You are on page 1of 14

Tư duy về Cơ hội và Rủi ro trong đầu tư Chứng khoán

Phương pháp giao dịch FOLLOW THE TREND

Nếu không xem được ảnh, xin nhấn vào đây

Kính gửi :

Nội dung email gồm 4 phần chính:

1. Quản trị rủi ro


2. Cách xử lý khi đang gặp phải thua lỗ lớn
3. Giới thiệu về phương pháp SEPA (Mark Minervini)
4. Hãy luôn tuân thủ kế hoạch

---------------------------------------------------------------------------------

Tại sao phải giao dịch có Phương pháp rõ ràng?

➢ Phần lớn các Nhà đầu tư lắc lư và chao đảo giữa hai trạng thái cảm xúc:
Do dự và Hối tiếc. điều này thường bắt nguồn từ việc không định nghĩa
được rõ ràng phong cách giao dịch của mình. Chỉ có một cách để chế
ngự được những cảm xúc này, đó là phải có một loạt các quy tắc rõ ràng
về điểm mua bán. Một khi Anh định nghĩa rõ ràng về phong cách và các
mục tiêu trong đầu tư, Anh sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ kế hoạch
giao dịch và đạt được thành tích giao dịch tốt.
Phần 1: Quản trị rủi ro

Đầu tiên hãy nghĩ đến rủi ro…

Quản trị rủi ro chính là nền tảng để đạt được thành công bền vững trên thị trường chứng khoán. Tránh để
thua lỗ lớn là điều quan trọng nhất để Anh trở thành một nhà giao dịch chiến thắng bởi vì mỗi thua lỗ lớn
luôn bắt đầu bằng các khoản thua lỗ nhỏ. Anh không thể biết khi nào một mức giảm 10% lại trở thành mức
giảm 50% cho đến khi nó biến thành sự thật.

Tại sao phần lớn các Nhà đầu tư không thể cắt lỗ?

➢ Các Nhà đầu tư thường trở nên quá yêu mến với cổ phiếu họ đang nắm giữ. Bởi vì họ đã giành
nhiều thời gian nghiên cứu cẩn thận về những công ty này, lục lọi báo cáo tài chính và có thể đã tìm
hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế khi giá cổ phiếu sụt giảm, họ cảm thấy không
thể nào tin đây là sự thật vì họ nghĩ rằng đây là một doanh nghiệp vĩ đại, chỉ là chưa đến lúc cổ phiếu
thể hiện xu hướng tăng. Do đó, thay vì nhìn nhận thực tế phán quyết từ cung – cầu của thị trường,
họ thường tìm kiếm những luận điểm để biện hộ cho sự giảm điểm này và chờ đợi cổ phiếu tại các
vùng giá hỗ trợ.

Nhà đầu tư rất ghét phải thừa nhận rằng họ sai lầm và họ biến từ một “Nhà giao dịch” khi đúng (chốt nhanh
khi lãi) trở thành “Nhà đầu tư” khi thua lỗ (nắm giữ dài hạn khoản lỗ). Nếu Anh đã biết cổ phiếu sẽ giảm 15
– 20% thì tại sao lúc đầu lại mua nó? Tất nhiên là chúng ta sẽ không thể nào biết được, nhưng khi cổ phiếu
đã giảm xuống thấp hơn giá mua, chứng tỏ chúng ta đã mua sai thời điểm!

Để cải thiện kết quả giao dịch của mình, trước tiên Anh không nên cho phép bản thân thua lỗ đến mức làm
hủy hoại tài khoản, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sự sáng suốt trong các quyết định
đầu tư tiếp theo. Nếu bị lỗ 50% tổng tài khoản, Anh cần có mức sinh lời 100% mới có thể quay lại mức hòa
vốn ban đầu! Giao dịch gặp thua lỗ càng lớn, tài khoản càng đòi hỏi Anh phải mang lại tỷ suất sinh lời lớn
hơn nhiều để khôi phục lại, đừng khiến mình rơi vào tình huống càng lúc càng rối trí.
Sau đây là mức lãi cần thiết để hòa vốn ở từng mức lỗ cụ thể:

Thông thường, xác suất để NĐT mua đúng thời điểm là khoảng 50% (tức là có khoản 5 giao dịch đúng
trong tổng số 10 giao dịch), kể cả các NĐT huyền thoại cũng chỉ có xác suất chiến thắng là chỉ 60 – 70%
và 30 – 40% cổ phiếu họ chọn sẽ bị thua lỗ. Quan trọng là cách chúng ta hiểu về thua lỗ để tìm cách chế
ngự nó, chứ khó có thể luôn chọn đúng các cổ phiếu chiến thắng thị trường, bất kể là đối với bản thân Anh
hay là đối với bất cứ một nhà giao dịch thành công nào.

