You are on page 1of 17

Thị trường sơ cấp, thứ cấp là gì

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành lần đầu
(IPO). Trên thị trường này vốn của nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành
thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị
trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán
đã phát hành.
Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp, thứ cấp
Thị trường sơ cấp là cơ sở, tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường
thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa chứng khoán lưu thông trên thị trường thứ
cấp. Không có thị trường sơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ
cấp. Thị trường thứ cấp là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ
cấp vì một khi chứng khoán được phát hành ra trên thị trường, nếu không có thị
trường thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao đổi tạo ra tính thanh khoản cho chứng
khoán thì khó thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền ra mua chứng khoán. Mua bán giao
dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp làm lưu động hóa vốn đầu tư. Với tính
thanh khoản cao của ck mà tính chất năng động của thị trường thứ cấp đã hấp dẫn
nhà đầu tư bỏ tiền ra mua ck. Điều này là điều kiện cơ bản để các nhà phát hành ck
có thể bán được ck trên thị trường sơ cấp và huy động được số vốn lớn theo yêu
cầu.
Chức năng của TTCK: cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, huy động vốn
đầu tư cho nền kinh tế, tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mô, tạo tính thanh khoản cho các ck, đánh giá hoạt động của DN
Mối quan hệ giữa công cụ nợ và công cụ vốn
Thị trường công cụ nợ ảnh hưởng đến thị trường công cụ vốn vì khi giá trị công cụ
nợ đi xuống, giá công cụ vốn đi lên và ngược lại. Công cụ nợ cạnh tranh với công cụ vốn
vì công cụ nợ được coi là an toàn hơn công cụ vốn nhưng có tỷ suất hoàn lại thấp hơn.
Công cụ vốn thường phát triển tốt khi nền kinh tế phát triển. Khi người tiêu dùng
mua nhiều hơn, công ty thu được lợi nhuận cao hơn từ việc có cầu cao hơn, nhà đầu tư
cũng cảm thấy chắc chắn hơn. Một trong các cách tốt nhất để vượt qua lạm phát là bán lại
trái phiếu và mua cổ phiếu khi nền kinh tế phát triển. Khi sự phát triển chậm lại, người
tiêu dùng mua ít hơn, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm xuống và giá cổ phiếu hạ. Khi
đó các nhà đầu từ lại ưa chuộng việc lãi suất được hoàn trả định kỳ đến từ thị trường công
cụ nợ hơn.
Tác động đến lãi suất cũng ảnh hưởng đến thị trường công cụ vốn. Vì thứ nhất,
nhà đầu tư trái phiếu khi đó nhận được mức lãi suất và mức hoàn lại thấp hơn. Điều này
buộc họ cân nhắc mua cổ phiếu - những công cụ có rủi ro cao để nhận được mức hoàn lại
cao hơn. Thứ hai, mức lãi suất thấp nghĩa là giá của vốn thấp. Hậu quả là các doanh
nghiệp, cá nhân sẽ vay nhiều hơn, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Cuối cùng, thu
nhập doanh nghiệp tăng cao và giá cổ phiếu tăng theo. Ngân hàng Trung ương có thể sử
dụng sự tác động qua lại này để điều tiết thị trường công cụ nợ và công cụ vốn.
Song, trong một số trường hợp thì cả thị trường công cụ nợ và vốn đều có thể đồng
thời tăng giá trị. Điều này xảy ra khi có quá nhiều tiền nhưng chỉ tập trung vào một số nơi
đầu tư nhất định và khi một số nhà đầu tư lạc quan nhưng số còn lại thì bi quan. Điều
ngược lại cũng có thể xảy ra - cả thị trường công cụ nợ và công cụ vốn đều giảm giá trị,
thể hiện ở việc nhà đầu tư trở nên hoảng loạn và bán những khoản đầu tư của mình
Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, vd minh họa
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường tài
chính cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó các
nghiệp vụ hoạt động ở trên hai thị trường có mối liên quan bổ sung và tác động hỗ
tương. Hai thị trường này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Các biến đổi về giá cả,
lãi suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường
vốn. Ngược lại, các biến đổi về chỉ số chứng khoán hoặc trị giá cổ phiểu của thị
trường vốn cũng phản ảnh các hiện tượng tốt xấu đã đang và sẽ xảy ra trên thị
trường tiền tệ. Các chính sách của Nhà nước như chính sách lãi suất, tiền tệ với
mục đích phát triển thị trường tiền tệ đồng thời cũng là các yếu tố ngăn cản phạm
vi hoạt động của thị trường vốn.
Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và cổ phiếu, trái phiếu
Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và trị trường chứng khoán được thể hiện thông
qua sự tác động của lãi suất và tỷ giá hối đoái lên giá cả chứng khoán.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động mạnh mẽ tới quyết định đầu tư trên thị trường
chứng khoán. Khi các nhà đầu tư vào chứng khoán và sẽ thay thế bằng tài sản
ngoại tệ vì chứng khoán chính là tiền, nếu tiền mất giá thì giá trị chứng khoán sẽ bị
giảm. Các nhà đầu tư này có thể sẽ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Như vậy, tác
động của tỷ giá hối đoái đã làm dịch chuyển đầu tư từ thị trường chứng khoán sang
thị trường hối đoái hoặc ngược lại.
Lãi suất thị trường là nhân tố tác động trực tiếp tới giá cả chứng khoán thông qua
việc thay đổi mức lợi suất yêu cầu của các nhà đầu tư khi chấp nhận đầu tư vào
chứng khoán đó. Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu thay đổi lãi suất chiết khấu và
lãi suất tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương lập tức sẽ ảnh hưởng tới lượng tiền
cung ứng và tác động tới giá cả chứng khoán. Tuy nhiên, mức độ tác động của lãi
suất vào giá cả trái phiếu và cổ phiếu lại khác nhau. Lãi suất tác động trực tiếp tới
giá trái phiếu, khi lãi suất chiết khấu tăng (hoặc giảm) thì trái phiếu trên thị trường
sẽ giảm (hoặc tăng). Còn đối với cổ phiếu, quan hệ giữa lãi suất và giá không phải
là mối quan hệ trực tiếp và hoàn toàn một chiều. Mức độ ảnh hưởng của lãi suất
lên giá cổ phiếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra thay đổi đó và mức độ tác động
của thay đổi này lên dòng thu nhập tương lại của cổ phiếu. Tuy nhiên, qua nghiên
cứu cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là ngược chiều do
khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm thì người đầu tư có xu hướng
chuyển từ đầu tư cổ phiếu sang trái phiếu khiến cho giá cổ phiếu giảm và ngược
lại.

