You are on page 1of 79

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:


Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được hơn 10 năm, tuy
còn non trẻ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần khẳng định được
vai trò quan trọng của nó, là một kênh huy động và luân chuyển vốn trung và
dài hạn cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì
các công ty chứng khoán với tư cách là các chủ thể tham gia kinh doanh trên
thị trường cũng đã ra đời và hoạt động, đóng góp rất lớn vào hoạt động của thị
trường thông qua vai trò trung gian của mình. Các công ty chứng khoán hoạt
động với mục tiêu mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán cao,
nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giúp cho thị trường chứng khoán hoạt động
công bằng, minh bạch và hiệu quả.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt
động của các công ty chứng khoán và qua thực tế thực tập, tìm hiểu hoạt động
của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á. Em thấy công ty cần phải
có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện hiện nay. Với
mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về Công ty chứng khoán và hoạt
động của Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
- Phân tích thực trạng hoạt động của CTCPCK Đông Nam Á, từ đó
đánh giá kết quả, hạn chế, và các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt
động của công ty.

1
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động
của CTCPCK Đông Nam Á.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực
tiễn về hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán.
- Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả hoạt động của CTCPCK Đông Nam
Á trong thời gian qua.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tập trung vào hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động
của Công ty chứng khoán.Trên cơ sở những lý luận cơ bản, kết hợp với việc
nghiên cứu thực trạng hoạt động của CTCPCK Đông Nam Á, luận văn đã đưa
ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTCPCK Đông
Nam Á trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty chứng khoán và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Chứng khoán Đông Nam Á.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần
Chứng khoán Đông Nam Á.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Lê Cường, Ban lãnh đạo
cùng các cán bộ phòng Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp Công ty Cổ phần
Chứng Khoán Đông Nam Á đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này.

2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán


1.1.1 Khái niệm
Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một
yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị
trường chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là
thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính
thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy, để thúc đẩy thị trường chứng
khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra
đời của các công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực chứng
khoán thông qua việc thực hiện một hoặc một vài dịch vụ chứng khoán với
mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Theo Luật Chứng khoán 2006 và NĐ số 14/2007/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều luật của chứng khoán thì: Công ty chứng khoán được
tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
theo quy định của Luật doanh nghiệp và được thực hiện một, một số hoặc
toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau:
Môi giới chứng khoán
Tự doanh chứng khoán
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán

3
Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên công ty chứng
khoán còn được phép cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài
chính khác theo quy định.
Ngoài ra, do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán các công
ty chứng khoán còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
trong hành nghề chứng khoán.
1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán có vai trò quan trọng đối với các tổ chức phát
hành, đối với nhà đầu tư, đối với thị trường chứng khoán và đối với cơ quan
quản lý thị trường. Với mỗi chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán thì
vai trò của công ty chứng khoán thể hiện là khác nhau.

- Đối với tổ chức phát hành:

Mục tiêu tham gia vào TTCK của công ty phát hành là huy động vốn
thông qua việc phát hành chứng khoán vì vậy thông qua hoạt động đại lý phát
hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế
huy động vốn phục vụ các nhà phát hành.

- Đối với nhà đầu tư:

Thông qua hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, và các nghiệp
vụ hỗ trợ khác. Công ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí và thời gian
giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Đối với hàng hoá thông
thường mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người
bán. Tuy nhiên đối với TTCK sự biến động thường xuyên của giá cả chứng
khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi
phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư.

4
Nhưng thông qua các công ty chứng khoán với trình độ chuyên môn cao và
uy tín nghề nghiệp, sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một
cách hiệu quả.
- Đối với TTCK

Đối với TTCK , công ty chứng khoán thể hiện hai vai trò chính:

Một là, Góp phần tạo lập giá cả điều tiết thị trường. Giá cả chứng
khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên để đưa ra mức giá cuối cùng,
người mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không
được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các công ty chứng khoán là
những thành viên của thị trường, do đó họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị
trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các công ty chứng khoán
cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy giá cả của
mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá các các công ty
chứng khoán.

Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều
tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi
ích của chính mình, nhiều công ty chứng khoán đã dành một tỷ lệ nhất định
các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường.

Hai là, góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.
TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài
chính nhưng các công ty chứng khoán mới tạo ra cơ chế trao đổi trên thị
trường. Trên thị trường sơ cấp, do cải thiện các hoạt động như bảo lãnh phát
hành, chứng khoán hoá, các công ty chứng khoán không những huy động
được một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà
còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các
chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán trao đổi trên thị trường trên

5
thị trường thứ cấp. Điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu
tư. Trên thị trường thứ cấp, do thực hiện các giao dịch mua và bán các công ty
chứng khoán giúp nhà đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và
ngược lại. Đó là những hoạt động có thể làm tăng tính thanh khoán của những
tài sản tài chính.
- Đối với cơ quan quản lý thị trường:
Công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho các
cơ quan quản lý thị trường để thực hiện mục tiêu quản lý. Các công ty chứng
khoán thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành
các chứng khoán, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện giao
dịch trên thị trường. Một trong những yêu cầu của TTCK là các thông tin cần
phải được công khai hoá dưới sự giám sát của Bộ tài chính, cơ quan quản lý
thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp,
vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các công ty chứng khoán vì công ty chứng
khoán có thể cung cấp thông tin bao gồm thông tin về các giao dịch mua bán
trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và thông tin về các nhà
đầu tư. Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát
và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường.
1.1.3 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán
Là một định chế tài chính đặc biệt, khác hẳn với các doanh nghiệp sản
xuất và thương mại thông thường. Mặt khác, TTCK cũng mang những đặc
trưng mà khác hẳn với các thị trường khác. Do đó, có thể khái quát mô hình tổ
chức kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán theo 2 nhóm sau:
1.1.3.1. Mô hình công ty chứng khoán đa năng.
Theo mô hình này, công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức
một tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh

6
doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính. Theo đó, các ngân hàng thương mại
hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh
doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành hai loại:
- Mô hình công ty chứng khoán đa năng một phần: Các ngân hàng muốn
kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt
động tách rời.
- Mô hình công ty chứng khoán đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được
kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ.
Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực
kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa
dạng hóa đầu tư. Ngoài ra, mô hình này còn có ưu điểm là tăng khả năng chịu
đựng của ngân hàng trước những biến động trên thị trường tài chính. Mặt khác,
các ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ
có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại và hiểu biết rõ về khách hàng cũng như các
doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dự án.
Tuy nhiên, do khó tách bạch được hoạt động ngân hàng và hoạt động
kinh doanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lành
mạnh, các ngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường, và khi đó
các biến động trên thị trường chứng khoán sẽ tác động mạnh tới kinh doanh
tiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, do không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn, nên các
ngân hàng có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đầu tư chứng
khoán, và khi thị trường chứng khoán biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác
động tới công chúng thông qua việc ồ ạt rút tiền gửi, làm cho ngân hàng mất
khả năng chi trả. Do những hạn chế như vậy, nên sau khi khủng hoảng thị
trường tài chính 1929 - 1933, các nước đã chuyển sang mô hình chuyên
doanh, chỉ có một số thị trường ( như Đức) vẫn còn áp dụng mô hình này.

7
1.1.3.2. Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh.
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty
độc lập và chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân
hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.
Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân
hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hóa sâu
trong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển. Mô hình này
được áp dụng khá rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật và các thị trường mới
nổi như Hàn Quốc, Thái Lan...
Tuy nhiên, do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ nên
ngày nay một số thị trường cũng cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền
tệ, chứng khoán, bảo hiểm, nhưng được tổ chức thành các công ty mẹ, công ty
con có sự quản lý, giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối độc lập với nhau.

1.2 Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán


1.2.1 Các hoạt động kinh doanh chính.
1.2.1.1 Môi giới chứng khoán.
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian mua bán chứng khoán
cho khách hàng để hưởng hoa hồng, làm dịch vụ nhận các lệnh mua, lệnh bán
chứng khoán của khách hàng, chuyển các lệnh mua bán đó vào Sở giao dịch
chứng khoán và hưởng hoa hồng môi giới. Công ty chứng khoán đại diện cho
khách hàng tiến hành giao dịch chứng khoán mà chính khách hàng phải chịu
trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
Chức năng:
- Hoạt động môi giới chứng khoán nối liền khách hàng với bộ phận
nghiên cứu đầu tư, cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các
khuyến nghị đầu tư.

8
- Nối liền những người bán và những người mua, đem đến cho khách
hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính.
- Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết, trở thành
người bạn, người chia sẻ những lo âu căng thẳng và đưa ra những lời động
viên kịp thời.
- Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức (điển hình là sợ hãi và tham
lam), để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo.
1.2.1.2 Tự doanh chứng khoán.
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua
bán các chứng khoán cho chính mình.
Mục đích của hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán nhằm
thu lợi nhuận cho chính mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và sự ổn
định của thị trường, pháp luật các nước đều yêu cầu các công ty chứng khoán
khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn và con người.
Những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh:
- Tách biệt quản lý
+ Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh
và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động.
+ Các công ty chứng khoán phải có đội ngũ nhân viên riêng biệt để
thực hiện nghiệp vụ tư doanh. Các nhân viên này phải hoàn toàn tách biệt với
bộ phận môi giới.
+ Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán còn phải đảm bảo sự tách
bạch về tài sản của khách hàng với các tài sản của chính công ty.
- Ưu tiên khách hàng
Công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng
khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của
khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty.

9
- Bình ổn thị trường
Do tính đặc thù của thị trường chứng khoán, đặc biệt là các thị trường
chứng khoán mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì
tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao. Điều này rất dễ gây
biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư lớn, chuyên
nghiệp rất cần thiết để làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường. Bên
cạnh hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty chứng khoán với
khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua hoạt động
tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các
loại chứng khoán trên thị trường.
1.2.1.3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành
thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối
chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi
phát hành.
Tổ chức bảo lãnh chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán
của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để
hưởng hoa hồng.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ
lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh
phát hành là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và
số tiền tổ chức phát hành nhận được.
Bảo lãnh phát hành gồm có các phương thức sau:
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó
tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có
phân phối được hết chứng khoán hay không.

10
- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: là việc tổ chức bảo lãnh cam
kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức
phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ
chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh
phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất.
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó
tổ chức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát
hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam
kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không
phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức
này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng
khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung
gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo
lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu
tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn).
Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến
mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ
thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.
1.2.1.4 Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Tư vấn đầu tư chứng khoán là đưa ra lời khuyên, phân tích các tình
huống hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng.
Nguyên tắc của hoạt động tư vấn.
Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là
vốn họ bỏ ra kinh doanh, nhưng những báo cáo phân tích của họ lại có tác
động tâm lý rất lớn đến người được tư vấn và có thể làm cho người được tư

11
vấn hưởng lợi hay bị thiệt hại. Nhà tư vấn phải luôn là những người thận
trọng khi đưa ra những lời bình luận về giá trị của các loại chứng khoán, nếu
người đầu tư có lợi, kiếm được tiền từ lời tư vấn này thì họ sẽ vui mừng
nhưng nếu họ bị thiệt hại thì họ sẽ tìm kiếm những nhà tư vấn để phàn nàn,
thậm chí bắt bồi thường. Do vậy, khi hành động, nhà tư vấn cần đặt ra và tuân
theo một số nguyên tắc nhất định, tối thiểu như sau:
+ Không đảm bảo chắc chắn về giá trị của chứng khoán.
+ Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình có thể
không hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ không
chịu trách nhiệm về những lời khuyên đó.
+ Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứng
khoán nào đó. Những lời tư vấn phải được xuất phát từ cơ sở khách quan là sự
phân tích tổng hợp một cách logic, khoa học.
1.2.2 Các hoạt động hỗ trợ
1.2.2.1 Quản lý thu nhập của khách hàng
Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, Công ty chứng
khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức chứng khoán và đứng ra làm dịch
vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách
hàng.
1.2.2.2 Hoạt động tín dụng
Đối với các TTCK phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng
khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, công ty chứng khoán còn triển
khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán
khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện
nghiệp vụ mua ký quỹ (margin purchase).

12
Cho vay kỹ quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho
khách hàng của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng các loại chứng
khoán đó làm vật thế chấp cho khoản vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một
phần, số còn lại sẽ do công ty chứng khoán ứng trước thanh toán. Đến ký hạn
thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ số gốc vay cùng với lãi cho công ty
chứng khoán. Trường hợp khách hàng không trả được nợ, thì công ty sẽ phát
mãi số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ.

1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung được hiểu là các lợi ích kinh
tế, xã hội đã đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh
bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế có ý
nghĩa quyết định.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán cũng gắn với
các mục tiêu kinh tế xã hội mà trước hết là mục tiêu của công ty, sau đó là
mục tiêu của ngành công nghiệp chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế.
Công ty chứng khoán cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào khác đều
phải lấy an toàn và hiệu quả kinh tế làm tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá
hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, mọi công ty chứng khoán đều mong
muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả kinh tế của
hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán cũng là sự so
sánh giữa doanh thu thu được và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Hiệu
quả kinh tế của công ty chứng khoán có thể xem xét dưới dạng số tuyệt đối,
hoặc số tương đối.
Sự khác biệt giữa công ty chứng khoán với các loại hình định chế tài
chính khác xuất phát từ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán do công ty

13
chứng khoán thực hiện. Công ty chứng khoán có thể là công ty chuyên thực
hiện dịch vụ môi giới, có công ty chỉ thực hiện hoạt động tư vấn, nhưng có
công ty thực hiện nhiều loại hình dịch vụ như tự doanh chứng khoán, môi giới
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chúng khoán,
cung ứng thông tin chứng khoán cho khách hàng. Vì vậy, hiệu quả kinh tế
hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán phải là chỉ tiêu tổng hợp của
các hoạt động kinh doanh chủ yếu trên. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp
thường là: mức chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán, doanh thu, lợi
nhuận, doanh lợi vốn.
Ngoài ra có thể xem xét hiệu quả kinh tế của từng hoạt động kinh
doanh cụ thể mà công ty chứng khoán thực hiện gồm:
- Hiệu quả kinh tế hoạt động tự doanh là sự so sánh giữa doanh thu
tự doanh chứng khoán và các chi phí liên quan đến doanh thu tự doanh như
khoản lỗ bán chứng khoán tự doanh, phí lưu ký chứng khoán tự doanh, phí
giao dịch chứng khoán của khối lượng chứng khoán bán ra, chi phí trực
tiếp hoạt động kinh doanh chứng khoán tự doanh như chi phí nhân viên
trực tiếp, chi phí vật liệu văn phòng, chi phí công cụ đồ dùng, chi phí dịch
vụ mua ngoài.
- Hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi giới là sự so sánh giữa doanh
thu thu phí giao dịch chứng khoán và các chi phí liên quan đến doanh thu
đó như chi phí giao dịch chứng khoán cho người đầu tư, chi phí nhân viên
trực tiếp.
- Hiệu quả kinh tế trong hoạt động bảo lãnh phát hành là sự so sánh
giữa doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán và các chi phí liên
quan đến doanh thu đó như chi phí thực hiện việc bán chứng khoán bảo lãnh
phát hành, hoa hồng đại lý phát hành chứng khoán.

