You are on page 1of 9

MÔ HÌNH CAPM

Mô hình CAPM là gì?


CAPM – Capital Asset Pricing Model
Mô hình CAPM còn gọi là mô hình định giá tài sản vốn do William Sharpe
phát triển từ những năm 1960. Mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi
nhuận kỳ vọng của từng chứng khoán riêng rẻ.
Mô hình CAPM được xây dựng trên những giả định:
- Thị trường vốn là thị trường hiệu quả và hoàn hảo: Nhà đầu tư được
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chi phí giao dịch không đáng kể,
không có những hạn chế về đầu tư và không có nhà đầu tư nào đủ khả
năng đầu cơ làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
- Nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán trong thời hạ 1 năm và có 2 cơ hội
đầu tư: Đầu tư vào chứng khoán không rủi ro và đầu tư vào danh mục
cổ phiếu trên thị trường (Portfolio) – đầu tư vào danh mục này sẽ triệt
tiêu được những rủi ro không hệ thống.
- Nhà đầu tư ngại rủi ro: Muốn đầu tư thì lợi nhuận đạt được phải bù đắp
rủi ro.
Đường SML là đại diện của mô hình CAPM ở định dạng đồ họa. Nó cho thấy
mức độ rủi ro cho một mức lợi nhuận nhất định.
Xác định lãi suất kỳ vọng cổ đông thường:
 Bước 1: Xác định lãi suất phi rủi ro (r f ): Có thể xem lãi suất trái phiếu
chính phủ là phi rủi ro.
 Bước 2: Xác định lãi suất bình quân trên thị trường (r m), trên cơ sở đó
xác định lãi suất đền bù rủi ro thị trường (r m −r f ).
 Bước 3: Xác định mức độ rủi ro hệ thống của cổ phiếu công ty so với
rủi ro bình quân của thị trường thông qua hệ số bê-ta ( β ).
Do vậy, mô hình CAPM dùng để xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại và
xác định theo công thức:
r e =r f + β (r m −r f )

Trong đó:
re: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu
rf: Tỷ suất sinh lời phi rủi ro
rm : Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường
β: Hệ số rủi ro đối với cổ phiếu
Khi:
β =1: biến thiên bằng thị trường, rủi ro bằng mức thị trường
β > 1: rủi ro cao hơn mức trung bình của thị trường
β < 1: rủi ro thấp hơn mức trung bình của thị trường (biến thiên và độ lệch
chuẩn thấp hơn thị trường)
Ví dụ: Lãi suất phi rủi ro (r f ¿ là 10%, tỷ suất sinh lời thị trường (r m ¿ là 14%,
hệ số rủi ro đối với cổ phiếu của công ty được xác định là 1,5. Hỏi tỷ suất
sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư hay cổ đông đối với cổ phần của công ty là
bao nhiêu?
Giải: r e =10 % +1,5x(14% - 10%) = 16%
Ưu điểm:
Cho thấy tác động của rủi ro đến chi phí sử dụng vốn một cách rõ ràng, mặt
khác phương pháp này có thể áp dụng cho các công ty trả cổ tức ổn định hay
không ổn định.
Hạn chế:
Đòi hỏi phải ước định mức rủi ro thị trường và hệ số rủi ro. Đây là vấn đề
không hề đơn giản, vì các yếu tố này thường thay đổi theo thời gian.
Mặt khác, khi sử dụng mô hình CAPM là dựa vào quá khứ để dự đoán tương
lai. Tuy nhiên, hiện nay các điều kiện của nền kinh tế thay đổi rất nhanh, vì
thế quá khứ không phải luôn luôn là sự chỉ dẫn tốt cho tương lai.

LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG VỐN

1. Những giả định:

a. Những giả thuyết về thị trường vốn: Lý thuyết thị trường vốn xem xét
danh mục đầu tư bao gồm tài sản phi rủi ro và danh mục đầu tư hiệu quả M,
theo định nghĩa của Markowits.

