You are on page 1of 34

Giáo trình chứng khoán cơ bản YSC

                      Chứng khoán cơ bản từ A-Z


------ NHẬP MÔN CHỨNG KHOÁN ------
1. Thị trường chứng khoán là gì?
1. Khái niệm
𝗧𝗵𝗶̣ 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗰𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗼𝗮́𝗻 là nơi diễn hoạt động phát hành, trao đổi mua bán các
loại chứng khoán trung và dài hạn. Chứng khoán được phát hành để huy động vốn
cho doanh nghiệp.
Để cho dễ hiểu, bạn có thể hiểu thị trường chứng khoán giống như một khu chợ mà
ở đó người ta mua bán các loại tài sản tài chính đó có thể là cổ phiếu, trái phiếu
hay một số tài sản tài chính trung và dài hạn khác. Trên góc độ của nhà đầu tư cá
nhân thì chúng ta thường tiếp cận với cổ phiếu và trái phiếu nhiều hơn, và cổ phiếu
hay trái phiếu là gì thì chúng tôi sẽ thảo luận với bạn ở bài viết sau, trong bài viết
này chúng tôi tập trung chủ yếu cho bạn một cái nhìn tổng quát về thị trường
chứng khoán trước khi đi vào các phần chuyên sâu hơn.
1. Phân loại TTCK
Thị trường chứng khoán được chia làm 2 loại: là thị trường chứng khoán sơ cấp và
thị trường chứng khoán thứ cấp.
+𝗧𝗵𝗶̣ 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝘀𝗼̛ 𝗰𝗮̂ ́𝗽 là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên, làm gia
tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế,  trong đó nhà phát hành đóng vai trò là người huy
động vốn, còn người mua chứng khoán đóng vai trò là nhà đầu tư. Tiền bán chứng
khoán trên thị trường sơ cấp sẽ thuộc về nhà phát hành. Thông thường những
người mua bán trên thị trường này là các tổ chức lớn hay các quỹ đầu tư.
Nhà phát hành có thể là Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương, thông qua việc
phát hành trái phiếu để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, thêm vốn xây dựng
các công trình hạ tầng cơ sở hay phúc lợi công cộng.
Nhà phát hành cũng có thể là các doanh nghiệp, thông qua phát hành cổ
phiếu hoặc trái phiếu để có thêm nguồn vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Nguồn vốn của thị trường sơ cấp chủ yếu được hình thành từ tiền tiết kiệm của
người dân và của một số tổ chức phi tài chính. Qua hoạt động của thị trường sơ
cấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được
chuyển hoàn thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Bởi vậy,
thị trường sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi
nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng, đồng thời thúc đẩy các khoản tiết kiệm để đưa vào
đầu tư.
+𝗧𝗵𝗶̣ 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝗰𝗮̂ ́𝗽 là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành
trên thị trường sơ cấp, chỉ làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán mà không làm
tăng vốn cho nền kinh tế. người mua trên thị trường thứ cấp sẽ tiến hành mua bán
với nhau. Đây là nơi mà các nhà đầu tư cá nhân như chúng ta giao dịch.
Thị trường thứ cấp diễn ra việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư, tiền thu
được từ việc mua bán chứng khoán thuộc về nhà đầu tư chứng khoán, nhượng lại
quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác.
Sau khi phát hành chứng khoán thường được mua đi bán lại nhiều lần trên thị
trường thứ cấp, nhất là đối với cổ phiếu. Việc mua bán này có thể nhằm mục đích
cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm (thông qua cổ
tức, trái tức,…) hoặc để hưởng chênh lệch giá.
Nhờ có thị trường thứ cấp, tính thanh khoản của các chứng khoán đã được phát
hành trên thị trường sơ cấp được đảm bảo, nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng
khoán họ đang sở hữu thành tiền mặt.
Hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán
đã được phát hành mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
1. So sánh thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường chứng khoán sơ cấp Thị trường chứng khoán thứ cấp

Giao dịch các chứng khoán mới phát Giao dịch các chứng khoán đã được
hành phát hành trên thị trường sơ cấp

Tạo ra nguồn vốn cho tổ chức phát Không tạo thêm vốn cho tổ chức phát
hành hành

  Tăng tính thanh khoản cho các chứng


khoán đã được phát hành trên thị
trường sơ cấp
1. Mối quan hệ giữa TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp
Giữa TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ
cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ
cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp. Ngược lại nếu
không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khí hoạt động tốt.
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có tính chất tương đối.
Trong thực tế tổ chức TTCK, rất khó có sự phân định đâu là thị trường sơ cấp và
đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường
sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp – vừa diễn ra việc mua bán các
chứng khoán mới phát hành, vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán.
1. TẠI SAO PHẢI CÓ TTCK ?
  Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán được các công ty phát hành. Lúc đó số tiền
nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó góp phần mở
rộng sản xuất. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư cho công ty. Thị trường
chứng khoán (TTCK) đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân hiện nay. Thông qua đặc điểm của thị trường chứng khoán,
chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được nguồn vốn cho
mục đích sử dụng, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế nhằm phục vụ các nhu cầu
chung của xã hội.
  Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh cùng với các cơ hội lựa chọn phong
phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất và thời hạn,
độ rủi ro và cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho các loại hàng hóa phù hợp
với khả năng, mục tiêu, sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể
trong việc làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
  Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK mà nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành
tiền mặt hay các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là
một trong những đặc điểm hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là
yếu tố cho thấy được tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng
năng động, và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các
chứng khoán được giao dịch trên thị trường.
  Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua những đặc điểm của thị trường chứng khoán về giá chứng khoán và
hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp, chính xác, giúp
cho việc đánh giá, so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và
thuận tiện. Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn và kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
 
 Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế
vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén,
chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng và nền
kinh tế tăng trưởng. Và ngược lại giá chứng khoán giảm cho thấy các dấu hiệu tiêu
cực của nền kinh tế.
Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và cũng là một công cụ
quan trọng nhằm giúp chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua
TTCK, chính phủ có thể mua, bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu nhằm
bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát.
Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách và biện pháp tác động
vào TTCK. Nhằm định hướng đầu tư bảo đảm sự phát triển cân đối của nền kinh
tế.
1. Cổ phiếu thường là gì? Tại sao Doanh nghiệp cần phải phát hành
cổ phiếu thường
1, CỔ PHIẾU THƯỜNG LÀ GÌ?
Cổ phiếu phổ thông (hay cổ phiếu thường) là loại cổ phiếu mang lại cho người sở
hữu nó những quyền lợi thông thường. Các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này được
quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết
định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh
doanh và giá trị cổ phiếu họ nắm giữ.
2, TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ?
Khi các chủ doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển việc kinh doanh thì họ sẽ
tiến hành việc phát hành cổ phiếu thường. Là một công cụ huy động vốn thiết yếu,
mỗi cổ phiếu thường là đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty. Vì vậy việc
phát hành cổ phiếu thường có thể cung cấp những lợi ích đáng kể, bên cạnh đó,
một vài bất lợi sẽ phát sinh từ việc phát hành cổ phiếu.
            Một công ty thường phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Các cổ phiếu lần
đầu tiên được phát hành ra công chúng được gọi là IPO (Initial Public Offering).
Những lần phát hành cổ phiếu tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên thị
trường thứ cấp.
            Trước khi phát hành cổ phiếu thường, các công ty đều thực hiện việc
nghiên cứu thị trường để xác định sự quan tâm của công chúng. Những nghiên cứu
này cho phép các công ty xác định lượng cổ phiếu sẽ cung cấp. Ngoài ra, việc
nghiên cứu thị trường còn giúp ban quản lý dự đoán được kết quả tương đối của
việc chào bán.
*Đối với Công ty phát hành:
 Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho Công ty có thể huy động vốn khi thành
lập hoặc để mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn huy động này không cấu thành một
khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng
cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương
thức khác như phát hành trái phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng ...thì
hoàn toàn ngược lại.Việc chào bán cổ phiếu giúp một công ty tăng vốn rất nhanh
và công ty có thể sử dụng quỹ vốn này để đầu tư vào việc cải tiến, trả nợ hoặc các
hạng mục khác. Ngoài ra, không giống như các khoản vay, các công ty không cần
phải hoàn trả quỹ vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu.  Đồng thời công ty
không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ phải trả lợi tức cố định. Vậy nên khi công ty đó
có doanh thu chưa cao thì cũng giảm bớt được nguy cơ phá sản trong trường hợp bị
mất khả năng chi trả nợ.
          *Đối với nhà đầu tư cổ phiếu:
Các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng mua cổ phiếu được công ty phát hành.
Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được phát hành dưới dạng chứng thư có giá và
được xác định thông qua việc chuyển dịch, mua bán chúng trên thị trường chứng
khoán giữa các chủ thể đầu tư và được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, người mua cổ
phiếu nghĩ rằng đồng vốn họ đầu tư được các nhà quản lý công ty sử dụng có hiệu
quả, tạo ra nhiều lợi nhuận hoặc đánh giá hoạt động cũng như tiềm năng phát triển,
sinh lợi của công ty dự định đầu tư là cao, và đương nhiên họ sẽ được hưởng một
phần từ những thành quả đó thông qua việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông,
đồng thời giá trị cổ phần sở hữu cũng sẽ gia tăng trên cơ sở thực tại và triển vọng
phát triển của công ty mình đã chọn. Thông thường, khả năng sinh lợi, thu hồi vốn
đầu tư cổ phiếu tỷ lệ thuận với giá cả giao dịch cổ phiếu trên thị trường.
Tuy nhiên, khi phát hành cổ phiếu, nếu một lượng cổ phiếu lớn được mua bởi một
cổ đông, nhóm cổ đông nhất định sẽ làm ảnh hưởng tới cơ cấu nội bộ của công ty,
tạo tầm ảnh hưởng đến quyền lực của các cổ đông trước đó. Việc này cũng đồng
nghĩa với việc thu nhập từ cổ phần của các các cổ đông cũ cũng bị giảm đi khi phải
chia bớt theo các cổ phần của cổ đông mới.
i.V. 𝐂𝐚́𝐜 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐢 đ𝐚̂ ̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐤𝐡𝐢 đ𝐚̂ ̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨𝐚́𝐧
CÁC TRƯỜNG PHÁI ĐẦU TƯ KHI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Cũng giống như môn võ Karate có các trường phái phổ biến như: Shotokan, Goju-
ryu, Uechi-ryu,... Thì trong đầu tư chứng khoán cũng chia làm nhiều các trường
phái khác nhau, nhưng có 3 trường phái phổ biến nhất là đầu tư theo phân tích cơ
bản, Phân tích kỹ thuật, và kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Trong các trường phái này lại chia thành nhiều hệ phái nhỏ khác nhau, những hệ
phái nhỏ này là do từng nhà đầu tư lựa chọn nên rất khó để phân chia. Vì vậy trong
bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu đến các bạn 3 trường phái chính là: phân tích
cơ bản, Phân tích kỹ thuật và kết hợp giữa phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật.
1. TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÍCH CƠ BẢN (FUNDAMENTAL
ANALYSIS) LÀ GÌ?
𝐏𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 𝐜𝐨̛ 𝐛𝐚̉𝐧 (𝐅𝐮𝐧𝐝𝐚𝐦𝐞𝐧𝐭𝐚𝐥 𝐚𝐧𝐚𝐥𝐲𝐬𝐢𝐬)
là phương pháp đo lường giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách phân tích hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt
động kinh doanh và triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Mục tiêu của
phân tích cơ bản (PTCB) là đánh giá được giá trị nội tại của chứng khoán, nhà đầu
tư so sánh với giá hiện tại trên thị trường để xem liệu chứng khoán đó bị định giá
thấp hay được định giá cao. Dựa vào đó nhà đầu tư quyết định mua vào hay bán ra
cổ phiếu. Các nhà đầu tư nổi tiếng với phương pháp này đó là: Benjamin Graham,
Warren Buffett, Charlie Munger, Phil Town,... Ưu điểm của phương pháp này là
PTCB là phương pháp được dùng để hỗ trợ nhà đầu tư ra các quyết định đầu tư
trong dài hạn. PTCB giúp nhà đầu tư nhận định được các công ty tốt để đầu tư và
đánh giá các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty và
giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm cố hữu
như mức độ chính xác của PTCB phụ thuộc vào tính chính xác của thông tin mà
nhà đầu tư sử dụng. Bên cạnh đó, trong phân tích cơ bản có nhiều biến số phải tính
đến và giá trị của các biến số này bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của nhà đầu tư,
vì vậy muốn sử dụng tốt phương pháp này đòi hỏi bạn phải có kiến thức rất chuyên
sâu về doanh nghiệp cũng như các yếu tố tác động tới doanh nghiệp.
1. TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TECHNICAL
ANALYSIS) LÀ GÌ?
𝐏𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 𝐤𝐲̃ 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 (𝐓𝐞𝐜𝐡𝐧𝐢𝐜𝐚𝐥 𝐚𝐧𝐚𝐥𝐲𝐬𝐢𝐬)
là một phương pháp phân tích chứng khoán dự báo hướng của giá cả thông qua
việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá cả và khối lượng.
Phương pháp này dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch
của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung – cầu đối với cổ phiếu để giúp
cho nhà đầu tư quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị
trường. Các nhà đầu tư nổi tiếng với phương pháp này có thể kể đến như là: Jesse
Livermore, Wyckoff,... Xác định các tín hiệu để phân tích xu hướng giá của chứng
khoán là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư thành công trong các chiến lược đầu tư.
Tuy nhiên phương pháp này gặp phải một số nhược điểm lớn như: trên thị trường
chứng khoán sẽ có nhiều yếu tố tác động mà chúng không thể lường trước và
không thể được phát hiện ra khi phân tích kỹ thuật và nhược điểm thứ 2 đó là các
nhà giao dịch dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý khi thua lỗ và dễ bị cuốn vào vòng
xoáy (overtrade) giao dịch quá nhiều mà hiệu quả không cao. Vì vậy muốn sử dụng
thành công với phương pháp này đòi hỏi các nhà đầu tư phải tuân thủ kỷ luật và có
1 tâm lý tốt khi giao dịch.
1. TRƯỜNG PHÁI KẾT HỢP GIỮA 𝐏𝐓𝐊𝐓 𝐕𝐀̀ 𝐏𝐓𝐂𝐁
Trường phái số 3 này ra đời nhằm mục đích tận dụng những ưu điểm của 2 trường
phái trên cũng như bổ sung những nhược điểm của chúng. Trong trường phái số 3
này các nhà đầu tư sẽ  nghiên cứu và đánh giá giá trị nội tại của doanh nghiệp để
chọn ra những doanh nghiệp kinh doanh tốt nhất. Sau đó họ sẽ dùng phân tích kỹ
thuật để nghiên cứu xu hướng, điểm mua để mua vào các cổ phiếu này cũng như
thiết lập các điểm dừng lỗ khi giá đi sai so với dự đoán. Có rất nhiều nhà đầu tư
thành công với phương pháp này như: Mark Minervini, William O'neil,...Tuy
nhiên để sử dụng được phương pháp này không phải là điều dễ dàng mà bạn phải
học tập rất nhiều mới có thể kết hợp được PTCB và PTKT. Các phương pháp phổ
biến nhất hay sử dụng đó là: Phương pháp SEPA (Mark Minervini), Canslim
(William O'neil), chúng tôi sẽ đề cập đến các bạn 2 phương pháp này trong các bài
viết sau, vì vậy hãy like và follow page để không bỏ lỡ các bài viết hay nhé !
Cuối cùng, dù bạn sử dụng phương pháp nào, trường phái nào để đầu tư thì hãy cố
gắng trau dồi kiến thức, học tập thật vững chắc để sử dụng một cách thành thục
nhất. Hãy nhớ câu nói này của huyền thoại Lý Tiểu Long đó là: “𝐓𝐨̂𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐬𝐨̛̣
𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐥𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝟏𝟎.𝟎𝟎𝟎 𝐜𝐮́ đ𝐚́ 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐥𝐚̂ ̀𝐧 𝐦𝐚̀ 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐬𝐨̛̣ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐚̀𝐧𝐡
𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐮́ đ𝐚́ 𝟏𝟎.𝟎𝟎𝟎 𝐥𝐚̂ ̀𝐧”.
       V.I.CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN
1. Các sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam và thời gian giao dịch
Ở Việt Nam hiện tại có 2 sở giao dịch chứng khoán chính đó là sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội và sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Sở giao dịch chứng khoán Hà
nội sẽ quản lý sàn HNX và UPCOM. Sở giao dịch chứng khoán TP HCM sẽ quản lý
sàn HOSE.
Cả 3 sàn chứng khoán (HOSE, HNX và UPCOM) có thời gian giao dịch
chứng khoán cơ sở là:
 Từ thứ Hai đến thứ Sáu
 Giờ mở cửa từ 9h00’ và đóng cửa vào lúc 15h00’
 Không giao dịch vào Thứ Bảy, Chủ Nhật (hay ngày lễ,
Tết)
1. Một số lệnh quan trọng khi giao dịch bao gồm:
 ATO (Giá mở cửa): Lệnh ATO là lệnh mua bán cổ
phiếu khi mở cửa sàn giao dịch. Lệnh này được ưu
tiên trước lệnh giới hạn (LO)..
 LO (Lệnh giới hạn): Lệnh LO là lệnh mua bán cổ
phiếu ở mức giá xác định.
 ATC (Giá đóng cửa): Lệnh mua bán cổ phiếu tại
mức giá đóng cửa sàn giao dịch. Tương tự lệnh
ATO, lệnh ATC được ưu tiên trước LO
 MP: Lệnh mua bán tại mức giá bán thấp nhất/ giá
mua cao nhất hiện có trên thị trường trên sàn HSX.
 MAK/MOK/MTL: Lệnh mua/ bán tại mức giá bán thấp
nhất/ mua cao nhất hiện có trên thị trường trên sàn
HNX.
 PLO: Lệnh mua/bán tại mức giá đóng cửa trong
phiên giao dịch sau giờ.
1. Bước giá
Khái niệm: Bước giá là mức giá tăng lên hay giảm đi theo từng bước được
quy định bởi các sàn niêm yết. Nói cách khác, khi bạn muốn đặt lệnh mua
hay bán cổ phiếu thì phải tuân theo quy định về bước giá này.
*) Đối với sàn HOSE: Bước giá được quy định khá chi tiết và có tính ứng
dụng cao trong việc vận hành thị trường. Có 3 trường hợp:
 Những cổ phiếu có giá nhỏ hơn 10,000 VND thì bước giá
phải chia hết cho 10 VND. Ví dụ giá của 1 cổ phiếu X đang
là 6,200 VND thì bạn phải mua bán theo những giá cao
hơn như 6,210; 6,230, 6,280… hoặc thấp hơn như 6,190;
6,150; 6,120… Tóm lại là giá bạn đưa ra phải chia hết cho
10 VND.
 Những cổ phiếu có giá nằm trong khoảng 10,000 – 50,000
VND thì bước giá phải chia hết cho 50 VND. Ví dụ giá cổ
phiếu Y là 35,000 thì giá tăng hoặc giảm tối thiểu phải là
35,050 hoặc 34,950 theo thứ tự.
 Cuối cùng, những cổ phiếu có giá lớn hơn 50,000 VND thì
bước giá phải chia hết cho 100 VND.
*) Đối với sàn HNX và UpCom: chỉ có 1 quy định duy nhất là bước giá phải
chia hết cho 100 VND
3. Biên độ giao động trong chứng khoán
Biên độ dao động là thuật ngữ thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có
thể tăng hoặc giảm trong 1 phiên giao dịch. Nói cách khác, giá trần và giá
sàn của 1 phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng trừ biên độ dao động.
Sàn HOSE quy định biên độ là 7% trong khi sàn HNX và UpCom là 10% và
15% theo thứ tự. Đây là khái niệm dùng để xác định giá trần giá sàn trong
chứng khoán mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu X trên sàn HOSE ngày hôm nay là
30,000,000VND. Biên độ dao động 7% là 2,100VND. Giá trần (+7%) sẽ là
32,100,000VND còn giá sàn(-7%) là 28,900,000VND
Theo quy định thì biên độ dao động của sàn HOSE, HNX và UpCom lần lượt
là 7%, 10% và 15%. Vấn đề là khi Giá tham chiếu nhân với biên độ dao động
đa phần là sẽ ra số lẻ. Vậy nên chúng ta có quy tắc làm tròn để xử lý vấn đề
này.