Các hành vi tiêu cực trên TTCK


- Đầu cơ chứng khoán, lũng đoạn thị trường: trên thị trường ck hoạt động đầu
tư làm tăng doanh số giao dịch thị trường, tăng tính thanh khoản của ck.
Nhưng nếu những nhà đầu tư cấu kết với nhau để mua hoặc bán ck với số
lượng lớn gây nên cung hay cầu giả tạo, làm giá cổ phiếu tăng hay giảm đột
biến lũng đoạn thị trường, thì đây là một hành vi tiêu cực cần phải ngăn cấm
- Mua bán nội gián: là hành vi của những kẻ lợi dụng quyền hành hay sự ưu
tiên trong việc nắm giữ các thông tin nội bộ của một công ty phát hành ck ra
thị trường để cố tình mua vào hay bán ra cổ phiếu của công ty cổ phần có
báo giá trên thị trường. Sau khi thông tin này được công bố rộng rãi công
khai công chúng sẽ có sự thay đổi lớn về giá cả cổ phiếu, thời cơ tốt để
những kẻ mua bán nội gián kiếm được lợi nhuận lớn, vi phạm nghiêm trọng
nguyên tắc công bằng về công khai thông tin cho mọi nhà đầu tư
- Thông tin sai sự thật: Phao tin đồn thất thiệt trên thị trường làm cho giá cổ
phiếu của cty khác sụt giảm hoặc giá cổ phiếu của mình được tăng cao,
hưởng lợi do mua cổ phiếu vs giá thấp sau khi thông tin ra sẽ bán với giá cao
hơn; or cung cấp thông tin ko đầy đủ cho thị trường, gây rối loạn thị trường
- Làm thiệt hại lợi ích người đầu tư: làm trái lệnh đặt mua, bán của người đầu
tư; ko cung cấp xác nhận giao dịch theo quy định; mua bán ck trên tài khoản
của khách hàng, mượn danh nghĩa kh để mua bán ck
Đầu cơ chứng khoán là gì, lũng đoạn thị trường chứng khoán là gì; Vd chứng
minh trong và ngoài nước, luật trong và ngoài nước (case)
1. Đầu cơ là việc nhà giao dịch chứng khoán thu lợi nhuận từ việc mua bán, tích lũy
hay bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, bất động
sản…Đây là hình thức diễn ra trong ngắn hạn, kiếm lời nhờ sự biến động mạnh
của thị trường và chênh lệch về giá. Cụ thể, nếu như nhu cầu thị trường cao tức là
có nhiều người tham gia ở trạng thái mua nhiều dẫn đến tăng giá và ngược lại nếu
cung cao thì sẽ đẩy giá xuống, tùy theo vị thế người giao dịch mà sự tăng giảm đó
đem lại lợi nhuận cho họ. Vì vậy, đầu cơ đem lại lợi nhuận rất cao nhưng kèm với
đó là rủi ro cao không kém. 
 Ví dụ về đầu cơ dựa vào sự kiện trong tương lai: Trong đợt đầu năm 2020, nhận
thấy sự cần thiết của mặt hàng khẩu trang, một số nhà đầu cơ đã mua vào một
lượng lớn khẩu trang để tích trữ tạo sự khan hiếm và sau đó bán ra với giá cao hơn
gấp 2-3 lần để thu lợi nhuận chênh lệch giá trong thời gian ngắn.
2. Lũng đoạn thị trường là hoạt động có chủ đích nhằm tác động đến sự vận hành tự
do và công bằng của thị trường, tạo ra các hiệu ứng giả liên quan đến giá cả của thị
trường chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ. Hay nói cách khác lũng đoạn thị
trường là thủ đoạn gây áp lực giả tạo làm cho giá cả chứng khoán tăng lên để kích
thích người mua. Một hình thức thao túng hiện bị cấm.
3. Các hành động lũng đoạn như điều chỉnh lãi suất, quy trình cho vay, hay tình trạng
bán khống cổ phiếu có thể gây ra thất thoát hàng tỷ USD, gây thiệt hại lớn lên nền
kinh tế. 
Sự khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ
Đầu cơ là mua vào với số lượng lớn, cực lớn với mục đích tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao
hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán. Đầu tư là mua vào, bán ra kiếm lời chênh
lệch bằng việc tạo giá trị thặng dư.
LƯỚT SÓNG CK

