You are on page 1of 3

CHƯƠNG 11: PHÁI SINH

Câu 1: Sản phẩm phái sinh là gì? Vì sao sản phẩm phái sinh thích hợp để trở thành
một công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính?
Sản phẩm phái sinh là một sản phẩm tài chính mà giá trị của nó được tạo ra từ sự thay
đổi trong giá trị của một tài sản khác (tài sản cơ sở). Tài sản cơ sở có thể là cổ phiếu, trái
phiếu, tiền hoặc là hàng hóa, tất cả chúng đều là tài sản.
Sản phẩm phái sinh thích hợp để trở thành một công cụ hòng ngừa rủi ro tài chính vì giá
của sản phẩm phái sinh có quan hệ với giá của hàng hóa cơ sở trên thị trường giao ngay,
các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở
hữu tài sản giao ngay.
Những người tham gia thị trường công cụ phái sinh nhằm giảm rủi ro của họ thì được gọi
là người phòng ngừa rủi ro. Còn những người tham gia thị trường công cụ phái sinh làm
gia tăng rủi ro của họ thì gọi là các nhà đầu cơ (speculators).

Câu 2: So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau? Vì sao hợp đồng giao sau
thích hợp là một công cụ đầu cơ hơn hợp đồng kỳ hạn?
Hợp đồng kỳ hạn (forwards) là một thỏa thuận giữa hai bên (giao dịch OTC), người mua
và người bán, trong đó yêu cầu giao một hàng hóa tại một thời điểm cụ thể trong tương
lai với giá cả và khối lượng đã được xác định trước vào ngày hôm nay.
Hợp đồng giao sau là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa để có thể giao dịch
trên sàn giao dịch tập trung (sàn giao dịch giao sau).
Hợp đồng giao sau thích hợp là một công cụ đầu cơ hơn hợp đồng kỳ hạn vì hợp đồng
giao sau được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung nên không tồn tại rủi ro tín dụng.
Yêu cầu ký quỹ và quá trình thanh toán hàng ngày nên hợp đồng giao sau có thanh khoản
cao và tính linh hoạt hơn hợp đồng kỳ hạn vì hợp đồng giao sau có thể được tất toán vào
bất kỳ ngày nào trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng.

Câu 3: Như thế nào là một quyền chọn mua kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu? Cho ví dụ
minh họa? Vì sao phí quyền chọn mua kiểu Mỹ sẽ cao hơn?
Quyền chọn là một sản phẩm phái sinh cho phép người sở hữu quyền được mua hoặc
được bán một tài sản nào đó với một mức giá được xác định trước, gọi là giá thực hiện.
Quyền chọn chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian cụ thể và người sở hữu quyền
chọn phải trả cho người mua quyền chọn một khoản phí, gọi là Phí Quyền chọn.
Quyền chọn mua kiểu Mỹ là quyền chọn cho phép người nắm giữa quyền chọn được thực
hiện quyền mua hoặc bán vào bất cứ ngày nào trong khoảng thời gian hiệu lực của quyền
chọn. Quyền chọn mua kiểu châu Âu chỉ cho phép người sở hữu quyền thực hiện quyền
mua hay bán tại đúng ngày quyền chọn đáo hạn.
Chính vì quyền chọn kiểu Mỹ mang lại cho người nắm giữ nhiều cơ hội hơn, lợi thế hơn
quyền chọn kiểu châu Âu nên giá trị quyền chọn kiểu Mỹ sẽ cao hơn kiểu châu Âu. Vì
vậy mà mức quyền chọn kiểu Mỹ cũng sẽ cao hơn.

Câu 4: Nếu bạn dự báo rằng trong vài tuần tới giá vàng trên thị trường sẽ giảm, bạn
dùng hợp đồng quyền chọn để kiếm lời trên dự báo này như thế nào? Rủi ro mà bạn
phải gánh chịu của chiến lược này là gì?
Vào ngày hôm nay, 15/08 nếu dự báo giá vàng sẽ tăng trong vài tuần tới thì nhà đầu tư có
thể thực hiện mua quyền chọn mua hoặc bán quyền chọn bán, với giá thực hiện bằng với
giá vàng giao ngay hiện tại.
Nếu thực hiện mua quyền chọn mua, giá vàng tăng thì nhà đầu tư sẽ lời, nếu giá vàng
giảm, nhà đầu tư có thể sẽ bỏ quyền và mất toàn bộ khoản phí quyền chọn.
Nếu thực hiện bán quyền chọn bán, giá vàng tăng sẽ khiến người mua quyền chọn bán từ
bỏ quyền và nhà đầu tư sẽ hưởng toàn bộ khoản phí quyền chọn. Nếu giá vàng giảm,
người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền chọn và nhà đầu tư sẽ bị lỗ một khoảng
bằng với lợi nhuận của người mua quyền chọn bán.

