You are on page 1of 52

MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ

TÀI SẢN CAPM

GVHD: TS Lê Thị Phương Vy


Nhóm 4:
Nguyễn Duy Tân
Đoàn Thị Phương Trang
Nguyễn Xuân Trường
Phan Ngọc Gấm
GIỚI THIỆU
9.1 Mô hình định giá tài sản (CAPM)
9.2 Giả định và sự mở rộng của mô hình CAPM
9.3 Mô hình CAPM & giới học thuật
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
 Mô hình định giá tài sản CAPM là tập hợp các dự
đoán liên quan đến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cân bằng
dựa trên rủi ro của tài sản
 Mô hình CAPM giả định rằng tất cả các nhà đầu tư
tối ưu hoá danh mục đầu tư của họ theo Markowitz.
Tức là, mỗi nhà đầu tư sử dụng một danh sách đầu
vào (Lợi nhuận kỳ vọng và ma trận hiệp phương sai)
để vẽ đường biên hiệu quả của tất cả các tài sản
 Danh mục đầu tư rủi ro hiệu quả, P, được xác định
bằng cách lấy tiếp tuyến giữa đường phân bổ vốn
CAL với đường biên hiệu quả
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Kết quả mỗi nhà đầu tư nắm giữ các chứng


khoán với tỷ trọng tối ưu
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Danh mục thị trường là tổng hợp các danh
mục đầu tư của tất cả các nhà đầu tư
Với giả định tất cả các nhà đầu tư sử dụng
cùng một dữ liệu đầu vào thì danh mục
đầu tư rủi ro của mỗi nhà đầu tư sẽ giống
nhau và cũng chính là danh mục đầu tư
rủi ro thị trường
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
CHIẾN LƯỢC THỤ ĐỘNG LÀ HIỆU QUẢ
Chiến lược thụ động là chiến lược mà các
nhà đầu tư có thể bỏ qua việc phân tích
và có được 1 danh mục hiệu quả chỉ bằng
cách nắm giữ danh mục thị trường
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
CONCEPT 9.1: Nếu chỉ có 1 số ít nhà đầu tư
thực hiện các phân tích chứng khoán, và những
nhà đầu tư còn lại nắm giữ danh mục thị
trường, M, thì đường thị trường vốn CML có là
đường phân bổ vốn CAL hiệu quả cho những
nhà đầu tư không tham gia phân tích? Tại sao?
Tuy nhiên, nếu chiến lược thụ động hiệu quả thì
nỗ lực đánh bại nó chỉ đơn giản là tạo ra chi
phí giao dịch và chi phí nghiên cứu mà lợi
nhuận kỳ vọng không thể bù đắp
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
PHẦN BÙ RỦI RO CỦA DANH MỤC THỊ
TRƯỜNG
Mỗi nhà đầu tư sẽ chọn một tỷ lệ phân bổ
tối ưu, y, giữa danh mục tài sản rủi ro và
danh mục tài sản phi rủi ro dựa trên mức
độ e ngại rủi ro của mỗi nhà đầu tư theo
công thức sau:
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Trong đó:

Là phần bù rủi ro của danh mục thị trường


(tỷ suất sinh lợi kỳ vọng vượt trội)
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Trong mô hình CAPM đơn giản, các khoản
đầu tư phi rủi ro liên quan đến việc vay và cho
vay giữa các nhà đầu tư. Bất kỳ một người đi
vay nào cũng có một người cho vay. Điều này
có nghĩa vay và cho vay ròng phải bằng không
Thay mức độ e ngại rủi ro A của mỗi nhà đầu
tư bằng mức độ e ngại rủi ro trung bình A,
danh mục rủi ro có tỷ trọng trung bình là
100% hay y = 1. Chúng ta tìm được phần bù
rủi ro danh mục thị trường:
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
CONCEPT 9.2
Dữ liệu từ 8 thập niên vừa qua của chỉ số S&P
500 được thống kê như sau: Tỷ suất sinh lợi
vượt trội trung bình 7.9%, độ lệch chuẩn 23.2%
Để phù hợp với mức độ trung bình xấp xỉ kỳ
vọng của nhà đầu tư trong giai đoạn này, hệ
số trung bình e ngại rủi ro là bao nhiêu?
Nếu hệ số e ngại rủi ro là 3.5, phần bù rủi ro
thích hợp là bao nhiêu?
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
SUẤT SINH LỢI KỲ VỌNG CỦA MỖI TÀI SẢN
 Mô hình CAPM được xây dựng dựa trên nhận thức
phần bù rủi ro thích hợp trên một tài sản được xác
định bởi những đóng góp của nó vào rủi ro tổng
thể của danh mục đầu tư
 Phương sai của danh mục đầu tư được tính bằng
cách tổng hợp các yếu tố của ma trận hiệp phương
sai. Sự đóng góp của một tài sản vào phương sai
của danh mục đầu tư được thể hiện như là 1 phần
của tổng tất cả các hiệp phương sai của tất cả các
tài sản trong danh mục
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Sự đóng góp của cổ phiếu GE vào phương sai


