You are on page 1of 33

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Buổi 1:
Cấu trúc đề thi: Tiểu luận
Cách thức trình bày chung của một bài phân tích:
Khái quát  Chi tiết Kết luận
1. Khái quát: Đưa ra vấn đề cần phân tích (tbay 3,5 dòng)
2. Chi tiết (tbay 1,2 trang giấy thi)
- Ý nghĩa của chỉ tiêu cần phân tích
- Độ lớn của chỉ tiêu
- Sự biến động của chỉ tiêu: Đánh giá được sự tăng trưởng của chỉ tiêu đó.
 CƠ BẢN
- Đặt chỉ tiêu cần phân tích trong mqh với các chỉ tiêu khác  Đánh giá
được tính hợp lý của chỉ tiêu
- So sánh với kế hoạch, mục tiêu của DN  Đánh giá được mức độ hoàn
thành kế hoạch
- So sánh với giá trị trung bình ngành, với các đối thủ cạnh tranh  Đánh
giá vị trí của DN trên thị trường
- Đưa ra biện pháp quản lý
 NÂNG CAO
3. Kết luận: (tbay 3,5 dòng)
Tóm lược nội dung đã phân tích
DẠNG 1: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DN
1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính của DN
Chỉ tiêu CK ĐK Dental %
1. TS
2. VCSH
Kỳ PT Kỳ gốc
LCT (luân chuyển thuần)= DT Thuần
+ DT tài chính + DT khác
EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi
vay) = Lợi nhuận trước thuế + CP lãi
vay

NP (lợi nhuận sau thuế)


IF (Tổng dòng tiền thu) = IFo + IFi +
IFf (o: kinh doanh, I đầu tư, f tài chính)
NC (Tổng dòng tiền thuần) = IF(tổng
dòng tiền thu) – OF(tổng dòng tiền chi)
= NCo +NCi+NCf
Xanh: Lấy số liệu trên bảng lưu chuyển tiền tệ
Gợi ý phân tích:
- Tổng tài sản: đã tăng lên hay giảm đi  Quy mô sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đang được mở rộng hay thu hẹp  tăng được giúp
cạnh tranh trên thị trường hoặc giảm cạnh tranh trên thị trường
- Vốn chủ sở hữu của DN tăng hay giảm  Phản ánh quy mô của DN đã
gia tăng hay sụt giảm bớt  tăng khả năng độc lập về tài chính/ giảm thì
làm cho DN giảm khả năng độc lập về tài chính.
- So sánh:
+ % tăng TS > % tăng VCSH  DN đã chủ động gia tăng thêm nguồn
vốn nội sinh để đáp ứng nhu cầu tăng thêm về tài sản, nhưng vẫn chưa đủ
nên DN phải huy động thêm 1 phần từ nguồn vốn ngoại sinh. Điều này
khiến cho DN gia tăng thêm áp lực thanh toán, áp lực trả nợ.
+ % tăng TS < % tăng VCSH  Việc DN gia tăng thêm nguồn vốn nội
sinh đã đáp ứng được nhu cầu tăng thêm về tài sản từ đó giúp DN giảm
bớt nhu cầu tài trợ vốn từ nguồn huy động bên ngoài. Điều này giúp DN
giảm bớt được áp lực thanh toán, áp lực trả nợ.
+ Tổng LCT: Tăng hay giảm  quy mô, doanh thu, thu nhập của DN
được tăng lên hay giảm sút đi.
+ EBIT: Tăng hay giảm  quy mô lợi nhuận DN tạo ra trong kỳ khi
không xét đến chi phí của nguồn vốn huy động đã tăng lên hay giảm sút.
+ LNST: Tăng hay giảm  Quy mô lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu
của DN đã tăng lên hay giảm sút.
 SO SÁNH :
- Nếu EBIT tăng, LNST tăng
+ % tăng EBIT > % tăng LNST  CP Lãi vay tăng
+% tăng EBIT < % tăng LNST  CP Lãi vay giảm
- Nếu EBIT giảm, LNST giảm
+ % giảm EBIT > % giảm LNST  CP Lãi vay giảm
+% giảm EBIT < % giảm LNST  CP Lãi vay tăng
- Nếu EBIT tăng, LNST giảm  CP lãi vay tăng mạnh
- Nếu EBIT giảm, LNST tăng  CP lãi vay giảm mạnh
Nhận xét: Đánh giá về CP lãi vay
- CP lãi vay tăng  DN tăng cường huy động vốn từ Ngân hàng thương
mại và các tổ chức tín dụng.
+ Ưu điểm:
Giúp cho DN dễ dàng huy động lượng vốn lớn trong tgian ngắn
Tận dụng được nguồn vốn huy động giá rẻ
Đặc biệt CP lãi vay tăng mạnh: DN tận dụng lợi dụng lợi thế của đòn bẩy
tài chính để khuếch đại ROE.
+ Nhược điểm:
Tăng áp lực trả nợ, tăng rủi ro thanh toán.
Chi phí lãi vay tăng mạnh: rủi ro cao cho DN. DN có thể lâm vào tình
trạng phá sản nếu không thanh toán kịp thời các khoản nợ.
 Lời khuyên: DN nên cân nhắc mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hợp
lý sao cho phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh.
- CP lãi vay giảm  DN giảm bớt việc huy động vốn từ NH thương mại
và các tổ chức tín dụng
+ Ưu điểm:
Giúp DN giảm áp lực trả nợ, giảm rủi ro trong thanh toán.
Tạo niềm tin uy tín với các chủ nợ
+ Nhược điểm:
Chưa tận dụng triệt để nguồn vốn huy động giá rẻ.
DN khó có thể huy động lượng vốn lớn trong thời gian ngắn  bị bỏ lỡ
mất cơ hội đầu tư.
Chi phí lãi vay giảm mạnh: ĐBTC đang ở mức rất thấp
 DN nên cân nhắc tăng mức độ sử dụng ĐBTC để khuếch đại ROE.
- Tổng dòng tiền cung: Tăng hay giảm  Quy mô dòng tiền vào của DN
đã tăng lên hay giảm sút
- Tổng dòng tiền thuần: Tăng hay giảm. So sánh với 0
Nếu NC <0 IF < OF  Khả năng tạo tiền của DN không đáp ứng được
nhu cầu chi ra  Sự suy thoái về năng lực tài chính của DN
Nếu NC >0 IF > OF  Khả năng tạo tiền của DN đáp ứng được nhu
cầu chi ra và vẫn còn dư 1 lượng tiền
Tuy nhiên nếu NC dương lớn và quá dài  Không tốt cho DN vì DN
đang bị dư thừa, ứ đọng tiền.
Khuyên: DN nên cân nhắc các cơ hội đầu tư sinh lời: Cổ phiếu, trái
phiếu,…
Chỉ tiêu CK ĐK Dental %
3. TS 597 352 422 286 175 066 41,46
4. VCSH 272 184 235 550 36 634 15,55
Kỳ PT Kỳ gốc
LCT (luân chuyển thuần)= DT Thuần 814 121 452 040 362 081 80,1
+ DT tài chính + DT khác
EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi 143 140 110 265 32 875 28,81
vay) = Lợi nhuận trước thuế + CP lãi
vay

NP (lợi nhuận sau thuế) 80 409 88 638 (8229) (9,28)


