You are on page 1of 9

ĐỌC HIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bài viết dài nên gắng đọc nhé các bạn.


----------------------------
Với những người không chuyên, đọc báo cáo tài chính là
một công việc khá phức tạp, đòi hỏi cần nhiều kinh nghiệm
kiến thức và cần phải biết mục đích làm gì. Lý do thường
thấy là dùng để xem xét, đánh giá tình hình hoạt động và
hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ số sau khi
phân tích có ý nghĩa rất lớn đối với việc ra quyết định đầu
tư, kinh doanh.
Vậy làm thế nào để nắm rõ các chỉ số tài chính, để phân tích
nhanh nhất và bao quát nhất tình hình hoạt động của doanh
nghiệp là vấn đề đặt ra, thì cần phải nắm được cách đọc,
phân tích nhanh các chỉ tiêu trên báo cáo tình hình tài chính
và báo cáo hoạt động. Mục tiêu cuối cùng của đọc và phân
tích báo cáo tài chính vẫn là tìm ra được một CỔ PHIẾU
TỐT và HẤP DẪN thì càng tuyệt vời
Các mục trong BCTC chúng ta nên biết:
1, BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
Bảng cân đối kế toán cho bạn biết doanh nghiệp mình đang
khỏe hay yếu. Nó cho bạn biết về mối quan hệ giữa số tài sản
công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.
Mức chênh lệch giữa số tài sản và nợ công ty là vốn chủ sở
hữu. Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đóng góp của các nhà
đầu tư vào công ty.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ
Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với
bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa
khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh
nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án
vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời
cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn
hợp tác với doanh nghiệp.
2, KHOẢN PHẢI THU ( CÔNG NỢ )
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do
mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn bán sản
phẩm hoặc dịch vụ mà không thu tiền ngay lập tức thì bạn
sẽ có các “ khoản phải thu” hay còn gọi là “ Công nợ”. Đây
là vấn đề rất đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp và bạn
phải đảm bảo là theo dõi thường xuyên các khoản phải thu
này.
Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải
thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể
cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải
thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng,
do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì
chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các
khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng
gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu
phù hợp.
Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít
phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả
sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của
doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu
ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu. Bạn có thể thay
đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho
phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp
tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới
gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm
phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi
kèm theo khoản phải thu nên cần xem xét cẩn thận sự đánh
đổi.
3, BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền chảy vào và chảy
ra của doanh nghiệp. Nó cho biết công ty thật sự kiếm được
bao nhiêu tiền và dùng hết bao nhiêu tiền trong một khoảng
thời gian nhất định.
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và
lợi nhuận được ghi lại ngay khi bán hàng mặc dù chưa nhận
được tiền, thuế thu nhập và khấu hao được ghi lại dưới dạng
chi phí dù không phải trả tiền ngay lập tức. Nên để biết
chính xác số tiền thực sự nhận được của doanh nghiệp, bạn
cần đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách
hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo
trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm. Có tiền là
mới là vua. Nếu không đủ tiền, công ty không thể trang trải
chi phí hàng tháng và buộc phải phá sản.
Vẫn còn khá nhiều mục cần quan tâm nhưng thôi để khi
khác.
Giờ tới các bước đọc BCTC
BƯỚC 1: MUỐN NHANH PHẢI TỪ TỪ
Nghe như đấm vào tai vậy, nói cái câu luôn đúng như kiểu
chẳng bao giờ sai . Ấy vậy mà vẫn có rất nhiều người mắc
sai lầm đầu tiên này. Bạn không hiểu gì về các khoản mục
trên BCTC mà cứ muốn đọc nhanh BCTC không khác gì
đọc một cuốn bí kíp biết chiêu thức mà không biết tâm pháp
sớm muộn gì cũng tẩu hỏa nhập ma. Còn trường hợp chuối
hơn bạn có thể phải đọc một “hàng dởm” thì đúng là ối dồi
ôi luôn vì chỉ cần đọc sai cách một bí kíp tốt có thể là liều
thuốc độc đối với tất cả mn
Để đơn giản hoá như nhai kẹo tôi đề xuất như sau đặc biệt
với NĐT mới tham gia “thị trường tinh hoa” này nên chọn
những doanh nghiệp đủ lớn và có một ban lãnh đạo đủ sạch
và ít tai tiếng “xào nấu” BCTC bằng việc lưu ý ý kiến của
kiểm toán viên và đặc biệt nên chọn các công ty kiểm toán có
uy tín, tốt nhất là trong BIG4 ngành kiểm toán như EY
KPMG Deloitte PWC.
