You are on page 1of 20

1/ Tỷ số nợ trên tài sản (D/A)

Ts nợ = tổng nợ phải trả / tổng tài sản


= tổng nợ phải trả / tổng nguồn vốn = tỷ trọng nợ phải trả
Ý nghĩa: tsn cho biết có bao nhiêu % tổng ts của cty được tài trợ
bằng vốn nợ phải trả
VD: tsn 40% cho biết có 40% tổng ts của cty được tài trợ bằng
vốn nợ phải trả.
Đánh giá:
- Tăng hay giảm (if có)
- Khi tsntts thấp => khả năng tự chủ tài chính cao => chưa tận
dụng được lợi thế của ĐBTC.
- Ngược lại.
2/ Tỷ số tự tài trợ:
Ts tự tài trợ = vốn chủ sở hữu / tổng tài sản
= vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn = tỷ trọng vcsh
Ý nghĩa: ts tự tài trợ cho biết có bao nhiêu % tổng ts của cty
được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu (vốn tự có).
VD: ts tự tài trợ 60% cho biết có 60% tổng ts của cty được tài trợ
bằng vốn chủ sở hữu (vốn tự có).
Đánh giá:
- Tăng hay giảm (if có)
- Tỷ số ttt càng lớn càng chứng tỏ dn có nhiều vốn tự có =>
có độc lập tài chính => không bị ràng buộc hoặc sức ép nợ
vay, hay không tốn nhiều cp lãi vay.

3/ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: (D/E)


Tsntvcsh = nợ phải trả / vcsh
= tỷ số nợ / tỷ số tự tài trợ
= tỷ trọng npt / tỷ trọng vốn chủ sở hữu.
YN: TS này cho biết mức độ sử dụng nợ gấp bao nhiêu lần mức
độ sử dụng vcsh.
Đánh giá :
- Nhỏ hơn 1 => dn sử dụng ít vốn …
- Ngược lại
4/ Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay:
KNTTLV = lợi nhuận trước thuế và lãi vay / lãi vay
= (lợi nhuận trước thuế + lãi vay) / lãi vay
Yn: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay phản ánh khả năng trang
trả lãi vay từ lợi nhuận sản suất kinh doanh
Vd cty B: tsknttlv = (10+5)/5 = 3
Đánh giá: tỷ số phụ thuộc vào khả năng sinh lời và mức độ sử
dụng nợ của dn
5/ Tỷ số thanh toán hiện hành: (Rc)
Rc = Tài sản ngắn hạn / Nợ phải trả ngắn hạn
YN: Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) cho thấy cty có thể có bao
nhiêu đồng TSNH (có thể chuyển đổi thành tiền) để đảm bảo
thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.
ĐG:
- Tăng hay giảm
- So với tỷ số bình quân ngành, so với 1.
- > or = 1 nghĩa là TSNH đảm bảo khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
- Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả
năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ.
- Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang
ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả
được các khoản nợ khi đáo hạn.
- Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm
vốn.
- Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu
hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài
sản chưa được hiệu quả.
6/ Tỷ số thanh toán nhanh: Rq
Rq = (TSNH – HTK) / Nợ ngắn hạn
Yn: Tỷ số thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu
đồng TSNH có thể huy động ngay để thanh toán cho mỗi đồng
nợ ngắn hạn, mà ko cần phải bán hàng tồn kho.
Yn2: Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các
tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không
cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh
chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành.
Đánh giá:
- So với 1. Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1
sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải
được xem xét cẩn thận.
- Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán
hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.
7/ Tỷ số thanh toán tức thời: cash ratio
(tỷ số thanh toán tiền mặt)
TSTT tức thời = tiền và các khoản tương đương tiền / NNH

Yn: Tỷ số thanh toán tức thời cho biết cty có bao nhiêu
đồng tsan có khả năng thanh toán ngay lập tức để thanh toán
cho mỗi đồng nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được xem là chỉ
tiêu khá khắc khe về khả năng trả nợ ngắn hạn.
Đánh giá:
- So sánh ….
- Nhỏ or = 1 nghĩa là tiền và các ktđt ko đủ để thanh toán cho
1 đồng nợ ngắn hạn

