You are on page 1of 17

Quyển sách này KHÔNG dành cho người đầu cơ.

Cuốn sách này KHÔNG hướng tới chiến lược tài chính tổng thể của người tiết kiệm và
nhà đầu tư; nó chỉ đê cập tới phần vốn mà họ sẵn sàng đặt vào các chứng khoán dễ tiêu
thụ (hay có thể thu hồi được)

CHƯƠNG 1: Đầu tư & đầu cơ

Bài học:

1. Triển vọng rõ ràng về sự phát triển thực sự trong một ngành kinh doanh không tự động
chuyển thành lợi nhuận chắc chắn cho nhà đầu tư.

2. Các chuyên gia không có các cách thức đáng tin cậy để lựa chọn và tập trung vào các
công ty hứa hẹn nhất trong những ngành hứa hẹn nhất.

3. Vấn đề chính của nhà đầu tư -và thậm chí kẻ thù lớn nhất của anh ta -có nhiều khả
năng chínhlà anh ta

Graham đã định nghĩa khái niệm “đầu tư thông minh” và ông nói rõ là kiểu thông minh
này không liên quan gì tới chỉ số IQ hay điểm thi SAT. Nó chỉ có nghĩa là bạn kiên nhẫn,
kỷ luật, và ham học hỏi; bạn cũng phải biết cách kiêm chế cảm xúc và suy nghĩ cho bản
thân mình. Kiểu thông minh này, Graham giải thích, "là phẩm chất của tính cách chứ
không hẳn là của bộ não”.

Theo ông “Hoạt động đầu tư là một hoạt động mà thông qua sự phân tích kỹ lưỡng, hứa
hẹn sự an toàn vốn và mang lại mức sinh lợi thỏa đáng." Hãy chú ý rằng, theo Graham,
đầu tư gồm ba yếu tố ngang bằng nhau:

- bạn phải phân tích kỹ lưỡng một công ty và sự vững chắc của nền tảng kinh doanh
của nó;
- trước khi bạn mua cổ phiếu công ty đó; bạn phải bảo vệ mình cẩn thận trước các
tổn thất nghiêm trọng;
- bạn cần phải mong đạt được kết quả "thỏa đáng", chứ không phải là phi thường.

Đối với hầu hết mọi người chúng ta, 10% tổng tài sản của mình là lượng tối đa có thể
chấp nhận được để đặt vào đầu cơ. Không bao giờ được đề lẫn số tiền trong tài khoản đầu
cơ của bạn với những gì có trong các tài khoản đầu tư của bạn; không bao giờ để những
suy nghĩ đầu cơ của bạn rớt vào các hoạt động đầu tư; và không bao giờ đặt hơn 10% tài
sản của mình vào tài khoản “tiền điên” cho dù có điều gì xảy ra đi nữa.
CHƯƠNG 2: Nhà đầu tư & lạm phát

Bài học:

- Lạm phát chưa chết. Phải phòng vệ ảnh hưởng của lạm phát: không sử dụng toàn
bộ tiền mua cổ phiếu hoặc trái phiếu.
- Không có mối liên hệ giữa việc lạm phát tăng và giá cổ phiếu tăng, và ngược lại.

CHƯƠNG 3: Một thế kỷ của TTCK

Bài học:

- Không được dự đoán tương lai chỉ bằng cách suy diễn từ quá khứ.
- Kết quả thực hiện của thị trường chứng khoán phụ thuộc vào ba yếu tố: mức tăng
trưởng thực (mức tăng lợi tức và cổ tức của các công ty); mức tăng do lạm phát
(sự tăng chung của giá cả trong toàn bộ nen kinh tế); sự tăng hoặc giảm của đầu
cơ (hoặc bất kỳ sự tăng hay giảm về khẩu vị của giới đầu tư đối với cổ phiếu)

Vd: Trong dài hạn, mức tăng hằng năm về lợi tức công ty trên một cổ phiếu của các công
ty tính trung bình là khoảng 1,5% đến 2% (không tính lạm phát). Vào đầu năm 2003, lạm
phát ở mức 2,4% một năm, mức tỷ suất cổ tức của cổ phiếu là 1,9%. Do đó: 1,5% đến 2%
+ 2,4% + 1,9% = 5,8% đến 6,3%. Như vậy, trong thời hạn dài, điều này có nghĩa là bạn
có thể mong đợi một cách hợp lý rằng các cổ phiếu sẽ đạt mức sinh lợi khoảng 6% một
năm (hoặc 4% sau khi tính lạm phát).

- Vậy nên, bằng mọi giá, bạn hãy giảm các kỳ vọng của mình xuống nhưng hãy cẩn
thận đừng làm nản tinh thân của mình. Với nhà đầu tư thông minh, niềm hy vọng
luôn hiện hữu, vì nó nên như vậy.

CHƯƠNG 4: Phương châm phân bổ danh mục đầu tư chung

- Phương pháp đầu tư chủ động (mạo hiểm) hoặc thụ động (phòng vệ) đều có thể
thành công nhưng chỉ với điều kiện bạn hiểu mình đủ rõ để chọn một cách trong
cả cuộc đời đầu tư của bạn, và kiểm soát các chi phí và cảm xúc của mình.
- Phân bố cổ phiếu, trái phiếu, tài khoản tiết kiệm. Tất cả mọi người đều phải giữ
một số tài sản dưới dạng tiền mặt an toàn tuyệt đối.
- Cái đẹp của việc tái cân bằng (bán bớt số cổ phiếu đã tăng giá) định kỳ này là nó
sẽ khiến bạn dựa các quyết định đầu tư của mình vào một tiêu chuẩn đơn giản, có
mục đích -Tôi có sở hữu tài sản này nhiều hơn những gì kế hoạch của tôi đề ra
không?
CHƯƠNG 5: Cổ phiếu thường

4 quy tắc lựa chọn cổ phiếu thường:

- Nên có đủ, nhưng không được quá thừa, sự đa dạng. Điều này có nghĩa là sở hữu
ít nhất là mười và nhiều nhất là ba mươi cổ phiếu phát hành khác nhau.
- Mỗi công ty được chọn nên là công ty lớn, nổi bật (thậm chí độc quyền) và được
tạo nguồn vốn một cách thận trọng. (p81/458) (Hoạt động huy động vốn của một
công ty công nghiệp được coi là không thận trọng nếu như các cổ phiếu thường
(tại giá trị trên sổ sách) không chiếm ít nhất một nửa của tổng số tiền vốn hóa,
bao gồm cả nợ ngân hàng. Với một công ty đường sắt hoặc tiện ích công cộng thì
con số này ít nhất phải là 30%)
- Mỗi công ty nên có thành tích lâu dài về việc thanh toán cổ tức liên tục.
- Nhà đầu tư nên thiết lập một chút giới hạn lên mức giá anh ta sẽ trả cho một cổ
phiếu được phát hành, tính theo lợi nhuận trung bình của nó trong khoảng, chẳng
hạn là bảy năm. Chúng tôi đề xuất giới hạn được đặt ra là 25 lần số lợi nhuận
này, và không quá 20 lần cổ tức của giai đoạn 12 tháng gần nhất.

Đặc biệt, giới hạn này hầu như sẽ cấm hẳn các "cổ phiếu tăng trưởng", là thứ trong
nhiều năm đã là món ưa thích của cả các nhà đầu cơ lẫn các tổ chức đầu tư.

Khái niệm "cổ phiếu tăng trưởng" được áp dụng cho các cổ phiếu đã tăng lợi tức trên
mỗi cổ phần của mình trong quá khứ với mức cao hơn cho các cổ phiếu thường nói
chung và được trông đợi sẽ tiếp tục tăng như vậy trong tương lai.

Bạn có thể vượt qua các chuyên gia nếu bạn sử dụng sự sắc sảo của mình khi đầu tư
vào những công ty hoặc ngành mà bạn đã hiểu rõ. Tuy nhiên, tìm thấy một công
ty hứa hẹn chỉ là bước đầu. Bước tiếp theo là nghiên cứu về nó. Không một ai nên
đầu tư vào một công ty, cho dù các sản phẩm của nó tuyệt vời đến thế nào hay bãi đỗ
xe của nó đông thế nào, mà không nghiên cứu các báo cáo tài chính của nó và ước
tính giá trị kinh doanh của nó.

Cẩn thận: những người nội bộ (thường được cho là người có hiểu biết nhiều nhất về
công ty) thường chỉ có được ảo tưởng về hiểu biết chứ không phải hiểu biết thực sự.
CHƯƠNG 6: Phương châm phân bố danh mục cho nhà đầu tư mạnh bạo

Chú ý: nếu mua IPO và giữ trong thời gian dài ~3 năm, khả năng thua lỗ là rất cao.

Điều quan trọng hơn, việc mua các IPO là một ý tưởng tồi vì nó vi phạm một cách
trắng trợn một trong các định luật cơ bản của Graham: Cho dù có bao nhiêu người
khác muốn mua một chứng khoán, bạn chỉ nên mua chứng khoán đó nếu đó là một
cách rẻ để sở hữu một doanh nghiệp đáng giá.

Sau khi cân nhắc các chứng cứ một cách khách quan, nhà đầu tư thông minh sẽ kết
luận rằng IPO không viết tắt cho "initial public offering" (phát ra công chúng lần
đầu). Mà đúng hơn, nó còn là viết tắt cho: It's Probably Overpriced (Nó hẳn là bị định
giá quá cao); Imaginary Profits Only (Chỉ là lợi nhuận ảo), Insiders' Private
Opportunity (Cơ hội riêng của kẻ nội bộ), hoặc Idiotic, Preposterous, and Outrageous
(Ngu ngốc, vớ vẩn, và điên rồ).

CHƯƠNG 7: PHƯƠNG CHÂM PHÂN BỐ ĐẦU TƯ CHO NHÀ ĐẦU TƯ MẠNH


BẠO: MẶT TÍCH CỰC

Chúng tôi sẽ phải khuyên các nhà đầu tư mạnh bạo không nên quá quan tâm đến các
cổ phiếu tăng trưởng theo cách thông thường. Đây là kiểu mà trong đó các triển vọng
tuyệt vời được thị trường nhận biết hoàn toàn và đã được phản ánh trong tỷ lệ giá/lợi
tức hiện tại, chẳng hạn, là cao hơn 20. (Đối với nhà đầu tư phòng vệ, chúng tôi
khuyên giới hạn trên của giá mua là 25 lần lợi tức trung bình trong bảy năm qua.)

(P/E=10; gia hien tai la 32 thì E=3.2. Gia su loi tuc trung binh của 7 nam deu ~3.2
thi gioi han tren cua gia mua se la 25*3.2)

Nếu chúng tôi cho rằng thói quen của thị trường là đánh giá quá cao những cổ phiếu
thường thể hiện sự tăng trưởng xuất sắc hoặc những chứng khoán rất hào nhoáng vì lý
do khác, thì cũng hợp lý khi trông đợi rằng thị trường sẽ đánh giá thấp những công ty
không được ưa chuộng vì những diễn biến không thuận lợi mang tính tạm thời. Điều
này có thể được coi là quy luật cơ bản của thị trường chứng khoán, và nó gợi ra một
phương pháp đầu tư đảm bảo cả sự thận trọng và hứa hẹn.

Nhà đầu tư mạnh bạo cần tập trung vào những công ty lớn đang trải qua thời kỳ
ít được ưa chuộng.