Lướt sóng chứng khoán không còn là một khái niệm quá xa lạ trong đầu tư. Đây là hình thức
giúp các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận từ những biến động rất nhỏ trên thị trường và
trong thời gian ngắn. Cụ thể trong thời gian giao dịch các nhà đầu tư nắm bắt được thời cơ mua
vào cổ phiếu với giá ở chân sóng hoặc giá tốt, sau đó bán ra ở đỉnh sóng để thu được lợi nhuận. 

Bán khống là gì, những đặc điểm và rủi ro khi bán khống, cách thức thực hiện

Bán khống hay trong tiếng anh còn gọi là short selling, đây là hoạt động kiếm lợi nhuận
từ việc sụt giá của một loại chứng khoán như: cổ phiếu hay trái phiếu. Theo đó, bán
khống chính là hình thức bán một loại tài sản hay chứng khoán mà người bán chưa hoặc
không sở hữu nó. Bằng cách vay mượn chứng khoán từ nhà đầu tư khác và bán với giá
cao, sau đó kỳ vọng trong tương lai giá cổ phiếu đó sẽ giảm. 
Trong tương lai, khi giá cổ phiếu đã giảm người bán có nghĩa vụ mua lại và hoàn trả đủ
số lượng chứng khoán đã vay mượn. 
Hoạt động bán khống lúc này:

 Người bán sẽ lời hoặc lỗ bằng với sự chênh lệch giữa giá bán và mua lại, chưa tính
chi phí vay mượn. 
 Lời xuất hiện khi giá mua lại thấp hơn so với giá bán, lỗ khi giá mua lại cao hơn
so với giá bán.
Mục đích của việc bán khống chứng khoán
Đây được xem như phương thức đầu cơ của nhà giao dịch chứng khoán. Trong một số
trường hợp, mục đích của bán khống chứng khoán là giảm rủi ro trước tình hình giảm giá
chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. 
Mục đích đầu cơ thu lợi nhuận 
Khi các nhà đầu tư nhận thấy thị trường chứng khoán đang đi vào thời điểm nóng, có xu
hướng giảm giá trong tương lai gần, họ sẽ tiến hành bán khống để tối đa lợi nhuận. 
Muốn có được nguồn thu từ việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm cao
để dự đoán được xu hướng giúp tránh rủi ro ẩn chứa.  
Mục đích phòng rủi ro 
Thị trường luôn biến động nên nhiều nhà đầu tư muốn bán khống để ngừa rủi ro, giảm
tổn thất tốt nhất có thể. 
Đặc điểm của bán khống: 
Người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu
Người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu đang được bán mà sẽ vay nó từ một môi giới
hay đại lý. Thông qua đó, họ có thể thực hiện đặt lệnh bán.
Sau đó, người bán có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu vào thời điểm nào đó trong tương lai để
hoàn trả lại. Có thể thấy, bán khống chính là các giao dịch ký quỹ, các yêu cầu về dự trữ
vốn chủ sở hữu của họ nghiêm ngặt hơn so với giao dịch khi mua. 
Thu lợi nhuận từ việc giảm giá của cổ phiếu
Đặc điểm cơ bản thứ hai là thu lợi nhuận từ cổ phiếu giảm giá, dựa vào những phân tích
và nhận định người bán kỳ vọng thu lợi từ việc giá chứng khoán giảm. Điều này có thể
trái ngược với các đầu nhà đầu tư dài hạn có mong muốn giá tăng.
Bản chất của bán khống là một loại rủi ro
Bản chất đây là một loại rủi ro, thậm chí, bán khống có tỷ lệ rủi ro cao. Việc này có thể
mang lại lợi nhuận lớn, nhưng tổn thất mà nó mang lại cũng có thể tăng nhanh chóng và
vô hạn cho các lệnh ký quỹ. Vì vậy để tránh rủi ro, những nhà đầu tư thực hiện giao dịch
này thường là người có kinh nghiệm và biết cách sử dụng các nguyên tắc cắt lỗ để hạn
chế lỗ tối đa. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý việc cắt lỗ khi kích hoạt trên thị trường sẽ
không có giá đảm bảo.