8/ Số vòng quay các khoản phải trả:


Vòng quay các khoản phải trả = Tổng tiền hàng mua chịu/
khoản phải trả người bán bình quân
Yn: Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng
chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp.
Đánh giá:
- Chỉ tiêu này cho thấy số dư các khoản phải trả người bán và
hiệu quả của việc thanh toán nợ.
- Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh
hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
- Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm
trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán
chậm hơn năm trước. Ngược lại, nếu Chỉ số Vòng quay các
khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh
nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước.
- Nếu chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các
khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh
khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản
vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về
vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với
nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.

9/ Số vòng quay hàng tồn kho


- Cách tính
DT thuần
Số vòng quay HTK =
Hàng tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay HTK =
Hàng tồn kho bình quân
Trong đó:
Số ngày trong năm
Số ngày tồn kho bình quân =
Số vòng quay HTK
Ý nghĩa:
- Phân tích mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với
hàng hóa trong kho
- Số vòng quay hàng tồn kho thiết lập mối quan hệ giữa tỷ lệ
hàng bán và tồn kho.
Đánh giá:
- Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc
điểm ngành kinh doanh. Hệ số này càng cao Giảm được
vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ
chuyển đổi hàng hóa dự trữ thành tiền mặt, giảm bớt nguy
cơ ứ đọng hàng tồn kho.
10/ Số vòng quay các khoản phải thu
- Cách tính:
Tổng DT bán chịu
Số vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân

Lưu ý: có thể tốt hơn nếu sử dụng khoản phải thu bình quân
(khoản phải thu đầu kỳ + khoản phải thu cuối kỳ)/2)

Số ngày trong năm


Kỳ thu tiền bình quân =
Số vòng quay khoản phải thu
Giải thích ý nghĩa:
- Số vòng quay các khoản phải thu cho biết các khoản phải
thu bình quân, được chuyển đổi thành tiền bao nhiêu lần
trong kỳ
- Kỳ thu tiền bình quân thì cho biết: bình quân mất bao lâu để
công ty có thể thu được tiền hàng
Đánh giá:
- Số vòng quay khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ doanh
nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn.

11/ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định


- Cách tính:
DT thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tài sản cố định ròng
Giải thích ý nghĩa:
- Tỷ số này cho biết mỗi một đồng giá trị tài sản cố định ròng
của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần
- Tỷ số của TSCĐ càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ
càng cao
12/ Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
- Cách tính:

DT thuần
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Giải thích ý nghĩa:
- Tỷ số này cho ta biết mỗi đồng tổng tài sản của công ty tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần
- Nếu tỷ số này cao cho thấy công ty sử dụng tài sản càng có
hiệu quả và đang hoạt động gần hết công.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn


13/ Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản
- Cách tính
LN ròng
ROA =
Tổng tài sản bình quân
Giải thích ý nghĩa:
- Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản cho biết mỗi 1 đồng tổng tài
sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
ròng
Đánh giá:
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản càng cao cho thấy doanh
nghiệp kinh doanh càng có hiệu quả
- Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản cao hay thấp phụ thuộc rất
nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ hay đặc điểm của
ngành sản xuất kinh doanh.
14/ Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
- Cách tính:
LN ròng
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Giải thích ý nghĩa:
- Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cho biết mỗi đồng vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng
Đánh giá:
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng cao, cho thấy
doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn chủ sở hữu.
- ROE ổn định và tăng theo thời gian nghĩa là một cty rất giỏi
trong việc tạo ra giá trị cho cổ đông bởi vì họ biết cách tái
đầu tư thu nhập của mình một cách khôn ngoan để tăng
năng suất và lợi nhuận. Ngược lại, RoE giảm nghĩa là ban
lãnh đạo đang đưa ra các quyết định kém về tái đầu tư vốn
vào các tài sản ko tạo ra lợi nhuận. (theo Wiki)
Ln sau thuế => thu nhập cổ phần ưu đãi + thu nhập của cổ
đông thường
thu nhập của cổ đông thường => cổ tức + ln giữ lại sau khi
chi cổ tức.