của danh mục thị trường là:
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Với:

=>

=>
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Vậy sự đóng góp của GE vào phương sai


của danh mục thị trường là:

Nếu hiệp phương sai giữa GE và phần còn


lại của thị trường là tiêu cực thì GE sẽ đóng
góp tiêu cực vào rủi ro danh mục đầu tư
Nếu hiệp phương sai giữa GE và phần còn
lại của thị trường là tích cực thì GE sẽ đóng
góp tích cực vào rủi ro danh mục đầu tư
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Phần đóng góp của cổ phiếu GE vào phần
bù rủi ro danh mục thị trường

Vậy tỷ lệ đánh đổi giữa suất sinh lợi và rủi


ro của cổ phiếu GE được thể hiện như sau

=> Tỷ lệ đánh đổi giữa suất sinh lợi và rủi ro


của danh mục thị trường là:
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Nguyên tắc cơ bản của sự cân bằng là các
khoản đầu tư phải có cùng tỷ lệ đánh đổi
giữa suất sinh lợi và rủi ro

Sắp xếp lại ta có công thức

=>
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Giả định danh mục P có tỷ trọng wk cho
tài sản k, với k chạy từ 1,…, n. Ta có
phương trình CAPM cho mỗi tài sản k

Tương tự đối với danh mục rủi ro thị


trường
=>
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
CONCEPT 9.3
Giả sử phần bù rủi ro danh mục thị trường
là 8%, độ lệch chuẩn là 22%. Phần bù rủi
ro của danh mục gồm 25% cổ phiếu
Toyota và 75% cổ phiếu Ford, nếu chúng
có beta lần lượt là 1.10 và 1.25?
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (SML)
 Những nhà đầu tư e ngại rủi ro đo lường rủi ro
của danh mục đầu tư rủi ro tối ưu bằng cách đo
phương sai của danh mục.
 Hệ số beta đo lường rủi ro chứng khoán đóng góp
vào phương sai của danh mục đầu tư, do đó phần
bù rủi ro là một hàm của beta
 Phần bù rủi ro của chứng khoán tỷ lệ thuận với cả
hệ số beta và phần bù rủi ro của danh mục thị
trường
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Đồ thị SML mô tả phần bù rủi ro của mỗi tài
sản. Rủi ro của mỗi tài sản không phải là độ
lệch chuẩn hay phương sai của tài sản mà là
sự góp phần của tài sản vào rủi ro (phương
sai) danh mục đầu tư, được đo lường bằng hệ
số beta của tài sản
Đường SML cung cấp một chuẩn mực cho
việc đánh giá hiệu quả đầu tư, nó cho biết tỷ
suất lợi nhuận cần thiết để bù đắp cho các nhà
đầu tư về rủi ro như giá trị thời gian của tiền
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi kỳ
vọng cân bằng và thực tế của tài sản được
gọi là hệ số α của tài sản
Ví dụ: nếu tỷ suất sinh lợi thị trường là
14%, cổ phiếu có hệ số beta là 1.2, lãi suất
T-bill là 6%, đường SML dự đoán 1 tỷ
suất sinh lợi kỳ vọng là: 6% + 1.2(14 – 6)
= 15.6%. Nếu cổ phiếu được tin rằng có
lãi suất kỳ vọng là 17% thì α = 1.4
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
 Mô hình CAPM có thể được sử dụng để ước
lượng tỷ suất sinh lợi yêu cầu của dự án (IRR)
giúp các nhà đầu tư xem xét đưa ra quyết định
chấp nhận dự án dựa trên chỉ số beta của dự án
 Ví dụ: Giả sử các cổ đông đầu tư 100 triệu đô vào