Điều kiện để được mã chứng khoán niêm yết trên sàn HCM sàn HN
Vốn điều lệ: trên 120 tỷ đồng

Thời gian hoạt động: Ít nhất 2 năm dưới hình thức Công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức: Tối thiếu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ
đông không phải là cổ đông lớn nắm giữ
Tình hình hoạt động công ty

 2 năm hoạt động gần nhất có lãi


 Lợi nhuận trên vốn đạt từ 5% trở lên
 Không có nợ quá hạn
 Không có lỗ lũy kế tính tới thời điểm đăng ký niêm yết
 Công ty hoạt động minh bạch không vi phạm pháp luật, cũng như các
điều khoản kế toán và báo cáo tài chính.
Điều kiện niêm yết chứng khoán trên sàn HNX
Sàn HNX với tên gọi đầy đủ là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập
vào năm 2009 và hoạt động dưới dạng công ty TNHH một thành viên do Nhà
Nước là chủ sở hữu.

Để công ty niêm yết trên sàn HNX, cần có những điều kiện cơ bản sau:

Vốn điều lệ : từ 30 tỷ đồng trở lên

Thời gian hoạt động: từ 1 năm dưới hình thưc công ty cổ phần

Cơ cấu cổ đông: Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ
đồng ( trong đó) 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ

Tình hình hoạt động công ty:

 Không có nợ quá hạn và những năm liền trước hoạt động kinh doanh có
lãi suất
 Có có lỗ lũy kế tính tới thời điểm đăng ký niêm yết
 Công ty không vi phạm pháp luật về cơ chế hoạt động hay các điều khoản
kế toán hoặc báo cáo tài chính
Điều kiện để phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu trên thị trường VN
Các loại trái phiếu đang có trên thị trường VN
Các loại trái phiếu
Căn cứ vào chủ thể phát hành
• TP Chính phủ: Do chính quyền trung ương hay địa phương phát hành nhằm bù
đắp các khoản chi đầu tư của NSNN, quản lý lạm phát, tài trợ các công trình, dự án
của NN
• TP chính quyền địa phương: do CQDP ủy quyền cho kho bạc hoặc các pháp nhân
do CQDP lập ra phát hành với mục đích huy động vốn để đầu tư các công trình
công cộng
• TP doanh nghiệp: Do các DN phát hành (có đủ điều kiện của UBCK) nhằm mục
đích đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp, mở rộng quy mô phát triển SXKD
* TP thu nhập
* TP có thế chấp, TP không có thế chấp
* TP có thể chuyển đổi
* TP có thể chuộc lại
* TP có lãi suất ổn định
* TP có lãi suất thả nổi
* TP chiết khấu
* TP quốc tế
Các loại trái phiếu nào đang được phát hành (trái phiếu chính phủ và chính
quyền địa phương), rủi ro của trái phiếu, các nhân tố ảnh hưởng đến giá trái
phiếu,
Trình bày về tình hình hoạt động thực tế, tình hình phát hành trái phiếu DN
tại VN (tập trung vào ngành nghề nào là chủ yếu, điều kiện phát hành, doanh
số phát hành trái phiếu tập trung ở các nhóm cty nào)
Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ, phát hành trái phiếu chính quyền
địa phương
Tình hình thực tế phát hành trái phiếu của Việt Nam trong những năm qua
Tình hình phát hành trái phiếu của DN
Tốc độ phát triển trái phiếu thế nào trong những năm vừa qua
Ví dụ về trái phiếu
TTTC 2/6/2022
1. Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ/ trái phiếu chính quyền địa
phương như thế nào?
http://www.hfic.vn/ban-in/24483/407 

Tổng khối lượng TPCP phát hành đến hết 02/6/2022 là 56.852 tỷ đồng, kỳ hạn phát hành
bình quân là 15,22 năm; lãi suất phát hành bình quân là: 2,42%/năm.