2 Quy tắc trong bài toán Quản trị rủi ro hiệu quả nhất

Quy tắc 2/1

Thực sự, Anh chỉ cần tỷ lệ chiến thắng là 50% (5 giao dịch lãi và 5 giao dịch lỗ trong tổng số 10 giao dịch)
vẫn có thể có được thành công lớn và điều đó chỉ xảy ra khi Anh kiểm soát được các khoản lỗ nhỏ hơn
khoản lãi kiếm được.

Thông thường đối với 1 cơ hội đầu tư, mức Mục tiêu mà chúng ta hướng tới nên được đánh đổi bằng một
khoản chấp nhận rủi ro nhỏ hơn, cụ thể nếu Cổ phiếu có thể mang về khoản lãi 10% thì mức rủi ro chấp
nhận nếu Anh mua về bị sai chỉ nên ở mức 5%, tương đương tỷ lệ % Lãi/ % Lỗ = 2/1.

Bất kể tỷ suất sinh lời của giao dịch vừa mới mở là bao nhiêu, bắt buộc phải cắt lỗ không một ngoại lệ nếu
cổ phiếu mất 7 – 8% giá trị từ điểm mua là nguyên tắc luôn phải nhớ để bảo toàn vốn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư sau 10 lượt giao dịch với quy tắc nêu trên:
Quy tắc 20%

Thành công lớn trong cuộc sống là kết quả của chuỗi thành công nhỏ được tích lũy theo thời gian. Giao
dịch chứng khoán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giống như 1 doanh nghiệp đang kinh doanh và cũng
chỉ mong muốn tìm kiếm mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 20% mỗi năm, nếu chúng ta áp dụng
chặt chẽ Quy tắc 2% cho 10 lượt giao dịch như ví dụ trên, thì kênh đầu tư chứng khoán cũng không khó
để mang lại cho Anh mức sinh lời 20% một cách bền vững. Anh sẽ thấy được sức mạnh của lãi kép qua
bài toán đơn giản sau:

Ví dụ : Anh có 1 khoản tiền 200.000.000đ để đầu tư chứng khoán với tỷ suất sinh lời 20%/ năm và duy trì
bền vững, tái đầu tư lãi mỗi năm, sau 20 năm kết quả giao dịch được trình bày cụ thể như sau:
Ở đây lãi kép được tính bằng số vốn ban đầu nhân với tỷ suất sinh lời 20%/ năm và tái đầu tư phần lãi mỗi
năm, cách tính như sau:

Năm 1 : Tổng tài sản = 200.000.000 x (1 + 20)1 = 240.000.000

Năm 2 : Tổng tài sản = 200.000.000 x (1 + 20)2 = 288.000.000

Năm 10 : Tổng tài sản = 200.000.000 x (1 + 20)10 = 1.238.347.284, tăng 619% từ vốn 200.000.000đ

➢ Tỷ suất sinh lời khi chúng ta kiên trì giao dịch với tư duy hạn chế thua lỗ đã được tăng lên
với cấp số nhân và mang lại kết quả giao dịch thực sự đáng kinh ngạc (!)

“Bạn đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là bạn được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai.”

---George Soros---

Phần 2: Cách xử lý khi đang gặp phải thua lỗ lớn

Mức độ rủi ro cao hơn sẽ làm hạn chế khả năng thành công của Anh. Những NĐT có thể kiếm tiền ở các
giao dịch nhỏ, bắt đầu cảm thấy tự tin và đẩy mạnh quy mô giao dịch. Đó là khi Anh bắt đầu thua lỗ. Sách
"Thái Căn Đàm" có câu "Đắc ý chi thời, bình sinh thất ý chi phi”, nghĩa là con người khi thành công thì cái
rễ của thất bại lại nảy mầm.