Sẽ có 4 mức độ đánh giá của kiểm toán viên để xác định tính
trung thực của 1 BCTC, đó là:
Chấp nhận toàn phần
Ngoại trừ
Không chấp nhận
Từ chối.
Mức độ tin cậy của 1 BCTC sẽ giảm dần tương ứng theo 4 ý
kiến trên của kiểm toán viên.
Nếu kiểm toán viên đưa ra ý kiến là Chấp nhận toàn phần
thì có nghĩa BCTC này có tính trung thực tốt và bạn có thể
tin tưởng sử dụng nó cho việc phân tích doanh nghiệp.
Trường hợp BCTC có nhiều sai sót thì kiểm toán viên sẽ đề
nghị doanh nghiệp điều chỉnh lại. Và nếu kiểm toán viên đưa
ra ý kiến Từ chối thì bạn không nên tin tưởng BCTC của
doanh nghiệp đó.
Điều quan trọng của phần này bạn cần hiểu mỗi khoản mục
trong bản báo cáo tài chính có ý nghĩa như thế nào? Cách
ghi nhận? Cái này bảo dễ thì đúng nhưng nó luôn đòi hỏi
chúng ta phải thật sự kiên nhẫn và bên bì tốt nhất bạn nên
lập một bảng excel ghi các khoản mục có trong từng bản báo
cáo ghi rõ nội dung ý nghĩa và cách thức ghi nhận từng
khoản mục. Đây là thông tin cơ bản nhưng luôn rất cần
thiết.
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHẠM
Nhiều người đọc BCTC cứ cắm đầu rà từ A-Z. Riêng khoản
này thì đừng nghe lời Warren Buffett, thời ổng khởi nghiệp
thì làm gì đã có 4.0 như cánh mình bây giờ. Để đọc nhanh và
chuẩn, hãy áp dụng quy luật của các cụ là “gãi đúng chỗ
ngứa”, ở tây người ta gọi mỹ miều là quy luật 80:20.
Vậy làm sao bạn biết chỗ nào là “chỗ ngứa” của một cổ
phiếu. Cái này thì không khó, cứ xử lý xong 3 câu hỏi này là
ra:
[Câu hỏi 1] – Cổ phiếu bạn tìm hiểu thuộc dạng cổ phiếu
nào?: Tăng trưởng dài hạn, giá trị hay lướt sóng? Với cổ
phiếu tăng trưởng dài hạn thì tập trung xử lý Dupont và
dòng tiền, những thứ khác chỉ là điều kiện đủ. Ông nào
Dupont đẹp thì phần nhiều đã sở hữu lợi thế cạnh tranh đủ
lớn và đang kinh doanh trong một thị trường hấp dẫn. Với
cổ phiếu giá trị thì quên Dupont đi, quên doanh thu lợi
nhuận đi. Chỉ tập trung vào 2 thứ, chất lượng tài sản ròng
(với phương pháp Net net) và dòng tiền (với phương pháp
chiết khấu). Còn đối với cổ phiếu lướt sóng thì đọc cái gì?
Cứ cái gì có khả năng làm công ty đột phá hoặc chết tắc tử
thì ta đọc.
[Câu hỏi 2] – Công ty bạn đang đọc kinh doanh theo mô
hình gì? Holdings, Sản xuất, dịch vụ hay thương mại. Hãy
nhớ là tồn kho và phải thu lớn là xấu hay tốt thì còn tùy mô
hình, tuỳ chu kỳ thị trường. Dòng tiền âm là tốt hay xấu
cũng còn tùy giai đoạn phát triển. Và tỷ trọng lợi nhuận tài
chính nhiều là tốt hay xấu cũng còn tùy mô hình kiếm tiền
của doanh nghiệp. Nhiều người ghét PNJ, MWG và các công
ty phân phối vì tồn kho ngập mặt và dòng tiền yếu, nhưng
bạn phải hiểu rằng khi nào tồn kho tụi này ngừng tăng và
dòng tiền kinh doanh trở lên mạnh mẽ sẽ là tin buồn với cổ
đông của 2 ông này. Hay như tình huống của VEA và REE,
nếu bạn cứ quá định kiến với những công ty không có nhiều
lợi nhuận đến từ sản xuất thì bạn đã hiểu sai và bỏ lỡ mất 2
cơ hội rất hấp dẫn này rồi.
