You are on page 1of 22

CHƯƠNG 01

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ


NỘI DUNG
1 Tổng quan về đầu tư & các loại tài sản đầu tư

2 Thị trường tài chính và nền kinh tế

3 Quy trình đầu tư

4 Thị trường cạnh tranh

5 Các đối tượng tham gia thị trường

6 Khủng hoảng tài chính năm 2008


1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ & TS ĐẦU TƯ
 Đầu tư là sự cam kết bằng tiền hoặc các
nguồn lực khác ở hiện tại với kỳ vọng thu về
lợi ích trong tương lai
 Tài sản đầu tư có thể gồm tài sản thực (real
assets) và tài sản tài chính (financial assets).
 Tài sản thực: TS trực tiếp đóng góp vào hoạt
động SXKD  Xác định năng lực sản xuất và
tạo ra thu nhập ròng của nền kinh tế.
 Ví dụ tài sản thực: đất đai, nhà xưởng, máy móc
và uy tín, thương hiệu, kiến thức…
1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ & TS ĐẦU TƯ
 Tài sản tài chính: là những tờ giấy hoặc
các bút toán điện tử (có giá trị) không
đóng góp trực tiếp vào năng lực sản xuất
của nền kinh tế mà là phương tiện để chủ
sở hữu nắm giữ bằng chứng xác nhận
quyền đối với tài sản thực  xác định việc
phân bổ TN hoặc của cải giữa các NĐT.
Q: Ví dụ tài sản tài chính? Tại sao tài sản tài
chính thể hiện như là một thành phần của TS
hộ gia đình, chứ không phải tài sản quốc gia?
Các loại tài sản tài chính chủ yếu

Tài sản
Chứng SP phái
khoán nợ tài chính
sinh

Cổ phần Cổ phần
thường ưu đãi
1. 1 Chứng khoán nợ
o Còn gọi là CK có TN cố định: hứa hẹn đem
lại hoặc là dòng thu nhập cố định hoặc là
dòng thu nhập được xác định theo một công
thức cụ thể.
o Thành quả đầu tư của chứng khoản nợ
thường ít gắn kết chặt chẽ với tình hình tài
chính của công ty phát hành.
o Các CK nợ trên thị trường tiền tệ: có kỳ hạn
ngắn, tính thanh khoản cao, rủi ro thường rất
thấp. Ví dụ: T-bills (tín phiếu kho bạc US)
1. 1 Chứng khoán nợ
o Các CK nợ của thị trường vốn: có kỳ hạn dài
hơn, tính thanh khoản thấp hơn, rủi ro thường
cao hơn và đa dạng. Ví dụ: T-bonds, trái
phiếu chính quyền địa phương, doanh
nghiệp…
1.2 Chứng khoán vốn
o Vốn cổ phần ưu đãi: Vừa mang tính chất của
nợ, vừa mang tính chất của vốn cổ phần
thường.
o Vốn cổ phần thường/CP thường: thể hiện
một phần quyền sở hữu DN của người nắm
giữ  Cổ đông thường không được hứa hẹn
bất kỳ một khoản chi trả cụ thể nào, hiệu quả
đầu tư vào VCPT phụ thuộc vào thành
quả/khả năng sinh lợi và giá trị TS thực của
công ty  Rủi ro cao hơn so với CK nợ.
1.3 Chứng khoán phái sinh
o Giá trị của những tài sản này xuất phát từ giá
trị của các tài sản khác (tài sản cơ sở).
oVí dụ: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng giao
sau cung cấp các khoản thanh toán được xác
định bởi giá những tài sản khác như giá trái
phiếu và cổ phiếu.
o Sử dụng chủ yếu để phòng ngừa rủi ro hoặc
chuyển hóa rủi ro cho các đối tác khác.
2. THỊ TRƯỜNG TC & NỀN KINH TẾ
 TS tài chính và thị trường giao dịch các TSTC
đóng một số vai trò quan trọng trong các nền kinh
tế phát triển.
 Vai trò thông tin của thị trường: giá chứng
khoán đóng vai trò quan trọng trong việc phân
bổ vốn trong nền kinh tế thị trường, dẫn dắt vốn
đến các DN, các dự án hiệu quả nhất.
 Chọn thời điểm tiêu dùng: Trong thời kỳ TN
cao, bạn có thể đầu tư tiền tiết kiệm vào TSTC.
Khi TN thấp, bạn có thể bán những tài sản này
lấy tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình.
2. THỊ TRƯỜNG TC & NỀN KINH TẾ
 Phân bổ rủi ro: Các NĐT có thể lựa chọn các
chứng khoán phù hợp với khẩu vị rủi ro của họ 
Chứng khoán có thể được bán với giá tốt nhất,
thuận lợi cho quá trình tích lũy tài sản thực.
Tách biệt quyền sở hữu và quản lý : Mối quan hệ
giữa cổ đông và nhà quản trị  Mối quan hệ đại
diện (agency relationship). Mâu thuẫn (xung đột)
về lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản trị  Vấn
đề đại diện (agency problem). Các chi phí phát
sinh do vấn đề đại diện được gọi là chi phí đại
diện (agency costs)  Cơ chế giảm thiểu?
3. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ
 Danh mục đầu tư là tập hợp các tài sản đầu
tư của nhà đầu tư.
 Các tài sản đầu tư có thể được phân loại
thành các lớp tài sản rộng như cổ phiếu, trái
phiếu, bất động sản, hàng hóa,…
 Quy trình quản lý danh mục đầu tư về cơ
bản gồm 3 bước, mang tính liên tục và khép
kín.
Quy trình đầu tư và quản lý DMĐT