công ty và beta của vốn cổ phần là 0.6. Lãi suất T-
bill là 6%, phần bù rủi ro thị trường là 8%. Lợi
nhuận cân bằng của công ty được tính
= 6 + 0.6x8 = 10.8% tương đương 10.8 triệu đô.
Công ty sẽ được phép đặt giá ở mức kỳ vọng sẽ
tạo ra lợi nhuận này
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
CONCEPT 9.4 AND 9.5
Cổ phiếu XYZ có TSSL kỳ vọng 12% và beta = 1. Cổ phiếu
ABC có TSSL kỳ vọng 13% và beta = 1.5. TSSL kỳ vọng
của danh mục thị trường là 11% và rf = 5%
a. Theo mô hình CAPM nên mua cổ phiếu nào?
b. Chỉ số α của mỗi cổ phiếu
Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro là 8% và TSSL kỳ vọng của danh
mục thị trường là 16%. Công ty xem xét một dự án được kỳ
vọng có beta = 1.3
c. Suất sinh lợi yêu cầu của dự án
d. Nếu IRR kỳ vọng của dự án là 19%, dự án có nên được
chấp nhận?
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Theo mô hình CAPM
E(rXYZ)= 5 + 1x(11-5) = 11%
E(rABC)= 5 + 1.5x(11-5) = 14%
αXYZ = 12 – 11 = 1%
αABC = 13 – 14 = -1%
Với rf = 8%, E(rM) = 16%, beta = 1.3
E(rP) = 8 + 1.3x(16-8) = 18.4%
αP = 19 – 18.4 = 0.6%
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
 MÔ HÌNH CAPM VÀ MÔ HÌNH CHỈ SỐ ĐƠN
 Mô hình CAPM có 02 hàm ý như sau:
+ Danh mục đầu tư thị trường hiệu quả
+ Phần bù rủi ro đối với tài sản rủi ro tỷ lệ thuận với hệ
số beta của nó
=> Mô hình CAPM biểu hiện trực quan hơn khi được rút ra từ
mô hình chỉ số đơn
+ Các nhà đầu tư phải đối mặt với 01 thị trường có TSSL
vượt trội của tài sản, Ri.
+ Và chịu ảnh hưởng bởi một yếu tố vĩ mô, được giả định
bằng TSSL của một danh mục đầu tư chứng khoán vĩ mô, có tỷ
trọng lớn là M.
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
MÔ HÌNH CAPM VÀ MÔ HÌNH CHỈ SỐ ĐƠN
TSSL vượt trội trên bất kỳ tài sản:
(9.9)

Tổng rủi ro của một tài sản chỉ là tổng của các
phương sai của yếu tố hệ thống (ßiRM) và phương
sai của ei. Phần bù rủi ro (tức TSSL vượt trội) và
phương sai được tính:
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
 MÔ HÌNH CAPM VÀ MÔ HÌNH CHỈ SỐ ĐƠN
Tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư là Q được xây dựng từ các
tài sản N (k = 1, .., N) với một tập trọng số wk­. :

(9.11)

Các nhà đầu tư sẽ mua các tài sản có anpha dương -> giá tài sản
tăng và bán các tài sản có anpha âm -> giá TS giảm, tiếp tục
điều chỉnh đến khi giá trị anpha =0
=> Khi tất cả tài sản có anpha =0, có thể giảm thiểu rủi ro bằng
cách nắm giữ danh mục đầu tư thị trường, vì danh mục đầu tư
thị trường là danh mục rủi ro tối ưu.
9.1 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
MÔ HÌNH CAPM VÀ MÔ HÌNH CHỈ SỐ ĐƠN
Vậy, có 02 vấn đề khi lập danh mục đầu tư:
(1) Có thể đa dạng hóa rủi ro phi hệ thống. Khi đa
dạng hóa thì rủi ro trở nên nhỏ hơn
làm giảm trọng lượng trong danh mục đầu tư.
(2) Chọn các tài sản có anpha dương hoặc chiếm vị thế
bán trong các tài sản có anpha âm -> phần bù rủi ro
cho Q tăng lên.
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAPM
Giả định của CAPM
Bảng 9.1 Các giả định của CAPM