14
- Hiệu quả kinh tế trong vấn đầu tư chứng khoán là sự so sánh giữa số
phí công ty chứng khoán được hưởng từ việc tư vấn đầu tư chứng khoán cho
người đầu tư và các chi phí khác mà công ty chứng khoán phải trả cho tư vấn
đầu tư chứng khoán của công ty.
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng
khoán
Tất cả các doanh nghiệp tồn tại và phát triển đều phải đặt ra những mục
tiêu cụ thể. Để đạt được mục tiêu đó trước hết doanh nghiệp phải xác định cho
mình chiến lược kinh doanh phù hợp với sự biến động của thị trường. Đồng
thời phải tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thường dựa trên
các chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.
1.3.2.1 Chỉ tiêu định lượng
Trong phân tích báo cáo tài chính, có hệ thống các chỉ tiêu phân tích
báo cáo tài chính được sử dụng như: hệ thống Camel, hệ thống Pearls, hệ
thống tỷ số theo mô hình ZETA. Trong giới hạn cho phép của đề tài, xin được
giới thiệu hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính theo mô hình ZETA
(Mô hình ZETA là mô hình do giáo sư Edward I.Alman và Narayanan nghiên
cứu áp dụng cho các doanh nghiệp). Theo mô hình này, nhìn chung các tỷ số
được thiết lập theo cách nhìn nhận từ nhiều góc độ và được nhà phân tích
phân chia thành các nhóm chính:
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử
dụng để đánh giá khả năng thanh toán của công ty chứng khoán tại các thời
kỳ nhất định.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn (hay cơ cấu vốn): Đây là nhóm
chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử
dụng nợ của doanh nghiệp

15
Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty chứng khoán (chất
lượng tài sản): Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng sử dụng tài
nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Các chỉ tiêu sinh lời là cơ sở quan
trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh một thời kỳ nhất định, là đáp
số cuối cùng của hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán và
còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài
chính trong tương lai của công ty.
Khi sử dụng mô hình ZETA, với hệ thống chỉ tiêu không quá phức tạp
nhưng cũng đủ để cho phép nhà phân tích đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu phân tích mà nhà phân tích chú
trọng nhiều hơn đến nhóm chỉ tiêu này hay nhóm chỉ tiêu khác. Chẳng hạn,
các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của
người vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả
năng hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Họ cũng cần nghiên cứu tình
hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng
nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ
cuối cùng của doanh nghiệp. Mỗi nhóm chỉ tiêu trên bao gồm nhiều chỉ tiêu
và trong từng trường hợp các chỉ tiêu được lựa chọn sẽ phù hợp về bản chất,
quy mô của hoạt động phân tích. Tuy nhiên, việc phân tích các chỉ tiêu (tỷ số)
sẽ có ý nghĩa hơn nếu sử dụng số liệu trong các báo cáo tình chính để minh
họa bản chất, cách tính toán và ý nghĩa của các nhóm chỉ tiêu mà chủ yếu là
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này không
có nghĩa là báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính không
quan trọng. Mà thực sự các nhà doanh nghiệp hiện nay cần phải quan tâm rất
nhiều tới các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo

16
tài chính. Sau đây là nhóm những chỉ tiêu thường được áp dụng để đánh giá
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.
- Vốn khả dụng.
Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh khả năng trả nợ của công ty chứng
khoán mà còn phản ánh khả năng chống đỡ lại với các rủi ro mà công ty có
thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, chỉ tiêu về mức
vốn khả dụng có tính chất tổng quát hơn, với những yêu cầu chặt chẽ hơn. Có
thể rút ra công thức chung mang tính khái quát để tính mức vốn khả dụng cho
công ty chứng khoán như sau:

Tổng giá trị tài - Các khoản tài + Các khoản gia
Vốn khả dụng =
sản sản giảm trừ tăng

Trong đó:
+ Tổng giá trị tài sản: là toàn bộ giá trị các tài sản hiện có thuộc sở hữu
và thuộc trách nhiệm quản lý của công ty chứng khoán tại thời điểm tính toán.
+ Các khoản tài sản giảm trừ: là những khoản tài sản mà công ty chứng
khoán khó huy động để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn để
đáp ứng các nhu cầu thanh toán.
+ Các khoản gia tăng: là những khoản không nằm trong bảng cân đối kế
toán của công ty chứng khoán nhưng công ty chứng khoán có thể huy động
được để chuyển ra tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán trong những trường
hợp cần thiết.
Ngoài ra, chỉ tiêu về mức vốn khả dụng còn được dùng để đánh giá các
chỉ tiêu khác có liên quan như tính được vốn hoạt động ròng, tổng nợ điều
chỉnh.
+ Vốn hoạt động ròng = Vốn khả dụng – Tổng nợ điều chỉnh

17
Trong đó: Tổng nợ điều chỉnh = Tổng nợ - Các khoản giảm trừ
Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BTC quy định CTCK phải duy trì tỷ lệ
vốn khả dụng trên tổng nợ điều chỉnh tối thiểu bằng 5%.
- Chỉ tiêu nợ trên tài sản có tính thanh khoản.
Chỉ tiêu nợ trên tài sản có tính thanh khoản là thước đo khả năng đáp
ứng các nhu cầu về tài chính của công ty chứng khoán. Chỉ tiêu này cũng xác
định khả năng chi trả cho người đầu tư chứng khoán trong trường hợp cần
thiết. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tæng nî (ph©n theo kú h¹n


Tû lÖ % nî trªn tµi s¶n nî ph¶i thanh to¸n)
=  100%
cã tÝnh thanh kho¶n Tµi s¶n cã tÝnh thanh kho¶n (ph©n
theo kú h¹n tµi s¶n cã kh¶ n¨ng
chuyÓn hãa thµnh tiÒn mÆt)

Nếu trong các loại tài sản của công ty chứng khoán khi được phân loại,
đánh giá lại giá trị theo kỳ hạn, loại trừ các loại cổ phiếu và tài sản khác
không có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt mà nhỏ hơn nợ phải thanh toán
cùng kỳ hạn thì có thể dẫn đến tình trạng công ty chứng khoán mất khả năng
thanh toán tạm thời tại các thời điểm nhất định.
- Chỉ tiêu nợ trong thanh toán giao dịch chứng khoán trên nguồn vốn.
Chỉ tiêu nợ trong thanh toán giao dịch chứng khoán trên nguồn vốn là
quan hệ tỷ lệ giữa các khoản phải thu từ nhà đầu tư với nguồn vốn của công ty
chứng khoán. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Kho¶n ph¶i thu tõ nhµ


Tû lÖ kho¶n ph¶i thu tõ nhµ ®Çu t­ chøng kho¸n
= x 100%
®Çu t­ trªn nguån vèn Nguån vèn

18
Chỉ tiêu này cho biết mức độ phụ thuộc của khả năng thanh toán của
công ty chứng khoán vào một loại tài sản thường không thể chuyển đổi thành
tiền (Khoản phải thu của nhà đầu tư chứng khoán). Chỉ tiêu này còn để phân
biệt công ty chứng khoán hoạt động lành mạnh với công ty chứng khoán có
khó khăn về tài chính.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn (hay cơ cấu vốn).
Nhóm chỉ tiêu này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở
hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và
có ý nghĩa quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ
nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự
bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp
một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất kinh doanh chủ
yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ,
các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc sử dụng nợ doanh nghiệp còn được hưởng một khoản tiết kiệm
thuế và chi phí nợ là chi phí trước thuế; hơn nữa, nếu doanh nghiệp thu được
lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu gia tăng đáng kể.
- Hệ số nợ.
Là chỉ tiêu được xác định bằng cách lấy tổng nợ chia cho tổng tài sản.
Chỉ tiêu được dùng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các
chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường, các chủ nợ thích hệ số nợ vừa phải
vì hệ số này càng thấp thì khoản nợ càng được bảo đảm trong trường hợp
doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích
hệ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm
soát doanh nghiệp. Song nếu hệ số này quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào
tình trạng mất khả năng thanh toán.

19
Việc sử dụng nợ, tiềm ẩn trong đó chi phí vốn chủ cao hơn chi phí nợ
vì chi phí nợ là chi phí trước thuế còn chi phí vốn chủ là chi phí sau thuế nên
sử dụng nợ được hưởng tiết kiệm nhờ thuế.
Sử dụng nợ có hiệu quả khi doanh nghiệp biết sử dụng đòn bẩy tài
chính trong kinh doanh (sử dụng nợ để khuyếch đại thu nhập cho các chủ sở
hữu). Chủ doanh nghiệp biết cân nhắc sử dụng bao nhiêu nợ là phù hợp với
tình hình cụ thể của thị trường và của nền kinh tế. Thực tế việc sử dụng nợ
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: rủi ro trong kinh doanh, chính sách thuế, khả
năng tài chính của doanh nghiệp, sự “ bảo thủ” hay “ phóng khoáng” của nhà
quản lý, tình trạng của nền kinh tế. Những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp phải
chịu rủi ro lỗ thấp hơn khi nền kinh tế suy thoái, đồng thời có lợi nhuận kỳ
vọng thấp hơn khi nền kinh tế hưng thịnh. Nói cách khác, doanh nghiệp có hệ
số nợ cao có nguy cơ lỗ lớn nhưng lại có lợi nhuận kỳ vọng cao. Tuy khả
năng gia tăng thu nhập cho các chủ sở hữu là điều mong muốn của các doanh
nghiệp nhưng phần lớn họ không thích rủi ro. Nghiên cứu cơ cấu vốn của
doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề này. Cơ cấu vốn được coi là một trong
những chính sách tài chính quan trọng của doanh nghiệp, nó có vị trí quan
trọng trong việc điều chỉnh các khoản nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
- Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi.
Chỉ tiêu thể hiện tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay
(EBIT/ lãi vay).

Lîi nhuËn tr­íc thuÕ vµ l·i vay


Kh¶ n¨ng thanh to¸n l·i vay =
L·i vay
Chỉ tiêu này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi vay
hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả

20
năng của doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Nếu khả năng trả lãi vay của
doanh nghiệp là kém thì thể hiện khả năng sinh lời của tài sản thấp và ngược lại.
- Chỉ tiêu cơ cấu tài sản.
Là chỉ tiêu được tính bằng cách chia tài sản lưu động (hay tài sản cố
định) cho tổng tài sản. Thông qua chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá trình độ sử
dụng vốn của công ty chứng khoán. Chỉ tiêu này còn cho biết trong một đồng
vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào tài sản lưu
động, bao nhiêu đầu tư vào tài sản cố định. Do đó, bố trí cơ cấu tài sản càng
hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao bấy nhiêu.
- Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.
Hệ số này đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủ
động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao, khả năng tự
chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp ít chịu rủi ro
trước các biến động của thị trường. Tuy nhiên, chi phí vốn chủ cao hơn chi
phí nợ và việc sử dụng quá nhiều vốn có thể dẫn tới bị san sẻ quyền quản lý
doanh nghiệp, doanh nghiệp rất dễ có nguy cơ bị thôn tính.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá khả năng
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được sử
dụng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu
động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu
quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ
phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử
dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ tiêu này để xem xét khả năng hoạt động
của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu đánh giá thay đổi về nguồn vốn.

21
Mức độ thay đổi về nguồn vốn giữa năm nay ( năm hiện tại) và năm
trước là một chỉ tiêu quan trọng, được sử dụng để xác định mức độ cải thiện
hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty chứng khoán trong năm và
được tính theo công thức sau:

Chªnh lÖch nguån vèn gi÷a


Møc ®é thay ®æi n¨m nay vµ n¨m tr­íc
= x 100%
vÒ nguån vèn Nguån vèn n¨m tr­íc

- Chỉ tiêu về số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.


Tỷ lệ phần trăm số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán trên nguồn
vốn được xác định theo công thức sau:

Sè trÝch dù phßng gi¶m


Tû lÖ % sè trÝch dù phßng
gi¸ chøng kho¸n
gi¶m gi¸ chøng kho¸n = x 100%
Nguån vèn
trªn nguån vèn

Số trích dự phòng giảm giá chứng khoán bao gồm dự phòng giảm giá
chứng khoán tự doanh, ủy thác đầu tư (nếu công ty chứng khoán chịu theo
cam kết), chứng khoán đầu tư dài hạn, đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác.
Nguồn vốn của một công ty chứng khoán có vai trò tạo ra nguồn vốn dự trữ
để bù đắp cho các khoản tổn thất lớn hơn mức trung bình và vượt quá khả
năng chi trả của mức dự phòng giảm giá chứng khoán.
Chỉ tiêu về số trích dự phòng giảm giá chứng khoán phản ánh mức độ
đảm bảo nguồn dự trữ để bù đắp cho các khoản tổn thất do giảm giá chứng
khoán.
- Mức độ tăng doanh thu.
Để đánh giá mức độ tăng trưởng về doanh thu người ta thường so sánh
doanh thu của năm nay so với năm trước và được xác định theo công thức.

22
Tû suÊt lîi nhuËn Lîi nhuËn sau thuÕ
= x 100%
vèn kinh doanh Vèn kinh doanh b×nh qu©n
Chỉ tiêu này còn có thể được tính cho từng loại hoạt động như hoạt
động môi giới, hoạt động tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn và các hoạt
động khác của công ty chứng khoán.
Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng
khoán bao gồm:
+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tự doanh.
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán.
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán
+ Cho thuê tài sản, thiết bị, cung cấp thông tin chứng khoán cho khách
hàng và doanh thu từ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính khác.
- Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động
Tỷ lệ chi phí là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh
của công ty chứng khoán thông qua việc khống chế các chi phí ở mức hợp lý
mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ chi phí cao hay thấp ảnh hưởng
tới kết quả kinh doanh và ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh của công ty chứng khoán.