IF (Tổng dòng tiền thu) = IFo + IFi + 1501768 779641 722127 92,62
IFf (o: kinh doanh, I đầu tư, f tài chính)
NC (Tổng dòng tiền thuần) = IF(tổng
dòng tiền thu) – OF(tổng dòng tiền chi)
= NCo +NCi+NCf

1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính của DN

Chỉ tiêu CK ĐK Dental %


1. Ht (Hệ số tự tài
trợ)=VCSH/Tổng TS
2. Htx (Hệ số tài trợ thường
xuyên) = (Nợ dài
hạn+VCSH)/TS dài hạn
Kỳ PT Kỳ gốc
3. Hcp (Hệ số CP) = Tổng
CP/LCT =(LCT-NP)/LCT
4. Httt (Hệ số tạo tiền) = IF(tổng
dòng tiền thu về)/ OF (tổng
dòng tiền chi ra)

Gợi ý phân tích:


- Khái quát: Các hệ số nào tăng, hệ số nào giảm  Đánh giá cấu trúc tài
chính cảu DN có sự thay đổi rõ rệt
- Chi tiết:
+ Hệ số tự tài trợ : Ht = VCSH/Tổng TS =a
 Ý nghĩa: Trong 1 đồng tổng TS của DN thì DN đã phải huy động a
đồng từ VCSH
Xét a tăng hay giảm; so sánh a với 0,5
 a>0,5:Nguồn vốn nội sinh > NV ngoại sinh  DN đang độc lập về
TC
 a<0,5:Nguồn vốn nội sinh < NV ngoại sinh  DN đang bị phụ
thuộc về TC
+ Hệ số tài trợ thường xuyên: Htx= (Nợ DH + VCSH)/TSDN = b
 Ý nghĩa: Để đầu tư được 1 đồng TSDH thì cty phải huy động b đồng
từ nợ DH và VCSH.
Xét b tăng hay giảm; so sánh b với 1
 b=1: Toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn được dung để tài trợ cho TSDH.
Toàn bộ NV dài hạn được dung để tài trợ cho TSDH. Chính sách
tài trợ này đảm bảo được được nguyên tắc cân bằng tài chính. An
toàn, hạn chế rủi ro.
 b <1: NV dài hạn không đủ được hết cho TSDH nên công ty phải
huy động thêm 1 phần từ nguồn vốn ngắn hạn. NV ngắn hạn là
những khoản vốn vay có thời gian đáo hạn ngắn (< 1 năm), trong
khi TSDH là những TS có tính thanh khoản thấp, chu kỳ vòng
quay vốn kéo dài. Do đó, csach tài trợ này không đảm bảo được
nguyên tắc cân bằng TC, thiếu an toàn và nhiều rủi ro.
 b>1: NV dài hạn đủ để tài trợ được hết cho TSDH, và vẫn còn dư 1
phần để tài trợ tiếp cho TSNH. NVDH là những khoản vốn chủ,
vốn vay có thời gian đáo hạn kéo dài (>1 năm) trong khi TSNH là
những TS có tính thanh khoản cao, chu kỳ vòng quay vốn nhanh.
Do đó, chính sách tài trợ này đảm bảo được nguyên tắc cân bằng
TC, an toàn, ít rủi ro, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn cao.
Buổi 2:
+ Hệ số chi phí: Hcp: Tổng CP/LCT =c
Ý nghĩa: Để tạo ra được 1 đồng tổng LCT, công ty phải bỏ ra c đồng
chi phí.
Xét c tăng hay giảm
 c tăng: Cty phải bỏ ra nhiều chi phí hơn so với kỳ trước  lãng phí
CP hơn
 c giảm: CTy phải bỏ ra ít chi phí hơn  sử dụng tiết kiệm chi phí
hơn.
So sánh c với 1
 c <1 : Tổng CP < Tổng luân chuyển thuần: CT kinh doanh có lãi
 việc sd chi phí của cty sử dụng được hiệu quả
 c >1: Tổng CP > Tổng luân chuyển thuần: CT kinh doanh bị lỗ,
việc sự dụng chi phí đang chưa phát huy được hiệu quả.
+ Hệ số tạo tiền
Htt= IF/OF =d
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng DN chi ra thì tạo ra được d đồng dòng tiền thu
về.
Xét d tăng hay giảm
 d tăng: knang tạo tiền của DN đã được cải thiện
 d giảm: knang tạo tiền của DN bị giảm sút
So sánh d với 1
 d >1: Tổng dòng tiền thu về lớn hơn tổng dòng tiền chi ra  DN
đảm bảo được cán cân thu chi và có lượng tiền mới dư ra
 d <1: Tổng dòng tiền thu về nhỏ hơn tổng dòng tiền chi ra  DN
đang bị thâm hụt cán cân thu chi, gây mất an toàn trong thanh toán
và tăng rủi ro về tài chính.

1.3. Phân tích khái quái khả năng sinh lời của DN
Chỉ tiêu CK ĐK Dental %
1. ROS (khả năng sinh lời hoạt
động)
= NP(LNST)/LCT = 1-Hcp
2. BEP (Hệ số sinh lời cơ bản của
vốn kinh doanh)
= EBIT/TS bình quân
3. ROA (knang sinh lời ròng của
TS)
= NP/TS bình quân
4. ROE (knang sinh lời VCSH)
=NP/VCSH bình quân
- Gợi ý phân tích
 Khái quát: Các hệ số nào tăng/giảm
 Đánh giá khái quát về khả năng sinh lời của DN (cải thiện/ giảm sút)
 Chi tiết:
- ROS= NP/LCT =a
 Ý nghĩa: Cứ 1 đồng tổng luân chuyển thuần mà doanh nghiệp nhận về
thì DN sẽ tạo ra được a đồng LNST.
ROS của DN tăng hay giảm  Knang sinh lời hoạt động của DN tăng
hay giảm
+ Nguyên nhân: So sánh tốc độ tăng, giảm của LCT với tốc độ tăng,
giảm của NP.
- Hệ số sinh lời cơ bản của VKD
BEP= EBIT/ TS bình quân =b
 Ý nghĩa: Bình quân của 1 đồng tham gia vào hoạt động sxkd thì sẽ tạo
ta b đồng LN trước lãi vay và thuế
Xét b tăng hay giảm  Khả năng sinh lời cơ bản của VKD tăng lên
hay giảm sút
Hệ số này càng cào thì chứng tó hiệu quả sd vốn của DN tốt hơn, nâng
cao khả năng thu hút vốn đầu tư trên thị trường, đặc biệt là từ các chủ
nợ.
+ BEP âm  hiệu quả sử dụng vốn kém  gây khó khăn cho DN
trong việc thu hút vốn trên thị trường, đặc biệt là từ các chủ nợ.
+ Nguyên nhân: So sánh tốc độ tăng giảm của EBIT với tốc độ tăng,
giảm của TS bình quân.
- Khả năng sinh lời ròng của TS
ROA= NP/TSbq = c
 Ý nghĩa: Bình quân của 1 đồng TS tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh thì tạo ra c đồng LNST.
Xét c tăng hay giảm  Khả năng sinh lời ròng của TS tăng hay giảm
Nguyên nhân: So sánh tốc độ tăng hay giảm của NP với tốc độ tăng
hay giảm của TS bình quân.
- Khả năng sinh lời của VCSH
ROE=LNST/VCSH bq = d
 Ý nghĩa: Bình quân của 1 đồng VCSH tham gia vào hoạt động sxkd
thì tạo ra d đồng LNST.
Xét ROE tăng hay giảm  Hiệu quả sd vốn chủ sở hữu tốt hơn hay
kém hơn.
Hệ số này càng cao thì cho thấy DN sử dụng VCSH có hiệu quả 
Giúp DN dễ dàng huy động vốn trên thị trường, đặc biệt là từ các cổ
đông.
Nguyên nhân: So sánh tốc độ tăng hay giảm của LNST với tốc độ
tăng hay giảm của VCSH bq.
DẠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
(PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN)

