You are on page 1of 54

CHƯƠNG 02

CÁC LỚP TÀI SẢN VÀ


CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
NỘI DUNG
1 Thị trường tiền tệ

2 Thị trường trái phiếu

3 Chứng khoán vốn cổ phần

4 Các chỉ số thị trường cổ phiếu và trái phiếu

5 Thị trường phái sinh


1. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
 TT tiền tệ là một bộ phận của thị trường thu
nhập cố định.
 Các công cụ trên TT tiền tệ: bao gồm các
loại chứng khoán nợ ngắn hạn (short-term),
có tính khả nhượng (marketable), thanh
khoản cao (liquid), rủi ro thấp (low-risk) 
các khoản tương đương tiền mặt.
1. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Sản phẩm chủ yếu trên TT tiền tệ Tỷ
Các thỏa thuận mua lại (Repurchase
$1.141
agreements)
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
7.202
mệnh giá nhỏ*
Tiền gửi kỳ hạn mệnh giá lớn 1.603
Tín phiếu kho bạc (Treasury bills) 1.478
Thương phiếu (Commercial paper) 1.445
Các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ
2.645
(Money market mutual funds)
*Mệnh giá nhỏ là thấp hơn $100.000, năm 2012.
1.1 Tín phiếu kho bạc Mỹ
 Tín phiếu kho bạc Mỹ (U.S. Treasury bills
hay T-bills, hoặc bills) có tính khả nhượng
cao nhất trong tất cả các công cụ của thị
trường tiền tệ.
 Thời gian đáo hạn ngắn: 4, 13, 26, 52 tuần
 Mệnh giá tối thiểu: $100, mệnh giá phổ biến
là $10.000.
 Thu nhập từ T-bills được miễn tất cả thuế
liên bang và tiểu bang.
1.1 Tín phiếu kho bạc Mỹ
 T-bills có tính thanh khoản cao~dễ dàng
chuyển đổi thành tiền mặt và được bán với
mức chi phí giao dịch thấp và không có
nhiều rủi ro về giá (price risk).
 Chính phủ huy động tiền bằng cách bán tín
phiếu có giá trị đáo hạn (FV) được công bố
trước. Công chúng mua tín phiếu này với giá
chiếu khấu (P)  Khi đáo hạn, thu nhập của
người mua tín phiếu là chênh lệch (FV-P).
1.1 Tín phiếu kho bạc Mỹ
 Giá chào bán (ask price) là giá người mua
sẽ phải trả để mua T-bills từ nhà giao dịch
chứng khoán  Lợi suất chào bán.
 Giá hỏi mua (bid price) là giá mà nhà giao
dịch trả cho người bán, thường thấp hơn giá
chào bán  Lợi suất hỏi mua.
 Khoảng chênh lệch giá chào bán và hỏi mua
(bid-ask spread) là khác biệt giữa hai mức
giá này  là lợi nhuận của nhà giao dịch.
1.1 Tín phiếu kho bạc Mỹ
 Giá tín phiếu và lợi suất tín phiếu có mối
quan hệ ngược chiều nhau.
 Thay vì cung cấp giá của mỗi tín phiếu, ấn
phẩm tài chính báo cáo lợi suất (yields) dựa
trên giá đó.
1.2 Chứng chỉ tiền gửi
 Chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit)
hay CD, là một khoản tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn tại ngân hàng.
 Ngân hàng thanh toán tiền lãi và vốn gốc
cho người gửi tiền duy nhất tại thời điểm
đáo hạn của CD.
 Các CD được phát hành theo mệnh giá lớn
hơn $100.000 thường có thể chuyển nhượng
được
1.3 Thương phiếu
 Các DN (phi tài chính) lớn, có uy tín thường
phát hành các giấy nợ không đảm bảo ngắn
hạn để huy động vốn ngắn hạn thay vì đi
vay trực tiếp từ các ngân hàng  những
giấy nợ này được gọi là thương phiếu
