You are on page 1of 13

1) Tổng quan về thị trường tài chính

a) Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

b) Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp


Thị trường sơ cấp là thị trường duy nhất NĐT thực sự huy động được vốn. Chủ thể tham
gia là DN phát hành và nhà đầu tư.

Vai trò:

 Với người phát hành: Tăng thêm vốn huy động


 Với người mua: Tạo cơ hội đầu tư
 Với hệ thống: Cung cấp thêm hàng hóa cho thị trường

NĐT quan tâm đến hiện thực hóa các khoản lãi lỗ, quan tâm đến tính thanh khoản  thị
trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp: mua đi bán lại tstc, giữa các NĐT với nhau.

Vai trò: cung cấp thông tin, tạo tính thanh khoản cho thị trường tài chính

c) Thị trường nợ, vốn chủ sở hữu và phái sinh

Vốn chủ sở hữu: dòng tương lai là cổ tức

Phái sinh: giá trị thu được sẽ dựa trên giá trị gốc. Zero sum: tổng lợi nhuận luôn bằng 0, 1
bên lỗ, 1 bên lãi.

Bản chất của phái sinh là đưa ra dự đoán về tương lai, tham gia dựa trên dự đoán về
tương lai.

d) Thị trường tập trung và thị trường OTC


Thị trường bắt buộc phải có broker và dealer: thị trường tập trung. Do tt tập trung chỉ tập
trung lệnh mua và lệnh bán, khớp lệnh tập trung  người mua và người bán k biết nhau
nên cần có môi giới. VD đầu tư chứng khoán qua công ty chứng khoán

Thị trường OTC: k có địa điểm cụ thể, gặp ở bất cứ đâu, người mua người bán trực tiếp
gặp nhau hoặc qua môi giới. Môi giới là optional.

2) Các tài sản tài chính


3) Định giá tài sản tài chính
Khi muốn mua tstc

Quyết định mua dựa trên kỳ vọng lợi nhuận/dòng tiền nó mang lại trong tương lai

Nguyên tắc chung: Chiết khấu tất cả dòng tiền tương lai về hiện tại và cộng tổng các
dòng tiền đó.

4) Thị trường hiệu quả


Thông tin là yếu tố quan trọng của thị trường tài chính. TTHQ giá phản ánh chính xác và
kịp lợi đúng thông tin thị trường

3 dạng thị trường hiệu quả

Thị trường hiệu quả dạng yếu (weak form):là TTHQ mà giá tài sản phản ánh toàn bộ
thông tin trong quá khứ, giá CK trên thị trường phản ánh toàn bộ thông tin (giá, khối
lượng giao dịch, tỷ suất thu nhập) có thể có được trong quá khứ. Các dữ liệu trong QK
nhà đầu tư có thể thu thập dễ dàng.

Thị trường hiệu quả dạng trung bình (semi-strong form): Toàn bộ thông tin trong quá khứ
và các thông tin trong hiện tại được phản ánh trong giá ts. Các thông tin của công ty trong
hiện tại và quá khứ được công bố rộng rãi.

Thị trường hiệu quả dạng mạnh (strong form) Tất cả các thông tin trong quá khứ, các
thông tin hiện tại, thông tin nội gián (thông tin mà chỉ nội bộ doanh nghiệp mới biết) đã
được phản ánh vào giá  không ai có thể kiếm được lợi nhuận bất thường từ những
thông tin không công khai  chỉ tồn tại trên lí thuyết, khó gặp ở hiện tại.

Kiếm được lợi nhuận khi thông tin chưa được phản ánh vào giá  lợi nhuận bất
thường

Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật tồn tại được trên thị trường nào?

FA (Fundermantal analysis): xem xét thông tin, tình hình kinh tế vĩ mô phân tích các
thông tin tài chính, báo cáo, chỉ tiêu tài chính của công ty để xem giá chứng khoán bị
định giá cao hay thấp  Tồn tại được thị trường hiệu quả dạng yếu.

TA (technical analysis): charting. Người làm TA là charter, phân tích kĩ thuật là dựa trên
thông tin (từ quá khứ), vẽ đồ thị và ptich. Không thể tồn tại ở bất kì dạng thị trường hiệu
quả nào (do mọi người đều có thông tin trong quá khứ)
Ở VN, các nhà đầu tư chứng khoán không phân tích. Nếu có sử dụng thì sẽ là phân tích kĩ
thuật do dễ dàng hơn nhờ các phần mềm và thị trường VN là thị trường không hiệu quả,
phân tích cơ bản khó và phức tạp.