Lưu ý:
- Cột “ Chỉ tiêu” và “ Số tiền” ở CK, ĐK  Lấy ở phần nguồn vốn trên
BCĐKT
- Cột “ Tỷ trọng” ở CK, ĐK:
Tỷ trọng của chỉ tiêu cần tính = (Số tiền của chỉ tiêu cần tính/ Số tiền của
chỉ tiêu lớn hơn liền kề) x 100%
Ví dụ:
- Nêu đề chỉ yêu cầu phân tích cơ cấu  bỏ cột tỷ lệ
- Nêu đề chỉ yêu cầu phân tích biến động  bỏ cột tỷ trọng
- Nếu đề yêu cầu phân tích khái quát cơ cấu và sự biến động của NV 
Cột “chỉ tiêu” chỉ có 3 khoản mục: NPT, VCSH, Tổng NV
- Hướng phân tích:
Sự biến động: Dựa vào cột Số tiền và Tỷ lệ
Cơ cấu: Dựa vào tỷ trọng
Chọn lọc ở mỗi phần NPT/VCSH tử 3-5 khoản mục có tỷ trọng lớn hay
tỷ lệ biến động lớn.
- Gợi ý Phân tích
 NPT: Tăng giảm ntn
+ Nếu tăng: DN tăng cường huy động NV từ bên ngoài  giảm
khả năng tự chủ về tài chính
+ Nếu giảm: DN đã giảm bớt huy động NV từ bên ngoài  tăng
khả năng tự chủ về tài chính
Về cơ cấu: Nợ NH và Nợ DH tăng giảm ntn, tỷ trọng thay đổi ntn?
Chi tiết:
- Vay và Nợ NH: Phản ánh số vốn vay được từ các Ngân hàng và tổ chức
tín dụng.
+ Nếu tăng: DN đã tăng cường huy động vốn tín dụng thương mại
Ưu điểm: Giúp DN dễ dàng huy động lượng vốn lớn trong thời gian
ngắn. Chớp lấy các cơ hội đầu tư sinh lời. Tận dụng được nguông vốn
huy động giá rẻ. Giúp DN tận dụng được lợi thế của đòn bẩy TC 
khuếch đại ROE.
Nhược điềm: Gia tăng CP lãi vay, tăng áp lực trả nợ. Tỷ trọng lớn: DN
đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao  làm gia tăng rủi ro tài chính
Khuyên: DN nên cân nhắc điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn theo hướng
giảm bớt vay nợ vì đòn bẩy TC là con dao 2 lưỡi.
+ Nếu giảm: DN giảm bớt các khoản vay nợ
Ưu điểm: DN trả nợ đúng hạn, tạo ấn tượng tốt cho các chủ nợ. Giảm bớt
chi phí lãi vay, giảm áp lực trả nợ.
Nhược điểm: Khó có thể huy động được lượng vốn lớn trong thời gian
ngắn. DN có thể mất các đầu tư sinh lời. Chưa tận dụng đc triệt để nguồn
vốn huy động giá rẻ.
Nếu giảm quá mạnh: DN đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức thấp.
Khuyên: DN nên cân nhắc việc gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài
chính để khuếch đại ROE.
Ngoài vay và nợ NH, các khoản còn lại là các khoản DN đi chiếm dụng
được và không phải trả lãi.
- Phải trả người bán: Phản ánh số vốn DN đi chiếm dụng vốn từ Nhà cung
cấp.
Xét
Nếu tăng: Lượng vốn chiếm dụng được từ các nhà cung cấp nhiều hơn.
 DN đã tạo được mối quan hệ tốt với NCC nên lượng tiền được phép
trả sau nhiều hơn
Giúp DN có thêm vốn để phục vụ sxkd
Nhược điểm:
Tỷ trọng quá lớn  Không tốt  vì ảnh hưởng đến uy tín của DN và có
thể gây gián đoạn tới hoạt động sxkd.
Khuyên: DN nên có kế hoạch chi trả nợ sớm cho nhà cung cấp tương ứng
với kế hoạch thu hồi vốn.
Nếu giảm: DN tuân theo đúng hợp đồng khi trả nợ đúng hạn cho NCC 
Giúp tạo niềm tin với NCC và đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh
được diễn ra liên tục.
Nhược điểm: Giảm lượng vốn chiếm dụng được mà không phải trả lãi.
Nếu giảm quá mạnh: DN chưa tận dụng triệt để mqh với các nhà cung
cấp.
Khuyên: DN nên cân nhắc việc mở rộng quan hệ tín dụng quan hệ
thương mại với NCC, đặc biệt là các nhà CC thường xuyên, lâu năm.
- Phải trả người lao động: Phản ánh số tiền (tiền lương, tiền công, tiền
thưởng,…) mà DN phải trả cho công nhân viên.
Xét
Nếu tăng: Ưu điểm: Số vốn DN chiếm dụng được từ người lao động
nhiều hơn.  Có thêm vốn phục vụ sxkd và tăng thêm cơ hội đầu tư sinh
lời.
Nhược điểm: Tỷ trọng quá lớn  DN đang chiếm dụng vốn từ người
lđộng quá nhiều  Ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ làm việc của người
lao động.
Khuyên: DN phải có kế hoạch chi trả nợ sớm cho người lao động, tránh
để kéo dài, ảnh hưởng đến uy tín người lđ
Nếu giảm:
Ưu: DN đã có sự nỗ lực, cố gắng thanh toán cho ng lao động đầy đủ đúng
hạn theo cam kết đã ghi trong hợp đồng lao động  Giúp DN tạo uy tín
với người lao động, góp phần tác động tích cực đến tinh thần, thái độ làm
việc của người lao động.
Nhược điểm: Nếu giảm mạnh: DN chiếm dụng được ít vốn hơn.
Khuyên: DN có thể cân nhắc gia tăng thêm nguồn vốn này.để tận dụng
nguồn vốn kiếm được mà không phải trả ngay.
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Phản ánh số phí, lệ phí, tiền thuế
mà DN chưa thanh toán cho NN.
Xét:
Nếu tăng: Lượng vốn mà DN chiếm dụng được nhiều hơn  giúp tăng
cơ hội đầu tư sinh lời
Nhược điểm: Nhiều quá thì không tốt cho DN
Khuyên: DN nên có kế hoạch chi trả sớm khoản nợ này, tránh để kéo dài.
Sẽ có thể bị phạt tiền, chậm nộp thuế và gây gián đoạn đến hoạt động
sxkd.
Nếu giảm: DN đã nỗ lực, cố gắng thanh toán tiền thuế phí theo đúng quy
định của Nhà nước. Đây là dấu hiệu tốt, DN cần tiếp tục phát huy
Nhược điểm: Lượng vốn mà DN chiếm dụng được bị giảm sút.
- Người mua trả tiền trước: Phản ánh số vốn DN chiếm dụng được từ
khách hàng.
Xét
Nếu tăng: Lượng tiền mà KH đặt cọc trước cho DN nhiều hơn.
Nếu giảm: DN đã giao trả hàng, cung cấp dịch vụ cho KH trả trước đúng
hạn.  Tăng uy tín với KH.
Nhược điểm: Nếu giảm quá mạnh, cho thấy lượng tiền đặt cọc từ trước
của KH giảm sút.  Chính sách bán hàng chưa tốt, sản phẩm của DN
chưa thực sự thu hút người mua  DN cần đổi mới mẫu mã, chất lượng
sản phẩm.
- Vay và Nợ DH: Phản ánh số vốn mà DN đi chiếm dụng được từ NH
thương mại và các tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn kéo dài (> 1
năm)
Xét Tăng (giảm) ntn
Huy động từ nguồn vốn này sẽ an toàn, ổn định hơn. Tuy nhiên, DN cần
lập kế hoạch chi trả khoản nợ này đúng hạn, tránh để kéo dài, gia tăng
thêm chi phí sử dụng vốn.
 Vốn Chủ sở hữu
Xem xét tăng giảm ntn?  Cho thấy tăng cường hay giảm bớt huy động
NV nội sinh.  Giúp DN tăng khả năng tự chủ về TC/ Khiến DN giảm
khả năng tự chủ về TC
Chi tiết:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
Xét tăng hay giảm  CSH DN đã trực tiếp góp vốn vào DN  Đây là
điều tốt cho DN, giảm bớt chi phí sử dụng vốn, giảm bớt nhu cầu huy
động vốn từ bên ngoài/ hay rút vốn ra khỏi DN  Đây là điều không tốt
cho DN, cho thấy quy mô DN đang bị thu hẹp lại.
- Các loại quỹ: (Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính)
Nếu tăng: DN đã chủ động trích lập thêm vào quỹ để phục vụ cho hoạt
động đầu tư phát triển của công ty hoặc góp phần giảm thiếu tổn thất TC
có thể xảy ra.
Nếu giảm: Trong năm, DN đã sử dụng 1 phần tiền từ quỹ để phục vụ cho
hoạt động đầu tư phát triển, giảm thiểu tổn thất tài chính đã xảy ra.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:
Nếu tăng: Hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi  CTy đã
đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận. Đây là tiền đề để DN có thể thực hiện
phân phối lợi nhuận dưới các mục đích khác nhau: trả cổ tức cho cổ
đông, giữ lại để tái đầu tư, trích lập các quỹ…
Nếu giảm: Có thể do hoạt động kinh doanh chưa tốt nên cty bị suy giảm
lợi nhuận/ Có thể do trong năm công ty đã thực hiện phân phối lợi nhuận
dưới các mục đích khác nhau: trả cổ tức cho các cổ đông, tái đầu tư, trích
lập các quỹ,…
Buổi 3:
DẠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VỐN (TÀI SẢN)
 Dựa vào dạng 2
 Gợi ý phân tích
- Khái quát:
+ Tổng TS của DN tăng giảm như thế nào (tăng hay giảm)?  Quy mô
sxkd của DN đang được mở rộng hay thu hẹp.