Chúng ta cùng xem một ví dụ cụ thể. Cổ phiếu BVH trên sàn HOSE với giá
tham chiếu là 79.80
Biên độ dao động của sàn HOSE là 7% tương đương với 5,586. Theo cách
tính lý thuyết thì giá trần là 79.80*(1+7%) = 85.386 và giá sàn là 79.80*(1-7%)
= 74.214
Giá cổ phiếu BVH lớn hơn 50,000đ nên bước giá mỗi lần nhảy phải chia hết
cho 100. Giá trần và giá sàn cũng không ngoại lệ.
Hai giá trị 5.500 và 5.600 là 2 giá trị gần với 5.586 nhất và thỏa mãn chia hết
cho 100. Một quy định nữa là giá trị biên độ dao động làm tròn không được
lớn hơn giá trị ban đầu. Vậy chỉ có giá trị 5,500 là thích hợp nhất.
Vậy giá trần của cổ phiếu BVH là 79.80+5.500 = 85.3 và giá sàn là 79.80-
5.500 = 74.3. Chúng ta thấy hoàn toàn khớp với bảng giá điện tử như trên.
Lưu ý: Cần nhớ những quy tắc làm tròn giá trị biên độ dao động sau:
 Giá trị biên độ phải phù hợp với quy định bước giá chia
hết.
 Giá tri biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết
khi nhân với
 % biên độ theo quy định của từng sàn.
.
Bạn có bao giờ thắc mắc các nhà đầu tư chứng khoán hay nhắc đến các màu sắc như xanh
lá, tím, đỏ ? Đó chính là các màu sắc được hiển thị trên bảng giá chứng khoán. Để đầu tư
chứng khoán hiệu quả, nhà đầu tư cần biết cách đọc bảng giá chứng khoán đúng chuẩn.
Vậy ngoài những màu sắc thú vị ấy, bảng giá chứng khoán còn những điều gì yêu cầu
nhà đầu tư phải biết cách đọc và hiểu nó.
Bảng giá chứng khoán thể hiện thông tin giá chứng khoán đang giao dịch trên thị trường,
các lệnh chờ mua/bán đang xếp hàng. Đọc bảng giá hiệu quả sẽ giúp NĐT nắm được diễn
biến của thị trường và đặt lệnh hiệu quả hơn.
1️⃣  Ở cột đầu tiên (từ trái qua phải) là Mã cổ phiếu: mỗi công ty niêm yết trên sàn đều
được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng biệt. Ví dụ: CTCP
chứng khoán Bản Việt (VCI)
2️⃣  Cột thứ 2 là giá tham chiếu   (Giá Đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu – TC, giá
này sẽ có màu vàng): Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (Áp dụng cho hai sàn
HOSE và HNX). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Giá tham
chiếu có màu vàng nên còn được gọi là giá vàng. Riêng sàn UpCom, Giá tham chiếu
được tính là Giá trung bình (hay giá bình quân) của phiên giao dịch liền trước.
3️⃣  Cột thứ 3 Giá trần  (ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell, hay giá Tím): Là giá kịch
trần hay mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với
sàn HOSE, giá trần là tăng 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá trần là tăng 10%
so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá trần là tăng 15% so với giá
bình quân của phiên giao dịch liền trước. Giá trần có màu tím nên còn được gọi là giá
tím.
VD: Cổ phiếu DHC (HOSE) có giá tham chiếu là 90.500vnđ. Như vậy giá trần của cổ
phiếu này là 90.500*107%=96.800vnđ
4️⃣  Cột thứ 4 Giá sàn   (ký hiệu FL– viết tắt của từ Floor, hay giá Xanh lam): Là giá
kịch sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được.
Với sàn HOSE, giá sàn là giảm 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá sàn là giảm
10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá sàn là giảm 15% so
vớigiá bình quân của phiên giao dịch liền trước.
Ví dụ cổ phiếu D HC (HOSE) có giá tham chiếu là 90.500vnđ. Như vậy giá sàn của cổ
phiếu này là 90.500*93%= 84.200vnđ
Ngoài 2 màu tím, vàng, xanh dương như chúng tôi đã đề cập ở trên thì còn có 2 màu sắc
phổ biến nữa mà một nhà đầu tư mới bước chân cần biết là:
 Giá xanh: Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần.
Ví dụ: đối với sàn HOSE giá tăng trong khoảng từ 0% đến nhỏ hơn 7% so với giá tham
chiếu thì sẽ là giá xanh. Ví dụ: Giả sử cổ phiếu DHC có giá tham chiếu là 90.500vnđ, hôm
nay DHC tăng lên 92.000vnd. Như vậy DHC hôm nay đã tăng (92.000/90.500)-1=1.6% so
với giá tham chiếu, mà 0%<1,6%<7% như vậy giá xanh sẽ xuất hiện
 Giá đỏ: Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.
Tiếp theo, chúng ta hãy quan sát trên  bảng điện sẽ thấy 2 cột lớn nhất là cột “bên mua”
và “bên bán”. Ở giữa 2 cột này là cột khớp lệnh. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem
các cột này có ý nghĩa gì nhé:
5️⃣  Bên mua (hay còn gọi là Dư mua – Chờ mua): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua.
Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Giá
mua cao nhất ở gần cột Khớp Lệnh (Cột ở giữa) nhất (Giá 1; KL 1) và giá mua thấp nhất
ở xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL 3).
6️⃣  Bên bán (hay còn gọi là Dư bán – Chờ bán): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán
( Mỗi cột bao gồm Giá bán và KL bán) được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 1 2 3: Giá bán
thấp nhất ở vị trí ưu tiên nhất (kèm KL) hay (Giá 1 + KL1) và giá bán cao nhất ở vị trí xa
cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL3).
7️⃣  Cột Khớp lệnh, Giá khớp, Khối lượng khớp: Là bên mua chấp nhận mua mức giá
bên bán đang giao bán.
Để dễ hình dung các bạn hãy tưởng tượng : Khi đi chợ để mua một bó rau; người bán
hàng nói giá bó rau này là 2000đ/bó, có 4 người muốn mua bó rau này. Người thứ nhất
trả luôn 2000đ để mua bó rau, người thứ 2 chỉ đồng ý khi bó rau đó giảm xuống 1980đ,
người thứ 3 chỉ đồng ý mua khi giá bó rau đó giảm xuống 1970, người thứ 4 chỉ đồng ý
mua khi mà giá bó rau đó giảm xuống 1960. Như vậy người thứ nhất sẽ được nhận bó rau
ngay lập tức và giao dịch hoàn tất, đây chính là ý nghĩa của cột khớp lệnh, khối lượng
khớp ở đây sẽ là 1 bó rau và giá khớp ở đây là 2000vnđ. Giả sử không còn ai muốn trả
giá 2000vnđ/bó nữa nên người bán hàng giảm xuống còn 1980vnđ/bó. Như vậy người
thứ 2 sẽ có được bó rau và cứ như vậy đến người cuối cùng.
8️⃣  Cột giá Cao nhất: Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên.
9️⃣  Cột giá Thấp nhất: Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên.
🔟  NN mua (nước ngoài mua) và NN bán(nước ngoài bán): Là khối lượng mua bán mà
nhà đầu tư nước ngoài thực hiện. Mua ròng: Có nghĩa là khối lượng mua vào của
NĐTNN lớn hơn khối lượng bán ra. Bán ròng: Có nghĩa là khối lượng bán ra của
NĐTNN lớn hơn khối lượng mua vào.