Lý thuyết tâm lý hành vi

Lý thuyết kỳ vọng: Nhà đầu tư có khuynh hướng xem khả năng bù đắp một khoản lỗ
quan trọng hơn khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Khi khoản đầu tư có khuynh
hướng mang lại lợi nhuận, họ thích nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn là cố
gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Nhưng ngược lại,
khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ thì họ lại cố gắng duy trì với hy vọng sẽ nhận được
khoản lời trong tương lai, mặc dù lúc này rủi ro thua lỗ nhiều hơn là rất lớn bởi họ cho
rằng, cổ phiếu đang sụt giá sẽ tốt hơn cổ phiếu đang lời của họ trong tương lai.

Nhà đầu tư đã mua cổ phiếu vì những thông tin có triển vọng do thị trường cung cấp và
sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu đó khi giá cổ phiếu tăng. Bởi vì họ tin rằng giá cổ phiếu
hiện đã phản ánh đầy đủ thông tin này. Khi cảm thấy đã đạt được lợi nhuận mong muốn
thì sẽ bán cổ phiếu đi để kiếm lời mà không phân tích khả năng tăng thêm lợi nhuận.

Sự không yêu thích rủi ro: Tính không cân xứng trong tâm lý rõ ràng giữa những giá trị
mà con người kỳ vọng vào lợi nhuận và thua lỗ, được gọi là sự ghét rủi ro. Những bằng
chứng thực nghiệm chỉ ra rằng thua lỗ thì được cân nặng gấp nhiều lần so với lợi nhuận.
Điều này có thể diễn tả như là khái niệm mà mọi người có xu hướng đánh cược trong
việc mất mát, chẳng hạn, nhà đầu tư có xu hướng giữ ở vị thế lỗ với hy vọng rằng giá
cuối cùng sẽ phục hồi.

Không yêu thích rủi ro có thể giải thích rằng xu hướng của nhà đầu tư giữ chứng khoán bị
lỗ quá lâu trong khi bán chứng khoán lời quá sớm.

Tính toán bất hợp lý: Nhà đầu tư có xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải
được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng của chúng ta và tối
đa hoá lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, họ đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý,
mà thật ra là sai lầm.

Sử dụng tính toán bất hợp lý và định nghĩa hẹp, chúng ta có thể giải thích nhiều hiện
tượng như lựa chọn nghịch với sở thích (preference reversals), sợ thua lỗ (loss aversion),
và hiệu ứng phân bổ tài khoản khá phổ biến, thể hiện cơ bản ở chỗ người ta sẵn sàng thực
hiện ngay những lệnh mang lại lời nhỏ, nhưng trì hoãn không thực hiện lệnh dừng lỗ khi
xuất hiện những khoản lỗ nhỏ.
Nhà đầu tư luôn cố gắng tối đa hoá tài khoản lời, và tối thiểu hoá tài khoản lỗ, nên giá lên
một chút thì bán, giá xuống thì cứ giữ. Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng có thể được
lý giải bằng hiệu ứng tự lừa dối hay sợ rằng nếu bán mà bị lỗ thì sẽ cảm thấy bản thân ra
quyết định đầu tư kém, hay hiệu ứng tiếc nuối tức là lỡ bán rồi mà giá lên thì sao. Hiệu
ứng phân bổ tài khoản lý giải một phần vì sao trong thị trường tăng giá thì khối lượng
giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảm giá ở các thị trường lớn.

Quá tự tin và phản ứng thái quá hay bi quan: Nhà đầu tư thường xem bản thân họ tốt hơn
những nhà đầu tư khác, đánh giá cao bản thân hơn những gì người khác đánh giá, và họ
thường phóng đại những hiểu biết của mình. Những nhà đầu tư quá tự tin đã được chứng
minh rằng, họ giao dịch nhiều hơn những nhà đầu tư khác. Sự quá tự tin làm tăng các
hoạt động giao dịch bởi vì nó là lý do khiến nhà đầu tư sẵn sàng về quan điểm của họ,
không cần tham khảo thêm những quan điểm thích đáng của những nhà đầu tư khác.

