa để đáp ứng nhu cầu đổi mới của thị
trường. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức như chưa đầy đủ nhận thức về việc sử
dụng các dịch vụ số, chưa được thực sự sẵn sàng về công nghệ, giáo dục để sử
dụng các dịch vụ số...
Tóm lại, ngân hàng Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển
mạng lưới đại lý, đồng thời tăng cường phát triển công nghệ và dịch vụ số để
đáp ứng nhu cầu của người dân và phát triển bền vững trong thị trường
ASEAN.

18
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA NHVN
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG QUỐC TẾ SO VỚI KHU VỰC

3.1 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối


3.1.1 Hạn chế
Mặc dù nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam đang có sự phát
triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
Giới hạn về thị trường: Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trong quá trình
hội nhập kinh tế và phát triển thương mại quốc tế, vì vậy thị trường ngoại hối
của Việt Nam còn rất hạn chế. Những cơ hội kinh doanh trên thị trường ngoại
hối thường chỉ giới hạn trong vài lĩnh vực như xuất nhập khẩu hàng hóa, du
lịch và tài chính.
Hậu quả của thị trường ngoại tệ không ổn định: Việc giá trị đồng tiền
của Việt Nam thường xuyên dao động và không ổn định, điều này có thể gây
khó khăn trong việc kinh doanh ngoại hối và làm giảm lợi nhuận của các doanh
nghiệp.
Thiếu năng lực và kỹ năng: Doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam chưa
có đầy đủ năng lực và kỹ năng phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,
điều này làm cho quá trình kinh doanh trở nên khó khăn và phức tạp.
Pháp lý còn hạn chế: Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của pháp luật để hoàn
thiện hệ thống pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam,
nhưng một số chính sách vẫn còn hạn chế, gây khó khăn cho các doanh nghiệp
trong việc kinh doanh ngoại hối.
Cạnh tranh khốc liệt: Lĩnh vực kinh doanh ngoại hối đang trở thành một
trong những lĩnh vực tạo ra lợi nhuận lớn. Tình hình cạnh tranh khốc liệt sẽ
khiến cho việc kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

3.1.2 Giải pháp


Nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên: Ngân hàng cần đào tạo và
nâng cao năng lực chuyên môn của các nhân viên để đáp ứng các yêu cầu và thị

19
hiếu của khách hàng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thanh toán ngoại hối
chuyên nghiệp, hiệu quả.
Đẩy mạnh sự đầu tư vào công nghệ và hệ thống thông tin: Ngân hàng
cần đầu tư vào công nghệ và hệ thống thông tin để tối ưu hóa quá trình kinh
doanh ngoại hối và cung cấp các dịch vụ thanh toán ngoại hối an toàn, nhanh
chóng, tiện lợi và chất lượng cao cho khách hàng.
Tăng cường quản lý rủi ro và an toàn tài chính: Ngân hàng cần thúc đẩy
việc quản lý rủi ro và an toàn tài chính để đảm bảo tính bền vững và ổn định
cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. Đồng thời, cần tăng cường các biện pháp
bảo mật thông tin và ngăn chặn các hoạt động gian lận, lừa đảo khi kinh doanh
ngoại hối.
Tổ chức các chương trình khuyến mãi và chính sách ưu đãi: Ngân hàng
có thể tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi và chính sách ưu đãi để thu hút
khách hàng tham gia kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng, giúp tăng doanh thu
và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Tăng cường quan hệ với các đơn vị tài chính quốc tế: Ngân hàng cần
hợp tác với các đơn vị tài chính quốc tế để mở rộng mạng lưới thanh toán và
nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán ngoại hối cho khách hàng.

3.2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế


3.2.1 Hạn chế
Thiếu vốn đầu tư: Khi so sánh với các ngân hàng trong khu vực, ngân
hàng Việt Nam đang đối mặt với nhiều hạn chế về vốn đầu tư. Những kinh phí
này quan trọng để xây dựng và mở rộng hệ thống thanh toán quốc tế cũng như
nghiên cứu phát triển các dịch vụ thanh toán mới.
Chưa đủ kinh nghiệm: Tuy ngân hàng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ
trong việc phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế, nhưng nó chưa đủ kinh
nghiệm và hiểu biết để cạnh tranh với các ngân hàng lớn khác khu vực.
Văn hóa thanh toán truyền thống: Văn hóa thanh toán truyền thống của
Việt Nam vẫn còn gây rào cản khi muốn chuyển đổi sang thanh toán trực

20
tuyến. Việc đổi mới văn hóa thanh toán truyền thống để phản ánh xu thế phát
triển kinh tế toàn cầu cần thời gian và sự ủng hộ của tất cả các bên tham gia.
Chính sách quản lý nghiệp vụ thanh toán của chính phủ: Chính sách của
chính phủ có thể cản trở ngân hàng Việt Nam trong việc phát triển nghiệp vụ
thanh toán quốc tế, chương trình quy đổi tiền tệ, phí và thuế cũng là một trong
những rào cản.