Chi phÝ ho¹t ®éng kinh doanh


Tû lÖ % chi phÝ chøng kho¸n trong kú
= x 100%
ho¹t ®éng Doanh thu thuÇn kinh doanh
chøng kho¸n trong kú

Chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm:
+ Khoản lỗ bán chứng khoán tự doanh.

23
+ Các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến thực hiện các hoạt
động dịch vụ chứng khoán như hoạt động môi giới chứng khoán, bảo lãnh, đại
lý phát hành chứng khoán, hoạt động tư vấn đầu tư và các hoạt động khác.
+ Chi phí hoạt động tài chính khác như trả lãi trái phiếu, trả lãi tiền vay.

Doanh thu thuần Doanh thu hoạt


= - Các khoản giảm trừ
kinh doanh chứng động kinh doanh
doanh thu
khoán chứng khoán

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.


Các chỉ tiêu sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động
kinh doanh một thời kỳ nhất định, là đáp số cuối cùng của hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty chứng khoán và còn là một luận cứ quan trọng để các
nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai của công ty.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu mà
công ty chứng khoán thực hiện trong kỳ đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán.

Tû lÖ lîi nhuËn sau Lîi nhuËn sau thuÕ


= x 100%
thuÕ trªn doanh thu Doanh thu thuÇn

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.


Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của
đồng vốn, công thức tính như sau.

Tû suÊt lîi nhuËn Lîi nhuËn sau thuÕ


= x 100%
vèn kinh doanh Vèn kinh doanh b×nh qu©n

- Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng đầu tư tự doanh.

24
Chỉ tiêu chất lượng đầu tư tự doanh đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư
tự doanh của công ty chứng khoán, một yếu tố quan trọng đóng góp vào lợi
nhuận chung của công ty. Chỉ tiêu này còn cho biết chất lượng chung trong
danh mục đầu tư tự doanh của công ty chứng khoán.Công thức tính như sau:

Thu nhËp tõ ho¹t ®éng


Tû lÖ thu nhËp tõ ®Çu
®Çu t­ tù doanh
t­ tù doanh trªn tµi = x 100%
Gi¸ trÞ tµi s¶n
s¶n ®Çu t­ tù doanh
®Çu t­ tù doanh

Các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư tự doanh của công ty chứng
khoán là khoản chênh lệch lãi bán chứng khoán tự doanh ( chênh lệch giữa
giá mua vào và giá bán ra).

- Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE : Return on equity)

Lîi nhuËn sau thuÕ


ROE = x 100%
Vèn chñ së h÷u

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các
nhà đầu tư quan tâm khi họ bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh
lợi vốn chủ sở hữu là hoạt động quan trọng nhất trong quản lý tài chính doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng sinh ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Chỉ tiêu hiệu quả gia tăng vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này cho phép theo dõi, đánh giá lợi nhuận ròng của số vốn chủ
sở hữu tăng thêm cho một hoạt động kinh doanh nhất định. Công thức tính
như sau:
HÖ sè hiÖu qu¶ gia t¨ng Møc thay ®æi lîi nhuËn sau thuÕ
= x 100%
vèn chñ së h÷u Møc thay ®æi vèn chñ së h÷u

25
1.3.2.2 Chỉ tiêu định tính

Chỉ tiêu định tính để đánh giá hiệu quả kinh doanh là những chỉ tiêu
không thể lượng hoá được bằng con số. Chỉ tiêu này thường được đánh giá
bởi thị trường, các nhà phân tích, đặc biệt là khách hàng. Với công ty chứng
khoán chỉ tiêu định tính được nói đến là vị thế và uy tín của công ty trên thị
trường. Điều này thể hiện ở định hướng hoạt động của công ty có phù hợp với
tình hình thị trường, điều kiện thực tế của chính doanh nghiệp cũng như yêu
cầu của khách hàng hay không, chất lượng nhân sự trong công ty, vị trí địa lý
của trụ sở công ty có thuận lợi về giao thông, có ở trung tâm hay không, đặc
biệt là có chiến lược marketing phù hợp, từ đó công ty tạo ra được cách thức
để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng…

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì các chỉ
tiêu định tính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Khi một công ty đạt được những tiêu chuẩn định
tính cũng đồng nghĩa với việc tình hình kinh doanh của công ty rất có hiệu
quả, có vị thế cạnh tranh cao trên thị trường và đạt được các tiêu chuẩn định
lượng.

Chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Chỉ tiêu định lượng là tiền đề, là cơ sở để đạt được chỉ tiêu định tính,
ngược lại chỉ tiêu định tính tác động trở lại để hoạt động kinh doanh của công
ty thêm hiệu quả.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty
chứng khoán
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế gắn liền với hoạt động
của một công ty. Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một công ty nào cũng
luôn quan tâm đến hiệu quả kinh doanh vì nó quyết định sự sống còn của

26
công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty lại chịu chi phối bởi rất nhiều các
yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài, chủ quan và khách quan chính vì thế hiệu
quả kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố này.
1.4.1 Nhân tố khách quan
1.4.1.1 Môi trường kinh tế
Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán luôn diễn ra trong một
bối cảnh kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế,
mức độ ổn định của đồng tiền, của tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ tiết
kiệm và đầu tư, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường... Mỗi sự thay đổi của
các yếu tố trên đều tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh
của công ty chứng khoán. Nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao, nhu
cầu đầu tư được mở rộng, đồng tiền ổn định, lãi suất và tỷ giá hối đoái có tính
kích thích đầu tư, mở rộng thị trường chứng khoán sẽ trở thành cơ hội tốt cho
công ty chứng khoán phát triển hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán sút giảm, lạm
phát phi mã... thì mọi sự hoạt động của công ty chứng khoán sẽ bị đảo lộn
hoàn toàn.
1.4.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật và cơ chế chính sách
Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với các yếu tố về chính trị, pháp
luật, do đó, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các diễn biến trên thị
trường chứng khoán nói chung và đến hoạt động kinh doanh chứng khoán nói
riêng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ có thể phát triển trong một môi
trường chính trị ổn định, và pháp luật minh bạch.
Các nhân tố về luật pháp, thể chế cùng với các cơ chế chính sách về
hoạt động kinh doanh chứng khoán trong từng thời kỳ là nhân tố cơ bản cho việc
phát triển thị trường chứng khoán theo mục tiêu và định hướng của Nhà nước.

27
Hoạt động kinh doanh chứng khoán chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhân
tố chính trị. Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ và tác
động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm thể chế chính
trị, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao
và hợp tác kinh tế của chính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình toàn
cầu hóa, trong xu thế chính trị mới...
1.4.1.3 Môi trường công nghệ
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ
thông tin đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để các công ty chứng khoán
nâng cao hiệu quả trong quản lý và kinh doanh. Nhờ khoa học công nghệ
thông tin các công ty chứng khoán có thể tiết kiệm được chi phí quản lý, chi
phí hoạt động kinh doanh chứng khoán từ đó giảm chi phí cung cấp dịch vụ
cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán. Tuy
nhiên, nhân tố này cũng đòi hỏi các công ty chứng khoán phải chủ động nắm
bắt được xu thế mới trong hoạt động kinh doanh chứng khoán do những thay
đổi của khoa học công nghệ mang lại như: chủ động trong việc tiếp nhận khoa
học công nghệ mới vào mở rộng các hình thức nhận lệnh từ xa, có kế hoạch
phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các dịch vụ mới...
1.4.1.4 Môi trường đặc thù
Khác với các loại môi trường có tính chất tổng quát đã trình bày trên,
môi trường đặc thù thường bao gồm các yếu tố tác động đến hoạt động kinh
doanh của công ty chứng khoán một cách trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa đối
với các yếu tố này, công ty chứng khoán có thể tác động hoặc kiểm soát
chúng ở một mức độ nhất định. Thuộc về môi trường đặc thù có các yếu tố
như khách hàng, các hãng cạnh tranh và sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan
quản lý Nhà nước đối với công ty chứng khoán.

28
Hiện nay, kinh doanh phải thỏa mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của
khách hàng. Khách hàng là yếu tố quyết định đến đầu ra đối với sản phẩm,
dịch vụ của công ty chứng khoán. Khách hàng của công ty chứng khoán có
thể là các nhà phát hành, các nhà đầu tư, họ có thể là khách hàng hiện tại cũng
có thể là khách hàng tiềm năng trong tương lai.
1.4.1.5 Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng tới chuyên môn, sản phẩm, dịch
vụ và khả năng thu lợi nhuận của công ty chứng khoán. Thị trường chứng
khoán càng phát triển thì càng có khả năng tạo thêm các công cụ tài chính và
đa dạng hóa dịch vụ, qua đó các công ty chứng khoán có thêm các cơ hội thu
lợi nhuận và ngược lại, khi thị trường chứng khoán kém phát triển thì các
công ty chứng khoán không có điều kiện tạo thêm sản phẩm, dịch vụ dẫn đến
khả năng thu lợi nhuận bị hạn chế.
1.4.2 Nhân tố chủ quan
1.4.2.1 Tiềm lực tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, mọi yếu tố đầu vào của hoạt động kinh
doanh đều phải đi mua hoặc phải đầu tư ứng trước. Do vậy, để tiến hành hoạt
động kinh doanh công ty chứng khoán phải có vốn, vốn phải tích tụ và đạt
được quy mô nhất định để thuê được đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, để
đầu tư máy móc, thiết bị thông tin hiện đại, để thực hiện các biện pháp hỗ trợ
như quảng cáo, khuyến mại... do đó vốn là tiền đề để nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty chứng khoán.Tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán
không chỉ là số vốn hiện có mà còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử dụng
các nguồn lực tài chính trong và ngoài công ty để phục vụ cho chiến lược phát
triển của công ty. Tiềm lực tài chính đủ mạnh cho phép công ty mở rộng quy
mô hoạt động, đa dạng hóa hoạt động, tối thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi
nhuận và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của công ty.

29
1.4.2.2 Uy tín hoạt động
Uy tín hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường được thể hiện
ở sự ổn định khách hàng, ở sự gia tăng nhanh chóng thị phần và doanh thu từ
các hoạt động.
Uy tín hoạt động là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
của công ty, nhưng nó lại được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau từ bên
trong công ty như: năng lực và uy tín của ban lãnh đạo, kinh nghiệm hoạt
động, khả năng tài chính, chất lượng sản phẩm dịch vụ, trình độ chuyên môn
của các cán bộ nhân viên công ty...Uy tín của một công ty chứng khoán là
một tài sản vô hình mang lại lợi thế hoạt động kinh doanh cho công ty chứng
khoán. Cùng một sản phẩm dịch vụ trên thị trường, công ty chứng khoán nào
có uy tín hơn sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động và phát triển dịch vụ,
chiếm lĩnh được thị trường hơn công ty chứng khoán khác.
1.4.2.3 Năng lực quản trị kinh doanh
Trong điều kiện ngày nay, dưới sức ép và tác động từ nhiều phía của
môi trường kinh doanh, những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ cung cấp ngày
càng đòi hỏi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn hết sức khắt khe. Được sự trợ
giúp của tiến bộ kỹ thuật công nghệ, khoa học về quản lý kinh doanh nói chung,
quản trị công ty nói riêng đã phát triển những bước tiến nhảy vọt. Trong điều
kiện đó, một công ty chứng khoán muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một
bộ máy kinh doanh đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách tốt nhất
các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, biết tận dụng mọi tiềm năng và cơ hội
kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và
của thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.4.2.4 Chất lượng nguồn nhân lực
Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám và tính sáng tạo trong
sản phẩm tạo nên giá trị khác biệt của sản phẩm, do đó nhân tố quyết định đến

30
tăng giá trị sản phẩm dịch vụ là yếu tố chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm cả
trình độ của ban lãnh đạo công ty, đội ngũ nhân viên trong công ty và tinh
thần, thái độ làm việc của họ.
Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn
của nhân tố con người. Trong công ty chứng khoán, quan hệ với khách hàng
có tầm quan trọng số một. Sản phẩm càng trìu tượng thì nhân tố con người
càng quan trọng. Những người quản lý hay nhân viên của công ty chứng
khoán phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cũng như độ tín nhiệm.
Khả năng quản lý và điều hành của ban lãnh đạo công ty quyết định
đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty, quyết định đến năng suất,
chất lượng dịch vụ, từ đó quyết định tới khả năng cạnh tranh của công ty.
Trình độ quản lý tốt của doanh nhân được coi như một tài sản lớn đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của công ty.
Đội ngũ nhân viên của công ty có kỹ năng và lành nghề mới tạo ra
được các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, hàm lượng chất xám cao gia
tăng lợi nhuận cho công ty cũng như thu nhập cho nhân viên. Mặt khác, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và sự lành nghề của đội ngũ nhân viên trong công ty
không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ cung cấp cho thị trường, mà còn có thể làm giảm chi phí kinh doanh, giảm
chi phí đào tạo, bồi dưỡng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho công ty.
Ngoài các nhân tố chủ quan, khách quan nêu trên, hiệu quả hoạt động
của công ty chứng khoán còn phụ thuộc vào thu nhập của dân cư, tốc độ phát
triển của các ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế, nhận thức của công chúng về
chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sự nhận biết đầy đủ các ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu cực của các nhân tố đã được coi như một điều tiên quyết để
tổ chức tốt và nâng cao hiệu quả các hoạt động của công ty chứng khoán.

31
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á

2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á


2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán
Đông Nam Á

Năm 2006 được xem là một năm khá thành công và tỏa sáng của Việt
Nam với những sự kiện nổi bật trong quan hệ quốc tế như: Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO; Tổ
chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14 tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh. Những sự kiện kinh tế chính trị trên đã góp phần tác động tích cực và
mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như thị
trường tài chính, thị trường chứng khoán nói riêng. Trước cơ hội với những
tiềm năng to lớn từ kinh tế, những hứa hẹn nhiều nảy nở và phát triển trong
lĩnh vực chứng khoán, Công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á đã ra đời.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á được thành lập và hoạt
động theo giấy phép số 34/UBCK- GPHĐKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước cấp ngày 22/12/2006, với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, hiện tại
vốn điều lệ của công ty là 200 tỷ đồng. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty
bao gồm: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Tư vấn đầu tư
chứng khoán.

- Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á

- Tên giao dịch quốc tế: Southeast Asian Securities Corporation

- Tên viết tắt: SASC

32
- Vốn điều lệ: 200.000.000.000 VND

- Giấy phép thành lập và hoạt động: Số 34/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban


Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 22/12/2006

- Website: www.seabs.com.vn

- Email: sasc@seabs.com.vn

- Nghiệp vụ kinh doanh:

1. Môi giới chứng khoán

2. Tự doanh chứng khoán

3. Tư vấn đầu tư chứng khoán

- Trụ sở chính: Số 14 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội

- Chi nhánh: 81-83 Đường Cách mạng Tháng Tám – Quận 1 – Thành phố
Hồ Chí Minh

- Phương châm: “Sự thành công của khách hàng là thành công của
SASC”.

- Mục tiêu: Trở thành một trong những Công ty Chứng khoán hàng đầu tại
Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức công ty bao gồm 3 khối: khối đầu tư, khối môi giới,
khối chức năng.

33
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SASC
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM
HỘI ĐỒNG
SOÁT
QUẢN TRỊ

HỘI ĐỒNG ĐẦU BAN TỔNG PHÒNG KSNB &


TƯ GIÁM ĐỐC QTRR

CHI NHÁNH TP KHỐI CHỨC


HCM KHỐI ĐẦU TƯ KHỐI MÔI GIỚI NĂNG

BAN GIÁM PHÒNG BỘ PHẬN PHÒNG KTTC


ĐỐC TVTCDN MG NIÊM
YẾT

PHÒNG PHÒNG KD BỘ PHẬN BỘ PHẬN


TVTCDN & ĐẦU TƯ MG OTC KTTC

PHÒNG BỘ PHẬN BỘ PHẬN


MÔI GIỚI PR KTGD&LK

PHÒNG KD BỘ PHẬN PHÒNG CNTT


DVKH

PHÒNG
KTTC PHÒNG HCNS

PHÒNG
HCNS

PHÒNG
CNTT

34
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền
cao nhất, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được
Luật pháp và điều lệ công ty quy định.
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và
lợi ích hợp pháp của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông. Hội đồng quản trị của SASC hiện có 5 thành viên gồm 1 Chủ
tịch hội đồng quản trị và 4 thành viên.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có
nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trong quản trị và điều hành
hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát
của công ty hiện có 3 thành viên.
- Hội đồng đầu tư: Hội đồng đầu tư phê duyệt các hạn mức và giao dịch
đầu tư. Hội đồng đầu tư bao gồm các thành viên: Chủ tịch hội đồng quản
trị, Thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc đầu tư.
- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có
nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phòng Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro: Tham mưu cho Ban Tổng
giám đốc xây dựng chính sách về lĩnh vực quản lý rủi ro và kiểm soát
nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp
quản lý rủi ro toàn diện các hoạt động trong công ty và kiểm soát nội
bộ theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban Tổng giám đốc.
- Phòng môi giới:

35
+ Thực hiện mở tài khoản cho khách hàng, ký kết các hợp đồng dịch vụ
với khách hàng,tiếp nhận và xử lý lệnh mua hoặc bán chứng khoán của
khách hàng.
+ Tư vấn, cung cấp thông tin thường xuyên về từng phiên giao dịch,
thông tin tài khoản và các thông tin liên quan đến chứng khoán, thị
trường chứng khoán cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khách hàng có liên quan dến nghiệp vụ
môi giới.
+ Xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ với các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, kiến nghị phương
hướng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới liên quan đến hoạt động
môi giới.
- Phòng kinh doanh và đầu tư:
Thực hiện chức năng phân tích
+ Nghiên cứu, phân tích tình hình thị trường, đưa ra các bản tin phân
tích, bình luận về chứng khoán và đánh giá động thái của thị trường.
+ Thực hiện các báo cáo phân tích phục vụ công việc tư vấn cho khách
hàng.
Thực hiên chức năng tự doanh
+ Phân tích thị trường và đề xuất các phương án tự doanh chứng khoán
cho Ban giám đốc công ty.
+ Thực hiện nghiệp vụ tự doanh theo đúng quy trình và lập báo cáo
đánh giá kết quả hoạt đông tự doanh.
- Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp:

36
+ Cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp cho khách hàng,
bao gồm: Tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn niêm yết chứng
khoán, tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, tư vấn mua bán sáp nhập
doanh nghiệp, tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, tư vấn quản
lý sổ cổ đông, tư vấn chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, tư vấn bán
đấu giá cổ phần ra công chúng, tư vấn điều lệ doanh nghiệp.
+ Xây dựng triển khai các phương án tiếp thị, tìm kiếm đối tác tiếp
nhận các dịch vụ của công ty.
- Phòng kế toán tài chính:
+ Đảm bảo hướng dẫn chính sách kế toán cho toàn hệ thống kịp thời, phù
hợp với luật định hiện hành và đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới.
+ Hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn trong
công tác kế toán tài chính và tuân thủ theo các luật định và chuẩn mực
kế toán hiện hành.
+ Thực hiện công tác kiểm tra giám sát các khoản chi tiêu và đầu tư tại
Hội sở và toàn hệ thống, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
+ Thực hiện công tác thuế, thực hiện các loại báo cáo tài chính.
+ Thiết lập dần hệ thống kế toán quản trị đảm bảo cung cấp các thông
tin chi tiết phục vụ quản trị điều hành hiệu quả.
+ Thực hiện công tác đào tạo nghiệp vụ kế toán cho các bộ phận để cập
nhật thông tin kịp thời liên quan đến kế toán tài chính theo luật định.
- Phòng hành chính nhân sự:
+ Thực hiện các công việc hành chính, quản lý hành chính và quản trị
văn phòng.
+ Hỗ trợ tổ chức và thực hiện công tác hậu cần cho các dịp lễ, tổ chức
sự kiện của công ty.

37
+ Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của pháp
luật.
+ Thực hiện công tác tuyển dụng và quản lý nhân viên.
+ Phối hợp với các bộ phận xây dựng và thực hiện chương trình đào
tạo nhân viên.
- Phòng công nghệ thông tin:
+ Tổ chức và vận hành hệ thống xử lý số liệu nội bộ trên cơ sở đảm
bảo an toàn và bảo mật dữ liệu toàn công ty.
+ Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin toàn công ty.
+ Xây dựng, duy trì và phát triển trang web của công ty.
2.1.2.2 Cơ cấu nhân sự
Nhân sự tại SASC chủ yếu là lực lượng lao động trẻ. Đây cũng là đặc
thù chung của các công ty chứng khoán vì đây là lĩnh vực kinh doanh mới thế
hệ trẻ dễ nắm bắt, năng động sẽ phù hợp hơn.
Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự của SASC
31/12/2009 31/12/2010
Trình độ Số Tỷ Số Tỷ
lượng lệ lượng lệ
Trên đại học 5 6.76 5 5.95
% %
Đại học 65 87.8 75 89.2
4% 9%
Cao đẳng, trung 4 5.4 4 4.76
cấp % %
Tổng 74 100 84 100
% %

2.1.3 Các hoạt động và dịch vụ của công ty

38
2.1.3.1 Các hoạt động của công ty
- Môi giới chứng khoán
Thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán SASC sẽ đứng ra làm trung
gian giao dịch( mua và bán) chứng khoán cho các nhà đầu tư.
Trên nền tảng công nghệ giao dich hiện đại, dịch vụ Môi giới chứng
khoán của SASC giúp khách hàng trong việc:
+ Giảm chi phí nhân sự
+ Giảm chi phí thực hiện giao dịch
+ Khai thác nguồn thông tin phân tích và thông tin thị trường nhanh
chóng và hiệu quả thông qua hệ thống thông tin của SASC và mối quan hệ
với các công ty chứng khoán khác.
+ Thực hiện các giao dịch của khách hàng nhanh chóng, thuận tiện với
độ tin cậy cao.
+ Khách hàng của SASC ngoài cách đặt lệnh trực tiếp còn có thể gọi
điện để đặt lệnh nhanh chóng và tiện lợi.

+ Thông qua dịch vụ Trading Oline, khách hàng có thể đặt lệnh, tra cứu
số dư tiền và số dư chứng khoán mà không phải đến tận nơi hay gọi điện thoại
một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

Đây là một trong các hoạt động được công ty chú trọng phát triển vì
vậy SASC đã và đang tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chuẩn hoá Quy trình Giao dịch và tự
động hoá giao dịch chứng khoán.

- Tự doanh chứng khoán

Công ty thực hiện tự doanh trái phiếu và cổ phiếu ở cả trụ sở chính và


chi nhánh. Thực hiện hoạt động này công ty có quy trình tự doanh riêng để

39
đảm bảo an toàn và hiệu quả. Công ty thực hiện mua trái phiếu Chính phủ,
công trái, trái phiếu công ty, các loại cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết với
giá cả hợp lý, thủ tục nhanh gọn.
Hoạt động tự doanh của công ty được thực hiện bởi bộ phận tự doanh
tách biệt với hoạt động môi giới và tuân thủ theo quy định của pháp luật về
trình tự giao dịch và thanh toán.
- Tư vấn đầu tư chứng khoán
Tư vấn đầu tư là hoạt động mà SASC cung cấp cho các nhà đầu tư kết
quả phân tích, công bố các báo cáo phân tích và các khuyến nghị liên quan
đến chứng khoán.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp
Đây là hoạt động hết sức phức tạp đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức tài
chính, luật pháp, marketing. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, tài năng
SASC đã xây dựng và thực hiện cung cấp một số loại hình tư vấn tài chính
như sau:
+ Tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp
+ Tư vấn phát hành chứng khoán
+ Tư vấn quản lý sổ cổ đông
+ Tư vấn điều lệ doanh nghiệp
+ Tư vấn niêm yết chứng khoán
+ Tư vấn và thực hiện đấu giá cổ phần
+ Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
+ Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
+ Tư vấn mua bán và sát nhập doanh nghiệp.
2.1.3.2 Các dịch vụ của công ty

40
- Uỷ thác đấu giá
SASC là đại lý đấu giá của các đợt đấu giá phát hành cổ phiếu qua Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh(HOSE) cũng như Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC). Với quy trình thẩm định đầu tư và sự hỗ
trợ của đội ngũ chuyên viên phân tích, SASC sẵn sàng tư vấn nhà đầu tư trong
các đợt đấu giá phát hành cổ phiếu để đảm bảo đạt được hiệu quả đầu tư cao
nhất. Nhà đầu tư tại SASC cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính từ
SASC và các ngân hàng đối tác trong các đợt đấu giá cổ phần.
Nhà đầu tư có nhu cầu tham gia đấu giá mua cổ phiếu của các công ty
thực hiện bán đấu giá cổ phần ra công chúng hoặc các doanh nghiệp Nhà
nước bán đấu giá cổ phần khi thực hiện cổ phần hoá nhưng không đủ số tiền
dự định mua có thể đăng ký dịch vụ hỗ trợ đấu giá mua cổ phần tại SASC.
SASC sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư dịch vụ này thông qua các điều khoản
thoả thuận trong hợp đồng hỗ trợ đấu giá với các điều khoản cụ thể về mức hỗ
trợ, thời gian hỗ trợ và mức phí hỗ trợ đối với từng đợt bán đấu giá cổ phần.
- Ứng trước tiền bán chứng khoán
SASC phối hợp với các ngân hàng đối tác cung cấp dịch vụ ứng trước
tiền bán chứng khoán cho nhà đầu tư.
Với dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, nhà đầu tư có thể thu
được tiền bán chứng khoán ngay khi có kết quả khớp lệnh giao dịch mà không
cần phải đợi đến ngày T+3, giúp tối đa hoá việc sử dụng nguồn vốn.
- Cầm cố chứng khoán
SASC phối hợp với các ngân hàng đối tác cung cấp dịch vụ cho vay
cầm cố chứng khoán và ứng trước tiền bán chứng khoán cho nhà đầu tư.

Với dịch vụ cầm cố chứng khoán, nhà đầu tư có thể sử dụng chứng
khoán niêm yết cũng như chứng khoán chưa niêm yết trong danh sách chấp
nhận làm tài sản cầm cố cho các khoản vay đầu tư.

41
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh chứng khoán của
công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á
2.2.1 Đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán tại
SASC
Sau hơn 4 năm hoạt động SASC đã dần khẳng định được thương hiệu
và vị thế của mình, các hoạt động của công ty từng bước phát triển. Kết quả
hoạt động kinh doanh của SASC trong 3 năm hoạt động gần đây nhất đã cho
thấy kết quả như sau:
- Cơ cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn của SASC
Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động về tài sản của SASC
(Đơn vị: Triệu đồng)
31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Thay
Thay đổi
đổi
2009
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ 2010
Số tiền Số tiền /2008 Số tiền
trọng trọng (%) trọng /2009
(%)
A. TÀI SẢN NGẮN
200,015 61.6% 349,049 79.6% 75% 2,184,339 93.7% 526%
HẠN
I. Tiền và các khoản
87,809 43.9% 181,300 51.9% 106% 649,205 29.7% 258%
tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư
32,028 16.0% 67,094 19.2% 109% 99,749 4.6% 49%
tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn 60,109 187.7% 99,425 148.2% 65% 155,394 155.8% 56%
2. Dự phòng giảm
(28,081) -87.7% (32,331) -48.2% 15% (55,645) -55.8% 72%
giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải
78,808 39.4% 99,042 28.4% 26% 1,391,190 63.7% 1305%
thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho 0 0.0% 0 0.0% 0% 117 0.0% -
V. Tài sản ngắn hạn
1,370 0.7% 1,613 0.5% 18% 44,078 2.0% 2633%
khác
B. TÀI SẢN DÀI
124,531 38.4% 89,282 20.4% -28% 147,791 6.3% 66%
HẠN
I. Tài sản cố định 6,058 4.9% 4,750 5.3% -22% 5,228 3.5% 10%
1. Tài sản cố định
5,319 87.8% 4,030 84.8% -24% 4,173 79.8% 4%
hữu hình
2. Tài sản cố định vô
739 12.2% 720 15.2% -3% 1,055 20.2% 47%
hình
II. Các khoản đầu tư
116,338 93.4% 82,615 92.5% -29% 137,931 93.3% 67%
tài chính dài hạn
III. Tài sản dài hạn
2,135 1.7% 1,917 2.1% -10% 4,632 3.2% 142%
khác
Tổng cộng tài sản 324,546 100.0% 438,331 100.0% 35% 2,332,130 100.0% 432%
(Nguồn: Bản công bố thông tin của SASC)

42
Bảng 2.3: Cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn của SASC
(Đơn vị: Triệu đồng)
31/12/2008 31/12/2009 Thay 31/12/2010
đổi Thay đổi
Chỉ tiêu Tỷ 2009 Tỷ 2010
Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền
trọng /2008 trọng /2009 (%)
(%)
A. NỢ PHẢI
197,595 60.9% 283,570 64.7% 44% 2,164,615 92.8% 663%
TRẢ
I. Nợ ngắn
197,530 100.0% 283,552 100.0% 44% 1,364,597 63.0% 381%
hạn
II. Nợ dài hạn 65 0.0% 18 0.0% -72% 800,018 37.0% 4444444%
B. NGUỒN
VỐN CHỦ 126,951 39.1% 154,761 35.3% 22% 167,515 7.2% 8%
SỞ HỮU
I. Vốn đầu tư
của chủ sở 126,951 100.0% 154,761 100.0% 22% 167,515 100.0% 8%
hữu
1. Vốn đầu tư
của chủ sở 200,000 157.5% 200,000 129.2% 0% 200,000 119.4% 0%
hữu
2. Quỹ dự
phòng tài 2,945 2.3% 2,945 1.9% 0% 2,945 1.8% 0%
chính
3. Lợi nhuận
sau thuế chưa (75,994) -59.9% (48,184) -31.1% -37% (35,430) -21.2% -26%
phân phối
Tổng cộng
324,546 100.0% 438,331 100.0% 35% 2,332,130 100.0% 432%
nguồn vốn
(Nguồn: Bản công bố thông tin của SASC)
Bảng 2.2 và 2.3 cho thấy tổng nguồn vốn và tổng tài sản của công ty
tăng dần qua các năm, năm 2009 tăng 35% so với năm 2008 và năm 2010 tiếp
tục tăng 432% so với năm 2009.
Do tính chất về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, các công ty chứng
khoán thường có cơ cấu tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn, trong nguồn vốn
vay thì vay ngắn hạn là chủ yếu.