Các công ty càng tăng trưởng nhanh thì chứng khoán của các công ty đó càng trở nên
đắt hơn. Khi các chứng khoán tăng giá nhanh hơn chính công ty phát hành ra chúng,
các nhà đầu tư cuối cùng sẽ phải hối hận.
Một công ty tuyệt không phải một đầu tư tuyệt nếu bạn phải trả giá quá cao cho chứng
khoán của nó. Một chứng khoán càng lên giá cao, thì càng nhiều khả năng là nó sẽ
còn lên cao nữa. Nhưng niềm tin bản năng đó lại mâu thuẫn hoàn toàn với một quy
luật cơ bản của vật lý tài chính: Cái gì càng trở nên lớn hơn thì càng phát triển chậm
hơn. Một công ty 1 tỉ đô la có thể tăng gấp đôi doanh số của mình một cách khá dễ
dàng; nhưng một công ty 50 tỉ đô la phải xoay chỗ nào để kiếm thêm được 50 tỉ đô la
nữa trong kinh doanh?

Các cổ phiếu tăng trưởng đáng được mua khi giá của chúng là hợp lý, nhưng khi tỷ lệ
giá/lợi tức của chúng tăng lên hơn 25 hoặc 30 thì tình hình lại trở nên xấu đi.

CHƯƠNG 8: NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC DAO ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

Có hai cách nhà đầu tư thông minh nên quan tâm đến các khả năng thu lời từ những
lần dao động giá liên tục: cách xác định thời điểm và cách định giá.

Chúng tôi cũng tin rằng nếu anh ta đặt trọng tâm vào việc xác định thời điểm, theo
nghĩa là dự đoán, anh ta rốt cuộc sẽ trở thành một nhà đầu cơ và sẽ có kết quả tài
chính của một nhà đầu cơ (THẤT BẠI). Việc xác định thời điểm không có giá trị
thực đối với nhà đầu tư trừ phi nó trùng hợp với việc định giá - nghĩa là, trừ phi nó
giúp anh ta mua lại các cổ phiếu của mình với mức giá thấp hơn một cách đáng
kể so với giá bán lần trước của anh ta.

Cần có một sự lưu ý ở đây. Một cổ phiếu không phải một đầu tư sáng suốt chỉ vì có
thể mua được nó với mức giá gần với giá trị tài sản của nó. Nhà đầu tư nên đòi hỏi
thêm một tỷ lệ giá/lợi tức thỏa đáng, một vị thế tài chính đủ mạnh, và tiềm năng lợi
tức của nó sẽ được duy trì trong nhiều năm.

Cổ phiếu giảm ½ giá so với thời đỉnh điểm về giá của nó không có nghĩa là nó có giá
hợp lý để mua vào. (xem câu chuyện về cty A&P p129/458)

Có hai bài học chính rút ra từ câu chuyện này. Thứ nhất là thị trường chứng
khoán thường sai lầm rất nhiều, và đôi lúc một nhà đầu tư sắc sảo và can đảm có thể lợi
dụng những sai sót rõ rệt của nó. Bài học thứ hai là hầu hết các công ty thay đổi về tính
chất và chất lượng qua các năm, đôi lúc là tốt hơn, song có lẽ thường xuyên hơn là xấu
đi. Nhà đầu tư không cần phải theo dõi hoạt động của công ty mình như một con diều
hâu, nhưng anh ta nên thỉnh thoảng nhìn nó một cách kỹ càng và cẩn thận.
Kết luận: Các dao động giá chỉ có một ý nghĩa đáng chú ý với nhà đầu tư thực thụ.
Chúng tạo cơ hội cho anh ta mua một cách thông minh khi giá giảm mạnh và bán một
cách thông minh khi giá tăng lên nhiều. Còn vào những lúc khác, sẽ tốt hơn cho anh ta
nếu anh ta quên thị trường chứng khoán đi và tập trung sự chú ý vào các tỷ suất lợi
nhuận cổ tức của mình và các kết quả hoạt động của các công ty của anh ta.

Không bao giờ mua một chứng khoán ngay sau chỉ một lần tăng giá đáng kể hay bán một
chứng khoán ngay sau chỉ một lần giảm giá đáng kể

“Nhà đầu tư nào để mình bị dẫm đạp hoặc lo lắng quá đáng vì những lần giảm giá thị
trường một cách vô lý đối với những cổ phiếu của mình, nhà đầu tư đó đang biến lợi thế
cơ bản của anh ta thành bất lợi cơ bản một cách tai hại".

Bạn có thể kiểm soát:

• Chi phí môi giới của mình, bằng cách kinh doanh ít lần, một cách bình tĩnh, và rẻ tiền.

• Chi phí sở hữu của mình, bằng cách từ chối mua các quỹ tương hỗ có chi phí hàng năm
quá cao.

• Những kỳ vọng của mình, bằng đầu óc thực tế, chứ không phải ảo tưởng, để dự báo tỷ
suất lợi nhuận của mình.

• Rủi ro của mình, bằng cách quyết định đặt bao nhiêu tài sản của mình vào trong thị
trường chứng khoán, bằng cách đa dạng hóa, và tái cân đối.

• Hóa đơn tiên thuế của mình, bằng cách giữ các chứng khoán trong ít nhất một năm, và,
khi có thể, ít nhất trong năm năm, để giảm thuế lãi vốn của bạn.

• Và, hơn cả, là hành vi của bản thân.

Đầu tư không phải là việc thắng những người khác trong trò chơi của họ. Nó là việc
kiểm soát mình trong chính trò chơi của mình

Nếu thời gian đầu tư của bạn còn dài - ít nhất 25 hoặc 30 năm - thì chỉ có một phương
pháp sáng suốt: Mua hàng tháng, một cách tự động, và bất cứ lúc nào bạn có thể bỏ
tiền ra.

Xét cho cùng, mục đích chính của việc đầu tư không phải là kiếm nhiều tiền hơn
trung bình, mà là kiếm đủ tiền để phục vụ nhu cầu của mình.
Cách tốt nhất để đo sự thành công đầu tư của mình không phải là xem bạn có thắng
thị trường hay không, mà là bạn đã thực hiện được một kế hoạch tài chính và kỷ luật
về hành vi có thể đưa bạn đến nơi cần đến chưa. Cuối cùng thì điều quan trọng không
phải là bạn vượt qua vạch đích trước mọi người mà chỉ cần chắc chắn bạn vượt qua
được nó.

