You are on page 1of 9

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

(Chữ đỏ đừng đưa vào slide nha, để lúc thuyết trình tự đọc cho hiểu thôi)

II. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO


BẰNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
1. Rủi ro kiệt giá tài chính
 Nhắc lại:

Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của các kết quả


trong tương lai, không mong đợi gây thiệt hại
cho con người.

Các loại rủi ro (đã tìm hiểu ở chương 1)


- Rủi ro kinh doanh
- Rủi ro tài chính
- Rủi ro hoạt động
- Rủi ro pháp lý

Rủi ro tài chính là những rủi ro có liên quan đến sự giảm giá tài chính (rủi ro kiệt
giá tài chính) là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng gắn liền
với sự biến động của yếu tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá
hoặc chứng khoán.
 Hình trên cho thấy khi giá cả hàng hóa chuyển biến xấu làm cho người bán và
người mua đều chịu một khoản lỗ. Trong đó, người bán lo ngại giá xuống và người
mua lo ngại giá tăng lên.

VD: Công ty A thỏa thuận mua 50 tấn cà phê của công ty B và thanh toán vào 3
tháng sau. Đến thời điểm đáo hạn dưới sự tác động của những yếu tố như lãi suất,
tỷ giá, giá cả hàng hóa,…

- Gía cà phê giảm → Vị thế mua (người


mua) hay công ty A sẽ lãi và ngược lại,
công ty B sẽ lỗ
- Gía cà phê tăng → Vị thế bán (người
bán) hay công ty B sẽ lãi và ngược lại,
công ty A sẽ lỗ

Những ảnh hưởng từ sự biến động của tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa là không
thể lường trước được, một công ty đang phát triển tốt vẫn có thể rơi vào tình trạng
phá sản bởi ảnh hưởng của chúng.

Rủi ro biến động giá là loại rủi ro phổ biến ảnh hưởng đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Các thị trường tài chính hiện đang bị thách thức bởi những bất ổn do
giá cả ngày càng tăng.

- Rủi ro về giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu: sự thay đổi giá ở thời điểm ký
hợp đồng với khi thực hiện hợp đồng.
- Rủi ro về tỷ giá: sự biến động của tỷ giá làm cho dòng tiền vào, ra của doanh
nghiệp bị thay đổi.
- Rủi ro về lãi suất: sự biến động của lãi suất làm cho dòng tiền của doanh
nghiệp hoặc cá nhân nào đó thay đổi. Rủi ro lãi suất sẽ cao trong giai đoạn
nền kinh tế có lạm phát hoặc giảm phát.

VD: Sự biến động giá ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp:

TH: Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư trực tiếp (ngoài ra còn rất nhiều trường
hợp khác như sản xuất, xuất/nhập khẩu, vay vốn tín dụng,…)

Lúc lập KH đầu tư Lúc thực hiện


Trị giá dự án đầu tư 600.000 USD 600.000 USD
Tỷ giá USD/VND 16.000 17.000
Trị giá dự án quy ra VND 6,5 tỷ đồng 7 tỷ đồng

Lúc thực hiện nếu USD/VND = 17.000 thì cứ mỗi USD đầu tư hay chi phí quy ra
VND tăng lên 1.000 đồng. USD lên giá so với VND làm cho lợi nhuận kỳ vọng
giảm có khi còn làm đảo lộn kết quả đầu tư.

 Cần phải phòng ngừa hay quản trị rủi ro.

 Nhắc lại:

Quản trị rủi ro (đã tìm hiểu ở chương 1) là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa
học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm
thiểu những tổn thất, mất mát, những tác động bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách
biến rủi ro thành cơ hội thành công.

- Các bước nhận dạng rủi ro:


 Nguồn gốc của rủi ro
 Đối tượng rủi ro
 Tổn thất
- Mục đích phòng ngừa rủi ro:
 Tiết kiệm thuế
 Giảm chi phí phá sản
 Giảm chi phí đi vay
 Tránh đầu tư lệch lạc
 Đầu cơ và arbitrage (kinh doanh chênh lệch giá)
2. Các công cụ tài chính phái sinh
 Nhắc lại: Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính mà kết quả của nó được tạo ra
từ kết quả của một tài sản cơ sở khác (tài sản cơ sở).

