You are on page 1of 12

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Nhóm 1: Nhóm chỉ số khả năng thanh toán


1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
3. Hệ số thanh toán tiền mặt
4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Nhóm 2: Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
1. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
2. Hệ số cơ cấu tài sản

Nhóm 3: Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động


1. Số vòng quay hàng tồn kho
2. Số vòng quay nợ phải thu
3. Số vòng quay vốn lưu động
4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
5. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
6. Vòng quay tài sản
7. Vòng quay tiền mặt

Nhóm 4: Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động


1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
2. Tỷ suất lợi nhuận gộp
3. Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản
4. Tỷ suất sinh lợi sau thuế trên tổng tài sản
5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
6. Thu nhập một cổ phần thường

Nhóm 5: Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận


1. Hệ số chi trả cổ tức
2. Tỷ suất cổ tức

Nhóm 6: Nhóm chỉ số giá thị trƣờng


1. Hệ số giá trên thu nhập
2. Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

Lão Trịnh Page 1


Nhóm 1: Nhóm chỉ số thanh toán

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Chỉ số thanh toán hiện hành =

Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài
sản ngắn hạn (tài sản dễ dàng bán nhất). Thông thường chỉ số này lớn hơn 1 sẽ cho thấy doanh
nghiệp có khả năng trả trả các khoản nợ ngắn hạn tốt.

Tỷ số này nên ở mức độ cân đối vừa phải tăng hiệu suất sử dụng tài sản.
2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh =

Chỉ số này dùng để đo khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, tức là khả năng doanh
nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để thanh toán ngay các khoản nợ
đến hạn.

Tỷ số này càng cao thì cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng đảm bảo,
ngoài ra cũng có thể so sánh chỉ số thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành để biết doanh
nghiệp có phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho hay không.

3. Hệ số thanh toán tiền mặt

Hệ số thanh toán tiền mặt =

Cho thấy khả năng thanh toán ngay bằng các nguồn tiền có sẵn hiện có của công ty trong
trường hợp gặp sự cố bất ngờ.

Hệ số này hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh
tế gặp khủng hoảng, khi mà hàng tồn kho không tiệu thụ được, cũng như các khoản nợ phải
thu khó thu hồi.

4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Hệ số cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp có tạo ra
lợi nhuận đủ để thanh toán cho các khoản nợ trả lãi hiện có hay không.

Lão Trịnh Page 2


Thông thường khi xác định vay nợ để kinh doanh thì bạn phải xác định làm sao mà có lời tối
thiểu đủ để trả lãi, nếu không thì lãi vay sẽ âm vào vốn của bạn và chỉ số này >=1 cho thấy
công ty tạo ra lợi nhuận đủ để trả lãi vay.

Nhóm 2: Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

1. Hệ số cơ cấu nguồn vốn

Hệ số nợ =

Hệ số vốn chủ sở hữu =

Hệ số cơ cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng:

 Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Hệ số nợ cho thấy mức độ độc lập về tài chính, mức
độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ
đó, giúp đưa các quyết định, điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp.
 Đối với chủ nợ: Thông qua hệ số nợ, chủ nợ sẽ xem xét được mức độ an toàn của khoản
cho vay, từ đó đưa ra quyết định cho vay hay thu hồi nợ.
 Đối với nhà đầu tư: Đánh giá mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp, từ đó đưa ra
quyết định đầu tư.

2. Hệ số cơ cấu tài sản

Tỷ lệ đầu tư Tài sản ngắn hạn =

Tỷ lệ đầu tư Tài sản dài hạn =

Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản, từ đó đánh giá mức độ hợp lý của việc
đầu tư tài sản trong doanh nghiệp.

Nhìn chung cơ cấu tài sản và nguồn vốn phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên
cần lưu ý tới việc cân đối các rủi ro để tránh mất khả năng thanh toán.