HỢP ĐỒNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

Tôi xin ghi rõ ở đây là tôi là một nhà đầu tư muốn tích lũy sự giàu có cho nhiều năm
trong tương lai.

Tôi biết là sẽ có nhiều lúc tôi cảm thấy bị lôi cuốn để đầu tư vào những cổ phiếu hay trái
phiếu vì chúng đã (hoặc "sắp") tăng giá, và có lúc khác tôi sẽ muốn bán những đầu tư
của mình vì chúng đã (hoặc "sắp") đi xuống.

Tôi tuyên bố ở đây rằng tôi từ chối để một đám người lạ ra quyết định tài chính thay cho
mình. Tôi còn ra thêm một cam kết nghiêm túc nữa rằng tôi sẽ không bao giờ đầu tư vì
thị trường đi lên, và không bao giờ bán vì nó đi xuống. Thay vào đó, tôi sẽ đầu tư .......00
đô la một tháng, trong mỗi tháng, bằng một kế hoạch đầu tư tự động hoặc một "chương
trình bình quân chi phí đô la" thông qua (những) quỹ tương hỗ hoặc danh mục đầu tư đa
dạng hóa sau:…

Tôi cũng sẽ đầu tư thêm khi tôi có khả năng bỏ tiền ra(và có thể chịu được khi mất nó
trong ngắn hạn).

Tôi tuyên bố ở đây rằng tôi sẽ giữ những đầu tư này liên tục tới ngày này(ít nhất 10 năm
sau hợp đồng này): ngày _ tháng _ năm 20__.

Những ngoại lệ được cho phép trong các điều kiện của hợp đồng này là nhu cầu đột xuất,
cấp bách có tiền mặt, như một ca cấp cứu khẩn cấp hay mất việc, hoặc một khoản chi phí
đã dự liệu trước như việc thanh toán tiền mua nhà trả dần hay tiền học phí.

Tôi, bằng cách ký tên ở dưới đây, tuyên bố mục đích của mình không chỉ là tuân theo
những điều khoản trong hợp đồng này, mà còn đọc lại văn bản này mỗi khi tôi thấy bị lôi
cuốn để bán bất kỳ đầu tư nào của mình.

Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi nó được ký với ít nhất một người làm chứng, và phải
được giữ ở một nơi an toàn có thể tiếp cận dễ dàng để tham khảo trong tương lai.

Ngày__, tháng__, năm 201_

Ký tên: Người làm chứng:


CHƯƠNG 9: ĐẦU TƯ VÀO CÁC QUỸ ĐẦU TƯ

“Nếu bạn không sẵn sàng để duy trì cuộc hôn nhân, thì bạn không nên cưới từ đầu". Đầu
tư quỹ cũng không khác gì. Nếu bạn không sẵn sàng để gắn bó với một quỹ trong ít nhất
ba năm đầy đủ, ngay từ đầu bạn không nên mua nó. Sự kiên nhẫn là đồng minh hùng
mạnh nhất của nhà đầu tư quỹ.

CHƯƠNG 10: NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CỐ VẤN CỦA ANH TA

Quan điểm chung của các công ty tư vấn là một chứng khoán nên được mua nếu triển
vọng trong thời gian sắp tới của công ty là thuận lợi, và nên bán đi khi những triển vọng
này không mấy thuận lợi -bất kể mức giá hiện tại là thế nào. Một nguyên tắc nông cạn
đến như vậy thường ngăn cản các dịch vụ đưa ra các phân tích sáng suốt mà nhân viên
của họ có khả năng làm được - tức là, đánh giá xem một chứng khoán nào đó được định
giá quá thấp hay quá cao so với mức giá hiện tại của nó hay không, dưới góc độ sức
kiếm lời dài hạn tương lai đã được dự đoán của nó.

CHƯƠNG 11: PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ KHÔNG
CHUYÊN: CÁCH TIẾP CẬN CHUNG

Nhà nghiên cứu chứng khoán phát triển và ứng dụng các tiêu chuẩn an toàn, theo đó
chúng ta có thể kết luận là liệu một trái phiếu nào đó hoặc một cổ phiếu ưu đãi được cho
là khá tốt để mua nhằm đầu tư hay không. Các tiêu chuẩn này liên quan trước hết đến lợi
nhuận trung bình trong quá khứ, song chúng cũng liên quan đến cơ cấu vốn, vốn lưu
động, giá trị tài sản và các vấn đề khác.

0. Dạng lý tưởng của phân tích cổ phiếu thường dẫn đến việc định giá một phát hành
có thể được so sánh với giá hiện tại để xác định xem liệu chứng khoán đó có phải
là một món hàng hấp dẫn hay không. Sự định giá đó, đến lượt mình, có thể được
xác định một cách thông thường bằng cách ước tính lợi nhuận trung bình (EPS
trung bình – TA) cho một giai đoạn vài năm trong tương lai và sau đó đem
nhân ước tính này với một "hệ số vốn hóa" (hệ số nhân - TA) thích hợp.

Quy trình hiện đã trở thành tiêu chuẩn để ước tính sức kiếm lời tương lai được bắt
đầu bằng số liệu trung bình quá khứ đối với số lượng thực thể, giá nhận được và tỷ lệ
lợi nhuận hoạt động trên doanh thu.