Tài sản khác hay tài sản cơ sở có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tiền hoặc hàng hóa,
…nó củng có thể là công cụ phái sinh khác, chẳng hạn như:
Đặc điểm chung của các hợp đồng phái sinh:

- Gía trị của nó sẽ phản ánh sự thay đổi của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá, giá
cả hàng hóa,… → những biến số này không liên quan đến bên nào trong hợp
đồng.
- Không yêu cầu khoản đầu tư thuần ban đầu nào hoặc một khoản rất nhỏ so
với các hợp đồng tương tự.
- Được thực hiện vào một ngày trong tương lai.

Để phòng ngừa rủi ro, các nhà đầu tư thường sử dụng các công cụ phái sinh. Khi
giao dịch bằng công cụ tài chính phái sinh  phòng ngừa từng vị thế trong chứng
khoán phái sinh:

- Phòng ngừa vị thế mua (Long hedge):


 Phòng ngừa rủi ro về sự tăng giá cả của tài sản trong tương lai
 Phòng ngừa bằng cách mua trên thị trường giao sau
- Phòng ngừa vị thế bán (Short hedge):
 Phòng ngừa rủi ro về sự sụt giảm giá cả của tài sản trong tương lai
 Phòng ngừa bằng cách bán trên thị trường giao sau

V D: Công ty của ông A sản xuất bánh kẹo làm


từ ngô, nếu như họ dự đoán được giá ngô sẽ
tăng cao hơn trong thời gian tới, công ty ông
A có thể mua hợp đồng tương lai cho ngô. Và
đến thời điểm nhận hàng vào ngày thanh toán,
dù giá ngô có là bao nhiêu thì công ty này vẫn
chỉ trả mức giá vào ngày ký kết hợp đồng.
 Đây là một cách để phòng ngừa rủi ro, nhưng đồng thời nó củng sẽ làm mất đi
một phần lợi nhuận tiềm năng nếu như giá ngô giảm đi vào ngày thanh toán hợp
đồng.

- Củng có những chiến lược phòng ngừa rủi ro hoàn hảo, khi đó, nó sẽ hoàn
toàn loại bỏ được các rủi ro, nhưng rất hiếm.

V D: Ví dụ thường thấy cho một chiến lược phòng ngừa gần như hoàn hảo là một
nhà đầu tư sử dụng một kết hợp giữa các cổ phiếu đang nắm giữ và thực hiện đối
lập các vị thế quyền chọn để tự bảo vệ, chống các khoản lỗ trong vị thế cổ phiếu
của mình.

 Khi lựa chọn sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, nhà đầu tư cần nghiên cứu
và xây dựng thật kĩ càng các chiến lược để phòng ngừa rủi ro tốt nhất có thể.

3. Xây dựng chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng Hợp đồng
kỳ hạn
- Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô và các điều kiện thị trường, nhận định xu
hướng chỉ số → Nhà đầu tư có thể dự báo về giá cả thị trường trong thời
gian tới (tùy thuộc vào mỗi nhà đầu tư khác nhau).
- Nếu doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có thể dự đoán được sự biến động của
gía cả hàng hóa trong tương lai, có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn để cố định
giá tạo ra một biến cố chắc chắn.

VD: Ngày 1/6/2020, một công ty đa quốc gia C có chi nhánh ở Anh và có nhu cầu
chuyển 10 triệu bảng Anh (GBP) từ một tài khoản ở London sang một ngân hàng ở
Newyork. Việc chuyển tiền sẽ được thực hiện vào 1/9/2020. Biết:

- Tỷ giá giao ngay ngày 1/6/2020 là GBP/USD = 1,362


- Tỷ giá kỳ hạn 90 ngày GBP/USD = 1,357
→ Công ty C khi phân tích thị trường và dự đoán được đồng bảng Anh có thể sẽ
giảm trong 3 tháng tới nên đã bán kỳ hạn bảng Anh vào 1/9/2020 với tỷ giá kỳ hạn
GBP/USD = 1,357

Công ty sẽ bán bảng Anh và thu về: $10.000.000 x 1,357 = $13.570.000

Đến ngày 1/9/2020, tỷ giá giao ngay GBP/USD =1,24. Nếu không bán kỳ hạn,
công ty đã lỗ: $13.570.000 – ($10.000.000 x 1,24) = $1.170.000

→ Do sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro, công ty C đã tránh được
mức lỗ, nếu không phòng ngừa trước, công ty chỉ bán được bảng Anh với tỷ giá
giao ngay GBP/USD = 1,24