+ Về cơ cấu, tỷ trọng của TSNH và TSDN tăng giảm ntn? Và chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong DN là cái nào?
Nếu tỷ trọng TSNH cao hơn cho thấy DN thiên về đầu tư ngắn hạn
Nếu tỷ trọng TSHH cao hơn cho thấy DN thiên về đầu tư dài hạn
Để đánh giá được cơ cấu tsan như trên có hợp lý không thì căn cứ vào
đặc điểm, đặc điểm kinh doanh của DN.
. DN thương mại, dịch vụ: Thiên về TSNH
. DN sản xuất, xây dựng: Thiên về TSDH
- Chi tiết:
+ TSNH: tăng giảm như thế nào?
Về cơ cấu, khoản mục nào trong TSNH chiếm tỷ trọng lớn?
 Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là khoản mục có tính
thanh khoản cao nhất trong TSNH.
+ Nếu tăng:
DN đã gia tăng lượng tiền dự trữ, nguyên do thu được tiền từ hoạt
động sxkd, thu hồi được nợ từ KH  Giúp cho DN tăng tính thanh
khoản, tăng khả năng thanh toán, nâng cao cơ hội đầu tư sinh lời.
Tuy nhiên, nếu tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng cao  DN
đang bị dư thừa, ứ đọng tiền
Khuyên: DN nên cân nhắc các cơ hội đầu tư sinh lời như đầu tư
vào cổ phiếu, trái phiếu,…
+ Nếu giảm:
DN đã sử dụng tiền để phục vụ cho hoạt động sxkd, trang trải các
khoản CP của công ty  góp phần giúp cho hoạt động của cty diễn
ra thường xuyên, liên tục.
Tuy nhiên,… giảm quá mạnh: Là điều không tốt cho DN vì có thể
khiến DN dẫn đến việc thiếu hụt tiền, gây căng thẳng trong thanh
toán.
Khuyên: DN cần cân đối lại, điều chỉnh chính sách thu chi tiền mặt
để gia tăng thêm lượng tiền dự trữ cho DN.
 Phải thu của KH: Phản ánh số tiền mà DN cho KH trả sau.
+ Nếu tăng:
DN đang nới lỏng chính sách tín dụng, từ đó có thể kích cầu về
mua, làm tăng doanh thu.
Tuy nhiên, lượng vốn của DN bị KH chiếm dụng đã gia tăng 
Khiến DN bị bỏ lỡ mất các cơ hội đầu tư sinh lời.
Thêm nữa, DN gia tăng thêm chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ
Tăng rủi ro nợ xấu không thu hồi được.
+ Nếu giảm:
Lượng tiền DN cho KH trả sau giảm  công tác thu hồi nợ tốt,
giúp DN sớm thu hồi tiền từ KH
Lượng vốn bị KH chiếm dụng ít hơn  DN tăng cơ hội đầu tư
sinh lời.
Giảm được chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ
Giảm được rủi ro nợ xấu, không thu hồi được.
Tuy nhiên:
DN đang thắt chặt chính sách tín dụng  Giảm nhu cầu mua của
KH, ảnh hưởng không tốt đến Dthu.
Khuyên: DN nên có sự phân loại KH để áp dụng chính sách tín
dụng để áp dụng chính sách tín dụng sao cho linh hoạt, phù hợp.
Liên hệ: Dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu có)
(Nhận biết: ghi âm trên bằng CĐKT)
Nhận xét:
+ Nếu tăng: Trong kỳ, DN đã chủ động trích lập thêm vào Quỹ dự
phòng nhằm bù đắp cho tổn thất TC có thể xảy ra từ các khoản nợ
khó đòi.  Đây là 1 biện pháp tốt của DN nhằm giảm thiểu rủi ro
về TC
Tuy nhiên, … tăng quá lớn  không tốt cho DN vì điều này làm
gia tăng đáng kể chi phí của DN.
Khuyên: DN cần xác định mức chênh lệch hợp lý tương ứng với
dư nợ của từng đối tượng KH.
+ Nếu giảm: Trong năm, thực tế đã phát sinh nợ xấu, không thu
hồi được. DN đã phải sử dụng 1 phần tiền từ quỹ dự phòng để bù
đắp cho tổn thất tài chính đã xảy ra.
Khuyên: DN cần nhanh chóng kiểm tra, rà soát lại các khoản nợ
đến hạn và quá hạn để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Tránh để
tình trạng trên tiếp diễn.
 Hàng tồn kho: Đây là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất
trong tài sản ngắn hạn.
+ Nếu tăng: Lượng HTK dự trữ của DN tăng lên
Ưu điểm:
Xét HTK chủ yếu là NVL, CCDC  Trong kỳ, DN đã đầu cơ tích
trữ NVL, CCDC để tránh ảnh hưởng của đột biến động giá sắp tới.
Thành phẩm (CTy là sx hàng hóa), hàng hóa (Cty là kinh doanh
thương mại)  DN có lượng hàng dự trữ dồi dào, sẵn sàng cung
ứng cho KH.
Tuy nhiên, còn có thể do đặc thù của DN nên DN phải tích trữ
trước ở trong kho chờ thời điểm thích hợp, tung ra thị trường.
(Liên hệ thực tế với sản phẩm của công ty)
Nhược điểm:
HTK tăng làm giảm tính thanh khoản của DN.
Tăng chi phí lưu kho, tồn kho. Tăng chi phí cất trữ, bảo quản.
Tăng thêm rủi ro hàng bị hư hỏng, tổn thất.
+Nếu giảm: Lượng HTK của trong kho của DN đã có sự giảm sút
Ưu điểm:
Xét HTK chủ yếu là gì?
NVL, CCDC: Trong kỳ, cty đã xuất kho NVL, CCDC đưa vào
phục vụ cho hoạt động sxkd.
Thành phẩm, hàng hóa: Hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi 
DN đã nhanh chóng tiêu thụ được hàng.
 Giảm bớt CP lưu kho, tồn kh
 Giảm CP cất trữ, bảo quản
 Giảm rủi ro hàng bị hư hỏng, tổn thất
Nhược điểm:
Tăng CP tái đặt hàng
Không kịp thời đáp ứng nhu cầu của KH  Đánh mất KH, đánh mất
thị trường.
 Trả trước cho người bán: Phản ánh số tiền, số vốn mà DN bỏ ra để
đặt cọc, ứng trước cho nhà cung cấp
+ Nếu tăng:
Ưu điểm:
DN đã tăng thêm lượng tiền ứng trước cho các nhà cung cấp. 
giúp cho DN ra tăng niềm tin, uy tín với các nhà cung cấp, giúp
cho quá trình sxkd diễn ra thường xuyên, liên tục
Nhược điểm:
Vốn của DN bị nhà cung cấp chiếm dụng, sẽ làm kéo dài thêm thời
gian quay vòng vốn.
Khuyên: DN cần nhanh chóng đôn đốc, thúc giục Nhà cung cấp
giao trả hàng hoặc cung cấp dịch vụ đúng hạn tránh để kéo dài gây
ra tình trạng ứ đọng vốn.
+ Nếu giảm:
Ưu điểm:
DN đã giảm lượng tiền đặt cọc ứng trước cho NCC
 Giúp DN tránh được tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài
Nhược điểm:
DN chưa tạo được niềm tin, uy tín với các nhà cung cấp
Khuyên: DN nên cân nhắc việc đặt cọc, uy tín cho các NCC
- TSDH: Xét TSDH tăng (giảm) ntn?
Về cơ cấu, những khoản mục nào chiếm tỷ trọng lớn trong TSDH?
 TSCĐ hữu hình:
+ Nếu tăng: DN đã thực hiện đầu tư, mua sắm thêm nhiều TSCĐ
để phục vụ sxkd  Giúp DN mở rộng được quy mô kinh doanh.
Nhược điểm:
Nếu tăng mạnh: Là không tốt cho DN vì nó làm tăng nhu cầu vốn
viện trợ của DN  Làm tăng chi phí sử dụng vốn.
+ Nếu giảm: DN đã thanh lý, nhượng bán bớt TSCĐ để thu hồi
vốn đầu tư.
Tuy nhiên nếu giảm quá mạnh: Là điều không tốt cho DN vì khiến
cho Quy mô sxkd của DN sẽ bị thu hẹp đáng kể.
 TSCĐ vô hình:
+ Nếu tăng: Uy tín, danh tiếng của DN đang ngày được gia tăng
trên thị trường.  Là cơ hội, điều kiện tốt để DN thu hút KH nhiều
hơn, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Nếu giảm: Uy tín, danh tiếng của DN trên tt đang bị giảm sút 
Là dấu hiệu không tốt cho DN
Khuyên: DN cần nhanh chóng xác định được nguyên nhân, từ đó
đưa ra biện pháp xử lý kịp thời
(Liên hệ thực tế)
 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (chỉ có trong DN sản xuất,
xây dựng) phản ánh giá trị của các bán thành phẩm, công trình xây
dựng dở dang, chưa hoàn thiện.
+ Nêu tăng:
Ưu: Trong kỳ, DN đã nhận được nhiều đơn đặt hàng, hợp đồng đấu
thầu  Là điều kiện thuận lợi, cơ hội tốt để DN đạt được sự tăng
trưởng doanh thu cho các kỳ tiếp theo.
Nhược điểm:
Tăng quá mạnh thì đây là điều không tốt cho DN vì gây ra tình
trạng ứ đọng vốn  DN cần nhanh chóng đưa các sản phẩm dở
dang, các công trình xây dựng đi vào hoàn thiện.  Sớm thu hồi
được vốn đầu tư.
+ Nếu giảm:
Ưu: Trong kỳ, công ty đã nỗ lực đưa các sản phẩm dở dang hoặc
các công trình xây dựng đi vào hoàn thiện tránh để xảy ra tình
trạng ứ đọng vốn  nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư.
Nhược điểm:
Giảm quá mạnh  Trong kỳ, công ty nhận được ít đơn đặt hàng,
đơn đấu thầu  gây ảnh hưởng không tốt đến Dthu ở các kỳ tiếp
theo.
DẠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CỦA DN