Những ước lượng này lại trước hết dựa trên các dự báo kinh tế chung về tổng sản
phẩm quốc gia, sau đó dựa trên các tính toán đặc biệt áp dụng đối với ngành và
công ty đang được xem xét.
Quan điểm chung của chúng tôi là các ước tính tổng hợp hoặc theo nhóm (ngành) dường
như là đáng tin cậy hơn hẳn so với các ước tính cho từng công ty riêng rẽ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn hóa. Mặc dù lợi nhuận trung bình tương lai được
xem là nhân tố xác định chủ yếu của giá trị, nhà phân tích chứng khoán cũng phân tích
đến một loạt các nhân tố khác ít nhiều có tính chất xác định. Hầu hết các nhân tố đó
tham gia vào tỷ lệ vốn hóa và tỷ lệ này có biến động trong một dải rộng phụ thuộc vào
"chất lượng” của đợt phát hành chứng khoán. Như vậy, mặc dù hai công ty có thể có
cùng một con số lợi nhuận kỳ vọng trên một cổ phiếu trong những năm 1973-1975, ví dụ
4 đô la, nhà phân tích có thể định giá một cổ phiếu ở mức thấp 40 đô la và cổ phiếu kia ở
mức cao tới 100 đô la. Chúng tôi nêu một số suy xét tham gia vào các hệ số nhân (các hệ
số nhân cao được duy trì trên thị trường chứng khoán chỉ khi nào công ty duy trì được
khả năng có lợi nhuận cao hơn mức trung bình (của ngành-TA)) rất khác nhau này:

1. Triển vọng dài hạn chung: Các quan điểm về triển vọng được phản ánh trong sự
sai khác lớn giữa tỷ lệ giá/lợi nhuận (P/E) của các công ty khác nhau và của các
nhóm ngành khác nhau. Những sự phân biệt như vậy do thị trường tạo ra thường
dựa trên cơ sở hợp lý, song khi bị chi phối chủ yếu bởi tình hình hoạt động trước
kia thì chúng có thể là sai mà cũng có thể là đúng.
2. Quản lý: xu hướng tính đến năng lực quản lý trong việc định giá cp có thể dễ dàng
dẫn đến việc định giá cao quá mức (vì nó đã được tính toán đến trong nhân tố về
triển vọng dài hạn). Chúng tôi cho rằng nhân tố quản lý hữu ích nhất là trong các
trường hợp khi một thay đổi gần đây đã xảy ra nhưng vẫn chưa có đủ thời gian để
thể hiện tầm quan trọng đối với các kết quả thực.
3. Sức mạnh tài chính và cơ cấu vốn: Cổ phiếu của một công ty có rất nhiều tiền
thặng dư và không có gì xếp trước cổ phiếu thường rõ ràng là một món hàng tốt
hơn (với cùng một giá) so với cổ phiếu của một công ty khác có cùng mức lợi tức
trên một cổ phiếu nhưng có những khoản vay lớn từ ngân hàng và có các chứng
khoán hạng trên (senior securities). Các nhân tố như vậy được tính đến một cách
thích đáng và thận trọng bởi các nhà phân tích chứng khoán. Tuy nhiên, một số
lượng vừa phải các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi không nhất thiết sẽ là một điều
bất lợi so với cổ phiếu thường, và cũng như vậy đối với việc sử dụng một cách vừa
phải tín dụng ngân hàng theo mùa.
4. Thành tích trả cổ tức: một trong những phép kiểm định thuyết phục nhất có chất
lượng cao là thành tích trả cổ tức không gián đoạn trong nhiều năm liền. Chúng tôi
cho rằng một thành tích trả cổ tức liên tục trong 20 năm hoặc dài hơn là một nhân
tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng công ty.
5. Tỷ suất cổ tức hiện tại: cổ tức có một quan hệ bình thường với lợi tức, việc định
giá có thể được thực hiện dựa trên một trong hai căn cứ nói trên mà không ảnh
hưởng đáng kể đến kết quả.

Định giá các cổ phiếu tăng trưởng: Giá trị =Lợi tức (bình thường) hiện tại X (8,5 cộng
hai lần tốc độ tăng trưởng kỳ vọng hàng năm (rất quan trọng, không thể thiếu DZƯNG
MÀ tính ntn???)). Con số tăng trưởng cần phải được kỳ vọng trong vòng từ bây giờ cho
đến mười năm tới

Sự khác nhau giữa tốc độ tăng trưởng ẩn hàng năm 32,4% đối với Xerox và tốc độ cực kỳ
khiêm tốn 2,8% đối với General Motors thực sự đáng kinh ngạc. Điều này có thể được
giải thích một phần do cảm giác của thị trường chứng khoán là lợi tức năm 1963 của
General Motors - lớn nhất đối với bất kỳ công ty nào trong lịch sử - có thể được duy trì
một cách khó khăn và trong trường hợp tốt nhất thì chỉ bị vượt qua một cách khiêm tốn.
Còn tỷ suất giá/lợi tức của Xerox hoàn toàn đại diện cho sự hăng hái đầu cơ bám chặt lấy
một công ty có thành tựu xuất sắc và có lẽ vẫn còn nhiều hứa hẹn.

Cụ thể với 5 mục trên:

1. Triển vọng dài hạn: Cái gì làm cho công ty đó tăng trưởng? Lợi nhuận của công ty
đến (và sẽ đến) từ đâu? Trong số các vấn đề cần phải theo dõi có:
- Công ty là một "kẻ mua bán công ty hàng loạt"?
- Công ty nghiện tiền của Người Khác (Other People's Money - OPM), tức vay nợ
và bán chứng khoán để nâng tải trọng Tiền của Người Khác. Việc truyền chất đạm
OPM này được dán cho cái nhãn "tiền từ các hoạt động tài trợ "trên báo cáo về
luồng tiền trong báo cáo năm.
- Công ty là Anh chàng Một Kỳ Phiếu (Johnny-One-Note), tức là dựa vào một (hoặc
một nhúm) khách hàng đối với hầu hết doanh thu của mình.