Theo bảng 2.2, năm 2008 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 61.6% và
tỷ lệ này tăng lên 79.6% năm 2009 và đạt 93.7% vào năm 2010, tỷ trọng tài
sản dài hạn năm 2008 là 38.4% và giảm xuống còn 20.4% năm 2009 và năm
2010 còn 6.3%. Năm 2009, khoản mục tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm
45% tổng tài sản ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 19%,

43
các khoản phải thu ngắn chiếm 28%, tài sản ngắn hạn khác chiếm 1%. Năm
2010, cơ cấu này có sự dịch chuyển. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng
1305% và là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn chiếm
63% tổng tài sản ngắn hạn, điều này là do công ty mở rộng dịch vụ hỗ trợ tín
dụng cho khách hàng. Khoản mục tiền tăng khá mạnh với tỷ lệ tăng 258%,
tuy nhiên tốc độ tăng của tiền thấp hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu
ngắn hạn nên tỷ trọng của tiền trong tổng tài sản ngắn hạn năm 2010 giảm
xuống còn 30% so với năm 2009, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn giảm xuống còn 5%.

Trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả năm 2010 tăng 663% so với năm
2009 và chiếm tỷ trọng 92.8% tổng nguồn vốn. Trong đó, chủ yếu là nợ dài
hạn tăng thông qua việc phát hành trái phiếu chuyển đổi. Mặt khác, từ bảng
2.4 cho thấy trong năm 2010 công ty đã đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy tài chính
với hệ số nợ tăng từ 65% năm 2009 lên 92.8% năm 2010. Tuy nhiên, công ty
lại đầu tư khá nhiều vào tài sản ngắn hạn khiến tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tài
sản dài hạn tăng đáng kể trong năm 2010.

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn và tài sản của SASC 2008-2010

(Đơn vị: lần)


Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Nợ phải trả / Tổng tài sản 0.61 0.65 0.928

Vốn chủ sở hữu / Tổng nợ 0.64 0.55 0.08

TSNH/TSDH 1.61 3.92 14.75

- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

44
Bảng 2.5: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
SASC
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 42.92% 7.78%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 7.29%% 0.92%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 19.74% 7.91%
Hệ số hiệu quả gia tăng VCSH 137% -118%
( Nguồn: Báo cáo tài chính SASC)
Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của
một công ty chứng khoán sau một năm hoạt động. Bên cạnh xem xét các
nhóm chỉ tiêu tài chính khác thì các nhà đầu tư coi đây là nhóm chỉ tiêu đầu
tiên để đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty. Các chỉ tiêu này càng
cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng tốt. Năm 2010 vừa
qua là một năm khá khó khăn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, do
đó hiệu quả kinh doanh của các công ty chứng khoán nhìn chung là thấp. Các
chỉ tiêu sinh lời của SASC đều giảm khá mạnh so với năm 2009 cho thấy hoạt
động kinh doanh của SASC năm 2010 là kém hiệu quả hơn.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty giảm từ 42.92% vào năm
2009 xuống còn 7.78% vào năm 2010 là do tốc độ tăng của chi phí cao gấp
gần 3 lần tốc độ tăng của doanh thu ( tốc độ tăng của chi phí là 405.4%, tốc độ
tăng của doanh thu là 153%). Như vậy, do công tác quản lý chi phí của công ty
năm 2010 là không tốt dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.

Nhóm chỉ tiêu này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong
năm 2010 tương đối kém hiệu quả. Điều này có thể do sự tác động của các
yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến thị trường chứng khoán nói chung và SASC
nói riêng.

45
Bảng 2.6: Chỉ tiêu sinh lời của VNS, VICS, SASC năm 2010

Chỉ tiêu SASC VNS VICS


Tổng tài sản (tỷ đồng) 2,332.1 298 587.84
Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 167.51 166.4 377.96
Doanh thu thuần (tỷ đồng) 163.91 76.9 102.92
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 200 161 341.333
LNTT (tỷ đồng) 12.75 32.67 26.83
LNST (tỷ đồng) 12.75 31.51 20.19
LNST/DTT(%) 7.78 40.97 19.6
LNST/TS(%) 0.92 10.57 3.43
LNST/VCSH(%) 7.91 18.93 5.34
So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của SASC với các công ty chứng
khoán có lượng vốn tương đương trên thị trường thì kết quả của SASC là
thấp. Cụ thể, trong năm 2010 ROS của VNS và của VICS lần lượt gấp 5 lần
và 2.5 lần so với SASC. Tương tự, ROA của VNS và của VICS lần lượt cao
hơn 11 lần và 3.5 lần so với ROA của SASC, ROE của VNS gấp 2.5 lần so
với ROE của SASC. Điều này một lần nữa cho thấy SASC hoạt động không
tốt trong năm 2010 không chỉ do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan
của thị trường chứng khoán mà còn do các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ
công tác quản lý chi phí của công ty. Vì vậy, vấn đề chi phí là vấn đề cần đặc
biệt quan tâm nếu SASC muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Bảng 2.7: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
(Đơn vị tính: lần)
Chỉ tiêu 2009 2010
Khả năng thanh toán tổng quát 1.05 1.08
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.23 1.6
Khả năng thanh toán nhanh 1.23 1.51
Khả năng thanh toán lãi vay 7.62 1.13
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SASC)

46
Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có mức
độ rủi ro cao, nếu như nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời phản ánh
hiệu quả hoạt động của công ty sau một năm tài chính thì chỉ tiêu về khả năng
thanh toán cũng như chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn cũng góp phần
nào phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu này
cho chính công ty cũng như những nhà đầu tư thấy được mức độ an toàn
trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Giống với bất kì công ty chứng khoán khác trong ngành, chỉ tiêu khả
năng thanh toán ngắn hạn của công ty tương đương với chỉ tiêu khả năng
thanh toán nhanh, do hầu hết các công ty chứng khoán thường có số dư hàng
tồn kho không đáng kể so với tài sản ngắn hạn. Hai hệ số này của công ty tăng
lên do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn
hạn, cho thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2010 được cải thiện hơn
so với năm 2009. Hơn nữa công ty vẫn luôn duy trì được các chỉ tiêu phản
ánh khả năng thanh toán lớn hơn 1 điều này cho thấy công ty có thể đảm bảo
được khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2010 là 1.13 lần giảm
mạnh so với năm 2009 là 7.62 lần cho thấy khả năng sinh lời của tài sản thấp,
công ty sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao có thể dẫn đến nguy cơ công ty bị
mất khả năng thanh toán và bị khủng hoảng tài chính.
Bảng 2.8: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của VNS, VICS, SASC năm 2010
(Đơn vị tính: lần)
Chỉ tiêu SASC VNS VICS
Khả năng thanh toán tổng quát 1.08 2.27 2.8
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.6 1.88 2.6
Khả năng thanh toán nhanh 1.51 1.88 2.6

47
So sánh khả năng thanh toán của SASC với hai công ty có quy mô vốn
tương đương là Công ty Cổ phần Chứng khoán thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VICS) và Công ty Cổ phần Chứng khoán VNS (VNS) cho thấy hệ
số khả năng thanh toán của SASC là tương đối thấp. Cụ thể, hệ số thanh toán
tổng quát của VICS và VNS đều gấp hơn 2 lần hệ số thanh toán tổng quát của
SASC. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của VICS
cũng gấp 1.5 lần so với SASC. Điều này là do công ty vay nợ nhiều, tỷ lệ nợ
phải trả/tổng tài sản năm 2010 là 92.8%. Đối với các công ty chứng khoán,
nhu cầu tiền mặt rất lớn, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của
khách hàng, mặt khác đáp ứng các cơ hội đầu tư lướt sóng. Do vậy, hệ số khả
năng thanh toán thấp sẽ phần nào hạn chế các cơ hội đầu tư ngắn hạn của
công ty.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Biểu đồ 2.1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
(Đơn vị:Triệu đồng)

200,000

150,000

100,000
Doanh thu
50,000 Chi phí

0 Lợi nhuận

(50,000)

(100,000)
2008 2009 2010
Doanh thu 91,088 64,794 163,911
Chi phí 177,441 26,483 133,857
Lợi nhuận (86,353) 38,311 30,054

Năm 2010, doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh đều tăng, tuy
nhiên tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009.

48
Bảng 2.9: Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

1. Chỉ tiêu về thay đổi nguồn vốn 35% 432%

2. Tỷ lệ % trích lập dự phòng giảm

giá chứng khoán trên nguồn vốn -7.38% -2.39%

3. Mức độ tăng doanh thu -28.87% 153.00%

4. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động 40.87% 81.66%

Nguồn vốn của công ty có sự thay đổi mạnh qua 3 năm, đặc biệt tăng
mạnh trong năm 2010, nguyên nhân là do công ty tăng nguồn nợ dài hạn hơn
800 tỷ đồng và tăng nguồn nợ ngắn hạn hơn 1000 tỷ đồng, do đó làm nguồn
vốn tăng 432% so với năm 2009.

Tỷ lệ % trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán giảm qua các năm
chứng tỏ danh mục đầu tư của công ty chủ yếu là các tài sản có độ an toàn
cao. Với mức dự phòng này công ty đã tính toán để đảm bảo nguồn đự trữ đủ
để bù đắp cho các tổn thất do giảm giá chứng khoán vừa không ảnh hưởng
nhiều đến nguồn vốn kinh doanh của công ty.

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động năm 2010 tăng khá cao so với năm
2009 chứng tỏ việc kiểm soát các khoản chi phí của công ty chưa tốt, từ đó
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty.

49
2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nghiệp vụ chính tại SASC
Bảng 2.10: Cơ cấu và sự biến động của doanh thu
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2008 Năm 2009 Thay đổi Năm 2010 Thay đổi
2009 2010
Chỉ tiêu Số
Số tiền Tỷ trọng Tỷ trọng /2008 Số tiền Tỷ trọng /2009
tiền (%) (%)
Doanh thu hoạt
động môi giới 11,895 13.06% 20,366 31.43% 71.21% 23,744 14.49% 16.6%
chứng khoán
Doanh thu hoạt
động đầu tư chứng 10,201 11.20% 31,032 47.89% 204.21% 13,526 8.25% -56.4%
khoán, góp vốn
Doanh thu đại lý
phát hành chứng 346 0.38% 8 0.01% -97.69% 0 0.00% -
khoán
Doanh thu hoạt
754 0.83% 475 0.73% -37.00% 522 0.32% 9.9%
động tư vấn
Doanh thu lưu ký
74 0.08% 78 0.12% 5.41% 62 0.04% -20.5%
chứng khoán
Doanh thu hoạt động
0 0.00% 46 0.07% - 68 0.04% 47.8%
ủy thác đấu giá
Doanh thu khác 67,818 74.45% 12,789 19.74% -81.14% 125,989 76.86% 885.1%
Tổng doanh thu hoạt
91,088 100.00% 64,794 100.00% -28.87% 163,911 100.00% 153.0%
động kinh doanh
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SASC)
Bảng 2.11: Cơ cấu và sự biến động của chi phí
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2008 Năm 2009 Thay đổi Năm 2010 Thay
2009 đổi 2010
Chỉ tiêu Tỷ Số Tỷ Tỷ
Số tiền /2008 Số tiền /2009
trọng tiền trọng (%) trọng (%)
Chi phí hoạt động môi
1,961 1.1% 3,516 13.3% 79.3% 6,434 4.8% 83.0%
giới chứng khoán
Chi phí hoạt động
đầu tư chứng khoán, 76,962 43.4% 9,856 37.2% -87.2% 3,597 2.7% -63.5%
góp vốn
Chi phí hoạt động tư
12 0.0% 14 0.1% 16.7% 64 0.0% 357.1%
vấn
Chi phí hoạt động lưu
10 0.0% 99 0.4% 890.0% 562 0.4% 467.7%
ký chứng khoán
Chi phí dự phòng các
25,866 14.6% 4,250 16.0% -83.6% 23,314 17.4% 448.6%
khoản đầu tư
Chi phí dự phòng các
0 0.0% 818 3.1% - 951 0.7% 16.3%
khoản phải trả
Chi phí khác 69,069 38.9% 4,202 15.9% -93.9% 94,014 70.2% 2137.4%
Chi phí trực tiếp chung 3,561 2.0% 3,728 14.1% 4.7% 4,921 3.7% 32.0%
Tổng chi phí hoạt
177,419 100.0% 26,483 100.0% -85.1% 133,857 100.0% 405.4%
động kinh doanh
( Nguồn: Báo cáo tài chính của SASC)

50
- Hoạt động môi giới
Hoạt động môi giới là hoạt động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
doanh thu, nó thể hiện rõ tính chất của CTCK. Cũng như hầu hết các CTCK
hiện đang có mặt trên TTCK Việt Nam hiện nay, SASC đã thực hiện hoạt
động môi giới ngay từ thời gian đầu thành lập. Có được sự quan tâm của ban
lãnh đạo công ty cũng như bối cảnh thị trường thì doanh thu hoạt động môi
giới đang dần trở thành nguồn thu chính của công ty.
Số lượng tài khoản khách hàng mở tại công ty
Bảng 2.12: Số lượng tài khoản mở tại SASC

Thời gian 31/12/2009 31/12/2010

Số lượng tài khoản 3102 3809

SASC thấy được tầm quan trọng của tin học đối với lĩnh chứng khoán
nên SASC luôn chú trọng đầu tư, ứng dụng và phát triển hạ tầng công nghệ
thông tin hiện đại cả về phần cứng và phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của các nhà đầu tư.
SASC cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích như đặt lệnh và
truy vấn thông tin qua điện thoại, tin nhắn và Internet. SASC thông báo kết
quả giao dịch cho khách hàng bằng tin nhắn ngay sau khi khớp lệnh thành
công. SASC hợp tác với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á để
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vốn ngắn hạn cho khách hàng như : Cầm cố cổ
phiếu, Repo cổ phiếu, ứng trước tiền bán chứng khoán.
Với một đội ngũ chuyên viên môi giới dày dạn kinh nghiệm và đội ngũ
chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ môi giới luôn được
đảm bảo và nâng cao, những tiện ích cho khách hàng ngày càng phong phú và
đa dạng. Chính vì thế, lượng khách hàng mở tài khoản tại công ty có xu
hướng tăng trong năm 2010.