Nhóm 3: Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động

1. Số vòng quay hàng tồn kho:

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho =

Lão Trịnh Page 3


Hệ số này phản ánh số vòng hàng tồn kho luân chuyển được trong một kỳ (một năm). Chỉ số
này phụ thuộc vào từng ngành nghề, chính sách của doanh nghiệp, tuy nhiên vòng quay càng
lớn thì cho thấy doanh nghiệp càng rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và hạn chế được tiền kẹt
ở hàng tốn kho lâu ngày. Mục này nên so sánh với các doanh nghiệp vùng ngành để đưa ra
quyết định chính xác.

Số ngày tồn kho bình quân =

Số ngày tồn kho bình quân cho thấy doanh nghiệp cần mất bao nhiêu lâu để giải phóng hết
lượng hàng tồn kho. Nếu doanh nghiệp có số ngày tồn kho bình quân thấp sẽ tận dụng được
vòng quay tiền, tranh để tiền kẹt ở hàng tồn kho quá lâu.

2. Số vòng quay các khoản phải thu:

Số vòng quay các khoản phải thu =

Hệ số phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp trong một kỳ (một năm). Hệ số này
càng cao cho thấy công ty thu hồi tiền nhanh và dòng tiền của công ty không bị khách hàng
chiếm dụng quá lâu. Tuy nhiên, khi xem xét hệ số này cần so với các doanh nghiệp cùng ngành
để có cái nhìn tổng quát.

Số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu =

Chỉ số này cho thấy để thu hồi hết các khoản nợ của khách hàng thì doanh nghiệp cần thời gian
bao nhiều ngày. Nếu số ngày càng ngắn thì doanh nghiệp sẽ tận dụng được vốn đó để làm ăn,
còn nếu số ngày dài thì doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu.

3. Số vòng quay vốn lƣu động:

Vòng quay vốn lưu động =

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một kỳ (một năm). Vòng quay vốn lưu
động càng lớn, thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động =

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện 1 vòng quay vốn lưu động, cần bao nhiêu thời gian? Kỳ luân
chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại.

Lão Trịnh Page 4


Vốn lưu động ở đây tính đơn giản gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản
ngắn hạn khác.

4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Vòng quay tài sản cố định =

Chỉ số này dùng để cho thấy khả năng sinh lời của tài sản. Với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản
cố định, sẽ mang vào bao nhiêu đồng doanh thu.

Chỉ số này nên được so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để đưa ra đánh giá chính xác.

5. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả =

Trong đó,

- Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn
kho đầu kỳ.
- Phải trả bình quân = (Phải trả cuối kỳ + phải trả đầu kỳ)/2

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả cho thấy doanh nghiệp tận dụng được chính sách bán hàng
của nhà cung cấp như thế nào. Nhìn chung chỉ số này càng thấp thì doanh nghiệp càng tận
dụng được vốn của nhà cung cấp, tuy nhiên không nên quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới mức tín
dụng của nhà cung cấp với doanh nghiệp.

6. Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản =

Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản hiện có của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp
dùng tất cả tài sản hiện có thì sẽ tạo ra được bao nhiêu doanh thu.

Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý, sử
dụng tài sản của doanh nghiệp.

7. Vòng quay tiền mặt

ỳ chuyển đổi tiền mặt = ỳ chuyển đổi hàng tồn kho ỳ phải thu khách hàng - ỳ phải trả
khách hàng.

Lão Trịnh Page 5


Chỉ tiêu này phản ánh dòng tiền luân chuyển của công ty từ lúc mua hàng về cho tới khi bán
được hàng và thu tiền về. Chỉ số này càng thấp thì cho thấy công ty cần ít thời gian để thu hồi
hoàn toàn tiền về và ngược lại.

Nhóm 4: Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (biên lợi nhuận ròng)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =

Chỉ số này thể hiện 1 đồng doanh thu thuần sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ
suất lợi nhuận này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, chiến lược
cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chỉ số này được tính dưới dạng phần trăm, và nên được so sánh với ngành hoặc với các kỳ
trước để thấy khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này giảm thì khả năng
tạo ra tiền trên một đồng doanh thu giảm, do đó có thể là do chi phí của doanh nghiệp trong kỳ
tăng cao và cần kiểm soát lại.