Gợi ý phân tích:


- Khái quát: VLC của DN tăng (giảm) ntn?
 Đánh giá hoạt động tài trợ của DN
- Chi tiết:
Nhận xét về VLC và Htx
+ TH1: VLC=0 hay Htx =1:
+ TH2: VLC<0 hay Htx <1:
+ TH1: VLC>0 hay Htx >1:
Nhận xét: Dạng 1.2
- Các nhân tố ảnh hưởng đến VLC:
+ Nhân tố TSDH:
Nêu tăng:
DN đã đầu tư, mua sắm thêm nhiều tài sản cố định phục vụ sxkd  mở
rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh
Nhược:
Do TSDH có tính thanh khoản thấp  Việc gia tăng TSDH sẽ làm giảm
tính thanh khoản, giảm khả năng thanh toán của DN
Nếu giám:
DN đã thanh lý các TSCĐ hỏng, không cần thiết để từ đó thu hồi VĐT.
Việc giảm TSDH sẽ giúp cho DN tăng tính thanh khoản, tăng khả năng
thanh toán.
Nhược điểm:
Quy mô sxkd của DN bị thu hẹp
+ Nhân tố NVDH: Gồm VCSH và các khoản nợ dài hạn.
Xét NVDH
Nếu tăng: DN tăng cường huy động vốn trong dài hạn.
Ưu điểm:
NV huy động này tạo ra tính an toàn, ổn định cho DN. Góp phần giúp
cho hđ sxkd được diễn ra thường xuyên, liên tục
Nhược điểm:
CP sử dụng vốn cao
 Khuyên: DN nên cân nhắc chính sách đầu tư và sử dụng nguồn vốn
này 1 cách hợp lý để bù đắp được chi phí đã bỏ ra.
Nếu giảm: DN đã giảm huy động vốn trong dài hạn
Ưu điểm: Giúp DN giảm bớt CP sử dụng vốn
Nhược điểm: Thiếu an toàn, ổn định, làm tăng rủi ro cho DN.
DẠNG 5: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP
(TÌNH HÌNH NỢ CÔNG)
5.1. Quy mô công nợ
Không xét đến các khoản phải thu mà được nhận lãi
Không xét đến các khoản phải trả mà phải trả cả tiền lãi
5.2. Cơ cấu công nợ