[Câu hỏi 3] – Nếu bạn không biết cổ phiếu mình đang xem là
dạng cổ phiếu nào, cơ hội ở đâu, mô hình kinh doanh là gì
thì cứ “to" hoặc "đang to" mà quất. Bí quyết chính ở đây là
chỉ tập trung 3 thằng to nhất, đừng tham. Bạn để nhiều tài
sản ở đâu, tương lai tài chính của bạn ở đó, công ty cũng thế,
họ để nhiều tài sản ở đâu, gần như đó sẽ là thứ quyết định
điểm đột phá hay điểm chí tử của công ty trong tương lai.
Tất nhiên đừng bao giờ quên ngó qua xem công ty dùng
dòng tiền gì để tài trợ cho những khoản đầu tư đó. Cái chết
của HAG, HVG,.. và cả anh Evergrande bên Trung Của hót
hòn họt cũng là vì cái tội này mà ra.
Oke rồi, mình tin nếu bạn chịu khó xác định được “chỗ
ngứa” và tập trung vào đúng “chỗ ngứa”, nhớ là đúng chỗ
ngữa nhé, thì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được ít nhất 80% thời
gian cho việc đọc báo cáo tài chính. Nghe thì Hư Trúc nhưng
lại rất Mộ Dung Phục, hehee. Ông nào đi tán gái mà gãi
đúng chỗ ngứa thì ăn tiền chứ gãi sai là xác định chỉ có ăn
"bốp". Vậy cho nên chịu khó “tìm đúng chỗ ngứa trước khi
gãi”. (nói về tán gái thì tôi hay gãi sai nên chưa có bạn gái
eheh)
BƯỚC 3: PHÂN LOẠI VÀ GHI CHÚ CỔ PHIẾU ĐÃ ĐỌC
Đây là thói quen sống còn để đọc nhanh BCTC khi mà số
lượng cổ cánh trên 3 sàn giờ đã lên tới gần 1,600 rồi. Nhiều
lúc luộc xong thằng XXX thì quên lú thằng YYY nó có gì rồi,
vậy cho nên phải ghi chú và phân loại lại mới nhớ được.
Tôi chia những doanh nghiệp ra làm 3 nhóm. Nhóm đầu tiên
là “Đáng đọc – Có cơ hội đầu tư”. Nhóm thứ hai là “Đáng
đọc – Chưa có cơ hội đầu tư”. Nhóm thứ ba “Hàng rác – Chỉ
đọc khi có một biến cố lớn”. Trong tương lai có đọc lại về
một cổ nào đó thì mình cứ xem nó thuộc danh mục nào rồi
mới chiến tiếp, nếu nó nằm trong nhóm thứ 3 thì khỏi đọc
nhiều cho mất thời gian, lướt qua là hiểu ngay.
Nhìn chung là cứ làm 3 bước này, việc đọc báo cáo tài chính
của bạn sẽ tiến triển rất nhanh và hiệu quả. Với hàng ngàn
báo cáo tài chính ngoài kia mà bạn không đọc nhanh được
thì cũng phê phết đấy. Nhưng có đọc xong cũng đừng ra oai,
nghĩ rằng sẽ mút được hết cái thị trường này, nên nhớ các
chuyên gia tài chính abc được học rất nhiều nhưng cũng
chưa chắc thắng được thị trường. Đến tôi, một sv năm 2
MĐC, chém gió vậy thôi chứ cũng chưa thể hiểu tường tận
và nắm bắt được hết các thủ thuật bctc. Nếu nắm bắt đc và
ko có một sai số nào thì giờ tôi đang bên Dubai cưỡi lạc đà,
uống rượu vang cùng các iem gái nóng bỏng Trung Đông
rồi. Còn phải học nhiều. Vậy cho nên, tôi và các bạn hãy
bước .... từng bước một....

You might also like