Mức độ rủi ro tăng thêm ở vị thế lớn hơn sẽ làm cho Anh trở nên cứng nhắc và ít linh hoạt, điều này khiến
Anh bắt đầu gặp thất bại và không có lối thoát. Hãy huấn luyện bản thân, làm quen với rủi ro lớn lên dần
dần và từng bước chắc chắn.

Các bước cần thiết khi Tài khoản đang sụt giảm trầm trọng :

✓ Không “bình quân giá xuống” : Chỉ lãi kép số tiền lời, đừng lãi kép sai lầm. Nếu như không kiếm
được đồng lãi nào khi đầu tư 50% vốn, thì tại sao tôi lại tăng quy mô vốn đầu tư lên 100% hoặc sử
dụng cả margin?
✓ Quy tắc “2 đổi 1”: nếu trong danh mục gồm 6 cổ phiếu, có 4 cổ phiếu hoạt động tốt, 2 cổ phiếu
hoạt động bình thường hoặc kém, Anh không cần phải bán tháo toàn bộ 2 cổ phiếu này. Lúc này
chỉ cần bán 1 nửa số lượng mỗi cổ phiếu, sau đó mua 1 mã khác tiềm năng hơn.

Đừng để những khoản lỗ lớn dần và gặm nhấm tài khoản của Anh. Mặc dù cắt lỗ sớm không đảm bảo Anh
sẽ chiến thắng trên thị trường chứng khoán, những nó sẽ giúp Anh / Chị sinh tồn lâu dài. Đầu tư cũng
giống như làm vườn, phải nhổ hết cỏ dại (cổ phiếu lỗ) và chăm chút những bông hoa (cổ phiếu lãi). Bằng
cách tái cơ cấu danh mục, Anh đang gieo hạt giống mới và tân trang lại khu vườn của mình, giữ cho nó
tiếp tục phát triển đẹp đẽ hơn.

Phần 3: Giới thiệu về Phương pháp SEPA

(PECIFIC ENTRY POINT ANALYSIS - Mark Minervini)

Chiến lược: Follow the Trend – Đầu tư theo đà tăng trưởng.

Phương pháp SEPA – Phân tích điểm mua cụ thể - Cho phép bạn tìm ra các siêu cổ phiếu tiềm năng. Mục
tiêu của SEPA là sử dụng tất cả các thông tin thích hợp sẵn có và chỉ ra thời điểm mua hợp lý với khả năng
lớn có được tỷ suất lãi/ lỗ cao.

Phương pháp này kết hợp các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp với các yếu tố kỹ thuật của cổ phiếu. Các
tiêu chí của SEPA được rút ra từ những nghiên cứu kỹ lưỡng, được ứng dụng qua hàng thập niên giao
dịch trong thế giới thực và các sự kiện có thể theo dõi được, không phải là các quan điểm cá nhân hay lý
thuyết học thuật.

4 thành phần then chốt của SEPA:

✓ Xu hướng - Trend (Thị trường & Cổ phiếu)


✓ Nền tảng cơ bản tốt – Fundemental
✓ Chất xúc tác – Catalyst
✓ Điểm mua hợp lý – Entry Point

1. Xu hướng

Là xu thế của Thị trường chứng khoán hoặc Cổ phiếu di chuyển theo một hướng cụ thể qua thời gian. Các
xu hướng này được phân loại thành 3 khung thời gian dài hạn (3 – 5 năm), trung hạn (1 – 2 năm) và ngắn
hạn (dưới 1 năm).

Có 3 xu hướng chính:

✓ Tăng
✓ Đi ngang
✓ Giảm

Công cụ sử dụng: Phân tích kỹ thuật


a. Quy luật vận động của Thị trường

Thị trường chứng khoán mỗi giai đoạn sẽ vận động theo những quy luật nhất định, ở đó mỗi sóng tăng hay
giảm đều có liên quan đến sự vận động của 1 (hoặc 1 vài) nhóm Ngành cụ thể. Nhìn lại từng câu chuyện
của Thị trường Chứng khoán qua 5 năm gần nhất, cụ thể ở hình bên dưới:

Vậy câu chuyện của Thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2019 là gì?