1. Hành vi cá nhân
a. Các nhà đầu tư hợp lý, tối ưu hóa trung bình-phương sai
b. Tất cả các nhà đầu tư đều chỉ quan tâm đến một thời hạn đầu tư
c. Tất cả các nhà đầu tư có kì vọng giống nhau

2. Cấu trúc thị trường


a. Nhà đầu tư có thể đi vay và cho vay không giới hạn tại mức lãi
suất phi rủi ro.
b. Tất cả các thông tin công khai.
c. Không có thuế.
d. Không có chi phí giao dịch
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAPM
Giả định của CAPM
Xem xét 03 giả định sau:
Giả định 1a: “Các nhà đầu tư hợp lý, tối ưu hóa trung
bình-phương sai” -> bác bỏ quan ngại về sự tương
quan giữa TSSL tài sản với lạm phát hoặc giá các mặt
hàng tiêu dùng quan trọng như nhà ở,…
Giả định 1c: “Tất cả các nhà đầu tư có kì vọng giống
nhau”
-> Thực tế rất hạn chế xảy ra.
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAPM
Giả định của CAPM
Giả định 2a: “Nhà đầu tư có thể đi vay và cho vay
không giới hạn tại mức lãi suất phi rủi ro”.
-> Điều kiện cần thiết cho một danh sách đầu vào
giống nhau. Hạn chế về vay vốn đã vi phạm giả định
2a, các nhà đầu tư sẽ có danh mục tiếp tuyến khác
nhau, dẫn đến danh mục rủi ro tối ưu khác nhau.
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAPM
 Những thách thức và mở rộng cho mô hình CAPM
Ta có 03 giả định không thức tế đã tạo ra thách thức
lớn cho mô hình, gồm có:
- 2a. Tất cả các tài sản được giao dịch
- 2d. Không có chi phí giao dịch
- 1b. Nhà đầu tư chỉ quan tâm đến một thời hạn đầu tư
• Từ đó, đã thúc đẩy một tập hợp các mở rộng mà ngày
nay vẫn còn “tiếp tục xây dựng”.
=> Không có phần mở rộng nào thay thế hoàn toàn cho
mô hình CAPM
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAPM
Mô hình Zero-Beta
Danh mục đầu tư trên đường biên hiệu quả có một số
đặc điểm:
 Bất kỳ danh mục đầu tư nào là sự kết hợp của 02
danh mục đầu tư trên đường biên hiệu quả thì bản
thân nó là đường biên hiệu quả.
 Mỗi danh mục đầu tư trên đường biên hiệu quả, có
một danh mục đầu tư "đồng hành" phía dưới nửa
đường biên mà nó không tương quan, thì danh mục
đầu tư đồng hành gọi là danh mục đầu tư zero-beta
của danh mục đầu tư hiệu quả.
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAPM
Mô hình Zero-Beta
Ta gọi M là danh mục thị trường
Z là danh mục đầu tư zero-beta
Ta có phương trình như sau:

- Nếu các nhà đầu tư không muốn vay thì sẽ hướng danh mục
đầu tư của họ đến tài sản có beta cao, tránh TS có beta thấp ->
Giá TS có beta cao sẽ tăng và phần bù rủi ro giảm.
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAPM
• Thu nhập lao động và các tài sản không tham gia
giao dịch
- TS không tham gia giao dịch: nguồn nhân lực và doanh
nghiệp tư nhân.
Là những loại tài sản khác nhau với những tác động khác
nhau đối với TSSL cân bằng trên các chứng khoán giao dịch.
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAPM
• Thu nhập lao động và các tài sản không tham gia giao
dịch
- Sử dụng mô hình hồi quy beta ước lượng cân bằng cho một nền kinh tế mà các
cá nhân trong đó được ưu đãi với thu nhập lao động. Phương trình SML là:

Trong đó:
PH: Giá trị tổng nguồn lực
PM: Giá trị thị trưởng của các tài sản giao dịch (danh mục thị trường)
RH: Tỷ lệ vượt trội của TSSL của tổng nguồn lực.
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAPM
• Thu nhập lao động và các tài sản không tham gia
giao dịch
Mô hình CAPM đo lường rủi ro hệ thống, beta -> thay thế trong
mô hình mở rộng bằng một số beta được điều chỉnh -> giải thích là
tương quan với danh mục của tổng nguồn nhân lực.