Sự quá tự tin cũng làm tăng tính không đồng nhất trong niềm tin của nhà đầu tư. Nhà đầu
tư quá tự tin cho rằng, hành động của họ ít rủi ro hơn các nhà đầu tư khác cảm nhận.
Những nhà đầu tư quá tự tin nhiều khi hiểu sai giá trị thông tin họ nhận được, không
những tính chính xác của thông tin mà còn hiểu sai cả ý nghĩa của thông tin. Sự cả tin
thái quá mà một người có càng lớn, rủi ro càng cao và họ rất ít đa dạng hóa đầu tư và chỉ
tập trung vào những cổ phiếu mà cho là mình đã quen thuộc.

Lệch lạc do tình huống điển hình: Nhà đầu tư có xu hướng không quan tâm nhiều đến
những nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình
ngắn hạn. Ví dụ khi giá cổ phiếu bắt đầu tăng liên tục 3, 4 năm hoặc dài hơn như trường
hợp của Mỹ và Tây Âu từ năm 1982 đến 2000, hay Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây
thì nhiều nhà đầu tư cho rằng lợi nhuận cao từ cổ phiếu là việc “bình thường”. Nhưng khi
thị trường đi xuống trong ngắn hạn thì mức sinh lời cao là “không bình thường”.

Tính bảo thủ: Khi điều kiện kinh tế vĩ mô hay vi mô thay đổi người ta có xu hướng chậm
phản ứng với những thay đổi đó, và gắn nhận định của mình với tình hình chung trong
một giai đoạn dài hạn trước đó. Tức là khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng kinh
tế kém đi chỉ là tạm thời, dài hạn vẫn là đi lên, mà không nhận thấy có thể tin đó phát đi
tín hiệu một chu kỳ suy thoái nhiều năm đã bắt đầu. Tuy nhiên, khi tình hình vẫn chưa
cho thấy sự cải thiện sau một khoảng thời gian thì mọi người đổ xô đi bán cổ phiếu. Kết
quả, lại dẫn đến phản ứng thái quá.

Phụ thuộc vào kinh nghiệm: Các kinh nghiệm, hay quy tắc học được thường giúp chúng
ta ra quyết định nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều. Nhưng trong một số trường hợp, dựa
dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều kiện
bên ngoài thay đổi. Và đặc biệt là người ta thường đề cao hiệu quả của những quy tắc đơn
giản, gần gũi và dễ nhớ, kiểu hiệu ứng. Lý thuyết này giúp giải thích tại sao thị trường
thỉnh thoảng hành xử một cách vô ý thức.

Lý thuyết tâm lý đám đông: Một quan sát cơ bản về xã hội con người cho thấy con người
có mối liên hệ giao tiếp với người khác có cùng suy nghĩ. Điều này khá quan trọng để
hiểu nguồn gốc của sự suy nghĩ tương tự nhau dưới tác động của các mối quan hệ giao
tiếp, dẫn đến những hành động giống nhau trong cùng một khoảng thời gian và làm thay
đổi giá cả các tài sản.

Ảnh hưởng xã hội có một tác động rất lớn lên phán đoán cá nhân. Khi phải đối mặt với
một tình huống mà nhà đầu tư cho rằng quyết định trở nên không chắc chắn thì ảnh
hưởng hành vi và quan điểm của đám đông sẽ làm cho các cá nhân cảm thấy chắc chắn
hơn.

Tuy nhiên, tâm lý đám đông luôn tồn tại trong quá trình ra quyết định của con người cũng
như nhà đầu tư, không phân biệt việc có kinh nghiệm hay không. Và lý thuyết ảnh hưởng
tâm lý đám đông này càng rõ nét khi nhà đầu tư buộc phải đưa ra các quyết định nhanh
chóng, chưa có đầy đủ thông tin cần thiết. Khi con người đối đầu với phán đoán của một
nhóm lớn, họ có xu hướng thay đổi những câu trả lời của họ. Họ đơn giản nghĩ rằng tất cả
những người khác có thể không sai.

Để có những quyết định đầu tư hợp lý và đạt được nhiều lợi nhuận, nhà đầu tư nên hạn
chế những ảnh hưởng tâm lý trong các lý thuyết nêu trên, thay vào đó là sử dụng tổng
hợp các công cụ phân tích tài chính, tạo tiền đề vững chắc cho các quyết định.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÃI SUẤT CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1) Lý thuyết quỹ khả dụng


Quỹ cho vay khả dụng (loanable fund): là những quỹ có thể sử dụng để cho vay. Xét trên
khía cạnh toàn bộ nền kt, là toàn bộ tiền của người dân, chủ thể nền kt dùng để tiết kiệm
và cho vay ra. Đến từ các chủ thể khác nhau, tạo ra từ 1 chủ thể này và cho chủ thể khác
vay.