15/ Thu nhập mỗi cổ phần


- Cách tính:
Thu nhập của cổ đông thường
EPS =
Số lượng cổ phần thường

Giải thích ý nghĩa:


- Tỷ số thu nhập mỗi cổ phần cho biết mỗi cổ phần thường
đang lưu hành của công ty sẽ được mức thu nhập là bao
nhiêu.
16/ Tỷ lệ chi trả cổ tức
- Cách tính:
Cổ tức mỗi cổ phần
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)
Giải thích ý nghĩa:
- Tỷ lệ chi trả cổ tức cho biết được tỷ lệ thu nhập được chi trả
cho cổ đông thường trong tổng mức thu nhập của cổ phần.
- Từ đây tính ra
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - Tỷ lệ chi trả cổ tức .
Đánh giá:
- Tỷ lệ chi trả cổ tức cao hay thấp phụ thuộc vào mức sinh lợi
và quyết định chia lợi nhuận của công ty hay chính sách cổ
tức mà công ty đang theo đuổi.
17/ Tỷ số giá thị trường / thu nhập mỗi cổ phần
- Cách tính:
Giá thị trường mỗi cổ phần
P/E =
Thu nhập mỗi cổ phần
Giải thích ý nghĩa:
- Tỷ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho
mỗi đồng thu nhập hiện tại.
Đánh giá:
- Khi P/E của một doanh nghiệp cao hơn các doanh nghiệp
khác, điều này thường có nghĩa là các nhà đầu tư cảm thấy
rằng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng với tốc độ
nhanh hơn của các ngành doanh nghiệp khác.
 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
18/ Tỷ số sinh lợi trên doanh thu
- Cách tính:
Lợi nhuận ròng
ROS =
DT thuần
Giải thích ý nghĩa:
- Tỷ số sinh lợi trên doanh thu cho biết cứ 100 đồng doanh
thu tạo ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng hay lợi
nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần trăm tổng giá trị doanh
thu của công ty.
Đánh giá:
- Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
càng cao.
- Tỷ số sinh lợi trên doanh thu cao hay thấp phụ thuộc rất
nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh.
19/ Tỷ lệ lãi gộp

Lợi nhuận gộp


Tỷ lệ lãi gộp = *100%
DT thuần
Phản ánh 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ này càng nhỏ thì nguy cơ lỗ càng
cao.
20/ Tỷ lệ lãi thuần hoạt động kinh doanh trước thuế