VII. Tổng quan về nến và mô hình nến.


1. Giá là gì?
- Giá là giá trị được trao cho một công cụ cụ thể thường là về mặt tiền tệ và giá trị
của nó phụ thuộc vào cung và cầu.
- Nếu nhu cầu nhiều hơn, giá sẽ tăng khi nhiều nhà giao dịch bắt đầu mua và đẩy
giá lên cao.  
-  Nếu có tình trạng thừa cung, giá sẽ giảm vì có nhiều người bán hơn và ít người
mua hơn.  
Nến này được hiển thị dưới đây là một ví dụ về nến tăng.

 
•         Nến Bullish chỉ đơn giản là giá mở thấp hơn và đóng cửa cao hơn sau
một khoảng thời gian nhất định, có thể là tối thiểu, 5 phút, lhr hoặc 1 ngày,
v.v.
•         Thân nến biểu thị giá khoảng cách đã chuyển từ giá mở sang giá đóng
cửa. Cơ thể càng dài, có nghĩa là giá đã di chuyển rất nhiều lên sau khi mở.
Thân nến càng ngắn nghĩa là hoàn toàn ngược lại.
•         Mức cao là mức giá cao nhất đạt được trong khoảng thời gian đó.
•         Mức thấp là mức giá thấp nhất đạt được trong khoảng thời gian đó.
Tất cả các nến được hiển thị dưới đây là nến tăng có nghĩa là giá mở cửa của chúng
thấp hơn giá đóng cửa và do đó phản ánh và xu hướng tăng tổng thể trong khung
thời gian mỗi nến được hình thành.

 
Một nến giảm giá đơn giản có nghĩa là nến mở ra ở mức giá cao và đóng cửa thấp
hơn sau một khoảng thời gian nhất định.

 
Tất cả các nến được hiển thị dưới đây là nến giảm giá có nghĩa là giá mở cửa cao
hơn giá đóng cửa, do đó phản ánh một xu hướng giảm.

 
Hiểu áp lực mua và bán trên nến
Bạn có biết rằng có những nến tăng được coi là nến giảm và nến giảm được coi là
tăng? Để thực sự hiểu khái niệm này, bạn cần hiểu áp lực mua và bán.
Bạn thấy đấy, mỗi cây nến được hình thành cho bạn biết một câu chuyện về trận
chiến giữa những con bò và những con gấu - người thống trị trận chiến, người
chiến thắng cuối cùng, người đang suy yếu, v.v. Tất cả những điều đó được phản
ánh trong bất kỳ cây nến nào bạn nhìn thấy. Chiều dài cơ thể của nến cũng như
bóng (hoặc bấc) cho bạn biết một câu chuyện về áp lực mua và bán.
Ví dụ, nhìn vào hai biểu đồ dưới đây:

 
Nhìn vào nến xanh đầu tiên trên biểu đồ bên trái, đó là nến tăng giá phải không?
Đúng. Nhưng bạn có thể thấy rằng nó có một cơ thể rất ngắn và bấc/bóng rất dài
(đuôi).
Nó cho bạn biết những người bán (gấu) đã chiếm ưu thế. Nếu nến này hình thành
sau khi chạm mức kháng cự, nó sẽ được coi là tín hiệu giảm giá mặc dù đó là nến
tăng.
Bây giờ, bạn có thể áp dụng cùng một loại logic cho tất cả các nến khác ở trên và
đọc câu chuyện mà mỗi người đang kể cho bạn.
•         Nếu bấc trên rất dài, đơn giản sẽ cho bạn biết rằng có rất nhiều áp lực
bán. Nó có nghĩa là giá mở và được người mua đẩy lên cao hơn nhưng sau
đó ở mức giá cao nhất, người bán đã vào và đẩy nó xuống.
•         Nếu bấc dưới dài, nó sẽ cho bạn biết rằng có rất nhiều áp lực mua.
Người bán đã đẩy giá xuống nhưng người mua đã vào và đẩy giá trở lại.
•         Nếu bấc dưới ngắn, nó sẽ cho bạn biết áp lực mua rất nhỏ.
•         Nếu bấc trên ngắn, nó sẽ cho bạn biết rằng có áp lực bán rất nhỏ.
Chiều dài của thân nến thì sao?
•         Thân nến càng dài biểu thị áp lực mua hoặc bán rất mạnh.
•         Một thân nến ngắn cho thấy sự biến động giá ít và do đó ít áp lực mua hoặc
bán.
 Đôi khi nến sẽ không có bóng trên hoặc dưới nhưng có thân rất dài. Chúng được hiểu
theo cách tương tự như nến tiêu chuẩn nhưng là một dấu hiệu thậm chí còn mạnh mẽ hơn
về tâm lý thị trường tăng hoặc tiêu cực.
  Trong trường hợp nến tăng, giá không bao giờ giảm dưới mức mở. Trong trường hợp
nến giảm giá, giá không bao giờ giao dịch trên mức mở. Xem bên dưới:

 Bây giờ, cho đến nay chúng ta đã xem xét từng nến riêng lẻ ... nếu bạn
kết hợp nhiều hơn một nến thì sao? Nó cho bạn thấy điều gì?
 Chà, một điều quan trọng mà nhóm nến có thể cho bạn thấy độ mạnh
hay yếu của chuyển động tăng hoặc giảm.  Chúng cũng có thể cho bạn
biết nếu chuyển động tăng hoặc giảm đang suy yếu.  Từ được sử dụng
để mô tả một tình huống như vậy được gọi là đà giá.
VIII. Kinh tế vĩ mô cơ bản
1. Giới thiệu về chu kỳ kinh tế và mối liên hệ với TTCK
1. Tổng cầu và tổng cung
 Tổng cầu:
Khái niệm:  
1. Lạm phát là gì ?
*) Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung hay sự mất giá của đồng nội tệ. Tỷ lệ
lạm phát chính là thước đo cho cho sự ổn định của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát cao
có ảnh hưởng xấu đến các thành phần trong nền kinh tế.
Chỉ số tính lạm phát: CPI
Các nguyên nhân gây ra lạm phát:
-Lạm phát do cầu kéo:
-Lạm phát do chi phí đẩy
-Lạm phát do hệ thống chính trị:
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế:
-Lạm phát vừa phải:
Các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi hơn
Lạm phát vừa phải thường tương đồng với một tỷ lệ thất nghiệp nhất định
-Lạm phát phi mã và siêu lạm phát
Do giá cả hàng hóa tăng nhanh và liên tục đã làm cho lợi nhuận của các DN
bị giảm sút-> thu hẹp sản xuất-> tỷ lệ thất nghiệp tăng cao-> đời sống nhân
dân khó khăn.
 Lãi suất: lãi suất là tỷ lệ của tổng lợi tức tín dụng so với tổng số tiền
vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu,lãi suất thị trường liên ngân hàng
Tác động của lãi suất đến nền kinh tế: lãi suất tăng cao đồng nghĩa với việc
DN mất nhiều chi phí hơn để vay tiền của NH->Nguồn vốn bị hạn chế->
Thu hẹp sản xuất-> giá trị kỳ vọng của cổ phiếu bị giảm đi-> nhà đầu tư sẽ
không còn muốn đầu tư nữa.
 
*) Tổng sản phẩm quốc nội GDP: là chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh tổng
giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP có thể cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế và
là định hướng cho việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của nhà đầu tư.
Cthuc tính GDP: GDP=C+I+G+X-IM
Trong đó: C là tổng chi tiêu
                I: tổng đầu tư
                     G: chi tiêu chính phủ
                     X: xuất khẩu
                      IM: nhập khẩu
Để tăng GDP thì chính phủ sẽ có 2 cách sau:
+) Chính sách tài khóa: Chi tiêu chính phủ, thuế
+) Chính sách tiền tệ: dự trữ bắt buộc, Nghiệp vụ thị trường mở OMO, lãi
suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, in tiền.
 
*) Tỷ giá hối đoái: là biểu hiện của giá đồng tiền nước này thông qua một
đồng tiền nước khác:
Ví dụ: 1usd=23000VND
“ tỷ giá hối đoái tỷ lệ nghịch với giá trị đồng nội tệ, giá trị đồng nội tệ giảm
thì tỷ giá tăng”
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá: tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, cán
cân thanh toán quốc tế, chính sách tiền tệ,…
Tác động của tỷ giá đến: đầu tư, xuất nhập khẩu
 
*) Cân đôi thu chi ngân sách: Chỉ tiêu thu chi ngân sách là một chỉ tiêu tài
chính vĩ mô quan trọng phản ánh mức độ vững chắc của tài chính nhà nước.
Thặng dư ngân sách phản ánh sự vững chắc, lành mạng của tài chính nhà
nước, khuyên kích mọi người đầu tư.
 
*) Một số các biến số khác: chỉ số PMI, tăng trưởng tín dụng,….
 Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI (purchasing managers index) phản ánh
sức khỏe của khu vực sản xuất. ( đo lường xu hướng biến động của nền kinh
tế đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. các nhà đầu tư nhìn vào pmi
để đánh giá nền kinh tế vận hành ntn trong ngắn hạn).
Chỉ số này trên 50 điểm phản ánh sự cải thiện các điều kiện kinh doanh so
với tháng trước, trong khi kết quả dưới 50 chỉ sự giảm sút. Do vậy, chỉ số
này càng cao càng cho thấy sự ổn định và sức khỏe tốt cho nền kinh tế.
Chỉ số PMI của VN do ngân hàng HSBC được xây dựng trên dữ liệu thu
nhập hàng tháng từ các nhà quản trị mua hàng tại tại 429 doanh nghiệp sản
xuất tại VN theo các chỉ số riêng biệt như: đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc
làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp, tồn kho các mặt hàng đã mua.
 