Nếu > 1: ảnh hưởng tương quan của một chứng khoán với thu
nhập lao động Cov(Ri, RH) so với mức trung bình Cov(RM, RH) -> có
ý nghĩa về mặt kinh tế.
Khi Cov(Ri, RH) >0: beta điều chỉnh > khi beta của mô hình CAPM
nhỏ hơn 1 và ngược lại.
=> Đường thị trường chứng khoán ít dốc hơn so với mô hình CAPM
chuẩn.
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAMP
• Một mô hình nhiều kỳ và danh mục đầu tư phòng ngừa: sự
thay đổi theo thời gian bởi các yếu tố:
• Lãi suất thực
• Rủi ro lạm phát
- Giả sử có K danh mục phòng ngừa tương ứng K nguyên nhân
rủi ro, ta có đường SML:

• Trong đó: βiM là hệ số chứng khoán beta quen thuộc của danh
mục chỉ số thị trường, và βik là hệ số beta của danh mục phòng
ngừa thứ k.
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAMP
• Mô hình định giá tài sản vốn dựa trên tiêu dùng: xây dựng mô hình
trực tiếp về tiêu dùng. (Giống mô hình được công bổ bởi Mark
Rubinstein, Robert Lucas, và Douglas Breeden)
• Các nhà đầu tư phải phân bổ tình hình tài chính hiện tại theo từng thời
kỳ giữa việc tiêu dùng, tiết kiệm và cả đầu tư nhằm phục vụ cho những
khoản tiêu dùng trong tương lai.
• Mức bù đắp rủi ro đối với một tài sản:
E(Ri ) = bicRPC (9.15)
Trong đó:
+ C là một danh mục đầu tư tiêu dùng;
+ bic là độ dốc trong mô hình hồi quy thặng dư I, Ri (mức lợi nhuận của danh mục đầu
tư tiêu dùng)
+ RPC là mức lợi nhuận cho việc bảo hiểm rủi ro kết hợp với tiêu dùng không chắc chắn.
RPC = E(RC) = E(rC) - rf (9.16)
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAMP
Mô hình định giá tài sản vốn dựa trên tiêu dùng: +
Các danh mục đầu tư tiêu dùng theo dõi trong
CCAPM đóng vai trò như là danh mục thị trường
trong mô hình CAPM thông thường
+ Hệ sốbeta của danh mục thị trường trong CCAPM
không nhất thiết phải là 1, thực nghiệm nhận thấy beta
lớn hơn đáng kể so với 1, cho thấy mối quan hệ tuyến
tính giữa khoản bù đắp rủi ro chỉ số thị trường và
danh mục đầu tư tiêu dùng:
E (RM) = a bMCE (RC) eM (9.17)
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAMP
Tính thanh khoản và mô hình CAPM:
- Tính thanh khoản là sự dễ dàng và độ nhanh mà nó
có thể chuyển đổi thành tiền khi được bán tại một
giá trị thị trường thanh khoản hợp lý.
- Tính thanh khoản kém có thể được đo lường bằng
việc giảm giá trị thị trường mà người bán phải chấp
nhận nếu muốn tài sản đó được bán đi nhanh chóng
+ Một thành phần quan trọng của chi phí kinh doanh là
khoảng chênh lệch giá mua giá bán
+ Khi chi phí giao dịch cao, chiết khấu thanh khoản sẽ lớn hơn
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAMP
Mối quan hệ giữa tính thanh khoản kém và trung bình lợi nhuận:
9.2 GIẢ ĐỊNH VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA
MÔ HÌNH CAMP
Tính thanh khoản và mô hình CAPM:
 Xem xét tính thanh khoản bị ảnh hưởng bất ngờ bởi
các yếu tố:
+ Thanh khoản có thể bất ngờ khó khăn hơn (VD: trong khủng
hoảng,…)
+ Khi thanh khoản của một cổ phiếu giảm, nó có xu hướng làm
giảm giá những cổ phiếu khác ở cùng một thời điểm
+ Nhà đầu tư yêu cầu sự bù đắp do phải đối mặt với rủi ro thanh
khoản
- Theo Amihud: công ty mà có tính thanh khoản cao không
chắc chắn có lợi nhuận trung bình cao. Những nghiên cứu sau
này tập trung vào việc tiếp xúc với rủi ro thanh khoản toàn thị
trường, được đo bằng một hệ số beta thanh khoản.
9.3 MÔ HÌNH CAMP & GIỚI HỌC THUẬT
- Khó khăn của phía nhà nghiên cứu học thuật ở giả định là danh mục đầu
tư phải gồm tất cả các tài sản rủi ro. Trên thực tế, không thể đem tất cả
các tài sản đó làm thương mại, nên không thể đem mô hình CAPM ghim
xuống trong thực tế.
- Khi CAPM không thể được quan sát, kiểm tra CAPM hướng vào hệ số
beta là ứng dụng cho tất cả các tài sản đối với một quan sát trong danh mục
đầu tư chỉ số chứng khoán, tuy nhiên lại phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong trường hợp này.
- Để thử nghiệm các phương trình SML (đường thị trường chứng khoán),
E(Ri)=βiRM. Ta làm như vậy với một hồi quy lợi nhuận vượt quá một mẫu
cổ phiếu (i=1,…,N) trong một khoảng thời gian nhất định, t, dựa vào beta
của một cổ phiếu.
Ri,t = λ0 + λ1βi + λ2σ2ei + ղi,t (9.18)
9.3 MÔ HÌNH CAMP & GIỚI HỌC THUẬT