Tỷ lệ lãi thuần Lãi thuần từ HĐKD trước thuế


từ HĐKD = *100%
trước thuế DT thuần
Phản ánh lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu
hay cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước thuế.
BT trang 49:
Cty E, ngày 31/12/2019
1/ Ts nợ trên tài sản
(D/A 2019) = 7.100/29.000 = 0,2448 = 24,48%
(D/A 2018) = 7.770/27.800 = 0,2795 = 27,95%
Yn:
tsn 2019 là 24,48% cho biết có 24,48% tổng ts của cty được tài
trợ bằng nguồn vốn nợ phải trả.
tsn 2018 là 27,95% cho biết có 27,95% tổng ts của cty được tài
trợ bằng nguồn vốn nợ phải trả.
ĐG: - Ts nợ năm 2019 giảm so với 2018 =>> cho thấy cty sử
dụng nợ phải trả giảm so với năm 2018.
- Tso nợ 2019 < 50% =>> cho thấy cty sử dụng nguồn vốn nợ
phải trả ít hơn nguồn vốn chủ sở hữu, chưa tận dụng được
lợi thế của đòn bẩy tài chính.
2/ Tỷ số tự tài trợ:
TSTTT 2019 = 21.900 / 29.000 = 0,7552 = 75,52%
TSTTT 2018 = 20.030/ 27.800 = 0,7205 = 72,05%
YN:
ts tự tài trợ năm 2019 75,52% cho biết có 75,52% tổng ts của cty
được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu (vốn tự có).
ts tự tài trợ năm 2018 72,05% cho biết có 72,05% tổng ts của cty
được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu (vốn tự có).
ĐG:
- TSTTT năm 2019 tăng so với 2018 =>> cho thấy công ty sử
dụng vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2018.
- TSTTT năm 2019 > 50% =>> cho thấy công ty sử dụng nguồn
vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ phải trả, cty có khả năng tự chủ tài
chính cao.
3/ Tso nợ trên vốn chủ sở hữu
(D/E 2019) = 7.100/21.900 = 0,3242
(D/E 2018) = 7.770/20.030 = 0,3879
YN:
- TS này năm 2019 là 0,3242 cho biết mức độ sử dụng nợ gấp
0,3242 lần mức độ sử dụng vcsh.
- TS này năm 2018 là 0,3879 cho biết mức độ sử dụng nợ gấp
0,3879 lần mức độ sử dụng vcsh.
ĐG:
- T số này giảm cho thấy công ty có xu hướng sử dụng nguồn
vốn nghiên về vốn chủ sở hữu so với năm 2018.
- TS này cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 =>> cty sử dụng ít nợ hơn
vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính
tuy nhiên chưa sử dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính,
và không chịu nhiều áp lực từ việc trả nợ vay. (không bị sức
ép nợ vay)
4/ Tso khả năng thanh toán lãi vay:
TSKNTTLV 2019 = (1.400 + 850) / 850 = 2,6471
TSKNTTLV 2018 = (1.680 + 900) / 900 = 2,8667
YN:
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay n2019 là 2,6471 phản ánh
khả năng trang trải 1đ lãi vay từ 2,6471đồng lợi nhuận sản suất
kinh doanh (ln trước thuế và lãi vay)
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay n2018 là 2,8667 phản ánh
khả năng trang trải 1đ lãi vay từ 2,8667 đồng lợi nhuận sản suất
kinh doanh (ln trước thuế và lãi vay)
ĐG:
- TSKNTTLV giảm => nghĩa là cty sử dụng được ít lợi nhuận
hơn để trả cho 1 đồng lãi vay. Nguyên nhân là do lợi nhuận
kế toán trước thuế và lãi vay tăng.
- TSKNTTLV >1 =>> cho thấy LNKTTTVLV lớn hơn lãi
vay, cty đảm bảo được khả năng thanh toán lãi từ món vay
đã sử dụng.
5/ Tỷ số thanh toán hiện hành:
(Rc 2019) = 15.500/ 4.100 = 3,7805
(Rc 2018) = 15.000/ 4.470 = 3,3557
YN:
- Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc2019) là 3,7805 cho thấy cty
có thể có 3,7805 đồng TSNH (có thể chuyển đổi thành tiền)
để đảm bảo thanh toán cho 1đồng các khoản nợ ngắn hạn.
- Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc2018) là 3,3557 cho thấy cty
có thể có 3,3557 đồng TSNH (có thể chuyển đổi thành tiền)
để đảm bảo thanh toán cho 1đồng các khoản nợ ngắn hạn.
ĐG:
- Tăng =>> khả năng thanh toán nợ hiện hành của cty tốt hơn.
Nguyên nhân là do TSNH tăng và NNH giảm.
- >1 =>> cho thấy cty đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ
tsnh.
6/ Tỷ số thanh toán nhanh:
Rq2019 = (15.500 – 5.800)/ 4.100 = 2,3659 = 2,37
Rq2018 = (15.000 – 6.000) / 4.470 = 2,0134
Yn:
- Tỷ số thanh toán nhanh n2019 là 2,3659 cho biết công ty có
2,3659 đồng TSNH có thể huy động ngay để thanh toán cho
mỗi đồng nợ ngắn hạn, mà ko cần phải bán hàng tồn kho.
- Tỷ số thanh toán nhanh n2018 là 2,0134 cho biết công ty có
2,0134 đồng TSNH có thể huy động ngay để thanh toán cho
mỗi đồng nợ ngắn hạn, mà ko cần phải bán hàng tồn kho.
ĐG :
- Tăng => khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn tốt hơn.
Nguyên nhân là các ts ngắn hạn ngoài hàng tồn kho tăng và
nợ ngắn hạn giảm.
- So với 1. Công ty có tỷ số thanh toán nhanh cả 2 năm lớn
hơn 1 cho thấy cty hoàn toàn đủ khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn khi không tính đến hàng tồn.
CL 2019 = 3,79 – 2,37 = 1,42 >1
CL 2018 = 3,36 – 2,01 = 1,35
- Ngoài ra, ở cả 2 năm tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hẳn so
với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng
tồn kho.
7/ Tỷ số tt tức thời:
TSTTTT 2019 = 5000/ 4.100 = 1,2195 = 1,22
TSTTTT 2018 = 4.500 / 4.470 = 1,0067 = 1,01
YN:
- Tỷ số thanh toán tức thời n2019 là 1,22 cho biết cty có 1,22
đồng tsan có khả năng thanh toán ngay lập tức để thanh toán
cho mỗi đồng nợ ngắn hạn.
- Tỷ số thanh toán tức thời n2018 là 1,01 cho biết cty có 1,01
đồng tsan có khả năng thanh toán ngay lập tức để thanh toán
cho mỗi đồng nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu này được xem là chỉ tiêu khá khắc khe về khả năng
trả nợ ngắn hạn.
Đánh giá:
- Tăng => thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngay lập
tức bằng tiền là tăng
- Cả 2 năm đều > 1 nghĩa là tiền và các ktđt đủ để thanh toán
cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
9/ Vòng quay hàng tồn kho:
Hàng tồn kho bình quân = (5800 + 6000)/2 = 5.900
VQHTK 2019 = 2.200 / 5.900 = 0,373
YN:
- Số vòng quay hàng tồn kho cho biết mối quan hệ giữa hàng
bán gấp 0,373 lần hàng tồn kho.
ĐG:
VQHTK <1 => thấp => do cty dự trữ quá nhiều hàng tồn
kho, tiêu thụ chậm, làm tăng chi phí và dòng tiền chảy vào
cty yếu.