(commercial paper).
 Thời gian đáo hạn phổ biến là 1 – 2 tháng,
có thể lên đến 270 ngày; các kỳ hạn dài hơn
nữa đòi hỏi phải đăng ký với Ủy Ban Chứng
Khoán và Sở Giao Dịch  ít phổ biến.
1.3 Thương phiếu
 Mệnh giá phát hành thường theo bội số của
$100.000.
 Những năm gần đây có sự tăng vọt của
thương phiếu được đảm bảo bằng tài sản
(asset-backed commercial paper) được phát
hành bởi các DN tài chính (ngân hàng).
Những tài sản đảm bảo này có thể là những
khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn của các
ngân hàng.
1.4 Hối phiếu được NH chấp nhận thanh toán
 Là một “lệnh” mà người bán hàng gửi tới
NH để yêu cầu thanh toán một khoản tiền
(thay cho người mua) vào một ngày trong
tương lai, thường trong vòng 6 tháng.
 Các hối phiếu được ngân hàng ký “Chấp
nhận” thanh toán có thể được giao dịch trên
thị trường và thường bán với giá chiết khấu
trên giá trị của lệnh thanh toán.
 Có độ an toàn cao bởi được đảm bằng uy tín
của các ngân hàng.
1.5 Đôla Châu Âu
 Eurodollars là các khoản tiền gửi được định
danh bằng đồng đôla tại các ngân hàng nước
ngoài hoặc tại các chi nhánh nước ngoài của
các ngân hàng Mỹ.
 Dù gọi là “Euro”, nhưng những tài khoản
này không nhất thiết mở tại các ngân hàng
Châu Âu.
 Hầu hết các khoản tiền gửi đôla Châu Âu có
giá trị lớn, có kỳ hạn dưới 6 tháng.
 CD đôla Châu Âu.
1.6 Thỏa Thuận Mua Lại Và Cam Kết Bán Lại
 Thỏa thuận mua lại (repo): Các nhà giao
dịch bán chứng khoán chính phủ cho NĐT
trên cơ sở qua đêm, với một thỏa thuận mua
lại những chứng khoán này vào ngày hôm
sau với mức giá cao hơn một chút  Sự gia
tăng trong giá là lãi suất qua đêm.
 Cam kết bán (reverse repo): nhà giao dịch
sẽ mua chứng khoán chính phủ từ NĐT và
cam kết bán chúng lại cho NĐT với mức giá
xác định cao hơn vào một ngày nào đó trong
tương lai.
1.7 Quỹ Liên Bang
 Nguồn vốn trong tài khoản dự trữ của các
ngân hàng tại tại ngân hàng Dự Trữ Liên
Bang được gọi là quỹ liên bang.
 Trong thị trường quỹ liên bang, các ngân
hàng thừa vốn sẽ cho các ngân hàng thiếu
vốn mượn để đáp ứng yêu cầu dự trữ.
 Những khoản vay này, thường là những giao
dịch qua đêm, được thỏa thuận tại một mức
lãi suất gọi là lãi suất quỹ dự trữ liên bang.
1.8 Khoản Vay Ngắn Hạn Của Nhà Môi Giới
 Các NĐT cá nhân mua cổ phiếu bằng ký
quỹ (margin) thường vay một phần vốn từ
nhà môi giới của họ để thanh toán tiền mua.
 Nhà môi giới có thể phải vay vốn từ ngân
hàng, với thỏa thuận hoàn trả ngay lập tức
nếu ngân hàng yêu cầu.
 Lãi suất phải trả cho những khoản vay như
vậy thường cao hơn khoảng 1% so với lãi
suất T-bills ngắn hạn.
1.9 Thị Trường LIBOR
 Lãi suất chào bán liên ngân hàng London
(LIBOR) là mức lãi suất mà các ngân hàng
lớn ở London sẵn sàng cho vay lẫn nhau.
 Lãi suất này được tính trên những khoản vay
được định danh bằng đồng đôla và trở thành
lãi suất ngắn hạn cơ bản được niêm yết trên
thị trường tiền tệ Châu Âu, đóng vai trò như
lãi suất tham chiếu cho hàng loạt các giao
dịch.
Q: Vụ bê bối thao túng lãi suất LIBOR ?