5.3. Tình hình quản trị công nợ

Gợi ý phân tích:


- Công nợ phải thu và phải trả đã tăng (giảm) như thế nào so với đầu kỳ?
(bảng 5.1)
Mỗi đồng tài sản của DN bị chiếm dụng bn đồng(hệ số các khoản phải
thu) ? đi chiểm dụng bn đồng (hệ số các khoản phải trả)?
Kỳ thu hồi nợ bình quân và kỳ trả nợ bình quân tăng giảm ntn? (Dựa vào
bảng 5.3)
- Chi tiết
Các khoản phải thu tăng hay giảm  Lượng vốn DN bị chiếm dụng mà
không được hưởng lãi đã tăng lên hay giảm sút.
Cơ cấu NPT thì tỷ trọng PThu Ngắn Hạn và PThu dài hạn thay đổi ntn?
Hệ số thu hồi nợ tăng giảm ntn? Kỳ thu hồi nợ bình quân tăng giảm ntn?
(Bảng 5.3)
 Thời gian vốn bị chiếm dụng rút ngắn lại/bị kéo dài hơn.
- Phải thu Ngắn hạn
+ Cơ cấu: Phải thu KH, Trả trước cho người bán, Phải thu khác, Dự
phòng nợ phải thu khó đòi,…
 Tăng giảm ntn và cho thấy điều gì?
Xem dạng 3
- Phải thu Dài hạn (tương tự)
- Các khoản phải trả:
Nếu tăng hay giảm  Cho thấy lượng vốn mà DN đi chiếm dụng từ các
đối tượng khác mà không phải trả lãi đã tăng lên hay giảm đi.
- Cơ cấu các khoản phải trả
+ Phải trả ngắn hạn và PTra dài hạn có sự thay đổi ntn?
 Hệ số hoàn trả nợ tăng giảm ntn?
 Kỳ trả nợ bình quân giảm tăng ntn?  Thời gian đi chiếm dụng vốn
bị rút ngắn lại/ được kéo dài
- Chi tiết các khoản phải trả ngắn hạn
Bao gồm: Phải trả người bán, pTra ng lđ, Thuế và…, Phải trả khác,…
 Tăng giảm như thế nào, cho thấy điều gì? (Xem lại dạng 2)
- Chi tiết các khoản phải trả dài hạn (tương tự)
Nxet:
Nhận xét về hệ số các khoản phải thu/ hệ số các khoản phải trả xem tăng
giảm ntn và so sánh với 1. (Trong trạng thái tốt thì <1 thì sẽ tốt cho DN
nhưng tốt nhất là xấp xỉ tiệm cận đến 1)
DẠNG 6: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Cột 2,3,4  Làm tròn 4 chữ số sau dấu phẩy
- Gợi ý phân tích
- Khái quát:
LNST và ROS của công ty tăng giảm ntn?
 Đánh giá khái quát về KQKD của công ty: lỗ hay lãi/ đã cải thiện hay
giảm sút so với năm trước.
- Chi tiết
+ Hoạt động kinh doanh chính của công ty là gì? Sản phẩm dịch vụ là gì?
Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh tăng giảm ntn?
Nguyên nhân:
1. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đây là nguồn doanh thu mang lại lợi nhuận chủ yếu cho DN.
 DT tăng hay giảm và nguyên nhân?
+ Nếu tăng:
DN đã đầu tư, đổi mới mẫu mã, chất lượng sản phẩmđể thu hút khách
hàng nhiều hơn
Do sản phẩm DN đã đáp ứng nhu cầu thị trường
DN thực hiện tốt chính sách bán hàng tốt
Chính sách quảng bá, truyền thông của DN đã phát huy được hiệu
quả…
+ Nếu giảm:
Do sản phẩm chưa có sự đổi mới.
Do sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng
Do giá bán chưa hợp lý
Chính sách bán hàng của DN chưa tốt
 Nnhan chủ quan
Do nền kinh tế khó khăn, giảm sức mua
Do thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, DN có nhiều đối thủ mạnh
 liên hệ thực tế
 NN khách quan
2. Các khoản giảm trừ Doanh thu:
Xét tăng hay giảm ntn? Chủ yếu là gì?
Từ:
- Chiết khấu thương mại: Là TH mà DN giảm tiền cho bên mua do bên
mua đã mua hàng nhiều với số lượng lớn.  Kích cầu người mua với số
lượng lớn.
So sánh:
Nếu doanh thu tăng: Chính sách CKTM đã phát huy hiệu quả
Nếu doanh thu giảm: Chính sách CKTM chưa phát huy được hiệu quả
 Khuyên: DN cần có sự điều chỉnh lại mức độ chiết khấu sao cho
tương ứng, phù hợp với từng đối tượng KH
- Giảm giá hàng bán: Là TH DN giảm tiền cho KH đối với những sản
phẩm bị lỗi, hỏng, sắp hết hạn.  Giúp DN giải phóng lượng hàng tồn
kho từ những kỳ trước.
So sánh:
Nếu DT tăng: Csach giảm giá hàng bán của DN đã phát huy được hiệu
quả
Nếu DT giảm: CS giảm giá hàng bán của DN chưa phát huy được hiệu
quả
 Khuyên: DN cần có sự điều chỉnh mức giảm giá phù hợp với từng đối
tượng sản phẩm.
- Hàng bán bị trả lại: Là TH DN giảm tiền cho KH do hàng đã xuất kho
nhưng bị đem trả lại vì không đáp ứng được đủ yêu cầu, thỏa thuận đặt ra
ban đầu.
 DN cần nhanh chóng tiến hành xác định nguyên nhân hàng bị trả lại
do đâu? (khâu sản xuất, vận chuyển, dịch vụ sau bán,..) để đưa ra biện
pháp xử lý phù hợp tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của DN
- Kết quả là DT Thuần từ Bán hàng và CCDV tăng giảm ntn?
Nguyên nhân: So sánh tốc độ tăng giảm của DThu với tốc độ tăng hoặc
giảm của các khoản giảm trừ DThu
3. Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng chi phí của DN. GVHB của công ty bao gồm… (liên hệ thực tế -
sản phẩm CTy sx là gì)
- GVHB của Cty thay đổi tăng giảm ntn?
Nguyên nhân
+ Nếu tăng
NN chủ quan:Do cty thay đổi định mức sản xuất
NN khách quan: Do giá cả, NVL đầu vào tăng/ Do xảy ra tình trạng lạm
phát tăng, đồng tiền mất giá/ Do chính sách NN đã tăng thêm thuế xuất,
nhập khẩu.
+ Nếu giảm:
Do công ty đã giảm bớt mức sx
Do giá NVL đầu vào giảm
Do NN điều chỉnh giảm thuế xuất, nhập khẩu.
Xét tỷ suất GVHB tăng hay giảm
Nếu tăng: CTy đã sử dụng giá vốn 1 cách hợp lý, hiệu quả
Nếu giảm: CTy sử dụng giá vốn chưa hợp lý, chưa hiệu quả
 Khuyên: DN nên có sự đàm phán, thương lượng với các nhà cung cấp
đặc biệt với các nhà CC lâu năm để được hưởng ưu đãi về GVHB.
Đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên, từ đó
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giá vốn.
4. Công tác quản lý CP ngoài giá vốn
Gồm CP Bán hàng và CP QLDN
Xét CP Bán hàng và CP QLDN tăng giảm ntn?
Nguyên nhân do?
CPBH CPQLDN
- Chi phí quảng cáo, - CP thuê mặt bằng, văn
truyền thông sản phẩm phòng
- CP vận chuyển hàng - CP thuê nvien quản lý
cho KH - CP mua CCDC dùng
- CP thuê cửa hàng, thuê cho văn phòng
nv bán hàng - CP khấu hao TSCĐ
- CP mua CCDC dùng dùng cho văn phòng
cho việc bán hàng
- CP khấu hao TSCĐ
dùng để bán hàng
 Xét Tỷ suất CPBH/ Tỷ suất CPQLDN tăng giảm ntn?
Cho biết để tạo ra được 1 đồng Doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra
nhiều hơn hay ít hơn CPBH/CPQLDN
+ Nếu tăng: CTy sử dụng CP lãng phí, chưa có hiệu quả  Cty cần
kiểm tra, rà soát lại để cắt giảm các CP không cần thiết và đồng thời
có sự phân bố CP 1 cách hợp lý.
+ Nếu giảm: CTy đã sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả hơn năm trước.
 CTy cần tiếp tục phát huy
- Hoạt động tài chính
1. Doanh thu từ hoạt động tài chính
Xét DTTC tăng hay giảm ntn? Và nguyên nhân do đâu?
- Do DN đã tăng hoặc giảm lượng tiền cho vay
- Do lãi suất tiền gửi , cho vay của DN tăng hoặc giảm
- Do DN mua NVL, hàng hóa được chiết khấu thanh toán từ NCC thanh
toán trước thời gian quy định
- Do DN tăng được lượng tiền lãi bán hàng cho khách theo phương thức
trả chậm, trả góp.
Xét CP từ hoạt động TC tăng giảm ntn? Nguyên nhân?
- Do DN đã tăng hoặc giảm lượng tiền đi vay
- Do lãi suất vay vốn đã tăng hoặc giảm
- Do DN áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách, do KH thanh toán sớm
hơn thời gian quy định
- Do DN mua NVL/HH theo phương thức trả chậm, trả góp  Tăng hoặc