CÂU HỎI THÊM


1. Anh/Chị hãy giải thích “hiệu ứng lấn át” của bội chi ngân sách. Theo anh/chị, khi
Chính phủ phải tăng chi ngân sách để chống dịch Covid-19 và đảm bảo phát triển kinh tế
- xã hội trong năm 2020 thì điều này có gây ra hiệu ứng lấn át hay không?
 Giải thích hiệu ứng lấn át là gì?
Hiệu ứng “lấn át” là khi nhu cầu vượt mức của chính phủ đối với nguồn vốn vay có xu
hướng “lấn át” nhu cầu trong khu vực tư nhân. Khi lãi suất tăng mạnh sẽ ảnh hưởng
lên quyết định tiêu dùng, quyết định đầu tư của người dân, hộ gia đình và doanh nghiệp.
Vì các khoản đầu tư từ hiệu quả trở nên kém hiệu quả buộc người dân,…,dn ngưng và
hoãn đầu tư
 Chi ra khoản chi nhiều để chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân
Năm 2020 chính phủ đã chi 1 lượng ngân sách khổng lồ để chống dịch, hỗ trợ người dân
và doanh nghiệp, ví dụ gói hỗ trợ 65k tỷ, gói 26k tỷ. Trước tình hình đó sẽ dẫn đến sự
thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, để bù đắp cho bội chi ngân sách CP sẽ phát hành trái
phiếu hoặc vay vốn. Tuy nhiên nếu lãi suất tang lên do hiệu ứng lấn át sẽ ảnh hưởng đến
sự tiêu dùng và sản xuất của người dân và ảnh hưởng sự tăng trưởng kinh tế của đất nước
thì CP có thể yêu cầu NHTM giảm lãi suất cho DN, cho nên hiệu ứng lấn át có thể ko xảy
ra

2. Anh/Chị hãy giải thích vì sao Chính phủ lại ưu tiên sử dụng chính sách tài khoá để
thực hiện các gói giải pháp giảm đau kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong
hoạt động chống dịch Covid-19 thời gian qua?
 Hệ thống NH trở nên yếu kém
Chính sách tài khóa thực hiện thông qua các gói chi ngân sách hoặc chi tiêu công, còn
chính sách tiền tệ là thay đổi thông qua cung tiền của nền kinh tế. Dịch bệch vừa qua làm
cho NH trở nên yếu kém, sức mua của người dân cũng suy yếu nghiêm trọng. Nên nếu
kích cầu nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ sẽ ko thể phát huy tác dụng. Nên CP sẽ tiến
hành chi ngân sách, đầu tư công để bơm tiền và duy trì các hoạt động kinh tế để tránh suy
thoái

3. Với xu hướng giảm lãi suất như hiện nay, anh/chị đánh giá như thế nào về triển vọng
của nền kinh tế trong thời gian tới?
 Khuyến khích Dn và người dân tiêu dùng và đầu tư
Khi lãi suất giảm xuống sẽ báo hiệu nền tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Vì khi lãi
suất giảm xuống sẽ thúc đẩy mở rộng chi tiêu và đầu tư sản xuất của DN và người dân,
dẫn đến tổng cầu của nền kinh tế tăng sẽ làm tăng trưởng nền kt. Tuy nhiên, với những
chính sách để phòng chống Covid như hiện nay, như thông điệp 5K, 1 cung đường 2
điểm đến làm thu hẹp khối lượng sản xuất và tăng cho phí cho DN thì việc giảm lãi suất
cũng chưa thúc đầy đc nền kt

4. Anh/Chị hãy trình bày tác động của một chính sách tiền tệ mở rộng? Theo anh/chị, với
các điều kiện kinh tế vĩ mô như hiện nay, Chính phủ có nên tiếp tục nới lỏng chính sách
tiền tệ hay không?

5. Theo Anh/Chị, với xu hướng gần đây của thị trường chứng khoán Việt Nam thì các
công ty cổ phần đang có kế hoạch IPO có nên chọn thời điểm này để thực hiện IPO hay
không?

6. Theo các Anh/Chị, hiện nay có những loại định chế tài chính nào đang giao dịch trên
thị trường tài chính Việt Nam? Định chế nào đóng vai trò quan trọng nhất, vì sao?

You might also like