1.10 Thị Lợi Suất Của Các Công Cụ TT Tiền Tệ
 Các chứng khoán trên TT tiền tệ hứa hẹn
đem lại mức lợi suất lớn hơn so với T-bills
phi rủi ro, một phần vì mức độ rủi ro tương
đối cao hơn, tính thanh khoản thấp hơn 
Phần bù rủi ro.
 Mức độ rủi ro càng cao thì các nhà đầu tư sẽ
đòi hỏi phần bù rủi ro càng cao.
1.10 Thị Lợi Suất Của Các Công Cụ TT Tiền Tệ
2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
 TT trái phiếu bao gồm các khoản vay hoặc
các công cụ nợ có kỳ hạn dài hơn so với các
công cụ giao dịch trên TT tiền tệ.
 Thị trường này bao gồm kỳ phiếu (notes) và
trái phiếu (bonds) kho bạc, trái phiếu công
ty, trái phiếu đô thị, chứng khoán thế chấp,
và nợ cơ quan liên bang.
2.1 Kỳ Phiếu và Trái Phiếu Kho Bạc
 Kỳ phiếu kho bạc được phát hành với thời
hạn lên đến 10 năm.
 Trái phiếu kho bạc được phát hành với thời
hạn từ 10 đến 30 năm.
 Cả kỳ phiếu và trái phiếu đều có thể được
phát hành với mức tăng thêm $100, nhưng
giao dịch phổ biến nhất là mệnh giá $1.000.
 Cả hai loại đều trả lãi nửa năm một lần,
được gọi là thanh toán coupon.
2.1 Kỳ Phiếu và Trái Phiếu Kho Bạc
 Trái phiếu thường được giao dịch với mệnh giá
$1.000, nhưng giá được niêm yết theo tỷ lệ phần
trăm mệnh giá.
 Lợi suất đáo hạn (YTM) công bố trên các trang
tin tài chính được tính bằng cách xác định lợi suất
nửa năm x 2, chứ không phải tính lãi kép cho 2 kỳ
nửa năm.
 Việc sử dụng kỹ thuật tính theo lãi đơn để chuyển
đổi thành lãi suất năm có nghĩa là lợi suất được
niêm yết theo cơ sở lãi suất phần trăm theo năm
(APR), chứ không phải là lợi suất hiệu lực hàng
năm (EAR).
2.2 TP Kho Bạc Bảo Vệ Rủi Ro Lạm Phát
 Ở Hoa Kỳ trái phiếu kho bạc bảo vệ rủi ro
lạm phát được gọi là TIPS.
 Giá trị vốn gốc của TIPS được điều chỉnh
theo tỷ lệ tăng của chỉ số giá tiêu dùng 
chúng đem lại một dòng thu nhập không đổi
theo giá trị thực (đã điều chỉnh lạm phát).
 Lợi suất của TIPS có thể được giải thích là
lãi suất thực hay lãi suất đã được điều chỉnh
lạm phát.
2.3 Nợ của cơ quan liên bang
 Một số cơ quan chính phủ phát hành CK
riêng để tài trợ cho các hoạt động của họ.
 Các cơ quan này thường được thành lập để
khơi thông tín dụng cho một khu vực cụ thể
của nền kinh tế mà Quốc hội cho là không
nhận được đầy đủ tín dụng thông qua các
nguồn tư nhân thông thường.
 Ví dụ: Ngân Hàng Cho Vay Mua Nhà Liên Bang (FHLB), Hiệp
Hội Thế Chấp Quốc Gia Thuộc Liên Bang (Fannie Mae), Hiệp Hội
Cho Vay Thế Chấp Quốc Gia Thuộc Chính Phủ (Ginnie Mae) và
Tập đoàn thế chấp cho vay mua nhà liên bang (Freddie Mac).
2.3 Trái Phiếu Quốc Tế
 Trái phiếu Châu Âu (Eurobond) là trái phiếu
được phát hành ở một quốc gia nhưng lại
được định danh bằng đồng tiền của một
quốc gia khác.
 Ví dụ, một trái phiếu được định danh bằng
đồng đôla bán ở nước Anh sẽ được gọi là
trái phiếu Eurodollar.
 Q: Trái phiếu Euroyen?
2.3 Trái Phiếu Quốc Tế
 Nhiều công ty phát hành trái phiếu ở nước
ngoài với giá trị định danh bằng đồng tiền
của nhà đầu tư.
 Ví dụ, trái phiếu Yankee là trái phiếu được
