You are on page 1of 4

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

PHÂN TÍCH CƠ BẢN

Tỷ lệ lãi ròng, tỷ lệ lãi gộp, EBIT, tỷ lệ lãi từ HĐKD có ý nghĩa gì?

Tỷ lệ lãi ròng

Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) /
Doanh thu thuần

Biên/Tỷ suất lợi nhuận ròng cho biết lợi nhuận chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Có thể dùng giá trị lợi nhuận sau thuế để so sánh công ty với tỉ
số bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng
ngành và đặc biệt phải so sánh cùng một thời điểm.

Lưu ý: Các thủ thuật kế toán có thể làm thay đổi thu nhập
ròng/lợi nhuận sau thuế bằng các cách như tăng doanh thu,
giảm chi phí hoặc ngược lại. Lúc này lợi nhuận ròng hoặc tỷ
suất lợi nhuận ròng sẽ thay đổi.

1 DANHACADEMY.COM
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Tỷ lệ lãi gộp (%)

Tỉ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp / Doanh thu thuần

Lãi gộp (gross profit) là số tiền lãi thu được sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí
kinh doanh (Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa)

Tỷ lệ EBIT (EBIT margin) (%)

EBIT margin = EBIT / Doanh thu thuần

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay
Hay: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Ý nghĩa: 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi
vay và thuế (EBIT).

Thông thường, một doanh nghiệp có EBIT margin cao, và duy trì trong nhiều năm,
thường là những doanh nghiệp có khả năng kiểm soát chi phí tốt.
Bạn có thể bắt đầu đi vào nghiên cứu những doanh nghiệp có EBIT margin ổn định, duy
trì trên 15%

Ý nghĩa của EBIT trong phân tích


Với việc loại bỏ 2 chi phí là:
Chi phí lãi vay liên quan đến nợ vay (tức, cấu trúc vốn), và…
Chi phí thuế liên quan đến thuế (liệu doanh nghiệp có được ưu đãi thuế hay không?)
EBIT giúp tập trung vào khả năng tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của
doanh nghiệp.

Tỷ lệ lãi từ HĐKD (%)

Tỷ lệ lãi từ HĐKD = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh / Doanh thu thuần

2 DANHACADEMY.COM
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

SỨC MẠNH TÀI CHÍNH

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán cho
các khoản nợ ngắn hạn.

Nếu:
Hệ số này thấp (đặc biệt là khi < 1): Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh
toán các khoản nợ. Đây là dấu hiệu báo hiệu rủi ro về thanh toán mà doanh nghiệp
có thể gặp phải.
Hệ số này cao: Doanh nghiệp có khả năng chi trả cho các khoản nợ đến hạn.

Tuy vậy, một số trường hợp, hệ số này quá cao chưa chắc đã tốt. Có thể doanh nghiệp
hiện đang sử dụng chưa hiệu quả tài sản của mình.

Muốn đánh giá chính xác hơn, bạn sẽ cần xem xét thêm điều kiện kinh doanh, tình hình
hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

3 DANHACADEMY.COM
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Nợ của doanh nghiệp sẽ gồm: nợ vay và các khoản phải trả (NCC, người lao động…)

Trong đó, sử dụng nợ vay thì doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng – lãi vay.

Do vậy, bạn cần đánh giá xem liệu có rủi ro nào trong thanh toán lãi vay của doanh
nghiệp hay không?

Một doanh nghiệp vay nợ nhiều, nhưng kinh doanh không hiệu quả, mức sinh lời của
đồng vốn thấp (hoặc thua lỗ) thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn.

Nợ/VCSH

Hệ số này cho chúng ta thấy được tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Hệ số nợ của doanh nghiệp bao nhiêu là hợp lý?

Thật khó để đánh giá được tỷ lệ nợ như thế nào là hợp lý với doanh nghiệp. Tỷ lệ này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: hình thức doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, hay mục đích
vay…

Nhưng thông thường, hệ số nợ thấp => doanh nghiệp có mức độ an toàn cao, rủi ro tài
chính thấp và ngược lại.

Thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh > 1

Khi hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của
doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp có thể thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh < 1

Khi hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp khó có thể thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn trong một thời gian ngắn. Trường hợp này thường xảy ra khi doanh nghiệp
gặp phải vấn đề trong việc thanh toán.
Như vậy hệ số thanh toán nhanh > 1 là tốt. Khi hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh
toán hiện thời thì điều này chứng tỏ rằng tài sản ngắn hại phụ thuộc chủ yếu vào hàng tồn
kho, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn khá thấp.
Khi hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có thể có nguy cơ bị phá sản do mất khả năng
thanh toán. Tuy nhiên, xét trên một phương diện khác nếu hệ số thanh toán nhanh quá lớn,
vốn bằng tiền quá nhiều sẽ dễ xảy ra tình trạng vòng quay vốn lưu động giảm xuống mức
thấp nhất. Điều đó có thể làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn.

4 DANHACADEMY.COM

You might also like