giảm tiền lãi phải trả cho NCC.
 Kết quả: LN từ hoạt động TC có sự tăng giảm ntn?
(tư tính LN từ HDDTC = DTTC – CPTTC)
Xét hoạt động khác:
- TN khác và CP khác của DN tăng giảm ntn?
- Hoạt động khác là những hoạt động mang tính chất bất thường, không
thường xuyên liên tục như thanh lý tài sản cũ, thu (chi) từ vi phạm hđ,
thu (chi) từ việc bồi thường,…
DẠNG 7: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
- Khái quát các hệ số nào tăng hay giảm?
 Đánh giá KNTT của DN tăng hay giảm: cải thiện hay giảm sút
 Chi tiết:
Tổng TS
1. Hệ số KNTT tổng quát Tổng NPT = a
 Phản ánh: Cứ 1 đồng NPT của DN được đảm bảo bởi a đồng tài sản.
+ Hệ số tăng: KNTT tổng quát tốt hơn
+ Hệ số giảm: KNTT tổng quát bị giảm sút
- Tuy nhiên không thể chỉ dựa vào chỉ tiêu trên này để đánh giá KNTT của
DN vì có TS có khả năng chuyển đổi thành tiền trong tổng tài sản, cũng
như có những khoản nợ có thời gian trả nợ lâu dài
TSNH
2. Hệ số KNTT ngắn hạn= Nợ NH = b
 Phản ánh: Cứ 1 dồng nợ NH được đảm bảo bởi b đồng TSNH
Xét b tăng (giảm)  cho thấy KNTT ngắn hạn tốt hơn/ kém hơn
- So sánh b với 1
+ b = 1: TSNH đủ đảm bảo thanh toán cho NNH  tuân thủ theo đúng
nguyên tắc CBTC
+ b>1: TSNH đảm bảo thanh toán hết cho NNH và vẫn còn dư 1 phần
tiếp tục chi trả cho NDH
+ b<1: TSNH không đảm bảo thanh toán cho NDH, DN phải sử dụng 1
phần
 Không tuân thủ nguyên tắc BCTC, rủi ro.
Tiền và tương đương tiền
3. Hệ số KNTT nhanh= Nợ NH
=c
- Phản ảnh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng nguồn tiền và
tương đương tiền. Tiền và tương đương tiền là khoản mục có tính thanh
khoản cao nhất trong TSNH
 Hệ số này phản ảnh chính xác nhất KNTT nợ NH của DN.
- Xét c thay đổi  KNTT nhanh của DN thay đổi
- So sánh c với 1
+ c>1: Đảm báo KNTT NNH và có lượng tiền dư ra
Nếu c quá cao  Không tốt vì DN đang bị dư thừa, ứ đọng tiền.
Khuyên: DN vẫn nên cân nhắc các cơ hội đầu tư sinh lời.
Tiền và tương đương tiền
4. Hệ số KNTT tức thời = N ợ tới hạn và quá hạn = d
- Phản ánh: KNTT các khoản nợ tới hạn và quá hạn: tiền và tương đương
tiền. Xét d thay đổi  KNTT tức thời thay đổi
- So sánh d với 1:
+ d>1: DN có đủ lượng tiền để thanh toán của nợ tới hạn và quá hạn 
Thoát khỏi tình trạng mạo hiểm, giảm rủi ro.
+ d<1: Lượng tiền của DN không đủ để thanh toán các khoản nợi tới hạn
 Dấu hiệu nguy hiểm cho DN  rủi ro TC cao
Khuyên: DN cần nhanh chóng đưa ra giải pháp xử lý kịp thời để tăng
thêm lượng tiền dự trữ như: Đôn đốc KH trả nợ, Bán thanh lý TS cũ,
không cần đến, Phát hành cổ phiếu,.. từ đồ giúp tăng KNTT tức thời.
EBIT
5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = LV phải trả = e
- Phản ánh khả năng thanh toán CPLV = LN trước LV và thuế
Xét e thay đổi  So sánh e với 1
+ e>1: DN có khả năng đảm bảo chi trả lãi vay
Hệ số này càng cao, càng tạo ấn tượng tốt với các chủ nợ  Tạo điều
kiện thuận lợi cho DN khi cần huy động vốn
Để ý: e xấp xỉ bằng 1  LN ít vì CPLV ở mức cao  Cảnh báo cho DN
 DN điều chỉnh chính sách huy động vốn theo hướng giảm nợ vay từ
đó giảm CPLV
+e<1: DN không đảm bảo khả năng chi trả lãi vay  DN bị lỗ
Để ý: e xấp xỉ bằng 0  Dấu hiệu nguy hiểm cho DN. DN có thể rơi vào
tình trặng phá sản nếu không thanh toán kịp thời CPLV
 Khuyên: Đẩy mạnh CS bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm  làm tăng doanh thu từ đó tăng EBIT hay điều chỉnh chính
sách huy động vốn theo hướng giảm xuống, nợ từ đó giảm CPLV.
NC
6. Hệ số KNTT chi trả NNH = = NNHbq = f
- Phản ánh: Khả năng thanh toán các khoản NNH trong kỳ = dòng lưu
chuyển tiền thuần
Xét f thay đổi  KNTT chi trả Nợ NH thay đổi
So sánh f với 1
+ f>1: Đảm bảo KN chi trả NNH và có lượng tiền dư ra  DN tăng cơ
hội đầu tư sinh lời
+ f<1: DN không đảm bảo được KNT chi trả NNH
Khuyên: DN cần đưa ra các giải pháp để tăng thu giảm chi từ đó cải thiện
NC. Đồng thời điều chỉnh lại cơ cấu vốn huy động theo hướng tăng
NDH, giảm NNH  Giúp DN giảm bớt áp lực thanh toán trong ngắn
hạn.
DẠNG 9 ĐẾN DẠNG 13: KIỂU BÀI PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ
- Sử dụng: phương pháp thay thế liên hoàn
Nội dung: Các nhân tố được sắp xếp theo trình tự: Nhân tố số lượng đứng
trước nhân tố chất lượng, nhân tố chủ yếu đứng trước nhân tố thứ yếu. Để
xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành lần lượt thay
thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế của nhân tố đó. Nhân tố
nào đã được thay thế mang giá trị thực tế từ đó, còn các nhân tố khác sẽ
giữ nguyên ở kỳ gốc. Sau mỗi lần thay thế, cần xác định kết quả của lần
thay thế ấy. Chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế ngay
trước nó chính là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.
DẠNG 9: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LƯU CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG (HTK,
VỐN THANH TOÁN, VỐN BẰNG TIỀN)
9.1. Phân tích tốc độ luân chuyển Vốn lưu chuyển (Do ảnh hưởng của 2 nhân tố
Sld và LCT)
- Gợi ý phân tích:
Khái quát: Số vòng quay VLĐ có sự tăng giảm ntn?
+ Nếu tăng: Tốc độ luân chuyển VLĐ tăng thêm. Làm rút ngắn thời gian
luân chuyển VLĐ  Điều kiện tốt cho DN
+ Nếu giảm: Tốc độ luân chuyển VLĐ của DN bị giảm sút. Làm kéo dài
thời gian luân chuyển VLĐ  Điều kiện không tốt cho DN
Chi tiết:
Tốc độ luân chuyển VLĐ có sự thay đổi như vậy là do ảnh hưởng của 2
nhân tố: Số dư VLĐ bình quân và tổng Luân chuyển thuần
Nhân tố số dư VLĐ bq: Nhân tố này có tác động ngược chiều với tốc độ
luân chuyển VLĐ trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.
Số dư VLĐ bq tăng hoặc giảm… tiền  Làm cho vòng quay VLĐ giảm
hay tăng bn vòng, đồng thời kỳ luân chuyển VLĐ đã tăng hoặc giảm bn
ngày.
Số dư VLĐ bình quân tăng giảm như vậy là do chính sách đầu tư của DN
+ Nếu tăng: DN đã gia tăng đầu tư trong Ngắn hạn
 Do TSNH có tính thanh khoản cao nên việc gia tăng này giúp DN
tăng tính thanh khoản, tăng khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, do Sld có tác động ngược chiều với SVld nên công ty cần
cân nhắc mức độ đầu tư 1 cách hợp lý.
+ Nếu giảm: DN đã giảm đầu tư trong ngắn hạn.
Ưu: Việc giảm nhu cầu đầu tư này giúp DN giảm bớt nhu cầu huy động
vốn  Giảm bớt CP sử dụng vốn
Nhược điểm: Do TSNH có tính thanh khoản cao nên việc TSNH sẽ làm
giảm tính thanh khoản, giảm KNTT của DN  DN nên cân nhắc mức độ
đầu tư 1 cách hợp lý.
- Nhân tố tổng Luân chuyển thuần: Nhân tố này có tđong cùng chiều với
tốc độ luân chuyển VLĐ. Cụ thể, trong đk các nhân tố khác không thay
đổi, tổng LCT tăng giảm.. tiển đã làm số vòng quay VLĐ tăng, giảm…
vòng.  Từ đó làm cho kỳ LC vốn LĐ giảm (tăng) bn ngày.
LCT tăng giảm do đâu?
Do NN khách quan, NN chủ quan (Xem lại dạng 6)
Chốt: DN đã sử dụng tiết kiệm hay lãng phí VLĐ?
DẠNG 10: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VKD
10.1. Do ảnh hưởng 2 nhân tố LCT và Sld
LCT
SVbd= Sbd