Trong lúc bạn nghiên cứu nguồn gốc của tăng trưởng và lợi nhuận, hãy xem xét cả
các điểm mạnh cũng như điểm yếu. Trong số các dấu hiệu tốt có:

- Công ty có "hào bao quanh", hay là lợi thế cạnh tranh, rộng: cụ thể như bản sắc
thương hiệu mạnh (ex, Harley Davidson), sự độc quyền hoặc gần như độc quyền
trên thị trường, lợi thế kinh tế nhờ quy mô tức là khả năng cung cấp một lượng lớn
hàng hóa hoặc dịch vụ với giá rẻ (Gillete), một tài sản vô hình độc nhất vô nhị
(Coca-Cola), sức đề kháng đối với sản phẩm thay thế (hầu hết các doanh nghiệp
không có cách nào khác ngoài việc phải dùng điện, do vậy các công ty cung cấp
tiện ích chắc chẳng bao giờ trong tương lai tương đối gần bị chiếm chỗ cả)
- Công ty là kẻ chạy đua ma-ra-tông chứ không phải đua cự ly ngắn: bằng cách xem
ngược trở lại các báo cáo thu nhập, bạn có thể thấy được liệu doanh thu và lợi
nhuận ròng có tăng một cách trơn tru và đều đặn trong mười năm trước đây
không. Nếu lợi tức tăng ở mức dài hạn 10% trước thuế (hay 6% đến 7% sau thuế)
thì đó có lẽ là bền vững. Nhưng cái đích tăng trưởng 15% mà nhiều công ty tự đặt
ra cho mình là ảo tưởng. Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm tính theo công thức
CAGR = (số của năm cuối – số của năm đầu)(1/khoảng cách số năm) -1
- Công ty gieo hạt và gặt hái: Mặc dù chi phí cho nghiên cứu và phát triển không
phải là nguồn gốc của tăng trưởng hôm nay, đó hẳn sẽ là của ngày mai.
2. Chất lượng và sự thực hiện quản trị: Hãy đọc các báo cáo hàng năm trong quá khứ
để xem các nhà quản lý đã đưa ra những dự báo nào và liệu họ có hoàn thành được
hay không đạt được. Hãy kiểm tra xem liệu giọng điệu và thực chất trong thư của
chủ tịch công ty có giữ nguyên không thay đổi, hay là dao động theo các mốt nhất
thời mới nhất.
Những câu hỏi này cũng có thể giúp bạn xác định liệu những người đang điều
hành công ty có hành động vì lợi ích của những người đang sở hữu công ty:
a. Mức lương trả cho các nhà quản lý
b. Họ là nhà quản lý hay người quảng cáo
3. Sức mạnh tài chính và cơ cấu vốn: định nghĩa cơ bản nhất có thể có về một doanh
nghiệp tốt là thế này: nó tạo ra nhiều tiền hơn là nó tiêu xài. Hãy bắt đầu bằng
cách đọc báo cáo về các dòng tiền trong báo cáo năm của công ty.
- !!!Khái niệm lợi tức người sở hữu (có lẽ là thước đo tốt hơn so với lợi nhuận ròng
báo cáo): là lợi nhuận ròng (net income) cộng với khấu hao tài sản hữu hình
(depreciation) và khấu hao tài sản vô hình (amortization), trừ đi các chi phí vốn
thông thường. Nếu lợi tức người sở hữu trên một cổ phiếu tăng ở mức trung bình
đều đặn ít nhất là 6% hoặc 7% trong vòng 10 năm qua, thì công ty là một cái máy
tạo ra tiền ổn định, và triển vọng phát triển của nó là tốt.

Tiếp theo, hãy nhìn vào cơ cấu vốn của công ty. Quay sang bảng cân đối để xem
bao nhiêu nợ (kể cả cổ phiếu ưu đãi) công ty hiện đang có, nhìn chung, nợ dài hạn
phải dưới 50% tổng số vốn. Trong các chú giải cho báo cáo tài chính, hãy xác
định liệu nợ dài hạn có lãi suất cố định (chi trả lãi không đổi) hay thay đổi (chi
trả lãi dao động và điều này có thể trở nên tốn kém nếu lãi suất tăng)

Hãy tìm trong báo cáo năm xem có bằng chứng hoặc thông báo cho thấy "tỷ lệ lợi
tức trên chi phí cố định".

Một vài lời về cổ tức và chính sách chứng khoán:

- Gánh nặng chứng minh nằm trên công ty chỉ ra rằng bạn nên từ bỏ nếu như công
ty không trả cổ tức.
- Các công ty nào liên tục chia tách cổ phần của mình - và cường điệu các chia tách
đó trong các bản thông cáo báo chí dồn dập.
CHƯƠNG 12: NHỮNG ĐIỀU CẦN ĐƯỢC SUY XÉT VỀ LỢI TỨC TRÊN MỘT
CỔ PHIẾU

Các nhà đầu tư càng xem xét một cách nghiêm túc con số lợi tức trên một cổ phiếu
như được công bố thì điều càng cần thiết đối với họ là phải cảnh giác đề phòng các
nhân tố kế toán loại này hay loại khác có thể làm hỏng tính chất so sánh thực sự của
các con số. Chúng tôi đã nêu ba loại nhân tố như vậy: việc sử dụng các chi phí đặc
biệt, là những thứ có thể không bao giờ được phản ánh trong lợi tức trên mỗi cổ
phiếu, việc giảm khấu trừ thuế thu nhập bình thường với lý do thua lỗ trong quá
khứ, và nhân tố pha loãng nằm ẩn trong sự tồn tại của một số lượng lớn các chứng
khoán có thể chuyển đổi hoặc các chứng chỉ quyền mua cổ phiếu.

Sử dụng lợi tức trung bình

Tính toán tốc độ tăng trưởng trong quá khứ

Một công ty công nghiệp tiêu biểu với quy mô khổng lồ, hoàn toàn có thể có lịch sử
giá và lợi tức của công ty này bất bình thường hơn, thậm chí mâu thuẫn hơn, so với
hầu hết các doanh nghiệp lớn khác.

Như trường hợp của Global Crossing (p.208/458, các nhà điều hành thổi phồng lợi
nhuận báo cáo bằng cách chuyển các chi phí hoạt động thông thường thành tài sản
vốn) cho thấy, nhà đầu tư thông minh cần phải chắc chắn rằng mình hiểu được một
công ty thực hiện vốn hóa như thế nào và tại sao.

