You are on page 1of 7

1.

Khái niệm:

- Hợp đồng tương lai là thỏa thuận mua bán giữa người mua và người bán tại
một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước.
- Là một hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị
trường giao dịch tập trung.
Ví dụ: Ngày 15/5, một doanh nghiệp kinh doanh dầu thô đã ký một hợp
đồng bán 1 triệu thùng dầu thô vào ngày 15/8 theo giá thị trường vào ngày
giao hàng. Giả sử giá một hợp đồng tương lai dầu thô là 59$/ thùng.
Ngày 15/8, doanh nghiệp phải thực hiện hợp đồng:
- Ngày 15/8, giả sử giá giao ngay dầu thô là 55 USD/thùng. Doanh nghiệp sẽ
LỜI được: 59-55= 4 USD/ thùng
- Ngày 15/8, giả sử giá giao ngay dầu thô là 65 USD/ thùng. Doanh nghiệp sẽ
LỖ: 65-59=6 USD/ thùng

2. Ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai:


 Ưu điểm:
- Quy mô hợp đồng được chuẩn hóa
- Chi phí giao dịch thấp
- Không có rủi ro tín dụng từ phía đối tác
- Giá thị trường công bố rộng rãi hơn
- Thị trường thanh khoản tốt
 Nhược điểm:
- Mức độ linh động thấp (của sản phẩm trong việc đáp ứng yêu cầu cụ
thể của khách hàng vì phải thông qua bên trung gian).
- Yêu cầu ký quỹ bổ sung
- Dù lợi hay thiệt thì đến ngày đáo hạn phải thực hiện hợp đồng.
- Rủi ro lãi suất
3. So sánh HĐ kỳ hạn và hợp đồng tương lai:
Tiêu chí so sánh HĐ kỳ hạn HĐ tương lai
Quy mô HĐ Tùy nhu cầu của từng Được tiêu chuẩn hóa
cá nhân
Được giao dịch Trên thị trường OTC Trên Sàn giao dịch
Ký quỹ Không cần thực hiện ký Mang tính bắt buộc
quỹ
Tính thanh khoản Thấp Cao
Thời điểm thanh toán Hai bên thanh toán vào Thanh toán lãi lỗ hàng
hợp đồng thời điểm đáo hạn ngày

QTRR biến động giá bằng hợp đồng tương lai:


Các tình huống phòng ngừa

Vị thế trên thị trường Rủi ro Phòng ngừa dự kiến


giao ngay
Vị thế mua (nắm giữ Giá tài sản có thể Phòng ngừa vị thế bán
tài sản) giảm
Vị thế bán (mua một Giá tài sản có thể Phòng ngừa vị thế
tài sản) tăng mua
Vị thế bán khống (bán Giá tài sản có thể Phòng ngừa vị thế
giao sau tài sản) tăng mua

4. Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai:


- Nhà kinh doanh cần phải thanh toán hoặc bán hàng hóa trong tương
lai. Vì lo sợ việc giá cả hàng hóa biến động trong tương lai (tăng giá
nếu ở vị thế mua, giảm giá nếu ở vị thế bán), người kinh doanh thực
hiện phòng ngừa với hợp đồng tương lai.
- Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai là việc thực hiện một vị thế mua
hay bán trên sàn giao dịch tương lai.
 Vị thế này phải đúng bằng và ngược lại so với vị thế đối với hàng
thực (vd: cà phê xanh).
 Tiền lời ở một phía giao dịch (hàng thực hoặc tương lai) sẽ gần
nhau, hoặc hoàn toàn được bù trừ bởi tiền lời lỗ ở phía giao dịch
kia.
- Tuy nhiên, do hợp đồng giao sau trên thị trường theo trị giá đã được
chuẩn hóa nên thường trị giá khoản phải thu và trị giá hợp đồng giao
sau không khớp vói nhau theo một tỷ lệ nhất định nên hợp đồng giao
sau chỉ có thể giúp cắt giảm hay kiểm soát rủi ro chứ chưa hẳn hoàn
toàn loại trừ rủi ro.
- Người kinh doanh vị thế bán sẽ bị rủi ro nếu giá tăng lên:
 Anh ta không biết giá cuối cùng khi mua được hàng là bao nhiêu.
 Rủi ro này có thể được quản lí hoặc phòng ngừa khi thực hiện vị
thế mua bằng hợp đồng tương lai để bù trừ.
- Người kinh doanh có vị thế mua sẽ bị rủi ro nếu giá giảm xuống:
 Anh ta không biết giá cuối cùng khi bán được hàng là bao nhiêu.
 Rủi ro này có thể được quản lí hoặc phòng ngừa khi thực hiện vị
thế bán bằng hợp đồng tương lai để bù trừ.
- Khi thực hiện phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai, những biến động
giá tạo ra lời (lỗ) đối với vị thế thực/hợp đồng thực sẽ được bù trừ
bằng lỗ (lời) của vị thế/hợp đồng tương lai.
- Người kinh doanh có thể mua hoặc bán hợp đồng tương lai để có một
vị thế, được gọi là vị thế MUA (Long), hoặc vị thế BÁN (Short).