Các chủ thể trong nền kt

 H: hộ gia đình
 B: doanh nghiệp
 G: chính phủ
 M: chính quyền địa phương
 F: foreigner

 Chỉ nghiên cứu 3 thành phần H, B, G giả định nền KT đóng

Thị trường quỹ cho vay khả dụng: là thị trường tại đó những chủ thể dư thừa cung cấp
cho chủ thể thiếu hụt để họ có vốn để đầu tư.

Lãi suất là giá cả của quỹ cho vay khả dụng  phản ánh lợi suất của người cho vay và
chi phí của người đi vay phải trả.

Lý thuyết quỹ khả dụng  mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất  tìm
tổng cung và tổng cầu  lãi suất cân bằng

a) Cầu quỹ khả dụng


Khu vực H: khi lãi suất tăng, nhu cầu vay tiền sẽ giảm xuống và ngược lại  quan hệ
ngược chiều.

Khu vực B: lãi suất tăng thì NPV giảm  quan hệ ngược chiều

Khu vực C: không thay đổi theo lãi suất vì dù lãi suất có tăng thì chính phủ vẫn có thể
vay (tác động NHTW in tiền, tăng thuế,…), CP thường vay với thời hạn dài, ít nhất 10
năm  không lo việc trả gốc do 1 Cp tồn tại trong 1 năm.

b) Cung quỹ khả dụng


Cho vay bằng cách mua ck chính phủ, đường cung quỹ khả dụng thể hiện nhu cầu cho
vay theo lãi suất  lãi cao thì tăng nhu cầu cho vay
Đường tiệm cận: mức quỹ cho vay tối đa, dù lsuat có tăng lên nhưng chỉ có bấy nhiêu
quỹ khả dụng tối đa để cho vay.

 Lãi suất cân bằng của nền kt là điểm giao giữa cung và cầu

5) Nhân tố kinh tế tác động tới lãi suất

a) Tăng trường kinh tế


Cầu quỹ: GDP tăng  đầu tư vào sản xuất nhiều hơn nhu cầu vay vốn tăng  đường
cầu dịch phải

Tăng trường kinh tế chưa chắc đã làm tăng thêm thu nhập. Thu nhập tăng chưa chắc đã
làm quỹ khả dụng tăng.

 Tác động của tăng trường kt lên cung quỹ là không rõ ràng  cung quỹ có thể không
đổi hoặc dịch phải, mức dịch cũng không nhiều bằng cầu quỹ

 Giả định tăng trưởng nền kinh tế, lsuat sẽ tăng lên.

b) Lãi suất
Mô hình Fisher: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát

(1) Lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa không đổi (chưa kịp điều chỉnh theo lạm phát) 
lãi suất thực giảm  giảm nhu cầu cho vay  cung quỹ giảm

(2) Lạm phát dự kiến tăng  hàng hóa ở hiện tại rẻ hơn tương lai  tiêu dùng nhiều hơn
trong hiện tại  cho vay giảm

 Cung quỹ cho vay giảm  AS dịch trái

Lãi suất thực giảm  nhu cầu đi vay tăng

Lạm phát kì vọng tăng  giá hàng hóa tương lai tăng  muốn mua hàng hiện tại hơn 
không có tiền, đi vay để mua  tăng nhu cầu đi vay

 Cầu quỹ tăng, đường AD dịch phải. Kết hợp  lãi suất tăng

c) Tăng cung tiền


Khi cung tiền tăng  cung quỹ tăng

Nếu cung tiền tăng làm lạm phát tăng  cầu tăng nhưng không rõ ràng

 Kết hợp lại tác động chưa rõ ràng


d) Thâm hụt ngân sách
CP có nhu cầu vay bất kì mức lãi suất nào  cầu tăng  đẩy lãi suất cân bằng lên cao
hơn  Hiện tượng crowding out  Hiện tượng xua đuổi tư nhân, chỉ những ai đáp ứng
vay với mức lsuat cao mới tồn tại được, người chỉ sẵn sàng vay ở mức ban đầu  không
vay được nữa

 Cầu tăng, cung có thể tăng hoặc không  Lãi suất tăng

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC VÀ LÃI SUẤT

Lãi suất của chứng khoán nợ và tài sản tài chỉnh

1) Các đặc trưng của chứng khoán nợ


- Rủi ro vỡ nợ: rủi ro của chứng khoán nợ, một công cụ nợ có thể gặp phải nếu mà chủ
nợ không trả được lãi, tiền gốc và không có khả năng trả được.