51
Thị phần môi giới
Thị phần môi giới của SASC chỉ chiếm khoảng 0.7% TTCK Việt Nam.
So với thị phần hoạt động mới của các CTCK lớn hàng đầu như CTCK Thăng
Long, CTCK Sài Gòn, CTCK Bảo Việt thì thị phần của SASC không là khá
nhỏ. Điều này cũng phản ánh sự không cân bằng trong thị phần môi giới của
các CTCK trên TTCK Việt Nam.
Doanh thu, chi phí hoạt động môi giới chứng khoán
Biểu đồ 2.2: Doanh thu, chi phí hoạt động môi giới
( Đơn vị: Triệu đồng )

25,000

20,000

15,000 Doanh thu


Chi phí
10,000 Lợi nhuận

5,000

0
2008 2009 2010
Doanh thu 11,895 20,366 23,744
Chi phí 1,961 3,516 6,434
Lợi nhuận 9,934 16,850 17,310

Trong cơ cấu của tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của SASC
năm 2009, doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán chiếm tỷ trọng khá lớn,
chiếm khoảng 31.432% tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên,
tỷ lệ này đã giảm xuống vào năm 2010, chỉ chiếm khoảng 14.486%. Tuy vậy,
doanh thu hoạt động môi giới năm 2010 vẫn tăng 16.58% so với năm 2009.
Mặc dù, trong năm 2010 công ty đã đầu tư rất nhiều trang thiết bị và
nhân lực cho hoạt động môi giới khiến chi phí hoạt động môi giới tăng gần 2
lần nhưng doanh thu hoạt động môi giới vẫn chưa được cải thiện nhiều.

52
Trong năm 2010, doanh thu và chi phí từ hoạt động môi giới đều tăng.
Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt
động này, qua đó thấy hiệu quả của hoạt động môi giới giảm, tỷ suất lợi
nhuận từ hoạt động môi giới giảm. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp
tích cực để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả của hoạt động môi giới.
- Hoạt động tự doanh
Biểu đồ 2.3: Doanh thu, chi phí hoạt động tự doanh
(Đơn vị: Triệu đồng)

100,000
80,000
60,000
40,000 Doanh thu
20,000
Chi phí
0
(20,000) Lợi nhuận
(40,000)
(60,000)
(80,000)
2008 2009 2010
Doanh thu 10,201 31,032 13,526
Chi phí 76,962 9,856 3,597
Lợi nhuận (66,761) 21,176 9,929

Trong năm 2008, bộ phận tự doanh của công ty hoạt động không hiệu
quả thậm chí thua lỗ lớn, doanh thu đem lại quá nhỏ so với chi phí bỏ ra, điều
này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động chung của toàn công ty. Tuy
nhiên đến năm 2009, doanh thu hoạt động tự doanh của công ty đã tăng
204.21% so với năm 2008 đồng thời chi phí cũng giảm đi một lượng tương
đối lớn giảm 87.2% so với năm 2008, do đó hoạt động tự doanh đã tạo ra một
khoản lợi nhuận tương đối lớn 21,176 triệu đồng cho công ty.

53
Năm 2010 là một năm không thành công đối với hoạt động tự doanh
của công ty. Doanh thu hoạt động tự doanh của công ty năm 2010 giảm
56.41% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 8.2% tổng doanh thu từ HĐKD
của công ty, đồng thời chi phí cũng giảm 63.5%, điều này cho thấy công ty
đang dần thu hẹp hoạt động này.
- Hoạt động tư vấn
Biểu đồ 2.4: Doanh thu, chi phí hoạt động tư vấn
(Đơn vị: Triệu đồng)

800
700

600

500 Doanh thu


400 Chi phí

300 Lợi nhuận

200

100

0
2008 2009 2010

Doanh thu 754 475 522


Chi phí 12 14 64
Lợi nhuận 742 461 458

Chi phí hoạt động tư vấn là không đáng kể, đồng thời doanh thu từ hoạt
động này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh
doanh, không vượt quá 1% tổng doanh thu. Điều này cho thấy công ty chưa
chú trọng tới hoạt động tư vấn, chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng
chưa tốt nên không thu hút được nhiều hợp đồng tư vấn.
Hoạt động tư vấn của công ty bao gồm 2 mảng là: tư vấn tài chính
doanh nghiệp và tư vấn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư.

54
Với mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp công ty đã triển khai được các
loại hình nghiệp vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn phát hành, Tư vấn niêm yết, Tư
vấn cổ phần hoá và tư vấn chuyển đổi, Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp,
Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, Tư vấn thâu tóm và sáp nhập
doanh nghiệp, Tư vấn thẩm định dự án đầu tư, Tư vấn các giải pháp quản trị
doanh nghiệp..
Hoạt động tư vấn cho nhà đầu tư là hoạt động được triển khai phối hợp
với hoạt động môi giới của công ty, việc này đã đóng góp một phần không
nhỏ trong việc tăng doanh thu môi giới trong năm qua.
- Hoạt động khác
Trong năm 2010, khi thị trường chứng khoán gặp khó khăn thì doanh
thu từ hoạt động khác của công ty cũng đem lại cho SASC một khoản khá cao
gần 126 tỷ đồng tương đương 76.865% tổng doanh thu từ HĐKD của công ty.
2.2.3 Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
2.2.3.1. Những mặt đạt được
- Từng bước xây dựng được tiềm lực nội tại tốt như cơ sở vật chất kĩ
thuật khang trang, trang thiết bị hiện đại. Nguồn nhân lực tương đối ổn định
và có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, có khả năng thích
nghi với lượng giao dịch tăng mạnh khi thị trường chứng khoán chuyển
hướng tích cực.
- Với kinh nghiệm lâu năm về quản lý và kinh doanh, các chuyên gia tư
vấn, Ban lãnh đạo, Hội đồng quản trị và Cổ đông của SASC có mối quan hệ
hợp tác sâu rộng với nhiều doanh nghiệp và tổ chức, với các định chế tài
chính, ngân hàng ở Việt Nam. Mạng lưới đó cho phép công ty đem lại cho
khách hàng những giá trị gia tăng quan trọng trong tìm kiếm cơ hội hợp tác,
đầu tư và phát triển kinh doanh.

55
- Tuy là công ty chứng khoán chưa có bề dày trong thời gian hoạt động
nhưng SASC đã gây dựng được vị thế khá vững chắc trên thị trường, đã tạo
được uy tín với các đối tác và nhà đầu tư.
- Số lượng tài khoản khách hàng qua các năm tăng lên đáng kể, chứng
tỏ số lượng khách hàng tìm đến dịch vụ của công ty ngày càng gia tăng, các
nghiệp vụ mà công ty thực hiện liên quan trực tiếp tới khách hàng được khách
hàng tin tưởng, hài lòng.
2.2.3.2 Hạn chế
Thứ nhất: Hoạt động môi giới
Bảng 2.13: Số lượng tài khoản mở tại SASC tính đến 31/12/2010
Khách hàng Số lượng tài khoản
Trong Cá nhân 3801
nước Tổ chức 5
Nước Cá nhân 3
ngoài Tổ chức 0
Tổng số tài khoản 3809
Số lượng tài khoản của khách hàng tại SASC tính đến 31/12/2010 là
3809 tài khoản, tuy nhiên số lượng tài khoản thực tế có tiền và giao dịch
thường xuyên là không nhiều chỉ chiếm 35% tổng số tài khoản. Chính vì vậy,
thị phần môi giới của công ty rất thấp chỉ chiếm khoảng 0.7% TTCK Việt
Nam. Ngoài ra, khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng cá nhân trong
nước, chiếm 99.8% tổng số khách hàng của công ty. Công ty vẫn chưa thu hút
được nhiều khách hàng là các quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài - những tổ
chức có tính chuyên nghiệp cao. Nhóm khách hàng cá nhân trong nước có
một số đặc điểm hạn chế như: giá trị giao dịch rất thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi

56
tâm lý đám đông và mức độ chuyên nghiệp không cao. Do đó công ty khó có
thể đạt được bước đột phá trong tăng trưởng doanh thu.
Mặt khác, hiệu quả hoạt động môi giới của công ty còn thấp do việc
quản lý chi phí chưa tốt khiến chi phí tăng quá nhiều do đó giảm hiệu quả của
hoạt động môi giới.
Thứ hai: Hoạt động tự doanh
Do quá chú trọng đến việc đảm bảo an toàn của danh mục đầu tư nên
công ty giải ngân vốn rất chậm, thủ tục rườm rà và chậm chạp. Danh mục đầu
tư sau khi được bộ phận tự doanh thiết lập sẽ phải thông qua bộ phận quản lý
rủi ro để được sự phê duyệt của hội đồng thẩm định và tổng giám đốc ký
quyết định giải ngân. Như vậy sẽ mất đi nhiều cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó đội
ngũ tự doanh chưa thực sự năng động và chuyên nghiệp trong việc phân tích
và dự đoán thị trường. Việc lựa chọn chứng khoán đầu tư phụ thuộc vào phân
tích cơ bản là chủ yếu. Phân tích kỹ thuật gần đây được chú ý nhưng chưa
thực sự phát huy được hiệu quả trong việc kết hợp hai phương pháp phân tích
trong hoạt động đầu tư.
Thứ ba: Hoạt động tư vấn
Mặc dù hoạt động này có thể mang lại hiệu quả cao cho công ty vì chi
phí cho hoạt động tư vấn là nhỏ so với doanh thu hoạt động này đem lại, tuy
nhiên do chưa được công ty chú trọng đầu tư nên doanh thu và chi phí hoạt
động tư vấn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu và chi phí của
công ty. Do đó, cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động tư vấn từ đó gia tăng lợi
nhuận cho công ty.

Với hoạt động tư vấn cho nhà đầu tư: Doanh thu từ hoạt động này chủ
yếu là từ việc SASC tổ chức tư vấn cho đội ngũ khách VIP của mình. Còn các
nhà đầu tư nhỏ lẻ công ty chủ yếu thực hiện tư vấn cho nhà đầu tư dưới hình

57
thức cung cấp các dịch vụ miễn phí nhằm mục đích thu hút khách hàng nên
hiệu quả tư vấn không cao.

Với hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tuy triển khai nhiều loại
hình dịch vụ tư vấn khác nhau nhưng trên thực tế loại hình tư vấn giải thể, tư
vấn mua bán, sáp nhập vẫn chưa được công ty triển khai thực hiện. Thực tế
này cho thấy công ty vẫn chưa khai thác được hết những lợi thế, uy tín và
tiềm lực tài chính khá mạnh của công ty.

Thứ tư: Về khía cạnh quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cao hơn so với chi phí quản
lý doanh nghiệp của các CTCK khác có quy mô hoạt động tương đương do đó
làm giảm lợi nhuận của công ty.

Thứ năm: Về tình hình tài chính của công ty

Trong năm 2010, tình hình tài chính của công ty không tốt, công ty sử
dụng tỷ lệ nợ quá cao mà trong đó tỷ lệ nợ dài hạn khá cao khiến cho chi phí
lãi vay tăng cao trong năm 2010 dẫn đến giảm lợi nhuận của công ty, giảm
khả năng thanh toán lãi vay. Mặt khác, công ty tài trợ quá nhiều cho khoản
mục các khoản phải thu ngắn hạn mà chủ yếu là các khoản phải thu hoạt động
giao dịch chứng khoán. Trong khi tình hình thị trường chứng khoán năm 2010
không mấy khả quan thì hoạt động này không chỉ gây ứ đọng vốn của công ty
mà còn dẫn đến nguy cơ không thu hồi được vốn. Vì vậy, công ty cần quan tâm
hơn nữa đến việc điều chỉnh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý.
Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của công ty năm 2010 giảm mạnh so
với năm 2009 và ở mức thấp so với các công ty chứng khoán khác có quy mô
vốn tương đương. Điều này cho thấy việc quản lý chi phí và việc sử dụng tài
sản của công ty chưa được tốt làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.