Công tác phát hành TPCP đã khẳng định được vai trò là công cụ tái cơ cấu nợ công, giúp
nợ công giảm tỷ trọng vay nước ngoài từ 73,6% năm 2010 xuống mức 63,4% năm 2015
và 34,8% năm 2021. Lãi suất bình quân huy động giảm từ khoảng 10% năm 2009 xuống
khoảng 2% năm 2021, kỳ hạn phát hành bình quân kéo dài từ 2-3 năm năm 2009 lên
12,19 năm năm 2021, thông qua đó góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền
vững và tái cơ cấu để các đỉnh nợ rơi vào các thời điểm đồng đều hơn.
2. Tình hình thực tế phát hành trái phiếu của VN những năm gần đây
Thực tế cho thấy, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai
đoạn vừa qua đã theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Trong giai đoạn 2016-2020, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là cấu phần có sự tăng
trưởng mạnh nhất của thị trường tài chính, trở thành kênh huy động vốn ngày càng quan
trọng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Tổng khối
lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành khoảng 1.224 nghìn tỷ đồng, bình quân gần 239
nghìn tỷ đồng/năm; gấp khoảng 9 lần giai đoạn 2011-2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân
thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 48%/năm, quy mô thị trường trái phiếu
doanh nghiệp đến cuối năm 2020 đạt khoảng gần 16% GDP, gấp hơn bốn lần năm 2016.
Sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã giúp mọi loại hình doanh
nghiệp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh; định hướng nhà đầu tư tập trung vào các
khoản đầu tư trung, dài hạn thay vì gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn; giảm bớt rủi ro cho các
ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và
nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu. Đặc biệt,
trong các thời điểm dịch bệnh được kiểm soát, khối lượng phát hành trái phiếu doanh
nghiệp cũng tăng nhanh cho thấy các doanh nghiệp đang đẩy mạnh phát hành trái phiếu
để huy động vốn phục hồi sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
trong giai đoạn 2016 -2020 cũng bộc lộ một số hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà
đầu tư và thị trường tài chính.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh
nghiệp chiếm khoảng dưới 10% tổng khối lượng phát hành và có xu hướng tăng lên. Đối
với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, tổ chức phát hành phải tuân thủ quy
định tại Luật Chứng khoán, phải đáp ứng các tiêu chí về vốn, tình sản xuất kinh doanh…
và được UBCKNN cấp phép phát hành, do đó phù hợp với mọi loại hình nhà đầu tư. Tuy
nhiên, đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, điều kiện và thủ tục phát hành
tương đối đơn giản, nhà đầu tư phải tự đánh giá mức độ rủi ro để ra quyết định đầu tư.
Các nhà đầu tư các nhân nhỏ, lẻ mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ khi chưa
tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, lại
thiếu khả năng phân tích, đánh giá là rất rủi ro cho chính nhà đầu tư, và có thể gây bất ổn
cho thị trường tài chính và xã hội khi doanh nghiệp phát hành không thực hiện được cam
kết với nhà đầu tư hoặc không đủ khả năng trả nợ.
Ngoài ra, thực tế có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ có quy mô
nhỏ nhưng huy động vốn với khối lượng rất lớn, gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu,
một số doanh nghiệp đưa ra mức lãi suất cao hơn nhiều so với mức lãi suất bình quân trên
thị trường, nhưng không có tài sản đảm bảo, không được bảo lãnh thanh toán, đặc biệt là
doanh nghiệp bất động sản. Tình trạng này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của
doanh nghiệp, ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống tài chính.
Trên cơ sở thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính thống nhất quản
lý việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 được áp dụng từ
1/1/2021 đã tạo nền móng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp thông qua việc:
(i) thống nhất quản lý hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của các loại
hình doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế và thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Việt Nam (ii) tăng cường tính công khai, minh bạch, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư thông
qua các quy định để quản lý tách biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng,
theo hướng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch cho nhà đầu
tư chứng khoán chuyên nghiệp, trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng được
UBCKNN cấp phép chào bán và theo lộ trình phải có xếp hạng tín nhiệm khi chào bán
trái phiếu; (iii) thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp gồm cả 2 cấu phần
phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Trên cơ sở quy định tại Luật Chứng
khoán và Luật Doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2020/NĐ-CP
ngày 31/12/2020 về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, chào bán trái
phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày
31/12/2020 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán quy định về
chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng.
Tình hình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021
Triển khai các quy định mới về trái phiếu doanh nghiệp, trong năm 2021, thị
trường trái phiếu doanh nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực.
Về khối lượng phát hành, tính đến cuối tháng 11/2021, tổng giá trị phát hành trái
phiếu doanh nghiệp là 495.029 tỷ đồng, tăng 23,6% cùng kỳ năm 2020, trong đó phát
hành riêng lẻ đạt 467.583 tỷ đồng, phát hành ra công chúng đạt 27.436 tỷ đồng). Tỷ trọng
trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong 6 tháng đầu năm có xu hướng giảm,
trong khi khối lượng phát hành ra công chúng có xu hướng tăng cho thấy đã bước đầu có
sự dịch chuyển từ phát hành riêng lẻ ra công chúng, góp phần tăng tính công khai, minh
bạch, hạn chế rủi ro trên thị trường.
Về doanh nghiệp phát hành, trong 9 tháng đầu năm, tổ chức tín dụng có khối
lượng phát hành lớn nhất thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ, chiếm 37,9%, tăng 67%
so với cùng kỳ năm 2020. Các doanh nghiệp bất động sản phát hành chiếm 30,6%, tăng
10,6% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng không còn là nhà phát hành lớn nhất trên thị
trường.
Về kỳ hạn và lãi suất phát hành, kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu doanh
nghiệp riêng lẻ 9 tháng đầu năm là 3,87 năm, giảm 0,1 năm so với cùng kỳ năm 2020. Lãi
suất phát hành bình quân trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là 8,02%/năm, giảm
1,38%/năm so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lãi suất phát hành bình quân của các tổ
chức tín dụng là 4,5%/năm, giảm 1,92%/năm so với cùng kỳ năm 2020; lãi suất phát
hành bình quân của các doanh nghiệp bất động sản là 10,51%/năm, giảm 0,26%/năm so
với cùng kỳ năm 2020.
Về cơ cấu nhà đầu tư, nhà đầu tư chính mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên
thị trường sơ cấp là công ty chứng khoán (chiếm 38,3% khối lượng phát hành), tiếp đến
là các ngân hàng thương mại (chiếm 34,4%). Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp
mua sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chiếm 5,4% khối lượng phát hành, giảm so
với năm 2020 (12,7%). Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm được giao dịch
trên thị trường nên cơ cấu nhà đầu tư sẽ thay đổi trên thị trường thứ cấp.