- Lý do lớn nhất dẫn đến sự chênh lệch lãi suất của chứng khoán là rủi ro vỡ nợ.

- Sự khác biệt giữa T-bill và TPCP là do T-bill (ngắn hạn), TPCP (dài hạn). Chỉ có T-bill
mới là công cụ phi rủi ro do trong dài hạn chính phủ vẫn có thể vỡ nợ.

- T-bill vẫn phải có lsuat lớn hơn 0 để bù đắp cho sự từ bỏ tính thanh khoản của khoản
đầu tư. T-bill là công cụ rủi ro = 0 nên sẽ có lãi suất thấp nhất trên thị trường.

- Risk premium: chênh lệch lsuat của 2 công cụ  NDT sẽ được bù đắp bao nhiêu khi
đầu tư vào công cụ rủi ro hơn.

- A đầu tư. B đầu cơ, lướt sóng, đầu tư ngắn hạn.

- rủi ro giảm  phần bù rủi ro giảm

- Công cụ có thời hạn ngắn, thị trường thứ cấp phát triển  thanh khoản cao hơn.

6) Uớc lượng lợi suất chuẩn

Slide

7) Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất


- Cho biết tại sao chứng khoán của cùng 1 nhà phát hành lại có lãi suất khác nhau.
- Đường cong lãi suất thể hiệm MQH giữa lãi suất và kỳ hạn

- Mục đích: giải thích tại sao đường cong lãi suất dốc lên lại là bình thường

- Đường dốc lên:

 Lsuat dài hạn lớn hơn lsuat ngắn hạn


 lsuat dài hạn bằng trung bình của các lãi suất ngắn hạn trong suốt thời gian tồn tại
của lsuat dài hạn

- 3 lý thuyết giải thích tại sao normal curve lại dốc lên

a. Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần:


- Giả thuyết: không có bất kỳ rảo cản nào trong quyết định của các nhà đầu tư, hoàn toàn
tự do dịch chuyển vốn giữa tt nợ ngắn hạn và dài hạn.

Cái duy nhất quyết định hình dạng của đường cong là kỳ vọng của họ vào lãi suất trong
tương lai

 NDT chỉ quan tâm đến lãi suất, không quan tâm đến thời hạn

- ND: có 3 kỳ vọng: tăng, giảm, giữ nguyên

VÍ DỤ: đầu tư hiện tại, ngắn hạn: năm 0 đến năm 1 i01

Hiện tại, dài hạn: 0  2 i02

Năm 1 mới đầu tư 1 2 i12

Giả sử đường cong lãi suất ban đầu là đường thẳng  3 i bằng nhau

i01=i02=5% kỳ vọng i12 năm sau tăng lên 6%

 arbitrage: vay dài hạn 0-2 5% và cho vay ngắn hạn từng năm.

 không xảy ra arbitrage thì lãi suất năm 0-2 phải bằng trung bình lãi suất các năm

 Giải thích được vì sao lãi suất dài hạn bắng trung bình lãi suất ngắn hạn

 Và để k xảy ra arbitrage thì thị trường phải điều chỉnh lãi suất dài hạn lớn hơn lãi suất
dài hạn khi có kỳ vọng lãi suất năm sau tăng. Kỳ vọng lãi suất tương lai giảm thì lãi suất
dài hạn nhỏ hơn lãi suất ngắn hạn.  Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần không giải thích
được.
Cách phân tích thứ 2:

- Giả sử lãi suất hiện tại 6% 01 02, lãi suất kỳ vọng tăng 7% thì:

Người cho vay sẽ cho vay ngắn hạn từng năm 1, không muốn cho vay dài hạn  cung
vốn ngắn hạn tăng, cung vốn dài hạn giảm

Người đi vay muốn đi vay dài hạn, không muốn vay ngắn hạn  cầu về vốn dài hạn
tăng, ngắn hạn giảm

 Lãi suất ngắn hạn giảm, lãi suất dài hạn tăng  LS DH > LS NH

- Giả sử lãi suất năm sau giảm xuống 5%

 Cung dài hạn tăng, cầu dài hạn giảm nên lãi suất dài hạn giảm.

Cung ngắn hạn giảm, cầu ngắn hạn tăng nên lãi suất ngắn hạn tăng.

 LS NH > LS DH

b. Lý thuyết thị trường phân mảnh

- Nhà đầu tư chỉ hoàn toàn quan tâm đến 1 thị trường, nếu quan tâm đến dài hạn sẽ hoàn
toàn k quan tâm đến ngắn hạn và ngc lại. Hoàn toàn tập trung vào 1 thị trường.