Thống kê dưới đây sẽ cho Anh thấy rõ dòng tiền nghiêng về các cổ phiếu như thế nào trong năm 2019:

Nhận định:

✓ Bảng trên thể hiện bức tranh toàn cảnh của TTCK VN thông qua sự so sánh giữa chỉ số đại điện
thị trường - VNINDEX với các mã cổ phiếu. Kể từ phiên giao dịch đầu tiên của năm đến ngày cập
nhật là 19.10.2019, VNINDEX chỉ giao dịch tăng nhẹ 10.93% so với điểm số hồi đầu năm là 891.75
điểm. Đồng thời sự hồi phục này chỉ mới lấy lại 1/3 chặng đường giảm trước đó của chỉ số này.
Từ đầu năm đến nay chỉ số chỉ giao dịch với thanh khoản hạn hẹp và chủ yếu duy trì xu hướng ĐI
NGANG trong biên độ 940 - kháng cự tâm lý 1.000 điểm.
✓ VCB MWG FPT MBB là đại diện cho những siêu cổ phiếu chiến thắng thị trường với tỷ suất tăng
ấn tượng từ đầu năm đạt từ 30% - 60% mỗi cổ phiếu. Điều này cho thấy sự tăng giá của cổ phiếu
là bứt phá hơn hẳn thị trường chung, các cổ phiếu có xu hướng TĂNG, MẠNH HƠN THỊ
TRƯỜNG.
✓ PLX VNM từng là những doanh nghiệp đầu ngành với sự tăng giá ấn tượng trên sàn trong quá
khứ, tuy nhiên tính từ giai đoạn đầu năm đến 19.10.2019, mỗi cổ phiếu chỉ hồi phục với mức hồi
phục tương đương thị trường là +/-10% trong vòng hơn 10 tháng qua của năm 2019.
✓ HPG lại là cổ phiếu có chiều hướng tiêu cực hơn khi thậm chí còn tiếp tục giảm điểm thêm 9.7%
kể từ đầu năm 2019. Tượng đài về doanh nghiệp có thị phần lớn nhất ngành thép gặp không ít
khó khăn khi năm nay là mợt năm không thuận lợi cho toàn ngành. Xu hướng chính của HPG là
GIẢM, YẾU HƠN THỊ TRƯỜNG.

Điều gì làm nên sự khác biệt này?

➢ Câu trả lời là phải có sự bứt phá về Kết quả kinh doanh qua từng Qúy trong năm.

Năm 2019 thị trường ưa chuộng và ưu tiên các mã cổ phiếu có những yếu tố sau:

✓ KQKD thuận lợi, tăng trưởng lợi nhuận lớn >20% mỗi Qúy bất chấp sự chậm lại của các ngành
kinh tế do lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
✓ Có CÂU CHUYỆN khiến cổ phiếu có thể tiếp tục duy trì đà tăng về lợi nhuận này trong tương lai.
✓ Có sự tham gia của Nhà đầu tư tổ chức, bằng chứng là khối lượng giao dịch lớn bùn nổ trong suốt
quá trình tăng giá.
b. Quy luật vận động của Cổ phiếu

4 giai đoạn trong chu kỳ giá của 1 cổ phiếu:

✓ Giai đoạn 1: Tích lũy


✓ Giai đoạn 2: Tăng giá (Quan trọng nhất)
✓ Giai đoạn 3: Phân phối đỉnh
✓ Giai đoạn 4: Giảm giá

Đặc điểm của 1 cổ phiếu khi ở Giai đoạn 2 tăng giá:

✓ Giá nằm trên đường MA200 ngày


✓ MA200 ngày trong xu hướng dốc lên
✓ MA150 ngày nằm trên MA200 ngày
✓ MA50 ngày nằm trên MA150 ngày
✓ Giá chứng khoán có xu hướng tăng rõ ràng, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy
trước.
✓ Giá hiện tại phải ít nhất cao hơn 30% so với đáy 52 tuần
✓ Khối lượng giao dịch tăng vọt ở những ngày và tuần tăng giá. Khối lượng giao dịch giảm ở những
ngày và tuần giảm giá.
✓ Số ngày và tuần tăng giá nhiều hơn số ngày và tuần giảm giá.

2. Nền tảng cơ bản tốt

Hầu hết các siêu cổ phiếu trong giai đoạn tăng giá mạnh đều được chi phối trong sự cải thiện lợi nhuận,
doanh thu và lợi nhuận biên. Các biến số này thường có thể được nhìn thấy trước khi bắt đầu giai đoạn
cổ phiếu tăng giá mạnh.

Phương pháp : CANSLIM – William O’ Neil. CANSLIM là tập hợp bảy chữ cái đầu tiên của bảy yếu tố mà
theo William là rất hiệu quả khi đánh giá cổ phiếu.