3. Tình hình phát hành trái phiếu của DN


 Giai đoạn 2017-2021, tốc độ phát triển bình quân của thị trường TPDN khoảng

46%, riêng trong năm 2021, con số này là 56%. Sang 3 tháng đầu năm 2022, tốc

độ tăng trưởng của thị trường rất cao nhưng đến tháng 4 đã sụt giảm mạnh, trong

đó TPDN bất động sản gần như "vắng bóng".

 Dễ dàng gọi vốn, dòng tiền thu về từ trái phiếu cũng không bị kiểm soát, giám sát

chặt chẽ, khiến doanh nghiệp phát hành có thể tùy ý sử dụng mà các trái chủ khó

có thể biết đã khiến làn sóng phát hành trái phiếu doanh nghiệp bùng phát trong

thời gian qua.

 Nhận định về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng doanh

nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu vẫn còn tình trạng “vàng thau lẫn lộn."
 Thực trạng này đã dấy lên những lo ngại về rủi ro tiềm ẩn đối với các nhà đầu tư.

Đặc biệt, năm 2021 trước cơn sóng phát hành trái phiếu doanh nghiệp một cách ồ

ạt, trong khi cùng thời điểm ở quốc gia láng giềng, "quả bom nợ" siêu khủng

Evergrande đã được không ít chuyên gia kinh tế và các cơ quan quản lý lên tiếng

cảnh báo, song dường như cả bên bán và bên mua vẫn đang… trong men say.

 Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2018, các doanh

nghiệp đã phát hành thành công tổng giá trị trái phiếu đạt 224 nghìn tỷ đồng; năm

2019 phát hành đạt 312.000 tỷ đồng; năm 2020 phát hành đạt 436.000 tỷ đồng và

năm 2021 phát hành đạt 722.700 tỷ đồng.

 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng "nóng," quy mô từ 4,93% GDP

năm 2017 lên tới 16,6% GDP năm 2021, trong đó phát hành riêng lẻ vẫn là hình

thức chủ đạo, chiếm khoảng 90% tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được cho là tiềm ẩn những rủi ro lớn khi có

gần 80% giá trị phát hành thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường

chứng khoán. Những doanh nghiệp này có năng lực tài chính yếu hơn đáng kể so

với các doanh nghiệp đang niêm yết.

 Trong khi điều kiện tiếp cận vay vốn ngân hàng đang ngày càng khắt khe hơn, đặc

biệt đối với lĩnh vực bất động sản, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh

nghiệp bất động sản đã tích cực sử dụng trái phiếu. Nhiều trường hợp, chủ đầu

tư trong hồ sơ phát hành thông báo huy động tiền từ trái phiếu để hoàn thành

một dự án, nhưng trên thực tế lại lấy khoản tiền đó để mua dự án khác hoặc

đem tiền đi đầu tư.


 Mặt khác, cũng có nhiều doanh nghiệp địa ốc có sức khỏe tài chính yếu kém

nhưng rất năng nổ phát hành trái phiếu với mức lãi suất hấp dẫn, trung bình

khoảng 13%/năm. Cá biệt có doanh nghiệp đã đưa ra mức lợi nhuận lên tới

18%/năm, gấp khoảng 3 lần so với lãi suất huy động tiền gửi từ các ngân

hàng.

 Chuyên gia SSI Research cho rằng các trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc

đảm bảo hoàn toàn hoặc một phần bằng cổ phiếu là những "tài sản bất định," mức

độ rủi ro rất lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất lượng tài sản đảm

bảo của trái phiếu bất động sản đang có xu hướng đi xuống.

 Mỗi lần phát hành trái phiếu thì lãi suất lại cao hơn lần trước, dẫn tới lãi chồng

lãi và càng về sau thì rủi ro càng lớn hơn. Khá nhiều doanh nghiệp khi cạn kiệt

vốn đã sử dụng đến "vũ khí" cuối cùng là phát hành trái phiếu.

 Với mồi nhử là lãi suất thật cao, cùng với những quảng bá rất "kêu" để tạo sự tin

tưởng, không ít lượng trái phiếu "3 không" vẫn bán ào ào theo hình thức "phát

giấy thu tiền" thông qua những kẽ hở mà bên mua khó nhìn thấy. Có thể kể đến

như mượn danh ngân hàng để mập mờ về bảo lãnh thanh toán trong khi ngân hàng

không phải là bên phát hành, cũng không là kênh phân phối, mà chỉ làm dịch vụ

nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu cố tình gắn tên ngân hàng vào, quảng bá

rất "kêu" để tạo sự tin tưởng dụ nhà đầu tư xuống tiền.