Chú ý về hàng tồn kho trong các quý/năm.

Một số biển báo hiệu sẽ giúp bạn tránh mua phải chứng khoán mà sau này có thể trở
thành một quả bom nổ chậm về kế toán: Hãy đọc ngược từ cuối lên đầu. Khi bạn
nghiên cứu báo cáo tài chính của một công ty, hãy bắt đầu đọc từ trang cuối cùng và
chậm rãi đi ngược dần về phía trước. Bất cứ điều gì mà công ty không muốn bạn
tìm ra đều được vùi lấp ở phía sau - đó chính là nguyên nhân vì sao bạn cần phải
xem từ đó trước tiên.

Hãy đọc các ghi chú. Đừng bao giờ mua một chứng khoán mà không đọc các chú
giải của các báo cáo tài chính trong các báo cáo năm. Một ghi chú quan trọng, thường
được dán nhãn là "tóm tắt các phương châm kế toán quan trọng", mô tả cách công ty
công nhận doanh thu, kiểm kê hàng lưu kho, xử lý các khoản bán hàng trả góp hay
theo hợp đồng, chi trả các chi phí tiếp thị và tính đến các khía cạnh chủ yếu khác
trong kinh doanh của công ty. Trong các chú giải khác, hãy dè chừng các thông báo
về nợ, hợp đồng quyền chọn mua/bán cổ phiếu, cho khách hàng vay, dự trữ phòng lỗ,
và các "nhân tố rủi ro" khác có thể lấy đi một miếng lớn từ lợi tức. Trong số những
thứ có thể sẽ làm râu tóc bạn dựng ngược lên có những thuật ngữ kỹ thuật kiểu như
"được vốn hóa", "được hoãn lại" và "tái cấu trúc" - và những từ tiếng Anh chất phác
báo hiệu là công ty đã thay đổi thông lệ kế toán của mình, kiểu như "bắt đầu", "thay
đổi", "tuy nhiên".

Đọc thêm: Financial Statement Analysis (Phân tích báo cáo tài chính) của Martin
Fridson và Fernando Alvarez, The Financial Numbers Game (Trò chơi con số tài
chính) của Charles Malford và Eugene Comiskey, và Financial Shenanigans (Những
trò tháu cáy tài chính) của Howard Schislist.

CHƯƠNG 13: SO SÁNH BỐN CÔNG TY NIÊM YẾT

7 yêu cầu về mặt thống kê của chúng tôi để được đưa vào danh mục đầu tư của một
nhà đầu tư phòng vệ:

1. Quy mô doanh nghiệp phù hợp.


2. Một vị thế tài chính đủ mạnh.
3. Cổ tức đều đặn cho ít nhất là 20 năm gần đây.
4. Không có thâm hụt lợi tức trong 10 năm gần đây.
5. Tăng trưởng mười năm ở mức ít nhất một phần ba đối với lợi tức trên mỗi cổ phiếu.
6. Giá chứng khoán không cao hơn 1,5 lần giá trị tài sản ròng.
7. Giá không cao hơn 15 lần lợi tức trung bình của ba năm gần đây.

CHƯƠNG 14: LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN VỚI NHÀ ĐẦU TƯ PHÒNG THỦ

Đừng đem tăng trưởng trong quá khứ đặt vào tương lai

1. Quy mô doanh nghiệp phù hợp


2. Tình hình tài chính đủ mạnh:
+ Cty công nghiệp:
- Tài sản min = 2 * nợ hiện tại (tiêu chí 2 trên 1)
- Vốn lưu động (TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) >= Nợ dài hạn.
Công thức tính của vốn lưu động working capital WC là = Vốn chủ sở hữu (Shareholders'
Equities) + Nợ trung, dài hạn (Long & Medium term Liabilities) - Giá trị thuần TSCĐ (Net Fixed
Assets)
Có thể thấy đây là phần vốn tài trợ cho các tài sản ngắn hạn của công ty.

WC = ( Tổng TS - Nợ ngắn hạn ) - ( Tổng TS - TS ngắn hạn )


= TS ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
nếu WC >0: DN đã dùng Nợ dài hạn tài trợ TS ngắn hạn
nếu WC<0 : DN đã dùng Nợ ngắn hạn tài trợ TS dài hạn
+ Cty tiện ích công cộng:
- Nợ <= 2 * vốn chứng khoán (giá trị sổ sách*số lượng cp)
3. Sự ổn định của lợi tức
4. Lịch sử chi trả cổ tức
5. Tăng trưởng lợi tức: mức tăng ít nhất là một phần ba về lợi tức trên một cổ phiếu
trong 10 năm gần đây sử dụng mức trung bình của ba năm vào lúc bắt đầu và kết
thúc. (ví dụ: lợi tức trung bình 3 năm từ 1968-1970 so với 3 năm từ 1958-1960
phải tăng ít nhất 33%)
6. Tỷ lệ giá/lợi tức (P/E) vừa phải: giá hiện tại không được vượt quá 15 lần lợi tức
trung bình của ba năm gần đây.
7. Tỷ lệ giá trên tài sản có vừa phải: giá hiện tại không được lớn hơn 1,5 lần giá trị sổ
sách được báo cáo gần đây nhất.
8. Hãy xem thêm các tổ chức nào cũng đang sở hữu các chứng khoán mà bạn quan
tâm. Nếu họ là các công ty quản lý tiền tệ cũng đầu tư theo cách tương tự cách của
bạn thì đó là một dấu hiệu tốt.