định danh bằng đôla, được bán tại Hoa Kỳ
bởi một đơn vị phát hành ngoài nước Mỹ.
 Q: Trái phiếu Samurai?
2.4 Trái Phiếu Đô Thị
 Được phát hành bởi chính quyền tiểu bang
và địa phương.
 Đặc trưng chính của trái phiếu đô thị là yếu
tố miễn thuế  Thu nhập lãi không phải nộp
thuế liên bang lẫn thuế tiểu bang nên các
NĐT sẵn lòng chấp nhận mức lợi suất thấp
hơn từ các chứng khoán này.
 Khi lựa chọn giữa trái phiếu chịu thuế và
trái phiếu miễn thuế, NĐT cần so sánh TSSL
sau thuế của từng loại trái phiếu.
2.4 Trái Phiếu Đô Thị
 Lợi suất chịu thuế tương đương: là TSSL
mà trái phiếu chịu thuế cần phải cung cấp để
tương xứng với lợi suất sau thuế của trái
phiếu đô thị miễn thuế.
𝒓 𝟏 − 𝒕 = 𝒓𝒎
 Hay
𝒓 = 𝒓𝒎 ( 𝟏 − 𝒕
Với r: lợi suất của TP chịu thuế
rm: Lợi suất của TP đô thị (miễn thuế)
t: thuế suất chịu thuế của nhà đầu tư
2.4 Trái Phiếu Đô Thị
 Lợi suất chịu thuế tương đương ứng với các mức
lợi suất miễn thuế khác nhau
Lợi suất miễn thuế
t 1% 2% 3% 4% 5%
20% 1,25% 2,50% 3,75% 5,00% 6,25%
30 1,43 2,86 4,29 5,71 7,14
40 1,67 3,33 5,00 6,67 8,33
50 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00
2.4 Trái Phiếu Đô Thị
 Mức thuế suất cân bằng: là mức thuế mà
tại đó các NĐT không phải đắn đo lựa chọn
giữa TP chịu thuế & TP miễn thuế.
𝒓𝒎
𝒕=𝟏−
𝒓
 Tỷ số lợi suất 𝑟𝑚 /𝑟 là yếu tố quyết định sự hấp
dẫn của trái phiếu đô thị. Tỷ số lợi suất càng cao,
thì mức thuế suất cân bằng càng thấp, và càng
nhiều các nhà đầu tư cá nhân thích nắm giữ trái
phiếu đô thị hơn.
2.5 Trái Phiếu Công Ty
 Là phương tiện để các công ty tư nhân vay
vốn trực tiếp từ công chúng.
 Thường trả lãi nửa năm một lần trong suốt
kỳ hạn trái phiếu và hoàn trả mệnh giá cho
trái chủ khi đáo hạn.
 Rủi ro vỡ nợ của TP công ty thường cao hơn
đáng kể so với các loại TP chính phủ, TP đo
thị.
2.5 Trái Phiếu Công Ty
 TP có đảm bảo là trái phiếu được đảm bảo
bằng tài sản thế chấp trong trường hợp công
ty phá sản.
 TP không được đảm bảo (debentures), là trái
phiếu không có tài sản thế chấp;
 TP thứ cấp không đảm bảo (subordinated
debentures), có thứ tự ưu tiên được thanh
toán thấp hơn đối với tài sản của công ty
trong trường hợp công ty phá sản.
2.5 Trái Phiếu Công Ty
 Trái phiếu công ty đôi khi có các quyền
chọn kèm theo.
TP có thể mua lại (Callable bonds) cho
phép công ty có quyền mua lại trái phiếu từ
người nắm giữ (trái chủ) với mức giá mua
lại xác định.
TP chuyển đổi (Convertible bonds) cho
phép trái chủ được quyền chuyển đổi trái
phiếu thành một số cổ phần xác định.
2.6 Nợ Thế Chấp & CK Bảo Đảm Bằng Nợ Thế Chấp
 CK được bảo đảm bằng khoản vay thế chấp là
quyền sở hữu đối với một nhóm các khoản vay
thế chấp, hoặc là một nghĩa vụ nợ được đảm
bảo bởi chính nhóm các khoản vay thế chấp
này.
 Các khoản vay thế chấp đủ chuẩn là các
khoản vay phải đáp ứng tiêu chuẩn về độ tín
nhiệm của người vay.
 Các khoản vay thế chấp dưới chuẩn là những
khoản vay rủi ro cao hơn, từ những người đi
vay có năng lực tài chính yếu.
3. CHỨNG KHOÁN VỐN CỔ PHẦN