58
2.2.3.3 Nguyên nhân
2.2.3.4 Nguyên nhân chủ quan
Dù đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng hiệu quả hoạt động
của công ty chứng khoán SASC chưa tương xứng với tiềm năng. Những yếu
kém này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan sau:
Một là, các nghiệp vụ kinh doanh của công ty tuy đa dạng nhưng vẫn
chưa hoàn thiện về quy trình nghiệp vụ, cơ chế điều hành cũng chưa thực sự
linh hoạt, mô hình tổ chức phòng ban thường xuyên thay đổi, điều này có thể
làm giảm lòng tin của nhà đầu tư về tính ổn định của chất lượng dịch vụ mà
công ty cung cấp.
Hai là, khâu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty còn nhiều điểm
chưa hợp lý dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống cũng
như của từng bộ phận riêng biệt.
Ba là, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ tuy năng động nhưng trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm chưa cao: nhiều nhân viên môi giới nhận lệnh
chưa có trình độ chuyên môn sâu về chứng khoán nên đôi khi không thoả mãn
được những thắc mắc của khách hàng hoặc có thái độ không nhiệt tình với
khách hàng. Điều này làm giảm uy tín của công ty và lòng tin của khách hàng.
Bên cạnh đó, có đội ngũ cán bộ tuy có trình độ và được đào tạo có bài bản
song ít kinh nghiệm thực tế nên xử lý nghiệp vụ còn lúng túng, khả năng nhận
định và phân tích thị trường còn hạn chế, chưa tạo được lòng tin cho khách
hàng, và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Bốn là, công ty chưa có chiến lược phát triển và chiến lược marketing
bài bản, công ty chưa có biện pháp tiếp cận và thu hút khách hàng hợp lý.
Năm là, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin của công ty được coi là hiện
đại nhưng do trình độ nhân sự công nghệ thông tin chưa cao, xử lý chưa tốt

59
những trục trặc kĩ thuật và phần mềm giao dịch hệ thống của công ty đôi khi
còn xảy ra trục trặc kết nối với Sở giao dịch, điều này ảnh hưởng rất lớn đến
vấn đề khớp lệnh mua bán chứng khoán nhà đầu tư và của chính công ty, gây
thiệt hại cho khách hàng và làm giảm uy tín của công ty.
Sáu là, công ty chưa có các biện pháp thực sự hữu hiệu để cắt giảm và
tiết kiệm chi phí quản lý cũng như chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán.
2.2.3.5 Nguyên nhân khách quan:
- Do áp lực cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán
Cho tới nay thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 100 công ty
chứng khoán đang hoạt động. Là một trong những doanh nghiệp ra đời sau,
với số vốn còn hạn chế SASC phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất gay gắt.
- TTCK chưa phát triển lành mạnh, bền vững
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời hơn 10 năm nhưng
vẫn được coi là thị trường còn non trẻ, chưa hoàn thiện. Một trong những
nguyên nhân làm TTCK chưa phát triển phải kể đến sự gian dối về mặt tài
chính. Nguyên nhân của tình trạng này chính là cơ chế giám sát tài chính
doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thậm chí là còn có lỗ hổng, nhất là trong chế
độ báo cáo tài chính và kiểm toán.
Mặt khác, cấu trúc thị trường tài chính còn chưa hoàn thiện, quy mô thị
trường còn quá nhỏ. Cũng do thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời,
nên các ứng dụng về phân tích cơ bản, hoặc phân tích kỹ thuật trong nhiều
trường trường hợp không chuẩn, thông tin được đưa ra để phân tích cơ bản
không phản ánh đúng tình hình doanh nghiệp. Số lượng công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán chưa nhiều với quy mô vừa và nhỏ, dẫn đến giao dịch
trên thị trường tự do sôi động rất nhiều, trong khi đó, đặc tính của thị trường

60
này là tính minh bạch không cao, thiếu sự giám sát, quản lý, dẫn đến tiềm ẩn
nhiều sự rủi ro.
- Số lượng các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chưa nhiều
TTCK với tư cách là một thị trường bậc cao, yêu cầu mọi chủ thể tham
gia đều phải am hiểu về luật pháp và cách thức đầu tư trên thị trường . Trong
khi đó, ở Việt Nam lại thiếu cả hai điều này. Phần lớn người dân mới chỉ nghe
đến cụm từ “thị trường chứng khoán” chứ chưa hiểu nhiều về nó, những
người tham gia vào thị trường thì mới hiểu được phần nào chứ chưa có cái
nhìn toàn diện về thị trường. Hiện nay trên thị trường các nhà đầu tư cá nhân
trong nước vẫn chiếm đại đa số (chiếm trên 90%), chiếm hơn 70% lượng cổ
phiếu giao dịch. Đầu tư dựa trên những mục tiêu ngắn hạn, thậm chí mang
nặng tính đầu cơ. Nhóm nhà đầu tư này có một đặc trưng cơ bản là dễ bị ảnh
hưởng bởi “tâm lý đám đông” đã có hiểu biết về thị trường nhưng mức độ
chuyên nghiệp chưa cao. Khi nhận thấy việc tham gia thị trường gặp nhiều bất
lợi và bị thất bại các nhà đầu tư này sẽ rút khỏi thị trường gây ảnh hưởng đến
hoạt động của thị trường và tâm lý của những người muốn tham gia thị
trường. Vì vậy nếu như công ty có nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp thì lượng
khách hàng của công ty ổn định hơn và doanh thu mang lại sẽ khả quan hơn

61
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á

3.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán và của SASC
3.1.1 Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam
giai đoạn 2010-2020
Mở rộng quy mô của thị trường chứng khoán tập trung, phấn đấu đưa
tổng giá trị thị trường năm 2010 đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt mức 70%
GDP.
Xây dựng và phát triển các SGDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán
nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng
khoán theo hướng hiện đại hoá.
Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được
yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường vốn của khu vực và quốc tế.
Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý
các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước.
Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK VN
* Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ
của các công ty chứng khoán. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai
loại hình: Công ty Chứng khoán đa nghiệp vụ và Công ty Chứng khoán
chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên
môn hoá hoạt động nghiệp vụ.
* Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần
kinh tế có đủ điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, khuyến khích các

62
công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận
lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước.
* Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô
và chất lượng hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình sở hữu đối với công ty
quản lý quỹ đầu tư. Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp
vụ quản lý danh mục đầu tư.
* Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại
rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân.
* Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân hàng
thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo
hiểm, các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư..., tạo điều kiện cho các tổ chức này tham
gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và
thực hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường.
* Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường
chứng khoán thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.
* Chủ động mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Đảm bảo an ninh
tài chính quốc gia: thực hiện tốt việc giám sát các giao dịch vốn; áp dụng các
biện pháp kiểm soát luồng vốn chặt chẽ; trong những trường hợp cần thiết để
giảm áp lực đối với tỷ giá, ngăn ngừa nguy cơ biến dạng và khủng hoảng trên
thị trường.
3.1.2 Định hướng của SASC
Là một công ty chứng khoán ra đời muộn hơn so với các công ty chứng
khoán khác trên thị trường, SASC thừa kế được những kinh nghiệm của các

63
công ty đi trước và đã có những bước đi khá bài bản. Sau đây là định hướng
của SASC trong thời gian tới.

- Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các quy chế, quy trình hoạt động.
- Chú trọng công tác nghiên cứu và triển khai trương trình về marketing
đặc biệt trong lĩnh vực triển khai sản phẩm mới để đảm bảo đáp ứng nhu cầu
của thị trường, thâm nhập được thị trường, khai thác được các nhu cầu tiềm
ẩn nhưng cũng đảm bảo được hiệu quả trong từng hoạt động.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh công tác phân tích,
thăm dò thị trường.

- Tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu để nâng cao kiến thức cho các bộ
phận nhân viên đặc biệt các nội dung về phân tích cơ bản và phân tích kỹ
thuật.

- Khảo sát, thăm dò lựa chọn và xúc tiến mua các phần mềm hỗ trợ phân
tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, định giá công ty và quản lý danh mục đầu tư
nhằm nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong hoạt động của công ty.
- Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á.
Sau khi nghiên cứu những điều kiện thuận lợi, những mặt còn hạn chế
và nguyên nhân dẫn tới điều đó, chúng ta thấy rằng SASC cần phải có những
biện pháp để khắc phục khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty.
3.2.1 Xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực.
Như đã phân tích, để phát triển hoạt động của CTCK điều quan trọng
nhất là vốn và nhân lực. Hiện nay SASC có vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Để có

64
thể mở rộng phạm vi kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa sâu theo từng
nghiệp vụ, bản thân nhân viên của công ty cũng phải được đào tạo kỹ năng
chuyên sâu thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh doanh.
Do đó đào tạo và sử dụng nhân lực là một trong những chính sánh hàng đầu
mang tính chiến lược trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của công ty. Do
tính non trẻ của thị trường nên hầu hết các nhân viên của công ty đều từ lĩnh
vực tài chính, ngân hàng chuyển sang, số nhân viên còn lại đa số mới ra
trường, số nhân viên đã có kinh nghiệm từ những thị trường tiên tiến rất ít.
Trước thực tế này, công ty phải tìm cách khai thác mọi nguồn nhân lực, kết
hợp và tận dụng các mô hình đào tạo và nguồn tài trợ khác nhau để phục vụ
cho công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty có
thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Cử cán bộ tham gia các công trình đào tạo và khoá huấn luyện ở trong
và ngoài nước về phục vụ cho công ty.
- Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, tận dụng nguồn tài trợ để tổ chức
các khoá học, nâng cao trình độ cho nhân viên tại chính công ty.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các nhân viên tự túc đi học tập và
nghiên cứu sau đó về phục vụ công ty.
- Thực hiện các công trình tự nghiên cứu, thường xuyên tổ chức các
cuộc hội thảo, phổ biến kiến thức trong nội bộ công ty.
- Có các chính sách hỗ trợ việc thuyên chuyển, điều động để phát huy
các thế mạnh của từng cá nhân trong công ty.
- Chuẩn hoá các tiêu chuẩn về nhân viên của công ty, về bộ máy nhân
lực, từ đó có những hình thức khen thưởng thích đáng.
- Hàng năm trích lập quỹ đào tạo để phục vụ cho các mục đích về đào
tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn tiếp theo.

65
Trong chính sách nhân lực, công ty nên quan tâm thực hiện chính sách
"hoà nhập". Đó là việc kết hợp hài hoà giữa lợi ích khách hàng và lợi ích
công ty thông qua sự tôn trọng và hỗ trợ những sáng tạo, năng động của các
đơn vị kinh doanh như phòng giao dịch, các chi nhánh, bộ phận hoạt động.
Một lý do của chính sách "hoà nhập" là do những biến động trên TTCK nhiều
khi không lường trước được nên các đơn vi kinh doanh cần được trao quyền
tự quyết trong phạm vi nhất định và không gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt
động dài hạn của công ty. Điều này giúp công ty nắm bắt được những cơ hội
đến nhanh chóng và tránh được rủi ro khi có sự thay đổi bất thường của
TTCK.
Nếu xây dựng được hệ thống chuyên trách về phân tích thị trường,
công ty sẽ tránh được sự trùng lặp lãng phí và tiết kiệm được thời gian cũng
như chi phí trong quá trình nghiên cứu, phân tích và sử dụng lượng thông tin
một cách có hiệu quả nhất.
3.2.2 Hoàn thiện bộ máy hoạt động và công tác quản trị.

Bên cạnh việc tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công ty cần tập
trung hoàn thiện khâu tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
toàn bộ hệ thống cũng như của từng bộ phận. Khâu tổ chức được thực hiện tốt
sẽ kết nối được các mắt xích là các cán bộ giỏi thành một dây chuyền hoạt
động hiệu quả. Để làm tốt công việc này công ty cần phải:

Thứ nhất, xây dựng các quy chế hoạt động nội bộ, phân định rõ ràng
chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng vị trí công tác của cán bộ nhân
viên. Đây là cơ sở cho mọi hành vi và ứng xử của các cá nhân, bộ phận trong
công ty, đồng thời tránh được sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các
phòng ban.

66
Thứ hai, đánh giá và phân công các nhân viên vào vị trí công tác theo
đúng sở trường và năng lực để phát huy tối đa hiệu quả mà họ có thể đem lại
cho công ty. Đồng thời, phải xây dựng được một cơ chế đánh giá hiệu quả
công việc sát thực giúp cho việc áp dụng các biện pháp khen thưởng, kỷ luật
một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công việc của từng bộ phận, từng
phòng ban.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. Việc tăng cường công
tác kiểm soát nội bộ giúp cho công ty kịp thời phát hiện ra các sai phạm cần
được xử lý.
Cuối cùng, vấn đề chi phí là một vấn đề đáng chú ý đối với ban lãnh
đạo SASC. Trong suốt thời gian hoạt động hơn 4 năm, từ lúc thành lập cho tới
nay, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán
tương đối cao, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được từ các hoạt động. Vì vậy
cần có những biện pháp nhằm nâng cao ý thức của nhân viên trong việc giữ gìn
tài sản chung, tiết kiệm những khoản chi phí không thực sự cần thiết.
3.2.3 Đa dạng và phát triển đồng bộ các hoạt động.
Một đặc trưng của CTCK là các bộ phận hoạt động tương đối độc lập,
nhưng điều này không có nghĩa là chúng không có mối quan hệ ảnh hưởng
lẫn nhau. Trái lại, giữa các hoạt động của công ty có mối liên hệ chặt chẽ, bổ
sung hỗ trợ và ảnh hưởng lẫn nhau rất nhiều. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng
hoạt động, SASC phải thực hiện đa dạng hoá, phát triển đồng đều các hoạt
động của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho công ty. Chất lượng các
hoạt động được nâng cao, công ty sẽ tạo được uy tín trên thị trường, hoạt
động kinh doanh có điều kiện phát triển hơn và do đó có thể nâng cao tiềm
lực về vốn. Ngược lại, uy tín và tiềm lực vốn của công ty có tác dụng thúc đẩy
quá trình phát triển, thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động.