IPS = Investment Policy Statements

Source: CFA Institute


3. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ
 Khi xây dựng DMĐT, các NĐT thực hiện 2
loại quyết định.
 Phân bổ tài sản (asset allocation) là việc
lựa chọn đầu tư trong số những lớp tài sản
rộng.
 Lựa chọn chứng khoán (security
selection) là việc lựa chọn loại chứng
khoán cụ thể nào sẽ được nắm giữ trong
phạm vi mỗi lớp tài sản rộng
3. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ
Phân tích chứng khoán liên quan đến việc
định giá các chứng khoán cụ thể có thể được
bao gồm trong DMĐT. Cách thức phân tích
và lựa chọn có thể theo 2 hướng:
o Top-down: bắt đầu với việc phân bổ tài sản
o Bottom-up: những chứng khoán hấp dẫn sẽ
được lựa chọn để cho vào danh mục, ít
quan tâm đến kết quả phân bổ tài sản.
Ví dụ về phân bổ tài sản và lựa chọn chứng khoán
4. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
 Thị trường tài chính có tính cạnh tranh cao.
 Hàng ngàn các nhà phân tích thông minh và
được hỗ trợ tốt không ngừng sục sạo thị
trường chứng khoán để tìm kiếm những
chứng khoán tốt nhất để mua.
 “Không có bữa trưa miễn phí” với 2 hàm ý:
4. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
 Sự đánh đổi giữa rủi ro và TSSL: TSSL
thực tế hầu như luôn luôn chênh lệch với
TSSL mong đợi/kỳ vọng tại thời điểm bắt
đầu đầu tư  Rủi ro  TSSL cao luôn đi
kèm với rủi ro cao.
 Thị trường hiệu quả: Không nên kỳ vọng
vào những “món hời” trên thị trường chứng
khoán!  Chiến lược quản lý đầu tư: năng
động (active management) hay thụ động
(passive management) ?
5. CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
 3 đối tượng chính tham gia trên TTTC:
 Các DN có nhu cầu thực về vốn để trang trải các
khoản đầu tư vào nhà máy và thiết bị. Thu nhập
tạo ra từ những tài sản thực này cung cấp lợi
nhuận cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán
do công ty phát hành.
 Các hộ gia đình là những nhà cung cấp vốn ròng
bằng cách mua các chứng khoán được phát hành
bởi các công ty có nhu cầu huy động vốn.
 Chính phủ có thể là người đi vay hoặc người cho
vay tùy vào tình trạng ngân sách.
5. CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
 Các DN và chính phủ thường ít bán chứng khoán
trực tiếp cho các nhà đầu tư cá nhân mà thường
thông qua các trung gian tài chính.
 Trung gian tài chính như ngân hàng, công ty đầu
tư, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm… sẽ phát hành
chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán huy động vốn để
lấy tiền đầu tư vào các DN hay chứng khoán của
chính phủ.
6. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008
 Tiền đề của cuộc khủng hoảng là gì?
 Quá trình chứng khoán hóa (securitization) diễn
ra như thế nào?
 Vì sao các khoản thế chấp dưới chuẩn có thể dẫn
đến sự gia tăng rủi ro hệ thống và đổ vỡ của hệ
thống tài chính?
 Hậu quả và hệ quả từ cuộc khủng hoảng?
thaoluong@ueh.edu.vn

You might also like