Từ 6, 7 → P/E*P/BVPS ≤ 22.5 → Pmax có thể mua ≤ sqrt(22.5*EPS*BVPS)


Các tiêu chí trên sẽ loại ra các công ty nào (1) quá nhỏ, (2)trong điều kiện tài
chính tương đối yếu, (3) có tiền sử thâm hụt trong số liệu 10 năm của chúng, và
(4) không có lịch sử lâu dài về chi trả cổ tức liên tục.
Một chứng khoán, khi được mua, phải có tỷ số lợi tức/giá tổng cộng - là nghịch
đảo của tỷ số P/ E - ít nhất là bằng với lãi suất trái phiếu cấp cao hiện tại.

Graham khuyên:

- Hãy tìm cho mình một quỹ chỉ số (ETF) và đừng lãng phí thời gian của bạn vào
việc lựa chọn chứng khoán. Nếu muốn, hãy thực hành trước khi tung tiền thật vào
thị trường.
- Hãy tìm danh mục chứng khoán và các ngành công nghiệp hiện đang không được
yêu thích và ưa chuộng, và do vậy cho thấy tiềm năng có mức sinh lợi cao một khi
mà quan niệm lại thay đổi.
- Tham khảo thêm giá trị ROIC (đánh giá tốt hơn so với EPS, do EPS có thể bị
các nghiệp vụ kế toán làm sai lệch): cp phải có ROIC >= 10% (có thể chấp nhận
mức 6-7% nếu công ty có các nhãn hàng tốt, có một bộ máy quản trị tập trung vào
nhiệm vụ, hoặc đang nằm dưới đám mây tạm thời)
Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return of Invested Capital - ROIC) phản ánh khả năng sử dụng
vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Công thức tính hệ số thu nhập trên vốn đầu tư
như sau:

ROIC = EBIT*(1-thuế suất) / Vốn đầu tư


Trong đó

Vốn đầu tư = Vốn sử dụng = Tổng tài sản - Tổng nợ ngắn hạn
* EBIT: thu nhập trước lãi vay và thuế (earnings before interest
and taxes) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi
nhuận của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ
tiền (trả) lãi và thuế thu nhập. EBIT được đề cập đến như "khoản
kiếm được từ hoạt động", "lợi nhuận từ hoạt động" hay "thu nhập từ
hoạt động".

EBIT còn có thể tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng biến phí (chi phí mà tỷ lệ của
nó trong tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi) và
trừ tiếp tổng định phí (phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất,
nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định).
Nói cách khác, EBIT là tất cả khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán
tiền lãi và thuế thu nhập. Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho EBIT được sử
dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các
công ty khác nhau. Do đó, EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của công ty và dễ
dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau.
* EBITDA: thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (earnings before interest, taxes,
depreciation and amortization) là một chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lợi của doanh
nghiệp, bằng thu nhập trừ các chi phí, nhưng chưa trừ tiền trả lãi, thuế và khấu hao.
EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh mức lãi giữa các công ty hoặc các
ngành bởi chỉ số này đã loại bỏ được ảnh hưởng do các quyết định về mặt kế toán và tài
chính gây ra. EBITDA thường được sử dụng phổ biến trong các ngành có tài sản giá trị
lớn, cần chiết khấu trong thời gian dài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Lý
do chính EBITDA được sử dụng phổ biến là chỉ số này cho thấy mức lợi nhuận cao hơn
thông thường. Công ty sẽ khiến cho bức tranh tài chính của mình thêm sáng sủa bằng
cách đưa thêm chỉ số EBITDA, đánh lạc hướng sự chú ý của nhà đầu tư khỏi tỷ lệ nợ và
chi phí hoạt động cao. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp bị thiệt hại lợi nhuận quá nhiều
do chi phí khấu hao quá lớn, lúc đó EBITDA lại có thể là tiêu chí tốt để đánh giá thực lực
của doanh nghiệp.
EBITDA khác với EBIT ở chỗ, EBIT không bao gồm khấu hao, còn EBITDA thì có khấu hao
trong đó. Vì thế, còn có thể tính EBITDA bằng cách lấy EBIT cộng với khấu hao.

Lưu ý
EBIT là con số không phản ánh đúng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Do trong công thức, EBIT đã loại ra phần chi phí khấu hao (mà thực tế thì chi phí
khấu hao này không phải là chi phí bằng tiền phát sinh thật sự). EBITDA cộng chi phí
khấu hao vào thì cũng không có nghĩa là phản ánh lợi nhuận hoạt động của doanh
nghiệp (nhiều người lầm tưởng điều này và đây là điều nguy hiểm khi đánh giá lợi nhuận
của doanh nghiệp). Khấu hao lớn hay nhỏ, ít hay nhiều do nguyên tắc kế toán quyết
định. Do vậy, nếu nhìn vào EBITDA thì không được kết luận ngay lợi nhuận của doanh
nghiệp là lớn hay nhỏ và không thể kết luận tốt hay xấu về doanh nghiệp. Chính vì thế,
sử dụng EBITDA hay EBIT phải tuỳ hoàn cảnh và phải kết hợp với dòng tiền thật trên
báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

CHƯƠNG 15: LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN VỚI NHÀ ĐẦU TƯ MẠNH BẠO

Dù sử dụng kỹ thuật nào để lựa chọn chứng khoán, các nhà đầu tư chuyên nghiệp
thành đạt có hai điểm chung: Thứ nhất, họ có kỷ luật và nhất quán, từ chối thay đổi
cách tiếp cận của mình thậm chí ngay cả khi nó không hợp thời. Thứ hai, họ suy nghĩ
rất nhiều về điều họ làm và cách làm điều đó như thế nào, song họ không quan
tâm nhiều đến việc thị trường đang làm gì.

NOTE về BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. LN gộp = Doanh thu – giá vốn bán hàng


Phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau dẫn đến giá vốn bán hàng khác
nhau, do đó LN khác nhau.
(Hàng tồn kho đầu kỳ (vd của năm trước) + Mua hàng trong kỳ - Hàng xuất kho
trong kỳ = Hàng tồn kho cuối kỳ
Hàng tồn kho đầu kỳ + Mua hàng trong kỳ - Hàng tồn kho cuối kỳ = Giá vốn bán
hàng)

You might also like