 Tăng trưởng tín dụng: là một trong số những chỉ báo vô cùng quan
trọng về sức khỏe nói chung của một nền kinh tế.
Nếu tăng trưởng tín dụng quá cao phản ánh một nền kinh tế đang tăng tăng
trưởng quá nóng và tiềm ẩn nhiều bất ổn vĩ mo.
Nhưng nếu tăng trưởng tín dụng quá thấp  hoặc thậm chí là âm lại phản ánh
một nền kinh tế đang đình trệ và các nhà hoạch định chính sách cần có
những giải pháp để khác phục. Do vậy việc duy trì tăng trưởng tín dụng ở
một mức vừa phải và ổn định là một trong những việc vô cùng quan trọng
của bất kì nền kinh tế nào trên thế giới,
IX. Giới thiệu về bctc
1. Bảng cân đối kế toán
1. Khái niệm và đặc điểm của bảng cân đối kế toán
Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để
phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định (Thời điểm lập báo cáo).
Đặc điểm của bảng cân đối kế toán:
Số liệu trên bảng cân đối kế toán là số dư các khoản mục tại thời điểm lập
báo cáo.
Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh chỉ phản ánh tình trạng tài chính của
doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng.
Bảng cân đối kế toán giống như máy chụp lại tình trạng tài sản và nguồn vốn
của Doanh nghiệp ở một thời điểm đó.
Hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục, do đó biến động số dư các
khoản mục trong bảng cân đối kế toán cũng vận động theo. Vì thế, tại một
thời điểm nào đó chúng ta lập bảng cân đối kế toán chỉ mang tính chất chụp
lại thực trạng tại thời điểm đó của doanh nghiệp còn sau thời điểm đó hoặc
trước thời điểm đó nó không có nhiều ý nghĩa.
Thời điểm lập bảng cân đối kế toán:
Theo yêu cầu chung, bảng CĐKT được lập vào các thời điểm 31/12; 31/3;
30/6; 30/9 hàng năm (theo năm và theo quý);
Ngoài ra với các công tác quản trị BCĐKT được cập nhật liên tục theo thời
gian (phút, giờ, ngày, …)
Đối với các doanh nghiệp lớn đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng các số
liệu của BCĐKT được áp dụng công nghệ vào nên các số liệu biến động đều
được cập nhật theo phút nên khoản mục biến đổi thì trên BCĐKT cũng biến
đổi theo. Do đó, đối với các nhà quản trị đặc biệt là nhà quản trị ngân hàng
có thể xem bảng CĐKT theo phút được.
1. Ý nghĩa của BCĐKT
Thể hiện tổng tài sản và cơ cấu tài sản của DN tại từng thời điểm. Là bức
tranh tổng thể của DN tại từng thời điểm về tổng tài sản, cơ cấu tài sản, cơ
cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó.
Bảng cân đối kế toán có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, căn cứ
vào số liệu trình bày trên bảng ta có thể biết được toàn bộ tài sản và cơ cấu
của tài sản hiện có của doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn
vốn.
Thông qua đó ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng
vốn, triển vọng kinh tế tài chính, sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp ….
Căn cứ vào phần tài sản, các đối tượng sử dụng có thể nhận biết về đặc điểm
lĩnh vực kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào phần nguồn vốn, các đối tượng sử dụng có thể nhận biết về
chính sách huy động vốn cũng như mức độ rủi ro (hoặc an toàn) tài chính
của doanh nghiệp ….
Kết cấu của BCĐKT
Đối với bảng CĐKT 1 cột là Tài sản, 1 cột là Nguồn vốn.
Ý nghĩa của cân đối:
Tài sản=Nguồn vốn
Cân đối giữa các khoản mục trong Tài sản, cân đối giữa các khoản mục
trong Nguồn vốn, cân đối giữa cơ cấu Nguồn vốn với cơ cấu Tài Sản. Khi
chúng ta nhìn vào bảng cân đối ta có thể đánh giá được mức độ cân đối của
bảng như thế nào.
Các khoản mục trong bảng cân đối:
Tài sản Nguồn vốn
Tài sản ngắn hạn Nợ
Tiền Nợ ngắn hạn (<1 năm)
Đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ dài (>1 năm)
Các khoản phải thu  
Tồn kho  
Tài sản ngắn khác  
Tài sản dài hạn II.VCSH
Tài sản cố định Vốn góp CSH
Đầu tư dài hạn Thặng dư vốn cổ phần
(đầu tư cty con, cty liên kết, trái
phiếu, …
Phải thu dài hạn Lợi nhuận chưa phân
phối
Xây dựng dở dang Năm trước để lại
Tài sản dài khác Năm hiện tại
        TSNH là tài sản có thể sử dụng ngay và có thời gian sử dụng ngắn và
thời gian sử dụng dưới 1 năm.
Tiền là cái mà doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay, có thể sử dụng để
thanh toán các khoản cần thiết ngay lập tức. Phục vụ cho cho trả thường
xuyên và kế hoạch đối với những khoản chi trả sắp tới.
TSDH thường là tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng trên 1 năm.
Tài sản cố định là những tài sản không di dời được đi nơi khác bao gồm nhà
của, máy móc, nhà máy, dây chuyền sản xuất, ….
Thặng dư vốn cổ phần là khoản chênh lệch giữa mệnh giá của cổ phiếu và
cái giá nó được phân phối ra bên ngoài.
Ý nghĩa các khoản mục trong TSNH
Tiền: Đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ đến hạn và các chi tiêu thường
xuyên của doanh nghiệp
Đầu tư ngắn hạn: là khoản dự phòng cho các khoản phát sinh bất ngờ trong
hoạt động (khoản này nhỏ hay lớn phụ thuộc kế hoạch và đánh giá rủi ro của
DN và thường để tiền ở tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng hoặc công cụ tài
chính có thanh khoản cao.
Phải thu: Khoản nợ của khách hàng, giúp các doanh nghiệp tạo doanh thu
liên tục và ổn định (khoản này không nên cao hơn khoản phải trả, cũng
không chiếm tỷ trọng cao trong tài sản).
Hàng tồn kho: Đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra liên
tục.
Tài sản ngắn hạn khác: Đây là các khoản không nằm trong 4 khoản mục trên
và không nên chiếm tỷ trọng cao trong bảng cân đối.
Doanh nghiệp cần phân bổ đều tất cả các khoản mục theo đặc điểm kinh
doanh của đơn vị và không nên thiếu một trong các khoản mục trên.
Nếu thiếu tiền ảnh hưởng thanh toán.
Thiếu tiền gửi sẽ không có dự phòng.
Thiếu phải thu không có doanh thu liên tục.
Thiếu hàng tồn kho không đảm bảo cho hoạt động liên tục.
Thiếu tài sản khác ảnh hưởng đến hoạt động chung ….
Do đó, cần cân đối hợp lý các khoản mục => Quản trị tài chính.
Ý nghĩa các khoản mục trong tài sản dài
Tài sản cố định: tài sản có giá trị cao, và thời gian sử dụng trên 1 năm. Thấy
được quy mô doanh nghiệp khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, có
vượt trội so với ngành hay không hay thấp hơn so với ngành.
Đầu tư dài hạn: thể hiện khoản đầu tư ngoài ngành (đầu tư công ty con, công
ty liên kết). Phân tích xem tỷ trọng khoản mục này chiếm bao nhiêu phần
trăm, nó đầu tư vào những công ty nào, vào đúng hoạt động của nó hay đầu
tư ra ngoài lĩnh vực của nó.
Phải thu dài hạn: khoản phải thu trên 1 năm (nên nhỏ).
Đầu tư dài hạn dở dang:  đang trong quá trình xây dựng trên 1 năm.
Lưu ý: Tại một thời điểm nào đó tài sản không đủ 10 khoản mục
        Đủ 10 khoản mục những không cân đối
Đủ 10 khoản mục, đủ cơ cấu nhưng chất lượng kém
Doanh nghiệp sẽ chết
Mỗi doanh nghiệp có những rủi ro riêng, nên tiềm ẩn rủi ro không giống
nhau.
Nên quan tâm tới khoản mục bất thường
Ý nghĩa các khoản mục trong nguồn vốn
Nợ ngắn: những khoản nợ dưới 1 năm
Nợ dài: những khoản nợ trên 1 năm
Vốn góp chủ sở hữu: vốn điều lệ
Thặng dư vốn cổ phần: chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phần
Lợi nhuận giữ lại: khoản lợi nhuận được giữ lại hàng năm
Lưu ý:
Doanh nghiệp tốt nên phân bổ đầy đủ và cân đối giữa các khoản mục
Thiếu nợ: ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn
Thiếu vốn chủ sở hữu: ảnh hưởng đến khả năng tự chủ về tài chính
Cân đối hợp lý các khoản phù hợp với đặc điểm của đơn vị.