Số ngày tồn kho bình quân = 365 / 0,373 = 978,55 ngày.


YN: SNTKBQ cho biết phải mất 978,55 ngày để hàng tồn
kho chuyển thành hàng bán.
ĐG : cao=> …..
10/ Số vòng quay các khoản phải thu
Đề ko có doanh thu bán chịu trong bc kqkd
KPTBQ = (1.400 + 1.750)/2 = 1.575
SVQCKPT 2019 = doanh thu thuần / CKPT bình quân
= 4.700 / 1.575 = 2,9841
YN:
SVQCKPT 2019 là 2,9841 cho thấy các khoản phải thu phải
quay bao nhiêu vòng trong 1 kỳ báo cáo nhất định (năm) để
đạt được doanh thu trong kỳ đó. (theo Wiki)
- SVQCKPT 2019 là 2,9841 cho thấy cho biết các khoản phải
thu bình quân, được chuyển đổi thành tiền 2,9841 lần trong
kỳ
ĐG : SVQCKPT 2019 là cao/ lớn chứng tỏ doanh nghiệp thu
hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn.
- SVQCKPT 2019 là cao/ lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các
khoản phải thu là cao, cho biết chính sách bán hàng trả chậm
của doanh nghiệp là hiệu quả, hay tình hình thu hồi nợ là tốt.
(theo Wiki)

Kỳ thu thu tiền bình quân = 365/ 2,9841 = 122,32 ngày


YN: cho biết bình quân mất 122,32 ngày để công ty có thể
thu được tiền hàng.
11/ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
HSSDTSCĐ2019 = 4.700 / 11.000 = 0,43
HSSDTSCĐ2018 = 5.100/ 10.500 = 0, 49
YN:
- Tỷ số này năm 2019 cho biết mỗi một đồng giá trị tài sản cố
định ròng của công ty tạo ra được 0,43 đồng doanh thu
thuần.
ĐG:
- Tỷ số HQSD của TSCĐ năm 2019 <1 và giảm cho thấy
hiệu quả sử dụng TSCĐ không cao và đang giảm hiệu quả
sử dụng TSCĐ.
Nguyên nhân giảm là doanh thu thuần giảm và do tscđ tăng
so với năm 2018.