Ri,t = λ0 + λ1βi + λ2σ2ei + ղi,t (9.18)


CAPM dự đoán rằng:
(1) λ0=0: alpha trung bình trong mẫu sẽ bằng 0;
(2) λ1=RM: độ dốc của SML ngang bằng với chỉ số
thị trường có nguy cơ gặp rủi ro;
(3) λ2=0: rủi ro duy nhất σ2ei, không kiếm được
một phần bù rủi ro. ղi là phần còn lại không có
nghĩa của hồi quy này
9.3 MÔ HÌNH CAMP & GIỚI HỌC THUẬT
Trường hợp ta có được hệ số beta và chênh lệch còn lại cho N cổ
phiểu trong hồi quy? Các trở ngại phải thực hiện là:
+ Phải ước lượng cặp này cho mỗi cổ phiếu từ một chuỗi thời gian
của lợi nhuận cổ phiếu (phải ước tính các thông số với các lỗi lớn).
+ Hơn nữa, còn có các trở ngại là beta có thể liên quan với các biến
còn lại của mỗi cổ phiếu, thứ hai là các sai số hồi quy có thể được
tương quan giữa các cổ phiếu.
=> Những sai số phép đo có thể dẫn đến một độ nghiêng dốc xuống
trong độ dốc của SML (λ1), và một xu hướng đi lên trong alpha
trung bình (λ0). Ta thậm chí không thể dự đoán những dấu hiệu của
độ dốc ở (λ2).
KẾT LUẬN:
Đối với các nhà đầu tư, CAPM có một ngụ ý rằng: Cái bạn kiếm
được qua thời gian, cho danh mục của mình chỉ phụ thuộc vào mức
độ rủi ro hệ thống mà bạn chấp nhận. Kết quả là một NĐT đa dạng
hóa, bạn không cần quan tâm đến rủi ro tổng thể hoặc độ biến động
của bất cứ tài sản riêng lẻ nào trong danh mục của mình.
Tuy nhiên, CAPM là một lý thuyết, nên phải xem xét liệu nó có
đúng là câu hỏi dữ liệu và có hoạt động hay không? Một cách trực
tiếp, TSSL kỳ vọng phụ thuộc vào beta và chỉ một mình beta hay
còn những nhân tố nào khác đóng vai trò quan trọng? Đây vẫn là
một câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong lĩnh vực tài chính và cần
được xem xét nhiều hơn.
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

www.themegallery.com

You might also like