 Bên cạnh đó, sự mập mờ thông tin trong sử dụng dòng tiền cũng là kẽ hở để doanh

nghiệp đẩy rủi ro về phía nhà đầu tư. Với mức độ minh bạch quá thấp như hiện

nay, trong khi các cơ quan quản lý, cụ thể là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
không theo dõi kịp và sát việc sử dụng dòng tiền của doanh nghiệp. Trái chủ

không thể biết được đối tác bán trái phiếu cho mình có sử dụng dòng tiền đúng

vào mục đích đã công bố và cam kết hay không thì việc trái phiếu có thể được sử

dụng làm công cụ đảo nợ (lấy tiền của người mua trái phiếu sau trả cho người mua

trước), tiềm ẩn rủi ro dây chuyền, dẫn tới nguy cơ nợ xấu và mất ổn định tiền tệ

bất kỳ lúc nào.

 Nhận định những nguy cơ tiềm ẩn, Bộ Tài chính liên tục phát đi cảnh báo rủi ro

đối với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, khi trên thị trường xuất hiện

nhiều trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, thông tin mập mờ, thậm

chí có dấu hiệu lừa đảo. Bộ Tài chính đã sớm có chỉ đạo tăng cường kiểm tra,

giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

 Khi đó, bên cạnh ghi nhận những tác động tích cực của trái phiếu doanh nghiệp,

Bộ Tài chính đã đánh giá việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng bộc

lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính

quốc gia.

 Từ năm 2019, Bộ Tài chính đã triển khai trên 30 đoàn kiểm tra tại các doanh

nghiệp phát hành, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại. Qua kiểm tra,

cơ quan quản lý đã xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu các biện pháp khắc

phục hậu quả tại hai doanh nghiệp là VsetGroup và Apec Group, đồng thời, xử

phạt Công ty Chứng khoán VIS.

 Đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp năm 2021, lãnh đạo Bộ Xây dựng

cũng từng cảnh báo về tình hình phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản với
dẫn chứng con số trái phiếu đã phát hành lên tới 214.440 tỷ đồng, tương đương

hơn 9 tỷ USD và tăng gấp 3 lần so với năm 2020 là 71.000 tỷ đồng. Đồng thời,

lãnh đạo Bộ cũng bộc lộ lo ngại về sự mất an toàn của trái phiếu doanh

nghiệp bất động sản.

 Mức lãi suất phát hành trái phiếu dao động trong khoảng từ 8-13%/năm với

tổng giá trị phát hành của nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm 36% tổng

giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp; trong đó, có khoảng 29% giá trị

trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu.

 Trên thực tế, có thể thấy thông thường với doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì

việc vay vốn ngân hàng cũng không quá khó khăn, chưa kể mức lãi suất chỉ trên

dưới 8%/năm, thấp hơn đáng kể so với mức chi trả cho các nhà đầu tư trái phiếu.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất cao gấp 2-3 lần so

với lãi suất ngân hàng là điều nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ rủi ro khi quyết định

đầu tư, đặc biệt với những doanh nghiệp có tình hình tài chính kém, kinh doanh

thua lỗ, đòn bẩy tài chính cao...

 Chuyên gia kinh tế-tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho rằng việc bùng nổ quá

nhanh của trái phiếu doanh nghiệp có thể có nguy cơ tranh chấp, đặc biệt là

tranh chấp về lãi, khả năng thanh toán của các trái chủ, các vấn đề về quyền

lợi của nhà đầu tư.

 “Nếu trái phiếu doanh nghiệp phát hành không được đảm bảo chất lượng thì

không khác gì hoạt động 'cho vay họ,' khi gặp rủi ro và bị vỡ nợ thì các chủ hụi

sẽ đánh bài chuồn. Vỡ nợ trái phiếu gây ra hệ lụy khủng khiếp bởi không chỉ
thiệt hại tiền của các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của thị

trường tài chính, uy tín của thị trường chứng khoán và có thể của cả Chính

phủ," tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cảnh báo.

 Chuyên gia tài chính-tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng việc các doanh

nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu, đưa ra lãi suất cao để thu hút

người dân tham gia mà không cung cấp thông tin đầy đủ, không có sự giám

sát, quản lý của cơ quan chức năng sẽ dễ dẫn đến tình trạng đảo nợ và tiềm

ẩn nguy cơ “bong bóng” trên thị trường.

 Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Công ty Cổ phần FiinGroup, rủi ro vỡ

nợ là có, chỉ có điều chưa biết đến khi nào bởi thị trường mới ở giai đoạn đầu,

phải 3-5 năm nữa mới tới thời gian đáo hạn và đây là vấn đề nhà đầu tư cần lưu

tâm./.