Công cụ sử dụng: File CANSLIM hàng Qúy và check list CANSLIM


Để kiểm tra yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, Anh cần nhìn thấy 1 cổ phiếu phải thỏa mãn 2 yếu tố định
lượng C và A sau:

Yếu tố C: Current Quaterly Earnings Per Share (EPS quý hiện tại – Càng cao càng tốt)

• EPS quý gần nhất tăng tối thiểu 18 - 20% so với cùng kỳ năm trước
• Cổ phiếu duy trì tăng trưởng EPS trong 2 quý liên tiếp
• Tốc độ tăng trưởng EPS qua từng quý đang gia tăng hay sụt giảm
• Sự tăng trưởng EPS quý hiện tại có được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng doanh thu tối thiểu 20% so
với doanh thu quý cùng kỳ năm trước chứ không phải sự cắt giảm chi phí

Yếu tố A: Annual Earnings Increases (Tỷ lệ tăng EPS hàng năm)

• EPS có tăng trưởng liên tục trong 3 năm


• Tỷ lệ tăng trưởng EPS hàng năm có trên 25%
• ROE năm 17%

3. Chất xúc tác

Mỗi cổ phiếu khi tạo ra mức tăng giá lớn đều phải có một chất xúc tác nằm ở phía sau. Chất xúc tác này
không hiển hiện ra trước mắt, nhưng chỉ cần chịu khó nghiên cứu tìm hiểu một chút về câu chuyện của
công ty sẽ giúp Anh có thể tìm ra bí mật để một cổ phiếu trở thành siêu cổ phiếu.

Công cụ sử dụng:

✓ Tìm hiểu chuyên sâu hơn về hoạt động kinh doanh cốt lõi, tình hình sức khỏe tài chính, phân tích
dòng tiền hàng năm, hàng quý, hiệu suất sử dụng vốn… của doanh nghiệp trong Báo cáo tài
chính.
✓ Thông tin về các dự án, kế hoạch và tiến độ thực hiện mà doanh nghiệp công bố trên website
công ty hoặc các trang mạng xã hội chính thống, là những Câu chuyện thu hút NĐT lớn tiến
hành thu mua cổ phiếu làm động lực tăng giá trên sàn.
✓ Câu chuyện chung về ngành trong các Báo cáo cập nhật triển vọng ngành của các Chuyên gia
phân tích ở các CTCK đặc biệt là bộ phân Phân tích của SSI.

➢ Nghiên cứu và phân tích các thông tin thu thập được có thỏa các yếu tố còn lại của CANSLIM: N, S,
L, I, M hay không? có điểm nhấn đầu tư, triển vọng tăng trưởng, câu chuyện nào là chất xúc tác cho
việc giá cổ phiếu tăng mạnh không? (Đây phải là những câu chuyện có khả năng ảnh hưởng tích cực
đến doanh thu, lợi nhuận, EPS, lợi nhuận biên… của doanh nghiệp trong thời gian tới)

Yếu tố N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới)
✓ Có những nhân tố mới: sản phẩm mới, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới hay mức giá
đỉnh cao mới của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
✓ Đó cũng có thể là những chính sách tác động ngành, sự ưu đãi của nhà nước, mở rộng thị trường
hoạt động,….
✓ Quan trọng hơn là cổ phiếu đạt đỉnh giá mới trong 52 tuần (1 năm)

Yếu tố S: Supply and Demand (Quy luật cung cầu)

✓ Số cổ phiếu có thể được mua bán một cách tự do sau khi trừ đi các cổ phiếu được giữ lại bởi cổ
đông lớn, ban lãnh đạo công ty… : 30 – 40% là tỷ lệ freefloat hợp lý, không nên pha loãng hơn
✓ Tỷ lệ nợ càng thấp thì càng an toàn.

Yếu tố L: Leader and Laggard (Cổ phiếu dẫn đầu hay đội sổ)

• Các cổ phiếu dẫn đầu có thể là các cổ phiếu có quy mô lớn, các cổ phiếu đầu ngành, thu nhập
cao, thương hiệu nổi tiếng (Blue chips)
• Hoặc những công ty tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực: đó là công ty có mức tăng trưởng EPS
hàng quý, EPS hàng năm, ROE, doanh thu và biến động tăng giá lớn nhất.