Vị thế mua (Long Position) Vị thế bán (Short Position)


MUA hợp đồng tương lai BÁN hợp đồng tương lai
Đến ngày đáo hạn hợp Đến ngày đáo hạn hợp
đồng, người có vị thế MUA đồng, người có vị thế BÁN
tương lai sẽ nhận được tương lai sẽ phải giao hàng
hàng theo số lượng và chất với số lượng và chất lượng
lượng quy định với giá đã quy định với giá đã xác
xác định tại thời điểm mua định tại thời điểm bán HĐ
HĐ tương lai tương lai

Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai với vị thế BÁN:
- Nếu giá trị của hợp đồng tương lai giảm thì phòng ngừa được lợi ở
hợp đồng tương lai nhưng bị thiệt trong việc hợp đồng bán tài sản. Hai
khoản lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro.
- Ngược lại, nếu giá trị của hợp đồng tương lai tăng thì phòng ngừa bị
thiệt ở hợp đồng tương lai nhưng được lợi ở hợp đồng bán tài sản. Hai
khoản lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro.
Ví dụ:
Một công ty A thỏa thuận bán 100 tấn gạo cho công ty B với giá
20150 đ/kg vào ngày 1/2 .Để phòng ngừa rủi ro giá giảm trong tương
lai, công ty A tham gia một HĐTL để mua 100 tấn gạo với đơn giá
20150 đ/kg vào ngày 1/2. Theo HĐ, các bên phải ký quỹ 5 triệu đồng
và mức ký quỹ duy trì là 4 triệu.
Ngày Giá thực Giá hợp Điều Góp TK ký
hiện đồng chỉnh ký thêm(+) quỹ
quỹ hoặc rút ra
(-)
Đầu ngày 20150 5000
½
Cuối 20190
ngày 1/2
Cuối 20220
ngày 2/2
Cuối 20170
ngày 3/2
Cuối 20100
ngày 4/2
Cuối 20140
ngày 5/2
Cuối 20230
ngày 6/2
Cuối 20200
ngày 7/2

Nhìn vào bức ảnh, chúng ta có thể thấy ông An đã lỗ 1 khoản 20.000
đ/kg cà phê vào ngày đáo hạn. Để phòng ngừa rủi ro ở vị thế người
bán nếu giá tăng, ông An thực hiện mua 1 HĐ tương lai với mức giá
200.000đ/kg vào ngày 30/11.
Vào ngày 30/11, nếu giá tăng lên 220.000đ/kg cà phê thì ông A nhận
được 1 khoản lời từ hợp đồng tương lai, khoản lời này bù đắp vào
khoản lỗ từ HĐ ban đầu, từ đó hạn chế rủi ro xảy ra trong tương lai.

Phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai với vị thế MUA:
- Nếu giá trị của hợp đồng tương lai giảm thì người mua lỗ ở hợp đồng
tương lai nhưng lời trong hợp đồng mua tài sản. Hai khoản lời lỗ này
bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro.
- Ngược lại, nếu giá trị của hợp đồng tương lai tăng thì người mua lời ở
hợp đồng tương lai nhưng lỗ ở hợp đồng mua tài sản. Hai khoản lời lỗ
này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro.
Ví dụ:
- Giả sử hiện tại là thứ Ba, 5/8/2017, một công ty của Mỹ có một khoản
thanh toán bằng GBP vào thứ Năm, khoản thanh toán này là 62.500
GBP. Do lo sợ đồng Bảng Anh tăng giá nên công ty quyết định phòng
ngừa rủi ro biến động đồng Bảng Anh bằng việc mua hợp đồng tương
lai đồng Bảng Anh với tỷ giá GBP/USD = 1.489. Hợp đồng này đáo
hạn vào ngày thứ Năm, với quy mô là 62.500 GBP, mức ký quỹ ban
đầu là 1.890 USD và ký quỹ duy trì là 1.400 USD. Với giá mở cửa
ngày thứ hai là 1.489, giá thanh toán vào các ngày thứ Ba, Tư, Năm
tương ứng là 1.500 USD, 1.450 USD, 1.510 USD. Mức thanh toán
hàng này trên tài khoản ký quỹ như sau:

Ngày Tỷ giá Giá hợp đồng Lãi (Lỗ) Ký quỹ Ký quỹ


thanh hàng bổ sung
toán ngày
Mở 1,489 93.062,5 1.890
cửa (62.500x1,489
)
Thứ Ba 1,500 93.750 687,5 2.577,5
(62.500x1,500 (93.750- (1.890+687,5
) 93.062,5) )
Thứ Tư 1,450 90.625 -3.125 -547,5 2.437,5
(62.500x1,450 (90.625- (2.577,5- (1890-(-
) 93.750) 3.125) 547,5))
Thứ 1,510 94.375 3.750 5.640
Năm (62.500x1,510 (94.375- (1890+3750)
) 90.625)
- Tại thời điểm đáo hạn hợp đồng, giả sử công ty rút tiền ra khỏi tài
khoản ký quỹ, do đó ccong ty phải góp vào 4.327,5 USD
(1890+2437,5) và rút ra 5640 USD, lãi 1.312,5 USD. Khoản lãi này sẽ
bù đắp những thiệt hại do tỷ giá tăng trên thị trường giao ngay (Lỗ trên
thị trường giao ngay là: 93.062,5-94.375= -1.312,5 USD).
 Bán khống (Short Sell): Là việc kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của
một loại chứng khoán như cổ phiếu/trái phiếu.

- Là hình thức bán tài sản mà người bán không sở hữu nó, bằng cách
vay mượn chứng khoán, sau đó bán đi với dự đoán giá sẽ giảm và
trong tương lai người bán phải mua lại và hoàn trả đủ số lượng đã vay
mượn.
- Khi đó: Người bán khống sẽ lời/lỗ bằng khoản chênh lệch giữa giá bán
khống và giá mua lại, chưa kể chi phí vay mượn (lời khi giá mua lại
thấp hơn giá bán khống và lỗ khi giá mua lại cao hơn giá bán khống).
Ví dụ về bán khống:
A mượn B một lượng vàng và bán đi được 40 triệu đồng. Sau 3 tháng,
A mua lại một lượng vàng với X triệu đồng để trả cho B. Hàng động
của A được gọi là bán khống vàng.
 Nếu X=35 triệu thì A sẽ lời là 40-35=5 triệu đồng
 Nếu X=42 triệu thì A sẽ lỗ là 42-40=2 triệu đồng
- Tuy nhiên, để hạn chế việc bán khống bị lỗ thì NĐT có thể sử dụng
hợp đồng tương lai vị thế BÁN để phòng ngừa rủi ro xảy ra.
5. Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (Hedging with Stock Index Futures):
- Là một hợp đồng mua hoặc bán một chỉ số chứng khoán cụ thể
- Tài sản cơ sở là các chỉ số chính như: S&P 500, Dơ Jones Industrials,
Rusell 2000, …
 Tháng giao nhận: tháng 12, tháng 3, tháng 6, tháng 9
 Giá của hợp đồng tương lai được yết giá tương tự như chỉ số, ví dụ
các điểm của chí số.
 Giá trị của hợp đồng tương lai (S&P) là $250 nhân với giá trị chỉ số.

Ví dụ:

Rock Solid có 1 danh mục chứng khoán trị giá $100 triệu, biến động
theo sát S&P 500

Quản lí danh mục lo lắng giá giảm trong tương lai và muốn phòng
ngừa giá trị của danh mục trong năm tiếp theo.

Giả định giá trị hiện tại của hợp đồng S&P tháng Ba là 800

Giá trị của mỗi hợp đồng là $250*giá của HĐ

Hiện tại: $250*800=$200000 mỗi HĐ

Cần bán $100 triệu


Giá trị TS $ 100 triệu
Số HĐ= Giá trị HĐ = $ 250∗800 =500(hợp đồng )

Spot: S&P giảm 10%, chỉ số giảm từ 800 xuống 700

$10000 tổn thất trong danh mục đầu tư (thực tế)

Futures: Lợi nhuận 500*$250*(800-720)=$10000

Bạn ở vị thế bán chỉ số S&P, vì vậy bạn bán được 500 HĐ tại
$250*800 cho mỗi hợp đồng

Nhưng bạn có thể đóng vị thế của mình bằng cách mua tại $250*720
mỗi hợp đồng

You might also like