3.2.2 Giải pháp


Phát triển hệ thống thanh toán quốc tế an toàn và hiệu quả: Để tăng
cường nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Việt Nam cần đầu tư vào phát triển hệ
thống thanh toán quốc tế an toàn và hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Các hệ thống thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay như SWIFT, Visa,
MasterCard, Paypal,... cũng cần được tích hợp và phát triển tại Việt Nam.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến và di động: Việt Nam
cần phát triển các dịch vụ thanh toán trực tuyến và di động để đáp ứng nhu cầu
thanh toán của người dân. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho
người dùng, đồng thời nâng cao sự tiện lợi và an toàn cho việc thanh toán.
Hợp tác với các đối tác quốc tế: Việt Nam cần hợp tác với các đối tác
quốc tế để mở rộng mạng lưới hỗ trợ thanh toán quốc tế. Thông qua các đối tác
này, Việt Nam có thể kết nối với các ngân hàng và hệ thống thanh toán quốc tế
khác, cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế chất lượng cao và an toàn cho
khách hàng.
Nâng cao năng lực và chuyên môn của các nhân viên ngân hàng: Việt
Nam cần đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn của các nhân viên ngân
hàng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp các dịch vụ thanh toán
chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ: Việt Nam cần thúc đẩy quá trình
đổi mới công nghệ trong ngành tài chính, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc
tế, để nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa quá trình thanh toán.

21
3.3 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý
3.3.1 Hạn chế
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý tại Việt Nam đang có sự phát triển tốt, tuy
nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Đội ngũ nhân viên chưa đủ trình độ chuyên môn: Do nghiệp vụ ngân
hàng đại lý đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng chuyên sâu, nhưng hiện nay đội
ngũ nhân viên ngân hàng đại lý chưa đủ trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực
này.
Sự cạnh tranh gay gắt: Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đại lý lớn cũng
như giữa các ngân hàng đại lý và các ngân hàng trực tuyến, dịch vụ thanh toán
trực tuyến là rất gay gắt, điều này khá khó khăn cho ngân hàng đại lý nhỏ để
tăng trưởng, phát triển.
Vấn đề bảo mật thông tin: Các hoạt động ngân hàng đại lý đòi hỏi độ tin
cậy cao, đòi hỏi các biện pháp bảo mật thông tin chặt chẽ để đảm bảo tiền gửi
của khách hàng được an toàn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn hạn chế về bảo mật
thông tin, dẫn đến nguy cơ rò rĩ thông tin, mất an toàn cho khách hàng.
Thiếu tính linh hoạt và nhanh chóng: Ngân hàng đại lý cần đáp ứng nhu
cầu của khách hàng về thanh toán trực tuyến, chuyển tiền nhanh và linh hoạt.
Tuy nhiên, các thủ tục và quy trình còn chậm và rườm rà, gây khó khăn cho
khách hàng và giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đại lý.
Vấn đề quản lý và giám sát: Ngân hàng đại lý cần có hệ thống quản lý
và giám sát chặt chẽ để đảm bảo hoạt động được thực hiện theo đúng quy định
pháp luật và giảm thiểu rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, việc quản lý và giám sát
hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, do đó cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng đại lý.

3.3.2 Giải pháp


Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên: Ngân hàng cần
đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên để đáp ứng yêu
cầu và thị hiếu của khách hàng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng và
chất lượng cao.

22
Tăng cường đầu tư công nghệ và hệ thống thông tin: Ngân hàng cần đầu
tư vào công nghệ và hệ thống thông tin để tối ưu hóa quá trình kinh doanh, tăng
cường tính linh hoạt và nhanh chóng của dịch vụ, đồng thời tăng cường bảo
mật thông tin để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Xây dựng các chính sách ưu đãi cho khách hàng: Ngân hàng cần xây
dựng các chính sách ưu đãi như giảm phí dịch vụ, tặng quà tặng, chương trình
khuyến mãi, để thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng đại lý, tăng
độ năng động và phát triển cho ngành nghề này.
Tăng cường quản lý và giám sát: Ngân hàng cần xây dựng hệ thống
quản lý và giám sát chặt chẽ để đảm bảo hoạt động đúng quy định pháp luật,
giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn các hoạt động gian lận, lừa đảo và tạo niềm tin cho
khách hàng.
Hợp tác với các đơn vị tài chính và các đối tác chiến lược: Ngân hàng
cần tìm kiếm các đối tác chiến lược để mở rộng mạng lưới thanh toán, nâng cao
chất lượng dịch vụ để tăng cường độ cạnh tranh và phát triển ngành nghề này.

23

You might also like