67
Đối với tất cả các hoạt động đã triển khai, SASC cần tiếp tục thực hiện
nâng cao chất lượng các hoạt động. Đồng thời phải tập trung nghiên cứu thị
trường để triển khai mở rộng các hoạt động chưa thực hiện.
Về hoạt động tư vấn đầu tư, hiện nhu cầu khách hàng đối với hoạt động
này là rất lớn. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đa số các nhà đầu tư trên thị trường
hiện này là những nhà đầu tư nhỏ, không chuyên, còn đang rất bỡ ngỡ trước
lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này. Vì vậy, họ rất cần có lời khuyên từ những
người có kiến thức rộng hơn và nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực chứng
khoán và TTCK để giúp họ đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Bên
cạnh những khách hàng đã và đang tham gia TTCK, còn một khối lượng lớn
khách hàng tiềm ẩn chuẩn bị tham gia đầu tư vào TTCK thì những kiến thức
về chứng khoán và TTCK của họ rất hạn chế do đó SASC cần sớm đưa ra kế
hoạch cụ thể để tư vấn cho khách hàng được tốt hơn.
3.2.4 Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện hợp lý.
Chính sách khách hàng có một vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ
hoạt động kinh doanh của một công ty chứng khoán. Với phương châm phục
vụ: “Sự thành công của khách hàng là thành công của SASC” thì một giải
pháp về khách hàng đúng đắn sẽ là một yếu tố quyết định vị trí của SASC
trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt để giành thị phần với công ty
chứng khoán khác.
Chính sách khách hàng có thực hiện được hay không phụ thuộc vào
kết quả của việc sử dụng các chính sách cụ thể khác nhau, mỗi chính sách đó
sẽ đóng vai trò nhất định nhưng có mối quan hệ với nhau. Một chính sách
khách hàng hợp lý bao gồm:
Chính sách giá cả hấp dẫn: Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như
hiện nay, các mức phí của công ty phải được áp dụng một cách linh hoạt, phù

68
hợp trên cơ sở cân đối chi phí, lợi nhuận, thị phần và các mục tiêu khác mà
công ty theo đuổi. Mức phí đưa ra phải phù hợp từng đối tượng khách hàng,
từng loại dịch vụ, từng thời điểm cụ thể để vừa duy trì được mối quan hệ lâu
dài với khách hàng, vừa thu hút thêm khách hàng mới. Để thực hiện điều này,
công ty có thể tiến hành phân nhóm khách hàng theo những tiêu chí nhất định.
Ví dụ, đối với khách hàng có uy tín, thường xuyên có những giao dịch với giá
trị lớn sẽ được hưởng mức phí ưu đãi.
Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ để thoả
mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và phát triển của khách hàng. Điều này đòi
hỏi SASC cần phải nghiên cứu, học hỏi và đưa ra các dịch vụ mới, cung cấp
thông tin cập nhật nhất, nhận lệnh và thông báo kết quả khớp lệnh tận nhà...
Chủ động tìm khách hàng là một hoạt động không thể thiếu nhằm mở
rộng và nâng cao số lượng khách hàng đến với công ty. Chính sách này không
những nhằm vào các nhà đầu tư trong nước mà còn nhằm vào cả các nhà đầu
tư nước ngoài, không những nhằm vào các nhà đầu tư cá nhân mà còn nhằm
vào các tổ chức. Thực hiện được chính sách này, tức là tìm được khách hàng
mới, công ty sẽ có nhiều lợi nhuận hơn, có cơ hội tốt để mở rộng thị trường,
từ đó có cơ sở thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, tư vấn tài
chính cho khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao uy tín của mình.
Bảo đảm phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo
chính là một nghệ thuật giữ khách hàng hiệu quả nhất. Thái độ của nhân viên
có thể tạo nên hình ảnh của công ty trong khách hàng. Vì vậy, phong cách
giao tiếp và tác phong làm việc của cán bộ sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của
việc thu hút khách hàng. Ngoài ra, các nhân viên còn phải làm việc với tinh
thần trách nhiệm cao, cẩn thận không để mắc sai sót, nhầm lẫn tạo sự an tâm,
tin tưởng tuyệt đối từ phía khách hàng.

69
Tổ chức hội nghị khách hàng: SASC có thể định kỳ tổ chức hội nghị
khách hàng bởi vì đây sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các
nhà đầu tư với nhau, giữa các nhà đầu tư với công ty. Và hơn thế nữa, hội
nghị khách hàng sẽ có lợi cho cả hai bên, khách hàng và công ty.
Về phía khách hàng, trước hết họ sẽ được cung cấp những văn bản
pháp lý mới nhất liên quan đến chứng khoán và TTCK, tránh được những sai
phạm không đáng có khi tham gia đầu tư trên TTCK. Tiếp đến, họ có thể
tham khảo những bài phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong công ty về
tình hình TTCK, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết.
Lợi ích mà khách hàng có được chính là ở chỗ: dựa trên các thông tin có
được, họ tự biết điều gì nên và không nên làm, đầu tư như thế nào trong thời
gian tới để có hiệu quả cao nhất.

Về phía công ty, hội nghị khách hàng là một dịp tốt để tăng cường mối
quan hệ với các nhà đầu tư, là một dịp để các nhà đầu tư hiểu kỹ hơn về công
ty thông qua các loại hình dịch vụ mà công ty đang cung cấp cho họ. Hội nghị
khách hàng sẽ giúp cho công ty tiếp cận, tìm hiểu cặn kẽ hơn nhu cầu và thu
thập thông tin phản hồi từ phía các nhà đầu tư và công chúng. Hơn nữa, thông
qua hội nghị khách hàng, công ty còn cho thấy khách hàng là tâm điểm của
mọi hoạt động kinh doanh của mình, là mối quan tâm hàng đầu của mình để
từ đó khách hàng có niềm tin vững chắc vào công ty.

3.2.5 Hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động kinh doanh.

Cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật và công nghệ phần mềm là những


yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của công ty diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả
cao. Vì vậy, công ty cần chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này. Sau đây là một số
gợi ý đối với công ty về vấn đề này:

70
- Thường xuyên nâng cấp trang thiết bị hoạt động kinh doanh cho cán
bộ công nhân viên của công ty, đảm bảo cho mọi người có đủ điều kiện làm
việc theo tác phong công nghiệp, phát huy tối đa khả năng làm việc của mình.
- Để phục vụ khách hàng tốt hơn, công ty cần có một màn hình tốt, chỗ
ngồi cho khách hàng rộng rãi thoải mái, bảng điện tử hiện nay của công ty
phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. công ty cần trang bị
bảng điện tử tốt hơn.
- Thực hiện đặt lệnh trực tiếp qua Internet giúp cho các nhà đầu tư
không phải trực tiếp đến công ty để đặt lệnh, tiết kiệm thời gian và chi phí
cho nhà đầu tư.
Tóm lại, giải pháp về công nghệ thông tin cần tập trung vào các mặt
sau:
- Tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin khách hàng bao gồm nhiều nguồn
dữ liệu khác nhau, phân loại thông tin để phục vụ cho các mục đích khác
nhau.
- Thiết kế và cài đặt mạng cục bộ cũng như mạng toàn diện để việc trao
đổi thông tin được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, an toàn.
- Có chương trình dự phòng kế hoạch sẵn sàng ứng phó với tình trạng
bị xâm nhập bất hợp pháp, bị mất liên lạc trong khi giao dịch cũng như trong
trường hợp khẩn cấp.

Cùng với sự phát triển và sôi động của TTCK, công ty chứng khoán
SASC cũng buộc phải có sự phát triển không ngừng và việc hiện đại hoá cơ
sở vật chất, phương tiện kinh doanh là một tất yếu đang được quan tâm hiện
nay. Với tình hình của công ty như hiện nay, công ty nên tập trung các giải
pháp về công nghệ thông tin. Trước mắt, SASC cần hoàn thiện trang Web,
đồng thời triển khai xây dựng một hệ thống tin học mạnh, đảm bảo vi tính hoá

71
toàn bộ các nghiệp vụ chứng khoán, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin
cho các nhà đầu tư, xây dựng trước một bước cơ sở vật chất để tạo điều kiện
cho khách hàng giao dịch qua mạng.

3.2.6 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, đại lý nhận lệnh.

Hiện nay có một thực tế phát sinh là các công ty phát hành rất muốn
các CTCK mở chi nhánh hay đại lý nhận lệnh tại địa phương mình để phục vụ
cho cổ đông có nhu cầu chuyển nhượng. Hơn nữa, còn rất nhiều Tỉnh, Thành
phố có lượng khách hàng tiềm năng không nhỏ mà công ty chưa khai thác. Vì
vậy, để đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời nhu cầu của các khách hàng
ở nhiều nơi khác nhau, Công ty cần mở rộng địa điểm nhận lệnh cũng như đa
dạng hóa phương thức nhận lệnh ở những Tỉnh, Thành phố có lượng khách
hàng tiềm năng hay khu vực trọng điểm và thực hiện nhận lệnh của khách
hàng thông qua các phương tiện phổ biến như điện thoại, fax...

3.2.7 Tăng cường năng lực tài chính

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, SASC phải thực
hiện đồng bộ các giải pháp trên. Nhưng để thực hiện được những giải pháp đó
thì bắt buộc SASC phải có đủ khả năng tài chính thì mới đáp ứng được.

Trong năm 2007, SASC đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng
Việt Nam. Và công ty vẫn chưa thực hiện kinh doanh hết ở các nghiệp vụ,
hoạt động bảo lãnh phát hành vẫn chưa được triển khai tại công ty. Số vốn đó
chưa đủ đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của công ty. Trong tương lai,
SASC muốn mở rộng mạng lưới và hoàn thiện tất cả các nghiệp vụ hoạt động
của mình thì việc tăng vốn là điều bắt buộc. SASC có định hướng sẽ niêm yết
cổ phiếu của công ty trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, đó sẽ là cơ hội
tốt để công ty huy động vốn, nâng cao chất lượng hoạt động.

72
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong giai đoạn suy giảm,
hoạt động của các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh
giữa các công ty chứng khoán rất gay gắt, SASC không chỉ tăng vốn mà còn
phải tăng cường năng lực quản lý tài chính, cân nhắc sử dụng vốn huy động
được sao cho hiệu quả cao, cố gắng giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả
hoạt động.

73
KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán phát triển nhanh và ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển chung của toàn thị
trường, sự ra đời và phát triển của nhiều CTCK đã tạo nên thách thức lớn cho
các CTCK, đặc biệt với các CTCK ra đời trong những năm gần đây. Để
khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, các CTCK đều không
ngừng hoàn thiện và nâng cao các nghiệp vụ của mình.
Với vai trò là một định chế tài chính trung gian, các công ty chứng
khoán là thành viên quan trọng không thể thiếu được của thị trường chứng
khoán cũng như nền kinh tế thị trường. Thông qua các hoạt động kinh doanh
của mình các công ty chứng khoán là cầu nối lưu chuyển vốn từ nơi dư thừa
vốn sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn với mục đích phát triển và mở rộng sản
xuất kinh doanh. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được
hơn 10 năm và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đây chính là cơ hội
để thị trường chứng khoán ngày càng phát triển. Vì vậy, các công ty chứng
khoán cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho mình trên con đường hội nhập.
Đối với công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á, với đội ngũ lãnh
đạo và nhân viên trẻ, năng động, luôn tìm ra hướng đi phù hợp với điều kiện thị
trường, kinh doanh an toàn, hiệu quả, chú trọng việc nâng cao uy tín, hình ảnh
công ty trong lòng công chúng đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động của công ty vẫn còn
nhiều mặt cần hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa phấn đấu
đưa SASC gia nhập đội ngũ các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam.
Trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, lý luận và sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu và thực tế tại công ty luận văn có đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của SASC trong thời
gian tới, góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách tham khảo


- Giáo trình thị trường chứng khoán - Học Viện Tài Chính
- Giáo trình kinh doanh chứng khoán – Học Viện Tài Chính
- Nghề môi giới chứng khoán – TS. Trần Thị Thái Hà
2. Văn Bản luật
- Luật chứng khoán năm 2006
- Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
chứng khoán
- Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về quy chế tổ chức và hoạt động của
công ty chứng khoán
3. Báo
- Tạp chí chứng khoán
- Tạp chí Đầu tư chứng khoán
4. Website
- http://www.seabs.com.vn
- http://www.vics.com.vn
- http://www.vns.com.vn
- http://www.vietstock.com.vn
- http://www.ssc.gov.vn
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN ...................................................................... 3
1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán ........................................................ 3
1.1.1 Khái niệm ....................................................................................... 3
1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán ................................................... 4
1.1.3 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán ............................... 6
1.2 Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán .................................... 8
1.2.1 Các hoạt động kinh doanh chính. .................................................. 8
1.2.2 Các hoạt động hỗ trợ ................................................................... 12
1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán .................. 13
1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động .................................................... 13
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
chứng khoán ................................................................................ 15
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán . 26
1.4.1 Nhân tố khách quan ..................................................................... 27
1.4.2 Nhân tố chủ quan ......................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á....... 32
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á ................... 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán
Đông Nam Á............................................................................... 32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á .. 33
2.1.3 Các hoạt động và dịch vụ của công ty ......................................... 38
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty cổ
phần chứng khoán Đông Nam Á .......................................................... 42
2.2.1 Đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán
tại SASC ..................................................................................... 42
2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nghiệp vụ chính tại
SASC .......................................................................................... 50
2.2.3 Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ...................... 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
ĐÔNG NAM Á ........................................................................ 62
3.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán và của SASC ....... 62
3.1.1 Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt
Nam giai đoạn 2010-2020 .......................................................... 62
3.1.2 Định hướng của SASC................................................................. 63
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á. ............... 64
3.2.1 Xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực. ................................... 64
3.2.2 Hoàn thiện bộ máy hoạt động và công tác quản trị. .................... 66
3.2.3 Đa dạng và phát triển đồng bộ các hoạt động.............................. 67
3.2.4 Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện hợp lý. .................... 68
3.2.5 Hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động kinh doanh. 70
3.2.6 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, đại lý nhận lệnh. ........................ 72
3.2.7 Tăng cường năng lực tài chính ................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự của SASC ........................................................... 38


Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động về tài sản của SASC .............................. 42
Bảng 2.3: Cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn của SASC ....................... 43
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn và tài sản của SASC 2008-2010 ............................... 44
Bảng 2.5: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ............................................ 45
Bảng 2.6: Chỉ tiêu sinh lời của VNS, VICS, SASC năm 2010 .................... 46
Bảng 2.7: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ........................................ 46
Bảng 2.8: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của VNS, VICS, SASC năm 2010 47
Bảng 2.9: Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động......................................... 49
Bảng 2.10: Cơ cấu và sự biến động của doanh thu ........................................ 50
Bảng 2.11: Cơ cấu và sự biến động của chi phí ............................................. 50
Bảng 2.12: Số lượng tài khoản mở tại SASC ................................................. 51
Bảng 2.13: Số lượng tài khoản mở tại SASC tính đến 31/12/2010 ............... 56

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh .......... 48
Biểu đồ 2.2: Doanh thu, chi phí hoạt động môi giới .................................... 52
Biểu đồ 2.3: Doanh thu, chi phí hoạt động tự doanh .................................... 53
Biểu đồ 2.4: Doanh thu, chi phí hoạt động tư vấn ........................................ 54
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin


CTCK Công ty chứng khoán
CTCPCK Công ty cổ phần chứng khoán
.DTT Doanh thu thuần
DVKH Dịch vụ khách hàng
GPHĐKD Giấy phép hoạt động kinh doanh
HCNS Hành chính nhân sự
KD Kinh doanh
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTGD Kế toán giao dịch
KTTC Kế toán tài chính
LK Lưu ký
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
MG Môi giới
QTRR Quản trị rủi ro
SASC Southeast Asian Securities Corporation
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tài sản
TTCK Thị trường chứng khoán
TVTCDN Tư vấn tài chính doanh nghiệp
VCSH Vốn chủ sở hữu
UBCK Ủy ban Chứng khoán

You might also like