- Thị trường vốn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hoạt động của những nhà
đầu tư riêng lẻ không làm ảnh hưởng đến thị trường. Giá cả trên thị trường
chỉ chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ cung cầu.
- Không tồn tại các loại phí giao dịch trên thị trường hay bất kỳ một sự cản trở
nào trong cung và cầu của một loại chứng khoán.
- Trên thị trường tồn tại loại chứng khoán không có rủi ro mà nhà đầu tư có
thể đầu tư.
- Các thị trường vốn ở trạng thái cân bằng.

b. Những giả định về hành vi của nhà đầu tư

- Các nhà đầu tư có thể đi vay và cho vay ở lãi suất phi rủi ro ¿)
- Nhà đầu tư ra quyết định đầu tư dựa theo 2 tham số: lợi nhuận kỳ vọng và
phương sai của lợi nhuận.
- Nhà đầu tư nói chung là người ngại rủi ro. Do vậy, họ muốn tối đa hóa tỷ
suất sinh lợi với một mức độ rủi ro cho phép.
- Nhà đầu tư quyết định trong một khoảng thời gian nào đó có thể là 6 tháng,
1 năm hay 2 năm, …
- Tất cả nhà đầu tư có thể mua và bán các tỷ lệ phần trăm của bất kỳ tài sản
hay danh mục nào.
- Tất cả những nhà đầu tư đều là các nhà đầu tư hiệu quả Markowitz, họ mong
muốn nắm giữ danh mục nằm trên đường biên hiệu quả.

2. Nội dung của lý thuyết thị trường vốn:


 Tài sản phi rủi ro
- Tài sản phi rủi ro là một tài sản có phương sai bằng không. Tài sản đó sẽ
không có tương quan với tất cả các tài sản rủi ro khác và sẽ có một tỷ suất
sinh lợi phi rủi ro, Rf.
- Tài sản rủi ro là một tài sản có tỷ suất sinh lợi không chắc chắn trong tương
lai, được đo lường bằng phương sai hoặc độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi.
- Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đưa tài sản phi rủi ro vào trong thế giới rủi ro
của mô hình danh mục Markowitz. Đó chính là nội dung của lý thuyết thị
trường vốn.
- Hiệp phương sai của tài sản phi rủi ro với bất kỳ tài sản rủi ro hay danh mục
tài sản nào sẽ luôn bằng không.

 Đường thị trường vốn CML (Capital Market Line - CML)

Tập hợp những sự kết hợp của danh mục này nằm trên đường thẳng kẻ từ
trục tung ở điểm có lợi nhuận phi rủi ro đến điểm tiếp xúc ở đường giới hạn
danh mục đầu tư hiệu quả, như được mô tả như hình dưới đây:
Công thức của đường CML được thể hiện như sau :

Trong đó:

E(Rp): Lãi suất kì vọng của danh mục


E(RM): Lãi suất kì vọng của thị trường
RF: Lãi suất phi rủi ro
σM: Độ lệch chuẩn của lãi suất kì vọng thị trường
σp: Độ lệch chuẩn của lãi suất kì vọng danh mục
Với sự đồng nhất về khả năng thu được độ lệch chuẩn thị trường , độ lệch chuẩn
của danh mục đầu tư P, sự nhất quán của thị trường trong việc đánh giá lợi suất của
danh mục thị trường và danh mục đầu tư P, khi đó độ nghiêng của đường CML là:

3. Ý nghĩa của đường thị trường vốn

- Mẫu số thể hiện mức độ rủi ro của danh mục đầu tư thị trường.
- Như vậy, độ dốc của đồ thị biểu hiện mức độ bù đắp thu nhập cho mỗi đơn
vị rủi ro của thị trường, vì đường CML biểu hiện mức lợi suất có thể nhận
được cho mỗi mức độ rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận.
- Mỗi điểm trên đường thẳng thể hiện trạng thái cân bằng của thị trường ở các
cấp độ khác nhau.
- Độ dốc của đường CML quyết định thu nhập phụ trội cần thiết để bù đắp
cho mỗi đơn vị thay đổi trong rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu.
 Đó chính là lý do để coi đường CML là giá trị thị trường của rủi ro (Market
price of risk).

4. Quan hệ giữa lý thuyết thị trường vốn và mô hình định giá tài
sản vốn CAPM:
Phương trình đường thị trường vốn CML phản ánh mối quan hệ giữa rủi ro
và tỷ suất sinh lợi mong đợi của danh mục đầu tư.
Giả sử chúng ta thay danh mục đầu tư bằng một chứng khoán cá biệt j, thì
phương trình trên có thể viết thành :

Đặt thì

Như thế phương trình trên chính là phương trình biểu diễn đường thị trường
chứng khoán SML.
 Mô hình định giá tài sản vốn chỉ là một trường hợp đặc biệt của lý thuyết
thị trường vốn mà thôi

You might also like