You are on page 1of 2

BÀI 1: DOANH LỢI & RỦI RO

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu 1: “Đối với tài sản đầu tư, rủi ro càng cao thì doanh lợi càng cao”? Nhận định này là đúng hay sai?

➢ Trả lời: Sai. Chỉ có thể khẳng định rằng “Đối với tài sản đầu tư, rủi ro càng cao thì doanh lợi dự
kiến càng cao”. Doanh lợi mà tài sản mang lại cho nhà đầu tư trong thực tế có thể khác với
doanh lợi dự kiến, cụ thể nếu xảy ra những biến cố nằm ngoài dự kiến thì doanh lợi trong thực
tiễn có thể thấp hơn doanh lợi dự kiến. Tham khảo mục 1.1.4. Rủi ro và mức bù đắp rủi ro trong
bài giảng text.

Câu 2: Nên lựa chọn đầu tư vào tài sản có doanh lợi kỳ vọng thấp nhưng an toàn hay tài sản có doanh
lợi kỳ vọng cao nhưng rủi ro cao?

➢ Trả lời: Để đưa ra sự lựa chọn hợp lý, cần tính toán mức bù đắp rủi ro cho mỗi đơn vị rủi ro có
hệ thống của từng tài sản (bằng [E(Ri) – Rf] / βi). Nhà đầu tư nên lựa chọn loại tài sản nào có mức
bù đắp rủi ro cho mỗi đơn vị rủi ro hệ thống cao hơn. Tham khảo mục 1.2.7.1. Bêta và mức bù
đắp rủi ro trong bài giảng text.

Câu 3: Đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể loại bỏ hoàn toàn mọi rủi ro hay không?

➢ Trả lời: Không. Đa dạng hóa danh mục đầu tư chỉ có thể loại bỏ rủi ro không có hệ thống. Loại rủi
ro này chỉ tác động đến từng doanh nghiệp riêng lẻ nên nếu nhà đầu tư dàn trải vốn đầu tư vào
nhiều tài sản của nhiều doanh nghiệp khác nhau thì có thể giảm thiểu rủi ro này vì nếu không
may bị thua lỗ ở một doanh nghiệp thì vẫn có lãi ở những doanh nghiệp khác để bù đắp lại.
Trong khi đó rủi ro có hệ thống lại tác động đến tất cả hoặc hầu hết các doanh nghiệp và các tài
sản đầu tư nên cho dù có bao nhiêu tài sản trong danh mục thì cũng không thể loại bỏ được loại
rủi ro này Tham khảo mục 1.2.5. Đa dạng hoá và rủi ro của danh mục đầu tư trong bài giảng text.

Câu 4: Ý nghĩa của hệ số beta là gì?

➢ Trả lời: Hệ số rủi ro beta (β) được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro có hệ thống của mỗi tài
sản đầu tư. Cụ thể beta cho biết mức rủi ro hệ thống của một tài sản bằng bao nhiêu so với mức
rủi ro hệ thống bình quân của thị trường. Nếu trị số của beta lớn hơn 1 thì tài sản đó có mức rủi
ro hệ thống cao hơn mức bình quân của thị trường và ngược lại. Tham khảo 1.2.6. Rủi ro có hệ
thống và hệ số bêta trong bài giảng text.

Câu 5: Đường thị trường chứng khoán là gì? Hãy cho biết ý nghĩa của nó?

➢ Trả lời: Đường thị trường chứng khoán (SML) là đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro có hệ
thống và doanh lợi dự kiến của các tài sản đầu tư, trong đó rủi ro có hệ thống của tài sản được
đo lường bằng hệ số beta của nó. Phương trình của đường thẳng này: E(Ri) = Rf + βi x [E(RM) – Rf]
giúp nhà đầu tư ước lượng doanh lợi dự kiến của tài sản dựa vào mức độ rủi ro hệ thống của nó
và mức bù đắp rủi ro bình quân của thị trường. Tỷ suất biểu thị bằng mức doanh lợi tối thiểu cần
đạt được thông qua ước lượng như trên cũng chính là chi phí vốn của khoản đầu tư. Tham khảo
mục 1.2.7.2. Đường thị trường chứng khoán trong bài giảng text.
Câu 6: Phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số beta đều là những chỉ tiêu phản ánh mức rủi ro của khoản
đầu tư. Vậy các chỉ tiêu này khác nhau như thế nào?

➢ Trả lời: Phương sai và độ lệch chuẩn đo lường mức độ dao động/phân tán của các giá trị lợi
nhuận so với lợi nhuận bình quân, qua đó phản ánh tổng rủi ro của khoản đầu tư. Hệ số beta đo
lường tương quan giữa lợi nhuận của khoản đầu tư với lợi nhuận bình quân của thị trường, qua
đó phản ánh rủi ro hệ thống của khoản đầu tư. Tham khảo mục 1.1.5. Phương sai và độ lệch tiêu
chuẩn về số liệu thống kê theo thời gian của doanh lợi và 1.2.6. Rủi ro có hệ thống và hệ số bêta
trong bài giảng text.

Câu 7: Trong thực tế, các tài sản đầu tư có luôn nằm vào đường thị trường chứng khoán hay không?

➢ Trả lời: Trong thực tế, một số tài sản đầu tư có thể nằm ngoài SML nếu thị trường có tồn tại một
số bất thường. Tuy nhiên, khi những bất thường này được loại bỏ thông qua điều chỉnh hành vi
nhà đầu tư thì những tài sản trên sẽ dần dịch chuyển vào SML. Tham khảo mục 1.2.7. Đường thị
trường chứng khoán trong bài giảng text.

Câu 8: Lãi suất phi rủi ro là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong phân tích đầu tư?

➢ Trả lời: Lãi suất phi rủi ro là lãi suất của tài sản đầu tư được xem là có độ rủi ro bằng không, theo
quy ước là lãi suất của tín phiếu kho bạc. Đây là cơ sở để xác định mức bù đắp rủi ro cho những
tài sản đầu tư khác. Tham 1.1.4. Rủi ro và mức bù đắp rủi ro trong bài giảng text.

Câu 9: Hệ số beta có phải là bất biến hay không?

➢ Trả lời: Hệ số beta được ước lượng bằng cách hồi quy số liệu lợi nhuận của tài sản đầu tư và lợi
nhuận bình quân của thị trường. Khi phạm vi số liệu, tần suất lấy số liệu hoặc một phương diện
nào đó của bộ số liệu được điều chỉnh thì tất yếu kết quả hồi quy và hệ số beta có thể thay đổi
theo. Do đó, hệ số beta không phải là bất biến. Tham khảo mục 1.2.7. Đường thị trường chứng
khoán trong bài giảng text.

Câu 10: Những nhà đầu tư với số vốn hạn chế có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư được không?

➢ Trả lời: Trong trường hợp số vốn tự có quá hạn chế dẫn tới không thể đầu tư dàn trải vào quá
nhiều loại tài sản cùng một lúc, nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện đa dạng hóa một cách dễ dàng
bằng cách đầu tư vào các quỹ, chẳng hạn quỹ chỉ số thị trường. Tham khảo mục 1.2.5. Đa dạng
hoá và rủi ro của danh mục đầu tư trong bài giảng text.

You might also like