b.  BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Cơ sở pháp lý
 Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính
 Thông tư số: 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007
 Thông tư số: 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn
chế độ kế toán doanh nghiệp
1. Khái niệm và đặc điểm của Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính
tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh
trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các
hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác, BCKQKD là
phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
 Đặc điểm của BCKQKD:
 BCKQKD là bức tranh chụp chậm về thực trạng hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của tài sản tại
một thời điểm nhất định.
 Số liệu trên BCKQKD là tổng số trong kỳ, tức là tổng doanh thu
hay tổng chi phí trong một kỳ là bao nhiêu
 BCKQKD được lập vào các thời điểm
Theo quý: 31/3, 30/6, 30/9, 31/12
Theo năm: 31/12
Giữa năm (bán niên ) : 30/6
 BCKQKD được cập nhật liên tục theo thời gian
 Các yếu tố ảnh hưởng đến KQHĐKD như khối lượng sản
phẩm, chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức tiêu thụ,
phương thức thanh toán, thị trường, chi phí, thuế…
1. Ý nghĩa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 BCKQKD cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp
 Căn cứ vào BCKQKD, các nhà đầu tư có thể đánh giá về kết
quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong mỗi kỳ, trên
cơ sở đó dự báo về tương lai của doanh nghiệp.
 Giúp các nhà đầu tư nhận diện rõ ràng các mối quan hệ cơ bản
trong hoạt động kinh doanh, từ đó dự báo về lợi nhuận cũng
như dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.
 Hiểu một cách đơn giản
  BCKQKD thể hiện chất lượng của tài sản ( tài sản đang sinh
lời hay suy giảm)
 Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các
yếu tố chi phí đầu vào
 Đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tài sản từ đó
đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả
của đồng vốn mà chúng ta đầu tư.
1. Kết cấu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
      Đây là kết cấu của BCKQKD cơ bản
Cụ thể như sau:
Báo cáo kết quả Ví dụ về quán
hoạt động kinh bán bún đậu của
doanh Trang.
(1) Doanh thu bán Ghi nhận khi doanh Khi Trang giao
hàng hoặc cung nghiệp đã giao bún đậu cho
cấp dịch vụ hàng cho khách khách và khách
hàng và khách nhận được thì
hàng đã nhận được sẽ ghi nhận
hàng mà không trong doanh thu
quan tâm việc của cửa hàng
khách hàng đã
thanh toán hay
chưa
(2) Các khoản giảm Chính sách chiết Bún đậu không
trừ doanh thu khấu hàng hóa đủ món nên
hoặc sản phẩm bị khách hàng
hư hỏng và trả lại không ưng nên
hàng trả lại
Mua 5 suất bún
đậu giảm 5%
đơn hàng đó
(3)= (1)-(2) Doanh thu thuần
(4) Giá vốn hàng vốn Chi phí tạo ra sản Đậu phụ, chả
( Cost of Goods phẩm hàng hóa cốm, nem, thịt
Sold) như là chi phí luộc, bún...
nguyên vật liệu đầu
vào, vật liệu phụ...
(5)=(3)-(4) Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
(6) Doanh thu tài
chính
(7) Chi phí tài chính Chi phí trả lãi vay Trả lãi vay ngân
( chi phí lãi vay) cho chủ nợ hàng
(8) Chi phí bán hàng Chi phí vận chuyển Tiền ship hàng,
hàng hóa đi bán, chi phí quảng
máy móc cho việc cáo marketing
bán hàng, chi phí trên shopee,
cho marketing, sale facebook
(9) Chi phí quản lý Chi phí cho các Lương cho quản
doanh nghiệp nhà quản lý: giám lý...
đốc, nhà điều hành,
trưởng phòng...
(10)=(5)+(6)- Lợi nhuận thuần Cho thấy cơ cấu
(7)-(8)-(9) từ hoạt động kinh hoạt động của
doanh doanh nghiệp
(11) Thu nhập khác Không phải thu Bán lại máy
nhập từ sản phẩm chiên đồ ăn,...
doanh nghiệp sản
xuất ra chẳng hạn
như thanh lý tài sản
cố định...
(12) Chi phí khác Chẳng hạn như chi
phí thanh lý tài sản
cố định,...
(13)=(11)-(12) Lợi nhuận khác
(14)=(10)+(13) Lợi nhuận trước
thuế
(15) Thuế thu nhập
của doanh nghiệp
(16)=(14)-(15) Lợi nhuận sau Tái đầu tư: mở
thuế rộng thêm cửa
-Chia một phần hàng
cho cổ đông
-Tái đầu tư
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
I.Nguồn gốc ra đời và cơ sở pháp lý
*Nguồn gốc ra đời:
1.Trước năm 1950 mua bán trả tiền ngay, nên khi kết quả kinh doanh có lãi=>công
ty có tiền.
2.Sau năm 1950 mua bán trả chậm=>công ty có lãi=>chưa chắc đã có tiền
=>Người ta nhặt những nghiệp vụ kế toán đã phát sinh, đã hoàn thành trong kỳ kế
toán=>đưa lên một bảng mới (gọi là bảng lưu chuyển tiền tệ).
=>Bảng này lưu chứa tất cả các hành vi về tiền của doanh nghiệp phát sinh trong
kỳ.
*Cơ sở pháp lý:
- Chuẩn mực kế toán số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 – Hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp
II.Tầm quan trọng Báo cáo LCTT
- Bảng CĐKT phản ánh quy mô, kết cấu tài sản nguồn vốn DN.
- Bảng kết quả kinh doanh phản ánh khả năng vận (sử dụng) tài sản của DN.
- Bảng Báo cáo LCTT phản ánh chất lượng vận hành tài sản của doanh nghiệp.
=>Báo cáo LCTT vẽ lên bức tranh chân thật về lợi nhuận và tính ổn định của DN.
=>Điểm khác biệt giữa báo cáo KQKD và LCTT chính là số dư:
- Doanh thu và lợi nhuận được ghi nhận ngay sau khi bán hàng, mặc dù chưa nhận
được tiền
- Thuế thu nhập và khấu hao được ghi dưới dạng chi phí, cho dù không cần phải trả
tiền ngay lập tức
=> Một công ty có thu nhập tốt trên BCKQKD, nhưng trên BCLCTT cho thấy
chính xác số tiền nhận được, ngay cả khi công ty kiếm được lợi nhuận tốt, nó vẫn
có thể không đáng đầu tư vì khách hàng không trả tiền, hay công ty phải dùng một
khoản tiền lớn để bảo trì nhà xưởng hoặc thiết bị.
=>Nếu không có tiền công ty không thể trang trải chi phí hàng tháng và buộc phải
phá sản.
=>Nếu dòng tiền tăng mỗi năm là tín hiệu tốt và ngược lại.
III.Khái niệm và mục đích
1.Khái niệm
Báo cáo LCTT hay báo cáo dòng tiền là một loại BCTC thể hiện dòng tiền ra và
dòng tiền vào của một tổ chức trong 1 khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay
năm tài chính).
Báo cáo LCTT được lập vào các thời điểm: theo năm tài chính, quý, tháng…đối
với hoạt động nhà quản trị được cập nhật liên tục theo thời gian (phút, giờ, ngày..)
Số liệu trên BC LCTT là số cộng dồn (tổng số) phát sinh trong kỳ báo cáo.
2.Mục đích: Cung cấp thông tin cho người sử dụng các vấn đề sau
- Tiền được tạo ra từ các hoạt động nào của doanh nghiệp, nguyên nhân của các số
dư tiền trong kỳ?
- Tiền được sử dụng vào những công việc gì?
- Giúp đánh giá khả năng trả nợ, khả năng chi trả cổ tức của DN
- Giúp đánh giá nhu cầu của DN đối với các nguồn tài trợ bên ngoài
- Đối chiếu sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và số tiền mặt thực nhận
- Dự đoán khả năng và độ tin cậy các luồng tiền trong tương lai
IV.Kết cấu và nội dung
* BC LCTT được trình bày theo 3 hoạt động:
Hoạt động kinh doanh: Bao gồm các hoạt động liên quan đến
+ Khoản mục ĐT, giá vốn, CPQL, CPBH và các chi phí tài chính trên BCKQKD
+Các khoản KHÔNG PHẢI hoạt động đầu tư+KHÔNG PHẢI hoạt động tài trợ
vốn
Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán
các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương
tiền.
+Liên quản tài sản dài hạn + đầu tư (không phải tương đương tiền)
+Bao gồm các khoản lãi nhận được từ đầu tư
Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu
của VCSH và vốn vay của doanh nghiệp. Bao gồm việc phân phối lợi nhuận cho
chủ sở hữu.
Dòng tiền thu – Dòng tiền chi = Dòng tiền thuần (HĐKD/HĐĐT/HĐTC)
 