4. Tốc độ phát triển kênh phát hành trái phiếu của DN 
 Thị trường sơ cấp sôi động
 Trong năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành tổng cộng
722.700 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2020.
 Theo báo cáo từ Công ty chứng khoán SSI, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu
hành tại thời điểm cuối năm 2021 đạt khoảng 1.4 triệu tỷ đồng (tương đương tốc
độ tăng trưởng bình quân 46%/năm trong giai đoạn từ 2017-2021). Theo đó, quy
mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh, từ 4,9% GDP (2017) lên tới
16,6% GDP (2021).
 Trên thị trường, các doanh nghiệp bất động sản là nhóm phát hành nhiều nhất với
318.200 tỷ đồng (tăng 66,3% so với năm 2020) và chiếm 44% tổng lượng phát
hành năm 2021. Kế đến, các ngân hàng phát hành tổng cộng 226.400 tỷ đồng,
chiếm 31,3% tổng lượng phát hành và tăng 73% so với năm 2020 (một phần do
nhu cầu cần nguồn vốn để bù đắp lượng trái phiếu mua lại trước hạn lên tới 67.000
tỷ đồng).
 Ngoài ra, các nhóm ngành năng lượng khoáng sản, định chế tài chính phi ngân
hàng, phát triển hạ tầng phát hành từ 28.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng, chiếm
trên dưới 4% tổng lượng phát hành; trong đó lượng phát hành của các định chế tài
chính phi ngân hàng (chủ yếu là các công ty chứng khoán) và nhóm phát triển hạ
tầng tăng cao so với năm 2020 (lần lượt tăng 152% và 225%).
 Bên cạnh kênh tín dụng, lĩnh vực chứng khoán đang tăng tốc trở thành kênh huy
động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Cụ thể, quy mô thị trường cổ phiếu và trái
phiếu doanh nghiệp tăng nhanh từ mức 68% (năm 2020) lên mức tương đương
88% (năm 2021) so với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.
 “Khả năng lãi suất phát hành sẽ tăng
 Đánh giá về xu hướng thị trường trong năm 2022, trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục
là kênh dẫn vốn tiềm năng. Bên cạnh đó, lãi suất phát hành trái phiếu có thể sẽ
tăng.
 Nhóm phân tích của SSI đưa ra dự đoán mặt bằng lãi suất tiền gửi năm 2022 có
thể tăng nhẹ 20-25 điểm phần trăm nên chênh lệch lãi suất kênh trái phiếu doanh
nghiệp so với kênh tiền gửi vẫn duy trì ở mức hấp dẫn, vì vậy nhu cầu đầu tư vào
kênh dẫn vốn này vẫn cao. Mặt khác, quy mô trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn
trong năm 2022 ước khoảng 266.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 19% lượng trái phiếu
lưu hành. Do đó, nhu cầu phát hành để đảm bảo vòng quay vốn của các doanh
nghiệp là lớn đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh được kỳ vọng sẽ sôi động
hơn 2021 (khi nền kinh tế đang mở cửa trở lại sau đại dịch) sẽ khiến nguồn cung
trái phiếu doanh nghiệp dự kiến vẫn rất dồi dào.
 “Khả năng lợi suất trái phiếu doanh nghiệp có thể đã tạo đáy trong năm 2021 và
nhích tăng trong năm 2022. Hiện mặt bằng lãi suất tiền gửi nhích tăng nên lợi suất
trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo do phần lớn trái phiếu doanh nghiệp
phát hành có lãi suất thả nổi. Bên cạnh đó, xu hướng tăng lãi suất điều hành của
các ngân hàng trung ương lớn và áp lực lạm phát trên thế giới có thể tác động đến
tâm lý nhà đầu tư, làm tăng kỳ vọng lãi suất với các đợt phát hành trái phiếu mới.
 Tuy nhiên, có những thay đổi về pháp lý sẽ có những tác động lớn đến thị trường.
Cụ thể, dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP đối với phát hành trái phiếu
riêng lẻ, ngoài việc quy định chi tiết hơn (về trách nhiệm công bố thông tin, hoạt
động lưu ký tập trung, điều kiện đăng ký/thay đổi/hủy bỏ giao dịch trên Sở giao
dịch chứng khoán… ) còn đưa ra một số điểm sửa đổi bổ sung quan trọng.

Nhận xét: Nhìn chung, tốc độ phát triển kênh phát hành trái phiếu của DN nhanh. Thị
trường TPDN hiện nay đã tăng trưởng cả về số lượng, cơ cấu DN phát hành và loại hình
sản phẩm, dần trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn cho nhiều loại hình DN. Về
dài hạn, với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của DN tiếp
tục ở mức cao, thị trường tài chính được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi với tốc độ tăng
trưởng nhanh của thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu. Mặc dù, có tốc độ tăng
trưởng cao, song quy mô của thị trường TPDN Việt Nam hiện nay vẫn còn nhỏ hơn rất
nhiều so với các nước trong khu vực, tỷ trọng trái phiếu phát hành ra công chúng hiện chỉ
chiếm dưới 10% quy mô toàn thị trường. Bên cạnh đó, sự phát triển nóng của thị trường
TPDN cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư (NĐT); giao dịch trên thị trường thứ
cấp còn nhiều hạn chế. Việc thiếu các tổ chức định giá, xếp hạng tín nhiệm DN, thay đổi
pháp lý cũng phần nào tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường
TPDN…

5. Trái phiếu chính phủ 


Khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP “Trái phiếu Chính phủ” là loại trái
phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước
hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư
của nhà nước.”

You might also like