Bảo hiểm nhân thọ (dài hạn vì liên quan đến tính mạng con người  rủi ro đạo đức thấp,
kéo dài trong nhiều năm) và bảo hiểm phi nhân thọ (không lquan tính mạng con người
như bảo hiểm tsan, y tế, mua theo năm  dòng tiền vào ngắn hạn, dòng tiền ra thường
xuyên hơn, không dự kiến đc  cty bảo hiểm phi nhân thọ chọn tt ngắn hạn)

- Giải thích được lãi suất dài hạn lớn hơn ngắn hạn

Cá nhân và chủ gd  cho vay ngắn hạn  cung ngắn hạn tăng  lãi suất ngắn hạn giảm

Các DN  đi vay dài hạn  cầu dài hạn tăng  lãi suất dài tăng

- Không giải thích lãi suất dài hạn bằng trung bình lãi suất ngắn hạn, do 2 thị trường k
liên quan, NĐT k dịch chuyển giữa 2 thị trường nên không cần chống arbitrage

c. Lý thuyết phần bù tính thanh khoản

Giải quyết tương đối lsuat dài hạn bằng trung bình lsuat NH

Giải thích được lãi suất dài hạn lớn hơn lãi suất ngắn hạn

CHƯƠNG 4: CÁC THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

1) Chứng khoán thị trường tiền tệ


3 đối tượng phát hành: chính phủ (t-bill), doanh nghiệp (thương phiếu), định chế tài chính
(NCD)

Là thị trường bán buôn  các NDT chuyên nghiệp tham gia (NDT định chế), mệnh giá
các công cụ rất lớn  NDT cá nhân k đủ năng lực tài chính để tham gia

Mục đích tham gia: dự trữ tính thanh khoản, vừa thu đc lãi suất vừa đảm bảo tính thanh
khoản.

a) Tín phiếu kho bạc (T-bill)


Mục đích phát hành: bù đắp cho thiếu hụt tạm thời của NHNN

Không phải ai cũng mua được, phải thông qua quá trình đâu thầu

Tại sao là đấu thầu: về bản chất là đấu giá nhưng Vn dùng là đấu thầu bở định nghĩa
TTTC là nơi chuyển giao, trao đổi các khoản vốn  nhiều người bán vốn, 1 người mua
vốn.
2 loại đấu thầu

- Đấu thầu cạnh tranh: cạnh tranh về giá (lãi suất) và về số lượng. Sắp xếp các lệnh theo
thứ tự lãi suất từ thấp đến cao, chọn người mua được theo thứ tự đó, lãi suất càng thấp 
được chọn. Trong trường hợp có nhiều người đặt lệnh mua ở lãi suất bằng nhau thì ai đặt
số lượng lớn hơn sẽ được mua nhiều hơn. Ở VN, quy định mức lãi suất trúng thầu chung
là mức lãi cao nhất.

Trên thực tế để chắc chắn trúng thầu  đặt lãi thấp  người phát hành được lợi

- Đấu thầu không cạnh tranh: chỉ yêu cầu số lượng mà không chỉ thị lãi suất. Lãi suất là
do phiên đấu thầu cạnh tranh quyết định

Thương phiếu: từ các quan hệ tài chính. DN vs NH: quan hệ tính dụng, DN với nhau là
quan hệ thương mại

TOS – term of sale (k lãi, k cần ts đảm bảo): 2/10 net 30: được trả trong vòng 30 ngày k
phải chịu lãi, nếu trả trong 10 ngày thì đc hưởng ck 2%.  tín dụng thương mại  kích
thích hợp tác kinh doanh. Người bán bán chịu, người mua ứng trước. Nếu DN không cấp
thì đối thủ cấp  mất bạn hàng

Hối phiếu: giấy đòi nợ, phát hành bởi bên bán

Kỳ phiếu: bên mua cam kết trả nợ. Trên thị trường thương phiếu  mua bán kỳ phiếu.

Tạo thính thanh khoản cho thương phiếu: phút 30


NCDs – chứng chỉ tiền gửi chuyển nhượng được

Tạo thanh khoản cho CDs (đích danh, không chuyển nhượng được)

Repo (repurchase agreement)

Bán và cam kết mua lại sau một khoảng thời gian với mức giá cao hơn, chênh lệch là
khoản lãi phải trả  giống như đi vay có tài sản đảm bảo.

You might also like