V.Lập BC LCTT theo 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp (lấy ví dụ hướng
dẫn cụ thể)
1.Trình bày theo phương pháp trực tiếp
- Lập bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng
nội dung.
- Từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của DN
2.Trình bày theo phương pháp gián tiếp
- Trên cơ sở ghi nhận KQKD theo báo cáo KQKD, sau đó loại trừ đi các khoản
mục không thực sự thu được tiền và phải chi tiền.

VI.Lập báo cáo LCTT theo phương pháp trực tiếp


 
VII.Lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp (thường dùng hơn)
Tiền thuần = LNTT + KHÔNG THỰC CHI BẰNG TIỀN – KHÔNG THỰC
THU BẰNG TIỀN
*Phương pháp thực hiện:
B1: Loại trừ các khoản Thu – Chi không bằng tiền
Điều chỉnh LNTT của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng bởi các mục không
phải bằng tiền, gồm:
- Các khoản CP không bằng tiền như: Khấu hao TSCĐ, dự phòng,…
- Các khoản lãi, lỗ không bằng tiền: chênh lệch tỷ giá hối đoái, góp vốn bằng tài
sản phi tiền tệ,…
- Các khoản lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư như: Lãi, lỗ về
thanh lý, nhượng bán TSCĐ và BĐS đầu tư, tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và
lợi nhuận được chia,…
- CP lãi vay đã ghi nhận vào BCKQHĐKD trong kỳ
- Các khoản điều chỉnh khác
B2: Điều chỉnh sự biến động (tăng hoặc giảm) vốn lưu động:
SDCK – SDĐK =SPS tăng – SPS giảm
(Là sự biến động của dòng tiền của HĐKD)
- Luồng tiền từ HĐKD được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi vốn lưu động,
gồm:
+ Tăng/giảm khoản phải thu
+ Tăng/giảm hàng tồn kho
+ Tăng/giảm khoản phải trả từ HĐKD (không kể của hđ Đầu tư)
+Tăng/giảm chi phí trả trước
+ Lãi tiền vay đã trả
+ Thuế TNDN đã nộp
+ Tiền thu khác từ HĐKD
=>LNTT sau khi điều chỉnh B1 + B2 = Dòng tiền thuần từ HĐKD
VIII.Ưu và nhược điểm của 2 phương pháp
*Phương pháp gián tiếp
- Không cho thấy mối liên hệ giữa KQHĐKD với kết quả lưu chuyển tiền.
- Các số liệu trên BC LCTT khó kiểm tra đối chiếu với các số liệu trong các báo
cáo khác.
*Phương pháp gián tiếp:
- Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp, cho thấy cụ thể mlh giữa
KQHĐKD với KQ LCTT
- Dễ kiểm tra đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo tài chính khác
IX.Ý nghĩa nghiên cứu
- BC LCTT là báo cáo phản ánh tổng quát tình hình hình thành và sử dụng tiền của
DN trong kỳ báo cáo
- Bản chất BC LCTT là một sự sắp xếp lại báo cáo thu chi nhằm cung cấp thông tin
hữu ích hơn. Đồng thời phân tích sự khác biệt giữa lợi nhuận và các dòng tiền
- BC LCTT: không phải là trình bày tất cả các mục thu chi của DN mà là cung cấp
thông tin về các dòng tiền quan trọng (3 hoạt động của doanh nghiệp), giúp người
đọc hiểu được sự thay đổi tình hình tài chính của DN.
- Thông tin trên BC LCTT cung cấp đến đối tượng:
+ Nhà quản lý: DN có tiền để trả nợ, trả cổ tức cho cổ đông không?
+ Nhà đầu tư: khả năng tạo ra tiền trong tương lai của DN? Có cần tài trợ thêm?
Có thể chi trả cổ tức không?
+ Chủ nợ: DN có khả năng thanh toán?
X. Những vấn đề cơ bản cần biết khi đầu tư chứng khoán
1.Cổ tức là gì?
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ
phần và có thể được trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư
luôn mong muốn nhận lại khoản này và coi đây là một trong những mục tiêu mong
muốn có được. Có hai hình thức trả cổ tức phổ biến là bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
-Ý nghĩa của cổ tức
Một Doanh nghiệp là sự hợp tác của một hay nhiều cổ đông và cổ tức chính là mục tiêu
hùn vốn của các cổ đông đó. Doanh nghiệp hoạt động tốt, sinh ra nhiều lợi nhuận thì cổ
tức được chi trả cho mỗi cổ đông sẽ nhiều hơn.
-Giá trị của cổ tức
Trong đại hội cổ đông hằng năm của công ty thì giá trị cổ tức sẽ được xác định và
thông báo cho cổ đông theo hai hình thức:
·         Tiền mặt tương ứng với số lượng cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ
·         Tỷ lệ % khi so với lợi nhuận của Công ty
Giá trị cổ tức được tính toán dựa trên lợi nhuận chưa sử dụng đến của doanh nghiệp
và kế hoạch, viễn cảnh kinh doanh trong thời gian kế tiếp.
-Làm thế nào để nhận được cổ tức
Để được công ty chi trả cổ tức, yêu cầu tiên quyết là bạn phải nắm trong tay cổ phiếu
trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
·         Nếu cổ phiếu nắm giữ là cổ phiếu đã niêm yết trên sàn, cổ tức sẽ được
trả trực tiếp vào tài khoản chứng khoán của bạn.
·         Nếu cổ phiếu nắm giữa là cổ phiếu chưa niêm yết (OTC), thì để nhận
cổ tức bạn cần phải liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp.
-Có 2 hình thức nhận cổ tức
 +Cổ tức bằng tiền mặt
Ưu điểm
Nhà đầu tư nhận được sự bảo đảm với một khoản tiền nắm chắc trong tay và ổn định,
qua đó có thể trực tiếp sử dụng khoản tiền đó để đầu tư vào lĩnh vực khác hoặc cho
nhu cầu cá nhân. Đây là một lựa chọn phù hợp với những cổ đông không thích rủi ro
hoặc nhận thấy thị trường chứng khoán đang suy giảm, hoặc mong muốn có nguồn thu
nhập chắc chắn.
Đối với doanh nghiệp, chi trả cổ tức bằng tiền mặt tạo sự an tâm cho cổ đông, gia tăng
uy tín của công ty. Đây cũng là khoản minh chứng cho việc kinh doanh có hiệu quả
trong giai đoạn trước đó của công ty.
Nhược điểm
 Với nhà đầu tư, việc nhận tiền mặt thể hiện sự hiện thực hóa khoản đầu tư thành lợi
nhuận. Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt có thể đem đến giảm nguồn tiền
hiện có của doanh nghiệp.
Cổ tức được trích từ khoản lợi nhuận giữ lại của công ty và hoàn toàn có thể là nguồn
vốn để tái đầu tư giúp công ty phát triển. Vì vậy, việc phải trích khoản mục này để thực
hiện trả cổ tức bằng tiền mặt vô hình chung làm mất đi cơ hội gia tăng nguồn vốn kinh
doanh.
+Cổ tức bằng cổ phiếu
Với những cổ đông ưa mạo hiểm, thích lợi nhuận cao trong tương lai thì hưởng cổ tức
bằng cổ phiếu được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, cổ đông cần có những cái nhìn toàn
diện hơn về tình hình của công ty và thị trường chứng khoán.
Ưu điểm
Nhiều công ty thay vì trả cổ tức bằng tiền lại thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu vì muốn
giữ lại tiền để mở rộng sản xuất, đầu tư cho dự án mới. Nếu kế hoạch này thành công,
đem lại lợi nhuận cao, tiền đầu tư của cổ đông được sử dụng hiệu quả thì tổng giá trị
của công ty sẽ tăng lên.
Đối với nhà đầu tư, việc nhận thêm cổ phiếu sẽ giúp ích cho họ nếu cổ phiếu đó trên thị
trường chứng khoán có xu hướng tăng cao. Lợi nhuận đem về từ việc bán cổ phiếu
qua đó sẽ lơn so với mức ban đầu.
Nhược điểm
Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ gây pha loãng lượng cổ phiếu lưu hành của công ty.
Qua đó, khiến giá trị trên mỗi cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ sẽ giảm đi.
Khi tất cả các cổ đông của công ty được nhận thêm cổ phiếu mới theo một tỷ lệ nhất
định thì nhà đầu tư nên hiểu rằng công ty không nhận được nguồn vốn góp mới từ cổ
đông hoặc nhà đầu tư ngoài, đây chỉ là việc chuyên đổi giữa các khoản mục trong
nguồn vốn cổ đông từ lợi nhuận sang vốn điều lệ, do đó vốn chủ sở hữu không thay
đổi.
TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC LÀ GÌ?
Tỷ lệ chi trả cổ tức là tỷ lệ phần trăm (%) giữa Cổ tức bằng tiền chia cho Lợi nhuận
sau thuế của doanh nghiệp.

TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC BAO NHIÊU LÀ TỐI ƯU NHẤT?


Không có con số chính xác tỷ lệ chi trả cổ tức bao nhiêu là tốt nhất. Để xác định được
con số tối ưu nhất thì tỷ lệ chi trả cổ tức phải đáp ứng được hai vấn đề dưới đây:
·         Đầu tiên, doanh nghiệp được bổ sung đủ nguồn vốn cho hoạt động
kinh doanh
·         Tiếp theo, doanh nghiệp đảm bảo vẫn giữ được tỷ suất sinh lợi trên
vốn tốt
2. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CỔ TỨC
Vì sao công ty trả cổ tức cho cổ đông?
Công ty được thành lập và hoạt động bởi sự hợp tác của các cổ đông (chủ sở hữu) do
đó mục đích kinh doanh cuối cùng của công ty là mang lại lợi nhuận cho các cổ đông
đó.
Vì vậy, việc chi trả cổ tức củng như một lời khẳng định hoạt động kinh doanh của công
ty đang đi đúng hướng, sinh ra lợi nhuận, tạo niềm tin cho các cổ đông.
Vì sao nhiều công ty không chi trả cổ tức?
Khi họp hội đồng quản trị công ty, nếu tất cả các cổ đông có niềm tin rằng công ty vẫn
đang trên đà phát triển vững mạnh và việc sử dụng lợi nhuận tái đầu tư sẽ đem lại hiệu
quả cao hơn việc chi trả cổ tức ở thời điểm này thì sẽ không chi trả cổ tức.
Tất nhiên việc này cần phải được sự đồng ý của đại đa số cổ đông.
Tuy nhiên, việc không chi trả cổ tức đôi khi cũng mang lại những hậu quả nghiêm trọng
vì những biến cố nào đó mà công ty hoạt động không hiệu quả, thậm chí thua lỗ trong
tương lai thì các cổ đông sẽ mất đi khá nhiều.
Ngày giao dịch cuối cùng là ngày gì?
Ngày đăng ký cuối cùng (Ngày ĐKCC) là ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu
chứng khoán và là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán
với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông.
Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng
khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu
phát hành thêm…
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) là ngày giao dịch mà nhà đầu tư
mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận
cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…
              
 
 

You might also like