3.1 Cổ phần thường

3.2 Cổ phần ưu đãi

3.3 Chứng chỉ lưu ký


3.1 Cổ Phần Thường
 Còn gọi là chứng khoán vốn cổ phần hay
vốn chủ sở hữu, đại diện cho việc sở hữu cổ
phần trong một công ty.
 Mỗi cổ phần thường cho phép người sở hữu
có một phiếu biểu quyết đối với bất kỳ vấn
đề gì về quản trị công ty được đưa ra biểu
quyết trong các cuộc họp thường niên và
được sở hữu một phần lợi ích tài chính từ
công ty theo tỷ lệ sở hữu
3.1 Cổ Phần Thường
 Cổ phần thường có 2 đặc điểm quan trọng:
(1) Quyền còn lại có nghĩa là các cổ đông là
người sau cùng được hưởng quyền lợi đối
với tài sản và thu nhập của công ty.
- Đối với công ty đang bị thanh lý tài sản,
các cổ đông có quyền trên những gì còn lại
sau khi tất cả các bên có quyền hưởng lợi
trước như cơ quan thuế, người lao động,
nhà cung cấp, trái chủ, và các chủ nợ khác
đã được thanh toán.
3.1 Cổ Phần Thường
- Đối với công ty đang hoạt động, các cổ
đông có quyền hưởng lợi đối với phần thu
nhập hoạt động còn lại sau khi đã trả lãi
vay và thuế thu nhập.
(2) Trách nhiệm hữu hạn: Cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty
trong phạm vi vốn góp; không phải chịu trách
nhiệm cá nhân đối với các nghĩa vụ nợ của
công ty.
3.1 Cổ Phần Thường
Niêm Yết Trên Thị Trường Cổ Phiếu
3.2 Cổ Phần Ưu Đãi
 CPƯĐ có những đặc điểm vừa giống vốn cổ
phần vừa giống nợ.
 Giống như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi cam
kết trả cho người nắm giữ một dòng thu
nhập cố định mỗi năm và người nắm giữ
trái phiếu không có quyền biểu quyết.
- Cổ tức ưu đãi không được xem là chi phí
khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp 
Được chi trả sau thuế TNDN.
3.2 Cổ Phần Ưu Đãi
 Giống CP thường, CPƯĐ có đời sống
không giới hạn và DN không có nghĩa vụ
bắt buộc phải thanh toán cổ tức ưu đãi,
nhưng cổ tức này thường có tính lũy kế~cổ
tức chưa thanh toán sẽ được tích lũy và
phải được chi trả đầy đủ trước khi thanh
toán bất kỳ khoản cổ tức nào cho các CĐT.
3.3 Chứng Chỉ Lưu Ký
 Chứng chỉ lưu ký của Mỹ (American
Depository Receipts), hay ADRs, là các giấy
chứng nhận được giao dịch trên thị trường
Hoa Kỳ, thể hiện quyền sở hữu cổ phần của
một công ty nước ngoài.
 Mỗi ADR có thể tương ứng với quyền sở
hữu một phần của một cổ phần, hay một cổ
phần, hay một số cổ phần của một công ty
nước ngoài.
Q: GDR?
4. Các chỉ số TT cổ phiếu và trái phiếu