- Hợp đồng kỳ hạn được dùng để cố định khoản thu nhập hay chi trả của
doanh nghiệp theo một mức giá được ấn định trước, bất chấp sự biến động
của tài sản cơ sở trên thị trường.
- Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, ví dụ như rủi ro mất
giá tiền tệ (HĐKH đối với USD hoặc EUR) hay rủi ro biến động giá một
loại hàng hóa nào đó (HĐKH với dầu mỏ, nông sản,…)

VD: Một công ty D xuất khẩu hàng sang Mỹ vào ngày 1/6/2020 và sẽ nhận được
500.000 USD vào ngày 3 tháng sau. Giả sử tỷ giá giao ngay USD/VND (1/6/2020)
là 22.600 VND, dự kiến sẽ biến động -3% trong năm 2020.

- Nguồn gốc của rủi ro: hoạt động xuất khẩu, dòng tiền vào là dòng ngoại tệ
- Đối tượng rủi ro: chi phí xuất khẩu
- Tổn thất xảy ra: khi tỷ giá USD/VND giảm 3% (22.600 → 21.922: giảm
678đ) → Tổng thiệt hại = 500.000 x 678 = 339.000.000đ

→ Công ty D có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro này bằng
cách:
- Ký hợp đồng bán kỳ hạn USD 3 tháng với ngân hàng với tỷ giá kỳ hạn ngày
1/9/2020 là 22.600
- Khi đó công ty D sẽ cố định được số nội tệ thu về là 500.000 x 22.600 =
11.300.000.000đ dù cho tỷ giá thanh toán vào ngày đáo hạn có là bao nhiêu
đi nữa.

 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn là thông qua mua bán ngoại tệ
kỳ hạn để chốt giá trong tương lai từ đó cố định thu chi bằng ngoại tệ khi quy đổi
ra nội tệ.

VD: Quay lại ví dụ đầu bài:

Công ty A thỏa thuận mua 50 tấn cà phê của công


ty B và thanh toán vào 3 tháng sau. Đến thời điểm
đáo hạn dưới sự tác động của những yếu tố như
lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa,… Ví dụ đầu bài
nói rằng giá cà phê có thể tăng hoặc giảm dưới
sự tác động của các yếu tố thị trường.

→ Công ty A có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách


mua hợp đồng kỳ hạn 3 tháng giả sử với mức giá là 100.000đ/kg. Tới thời điểm
đáo hạn, dù cho giá của cà phê có tăng lên 120.000đ/kg, công ty A củng chỉ cần
thanh toán với mức giá 100.000đ/kg.

 Hợp đồng kỳ hạn có thể phòng ngừa rủi ro về giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.

VD: Dự báo lãi suất thị trường tăng, các nhà quản trị ngân hàng sẽ bán trái phiếu
hiện có bằng hợp đồng kỳ hạn. Khi đến hạn, nếu lãi suất tăng lên đúng như dự
báo, do trái phiếu đã được mua với giá cố định đã thỏa thuận trong hợp đồng nên
Ngân hàng sẽ tránh được sự thiệt hại do trái phiếu giảm, nhà quản trị ngân hàng
có thể ký hợp đồng mua kì hạn các trái phiếu để thu được lợi nhuận cao hơn do
không phải trả thêm phần tăng của trái phiếu.

 Hợp đồng kỳ hạn có thể phòng ngừa rủi ro về lãi suất.

 Khả năng kiểm soát rủi ro của hợp đồng kỳ hạn:


- Hợp đồng kỳ hạn linh hoạt về thời gian, không gian và số lượng hàng hóa, 2
bên ký hợp đồng có thể thương lượng bất cứ điều khoản nào đáp ứng yêu
cầu của 2 bên.
- Nhưng người tham gia bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào thời điểm đáo
hạn, bất kể lời hay lỗ.
- Tính thanh khoản thấp.
- Bên gánh chịu khoản lỗ có khả năng vỡ nợ và từ chối nghĩa vụ hợp đồng, do
đó các bên tham gia phải gánh chịu rủi ro tín dụng lớn.

- Có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn để giảm thiểu một phần rủi ro, nhưng
không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro.
- Mục đích phòng ngừa rủi ro là để giảm thiểu rủi ro.
- Không có đảm bảo rằng kết quả với phòng ngừa rủi ro là tốt hơn so với kết
quả khi không phòng ngừa rủi ro.
- Kết quả tốt hay xấu từ phòng ngừa rủi ro tùy thuộc vào biến động trên thị
trường giao ngay có đúng như kỳ vọng của công ty hay không.

You might also like