12/ Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản


HSSDTBTS2019 = 4.700 / 29.000 = 0,1621
HSSDTBTS2018 = 5.100 / 27.800 = 0,1835
Ý nghĩa:
- Tỷ số này n2019 là 0,1621 cho ta biết mỗi đồng tổng tài sản
của công ty tạo ra được 0,1621 đồng doanh thu thuần.
ĐG:
- Giảm => hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản là giảm.
- Tỷ số này không cao cho thấy công ty sử dụng tài sản không
có hiệu quả và đang hoạt động không hết công suất.

Tỷ số ROA, ROE ko lấy bình quân


13/ Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản
- Cách tính
LN sau thuế
ROA =
Tổng tài sản
ROA2019 = 1.050 / 29.000 = 0,0362 = 3,62%
ROA2018 = 1.260 / 27.800 = 0,0453 = 4,53%
Ý nghĩa:
- Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản ROA 2019 là 0,0362 cho biết
mỗi 1 đồng tổng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được
0,0362 đồng lợi nhuận ròng (ln sau thuế).
- Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản ROA 2019 là 3,62% cho biết
mỗi 100 đồng tổng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được
3,62 đồng lợi nhuận ròng (ln sau thuế).

Đánh giá:
TSSLTTTS giảm => hiệu quả kinh doanh càng giảm.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm và tổng ts tăng.
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản >0 thì có nghĩa cty làm ăn
có lãi.
14/ Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
ROE2019 = 1.050 / 21.900 = 0,0479 = 4,79%
- ROE2018 = 1.260 / 20.030 = 0,0629 = 6,29%
Ý nghĩa:
- Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE2019 cho biết mỗi
đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra được 0,0479
đồng lợi nhuận ròng
Đánh giá:
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng cao, cho thấy
doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn chủ sở hữu.
- ROE giảm nghĩa là ban lãnh đạo đang đưa ra các quyết định
kém về tái đầu tư vốn vào các tài sản ko tạo ra lợi nhuận.
18/ Tỷ số sinh lợi trên doanh thu:
ROS 2019 = 1.050 / 4.700 = 0,2234 = 22,34%
ROS 2018 = 1.260 / 5.100 = 0,2471 = 24,71%
Ý nghĩa:
- Tỷ số sinh lợi trên doanh thu ROS 2019 là 22,34% cho biết
cứ 100 đồng doanh thu tạo ra thì có 22,34 đồng lợi nhuận
ròng.
- hay lợi nhuận ròng chiếm 22,34% tổng giá trị doanh thu của
công ty.
Đánh giá:
- Tỷ số này giảm
- Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
càng cao.
19/ Tỷ lệ lãi gộp
- TLLG 2019 = 2.500 / 4.700 = 0,5319 = 53,19%
- TLLG 2018 = 2.600 / 5.100 = 0,5098 = 50,98%
YN:
- TLLG 2019 0,5319 Phản ánh 1 đồng doanh thu thuần trong
kỳ tạo ra được 0,5319 đồng lãi gộp.
ĐG:
- Tăng => nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ đó đang
tăng.

20/ Tỷ lệ lãi thuần hoạt động kinh doanh trước thuế


TLLT 2019 = 1.500 / 4.700 = 0,319 =31,9%
TLLT 2018 = 1.480 / 5.100 = 0,2902 = 29,02%
YN:
- TLLT 2019 là 31,9% => Phản ánh lợi nhuận thuần chiếm
31,9% trong doanh thu thuần hay cứ 100 đồng doanh thu
thuần tạo ra được 31,9 đồng lợi nhuận thuần.

You might also like