Yếu tố I: Institutional Sponsorship (Sự ủng hộ của các tổ chức)

• Nên mua những cổ phiếu thuộc sở hữu của các tổ chức như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, ngân
hàng,..
• Nên ưu tiên chọn cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào gần đây.
• Lưu ý khi nội bộ và các tổ chức liên tục bán ra. Đó thường là một tín hiệu xấu.

Yếu tố M: Market Direction (Xu hướng cổ phiếu và thị trường)

• Ngay khi đúng 6 yếu tố ở trên, nhưng nếu sai về xu hướng thị trường chung và cổ phiếu, đảm bảo
vẫn tổn thất nặng nề vì 75% số cổ phiếu sẽ đi cùng với xu hướng thị trường chung.
• Nếu chống lại thị trường, có thể sẽ nhận được bài học đắt giá.

4. Điểm mua hợp lý

Quan điểm đánh giá về cơ bản doanh nghiệp sẽ hoàn toàn không có giá trị cho đến khi được xác nhận bởi
hành động giá. Cho nên ngay cả khi Anh chọn được 1 cổ phiếu có sẵn nội lực: đang trong xu hướng tăng
+ có cơ bản tốt + có chất xúc tác như 3 bước ngay phía trên đi chăng nữa, nhưng cổ phiếu vẫn chưa kích
hoạt điểm mua với dòng tiền lớn, thì vẫn chưa thể mang đến lợi nhuận cho Anh, đó là lý do tại sao ta cần
có Nguyên tắc về điểm mua/ điểm bán rõ ràng.
“Timing is everything” (Định thời điểm là tất cả)

---Jesse Livermore---

Nếu định đúng thời điểm mua và bán sẽ giúp Anh nhanh chóng có lãi và đạt lợi nhuận lớn. Nhưng nếu
định thời điểm mua và bán không chính xác sẽ khiến Anh bị dính lệnh dừng lỗ một cách không cần thiết
hoặc mất đi một phần lợi nhuận có được.

Công cụ sử dụng: Phân tích kỹ thuật

Quy tắc mua/ bán cụ thể:

Điểm bán SMALL SELL


Điểm mua SMALL BUY
(chỉ áp dụng đối với trường hợp chốt lời)

✓ Cổ phiếu đã bước vào kênh xu hướng tăng


✓ Cổ phiếu đã hình thành nền tảng tích lũy
nhưng đang suy yếu và có dấu hiệu thay
chặt chẽ và cho dấu hiệu kích hoạt một xu
đổi xu hướng sang đi ngang hoặc đi
hướng tăng ở mức độ tích cực.
xuống.
✓ Giá cổ phiếu thường break out lên trên
✓ Giá cổ phiếu thường break down xuống
một ngưỡng kháng cự
dưới một ngưỡng kháng cự nào đó:
✓ Giá tăng tích cực ≥ 2%/ phiên
✓ Giá giảm tiêu cực ≤ -2%/ phiên
✓ Khối lượng ≥ TB KLGD 20 phiên gần nhất.
✓ Khối lượng lớn.
✓ Tỷ lệ giải ngân đề xuất: 1/3 lượng dự
✓ Tỷ lệ chốt bán đề xuất: 1/3 lượng dự
kiến.
kiến.

Điểm bán BIG SELL


Điểm mua BIG BUY
(chỉ áp dụng đối với trường hợp chốt lời)

✓ Cổ phiếu đã bước vào kênh xu hướng tăng


✓ Cổ phiếu đã hình thành nền tảng tích lũy
nhưng đang suy yếu và có dấu hiệu đứt
chặt chẽ và cho dấu hiệu kích hoạt một xu
gãy xu hướng sang đi ngang hoặc đi
hướng tăng ở mức độ bùng nổ.
xuống.
✓ Giá cổ phiếu thường break out lên trên
✓ Giá cổ phiếu thường break down xuống
một ngưỡng kháng cự:
dưới một ngưỡng hỗ trợ:
✓ Giá tăng bùng nổ ≥ 4%/ phiên
✓ Giá giảm mạnh ≤ -4%/ phiên
✓ Khối lượng đột biến ≥ 150% TB KLGD 20
✓ Khối lượng ≥ TB KLGD 20 phiên gần nhất.
phiên gần nhất.
✓ Tỷ lệ chốt bán đề xuất: 2/3 lượng dự
✓ Tỷ lệ giải ngân đề xuất: 2/3 lượng dự
kiến.
kiến