2. Tỷ suất lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp =

Chỉ tiêu này phản ánh một cách cơ bản nhất về hoạt động kinh doanh, tức một đồng doanh thu
bán ra thì thu ngay bao nhiều đồng lời, chưa tính tới các chi phí quản lý và bán hàng khác.

Chỉ tiêu này sẽ khác nhau giữa các ngành, nhưng nhìn chung càng cao càng tốt và có thể so
sánh với các kỳ trước để phát hiện ra khả năng bất thường.

3. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) =

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tài sản, không tính đến nguồn gốc hình thành lên tài
sản và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc đánh giá mối quan hệ giữa lãi suất vay vốn, việc sử
dụng vốn vay tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp.

4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

Tỷ suất LNST trên tổng tải sản (ROA) =

Lão Trịnh Page 6


ROA cho thấy tính hiệu quả của sử dụng tài sản, với một đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được bao
nhiêu lợi nhuận. Chỉ số này nên dùng đến so sánh với các khoảng thời gian trước của doanh
nghiệp, họ so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành – có quy mô tài sản tương tự nhau.

Cũng cần lưu ý rằng, chỉ số ROA là lợi nhuận trên tổng tài sản, trong khi đó với các doanh
nghiệp vay lớn, dẫn đến gia tăng tổng tài sản và chi phí lãi vay tác động đến lợi nhuận, từ đó
ROA trở nên thấp đi. Tuy nhiên, những doanh nghiệp tăng vay nợ nhưng đồng thời chỉ số ROA
cũng tăng, điều này cho thấy nợ vay khoản vay nợ được doanh nghiệp sử dụng tạo ra lợi nhuận
rất tốt.

5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất LNST trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Chỉ số này là thước đo cho tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn, với mỗi một đồng vốn bỏ ra sẽ
mang về bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ số này thường dùng để so sánh với các doanh nghiệp cùng
ngành nhằm chọn ra doanh nghiệp nào cho thấy việc sử dụng vốn hiệu quả nhất.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là
công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh
tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

6. Thu nhập trên một cổ phần thƣờng:

Thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) =

Chỉ tiêu phản ánh 1 cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhóm 5: Nhóm chỉ số lợi nhuận

1. Hệ số chi trả cổ tức:

Hệ số chi trả cổ tức =

Doanh nghiệp dành ra bao nhiều phần trăm (%) thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông.

2. Tỷ suất cổ tức:

Tỷ suất cổ tức =

Nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường, thì có thể thu về bao nhiêu cổ
tức.

Lão Trịnh Page 7


Chỉ số này khác với tỷ lệ trả cổ tức được công bố, vì tỷ lệ trả cổ tức công bố được tính trên
mệnh giá cổ phiếu (10,000 VND).

Nhóm 6: Nhóm chỉ số giá thị trƣờng

1. Hệ số giá trên thu nhập

1. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) =

Nhà đầu tư hay thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu để đổi lấy 1 đồng thu nhập hiện tại của
doanh nghiệp.

2. Hệ số giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách:

Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) =

Phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách một cổ phần của doanh nghiệp.

Lão Trịnh Page 8


BẢNG TÓM TẮT CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH VÀ ÁP DỤNG TRƢỜNG HỢP CỔ PHIẾU GAS

Tiêu
Chỉ tiêu Công thức Chú ý GAS
chuẩn
Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
- Nên so với ngành
Hệ số khả năng thanh toán hiện
hoảng 1 - Càng cao thì càng an 3.65
hành toàn
- Nên so với ngành
Hệ số khả năng thanh toán
0.5-1 - Càng cao càng an toàn 3.44
nhanh

- Tính thêm tiền gửi ngân


Khoảng hàng trong mục đầu tư
Hệ số thanh toán tiền mặt 2.53
>=0.3 tài chính ngắn hạn.
- Càng cao càn an toàn
Hệ số khả năng thanh toán lãi - Đảm bảo >1 và càng lớn
>1 34.8
vay càng tốt.

Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

- Tùy thuộc từng ngành


Hệ số cơ cấu nguồn vốn 40-60% - Tốt nhất nợ không nên 76%
thấp hơn 30% TTS
- Tùy thuộc từng ngành
Hệ số cơ cấu tài sản 40-60% - Tốt nhất TS ngắn hạn 35%
không nên thấp hơn 30%

Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động

Số vòng quay hàng tồn kho Cao tốt - So với ngành 37.3

Lão Trịnh Page 9


Số vòng quay nợ phải thu Cao tốt - So với ngành 11.4

- So với ngành
Số vòng quay vốn lưu động Cao tốt 6.0
- Tối thiểu nên được 2 lần
- Tùy thuộc vào từng
Hiệu suất sử dụng vốn cố định Cao tốt ngành 4.9
- Phải lớn hơn 1.5 là tốt

Chỉ số vòng quay các khoản phải - So với ngành


Thấp tốt - hông nên quá thấp làm 31.5
trả
khó cho KH
- Càng cao càng tốt, tận
Vòng quay tài sản Cao tốt dụng được tài sản. 1.4
- Tối thiểu phải >1
- - Càng thấp thì công ty tận
Vòng quay tiền mặt (CCC) Thấp tốt 30.1
dụng vốn sẽ hiệu quả

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

Tỷ suất LNST trên doanh thu - Càng cao càng tốt, công
> 5% 16.3%
(ROS) ty sẽ có nhiều lợi thế hơn
- Tốt nhất nên chọn các
Tỷ suất lợi nhuận gộp >10% 24.2%
công ty có biên >20%

Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài - Càng cao sẽ càng tốt
Cao tốt - Tối thiểu gấp 1.5 lần LS 18.7%
sản
ngân hàng

Tỷ suất LNST trên tổng tài sản - Nên chọn các công ty có
>=5% ROA tương ứng với tỷ lệ 19.7%
(ROA)
nợ vừa phải và >10%

Tỷ suất LNST trên vốn chủ sở - ROE >15% và kèm theo


>=15% ROA>10% để hạn chế 26.0%
hữu (ROE)
DN đòn bẩy cao.

Lão Trịnh Page 10


Thu nhập một cổ phần thường - Càng cao càng tốt,
>=1,500 nhưng tối thiểu nên lớn 6,500
(EPS)
hơn 1,500 VND/CP

Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận

- Tỷ lệ chi trả cổ tức nên


ổn định và tốt nhất nên ở
Hệ số chi trả cổ tức (DIV/EPS) 30-50% mức 30-50% và chú ý 62%
hạn chế chính sách chia
bằng cổ phiếu.
- Tỷ suất này nên phần
đấu bằng hoặc lớn hơn
>= 0.8 *
Tỷ suất cổ tức (yield) lãi suất ngân hàng. 5%
LS NH
- Có thể linh hoạt tùy công
ty.

Nhóm chỉ số giá thị trƣờng

- Loại các cổ phiếu có P/E


âm. Loại các cổ phiếu có
P/E âm.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) 5-15 13.1
- Linh hoạt từng DN nhưng
tốt nhất nên ở trong
khoảng 5-15 lần
- Tránh xa các cổ phiếu có
P/B cao, nhưng cũng cần
phải linh hoạt với những
Hệ số giá thị trường trên giá sổ ngành nghề có tài sản vô
0.5-2 3.7
sách (P/B) hình cao.
- Nhìn chung nên ở trong
khoảng 0.5-2 lần là hợp
lý.

(Các chỉ số của GAS tính trên BCTC năm 2018 và giá cổ phiếu GAS chốt ngày 31/12/2018)

Lão Trịnh Page 11


Nhìn chung đây chỉ là các tiêu chuẩn đánh giá cơ bản cho một cổ phiếu để đầu tư (GAS đạt 29 tiêu chuẩn/31 tiêu chuẩn), các tiêu
chuẩn cụ thể sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng ngành nghề và từng trường hợp cụ thể trước khi ra quyết định đầu
tư. Đối với ngành ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm sẽ có bộ chỉ số tài chính riêng biệt, tuy nhiên không trình bày trong nội
dung bài viết này.

Lão Trịnh Page 12

You might also like