4.1 Các chỉ số thị trường cổ phiếu

4.2 Chỉ số thị trường trái phiếu


4.1 Các chỉ số thị trường cổ phiếu
 Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones
(DJIA) của 30 công ty lớn, “chất lượng cao”
được tính từ năm 1896.
 DJIA tương ứng với một danh mục nắm giữ
một cổ phần của mỗi cổ phiếu thành phần
trong chỉ số, nên giá trị đầu tư vào mỗi công
ty trong danh mục đó tỷ lệ với giá cổ phần
của công ty  DJIA được gọi là chỉ số
trung bình trọng số theo giá  Những CP
có giá cao có khả năng chi phối chỉ số.
4.1 Các chỉ số thị trường cổ phiếu
 Qui trình tính trung bình được điều chỉnh
bất kỳ khi nào 1 cổ phiếu được chia tách
hoặc chi trả cổ tức cổ phần hơn 10%, hay
khi 1 công ty trong nhóm 30 công ty công
nghiệp được thay thế bằng 1 công ty khác 
điều chỉnh số chia khi tính bình quân.
 Theo sau việc chia tách cổ phiếu, số chia (d)
sẽ phải giảm xuống một giá trị sao cho chỉ
số bình quân không thay đổi.
4.1 Các chỉ số thị trường cổ phiếu
 Chỉ Số Standard & Poor’s
 Chỉ số cổ phiếu tổng hợp Standards &
Poor’s 500 (S&P 500) thể hiện sự cải tiến so
với chỉ Jones ở 2 điểm:
(1) Là chỉ số bao trùm trên diện rộng hơn,
gồm 500 công ty.
(2) Là một chỉ số trọng số theo giá trị thị
trường của các công ty (GTTT = giá thì
trường x số lượng cổ phiếu đang lưu hành).
4.1 Các chỉ số thị trường cổ phiếu
 S&P 500 được tính dựa vào tổng GTTT của
500 công ty trong chỉ số và tổng GTTT của các
công ty đó vào ngày giao dịch trước đó.
 Phần trăm tăng trong tổng GTTT từ ngày hôm
trước đến ngày hôm sau thể hiện sự gia tăng
chỉ số. TSSL của chỉ số bằng TSSL thu được
của một NĐT nắm giữ một DM gồm tất cả 500
công ty trong chỉ số tương ứng với giá trị thị
trường của công ty đó.
 S&P500 không phản ánh cổ tức tiền mặt mà
các công ty chi trả.
4.1 Các chỉ số thị trường cổ phiếu
 Trên thực tế, hầu hết các chỉ số ngày nay đều
sử dụng một dạng điều chỉnh của trọng số
GTTT. Thay vì lấy trọng số theo tổng GTTT
của tất cả cổ phiếu, người ta chỉ lấy trọng số
theo GTTT của những cổ phần có thể tự do
chuyển nhượng (free float); không tính đến
những cổ phần được nắm giữ bởi các gia đình
sáng lập hay chính phủ vì thực chất chúng
không có sẵn để các nhà đầu tư mua.
4.1 Các chỉ số thị trường cổ phiếu
Các Chỉ Số GTTT Khác Của Hoa Kỳ
 SGDCK New York (NYSE) công bố một chỉ
số tổng hợp trọng số theo GTTT của tất cả các
CP niêm yết trên NYSE, ngoài các chỉ số phụ
cho các CP công nghiệp, tiện ích công cộng,
giao thông vận tải, và tài chính.
 NASDAQ: chỉ số GTTT của hơn 3.000 công ty
giao dịch trên thị trường này.
 Wilshire 5000: chỉ số theo GTTT của gần như
toàn bộ các CP giao dịch sôi động ở Hoa Kỳ.
4.1 Các chỉ số thị trường cổ phiếu
Các Chỉ Số Có Tỷ Trọng Bằng Nhau
 Thành quả thị trường đôi khi được đo lường
bằng một chỉ số trung bình có trọng số của
TSSL của từng CP trong chỉ số là bằng nhau.
 Định trọng số như nhau cho từng TSSL, tương
ứng với một chiến lược ngầm định là đầu tư
những số tiền bằng nhau vào mỗi cổ phiếu.
4.1 Các chỉ số thị trường cổ phiếu
Các Chỉ Số CP Nước Ngoài và Quốc Tế
 https://finance.yahoo.com/world-indices
 www.msci.com
4.1 Các Chỉ Số Của Thị Trường Trái Phiếu
 Chỉ số thị trường trái phiếu đo thành quả của
nhiều loại trái phiếu khác nhau. Ba nhóm chỉ
số được biết đến nhiều nhất là của Merrill
Lynch, Barclays (trước đây là Lehman
Brothers), và Salomon Smith Barney (hiện là
một phần của Citigroup).
 Vấn đề chính với các chỉ số trái phiếu là TSSL
thực tế của nhiều trái phiếu thì khó tính toán
được vì trái phiếu được giao dịch không
thường xuyên, khiến ta khó có được những
mức giá cập nhật đáng tin cậy.
5. Thị Trường Phái Sinh

 Quyền Chọn (Options)

 Hợp Đồng Giao Sau (Futures Contracts)


thaoluong@ueh.edu.vn

You might also like