Quy tắc mua cần nhớ: Quy tắc bán cần nhớ:
✓ Chỉ mua cổ phiếu ở xu hướng tăng.Luôn ✓ Phải bán cổ phiếu chính xác tại thời điểm
có phương án hành động khi xu thế giảm bán và kỷ luật
bắt đầu ✓ Mua vì lý do gì thì bán vì lí do đấy không
✓ Không tiếp tục mua khi cổ phiếu phá vỡ còn hỗ trợ cho xu hướng giá nữa.
nền giá thứ 4, 5.
✓ Tập trung vào những cổ phiếu có tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận lớn
✓ Mua những cổ phiếu đang được mua bởi
những nhà đầu tư tổ chức. tránh mua
những cổ phiếu đang bị bán mạnh.

Lưu ý:

Đối với trường hợp cắt lỗ: Tuyệt đối dứt khoát cắt lỗ khi cổ phiếu chạm vào vùng rủi ro đã đề ra ngay từ
đầu.

Phần 4: Hãy luôn tuân thủ kế hoạch

Giao dịch chứng khoán là một ngành kinh doanh khắc nghiệt, tại sao chúng ta lại đặt cược tiền mà không
hề có kế hoạch chu đáo? Đừng để lòng tham chiến thắng và chỉ nhìn thấy kịch bản tăng giá của cổ phiếu.
Không ít lần Anh đã từng chứng kiến những cổ phiếu tuột dốc không phanh kể cả khi trước đó nó từng là
một siêu cổ phiếu . Anh hãy suy nghĩ đến việc phải phản ứng như thế nào khi gặp phải kịch bản giảm của
cổ phiếu để luôn chủ động và trở thành NĐT chiến thắng.

Hãy xây dựng một kế hoạch giao dịch ngay trước khi Anh đặt lệnh mua bất kỳ 1 cổ phiếu nào. Khi có một
kế hoạch như một bản đồ rõ ràng, chúng ta sẽ dễ dàng xác định liệu rằng cổ phiếu hiện tại có đang đi đúng
đường để về đích hay không.

4 thành phần chính của 1 kế hoạch giao dịch:

✓ Điểm mua + điểm tăng tỷ trọng – Bao gồm những luận điểm đầu tư và mức giá để kích hoạt
điểm mua vào cổ phiếu
✓ Mục tiêu - Mức giá mà tại đó, Anh xác định được cổ phiếu bắt đầu gặp phải kháng cự hoặc có
sẵn lượng cung treo lơ lửng trên đầu.
✓ Điểm cắt lỗ - Nếu cổ phiếu Anh phân tích đi sai với mong muốn ban đầu, đâu là mức phải cắt lỗ
vị thế để đảm bảo an toàn vốn.
✓ Quy mô – Khối lượng cổ phiếu dự kiến mua, việc này nhằm giúp Anh đánh giá rằng, nếu Anh bị
lỗ, khoản lỗ này sẽ chiếm bao nhiêu % vốn.

Cuối cùng, hãy tuân thủ kế hoạch giao dịch và những Nguyên tắc đã đề ra, bởi vì mọi Nguyên tắc sẽ chỉ
là vô nghĩa nếu chúng ta không tuân thủ nó!

Trên đây là tư duy của em về Cơ hội và Rủi ro của việc giao dịch chứng khoán và Phương pháp giao dịch
theo chiến lược : Follow the Trend – Đầu tư theo đà tăng trưởng.

Rất hi vọng được gặp Anh để trình bày cụ thể với Anh về cách kiểm soát rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận hiệu
quả trên Thị trường Chứng khoán. Nếu có bổ sung thêm phần nào để hoàn thiện phương pháp đầu tư,
Anh cứ nhắn với em để cùng trao đổi ạ.

Chúc Anh nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

❖ Danh mục sách tham khảo:

Minervini, Mark, Trade Like a Stock Market Wizard, McGraw-Hill Education, 2013.

Minervini, Mark, Think And Trade Like a Champion, Access Publishing, 2017

O’ Neil, William J., How to Make Money in Stock Complete investing System, McGraw-Hill Education, 2018.

Elder, Alexander, The new Trading for a Living, John Wiley & Son, Inc., Hoboken, New Jersey. 2014

You might also like