- Khái quát:
- Số vòng quay VKD tăng (giảm) ntn?
+ Nếu tăng  Tốc độ luân chuyển VKD đã tăng thêm  Giúp DN rút
ngắn được thời gian luân chuyển vốn.
+ Nếu giảm  Tốc độ luân chuyển VKD đã giảm  Làm kéo dài thời
gian luân chuyển vốn  Không tốt cho DN
Diễn biến
 Chi tiết:
1. Nhân tố số dư VKDbq (Sbd)
- Tác động ngược chiều
- Xét Sbd tăng giảm  Cho thấy điều gì (Xem lại dạng 1.1 và dạng 3)
2. Nhân tố tổng LCT
- Tác động cùng chiều
- Xét LCT tăng giảm do đâu (Xem lại dạng 6)
Chốt: DN đã sử dụng tiết kiệm VKD hay lãng phí
 Đưa ra giải pháp cho DN?
10.2. Do ảnh hưởng 2 nhân tố Hđ và SVlđ
Note: Hđ (Hệ số đầu tư ngắn hạn)
LCT Sld LCT
SVbd = Sbd = Sbd x Sld = Hđ x SVlđ

- Gợi ý phân tích:


- Khái quát (Giống 10.1)
- Chi tiết
1. Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ)
Có tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển VKD.
+ Tổng hợp Hđ tăng  DN đã tăng cường tỉ trọng đầu tư vào TSNH
và giảm đầu tư vào TSDH
 Giúp DN tăng thêm tính thanh khoản, tăng khả năng thanh toán, từ đó
góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển Vkd
+ Hđ giảm  DN đã giảm tỉ trọng đầu tư vào TSNH, tăng tỉ trọng đầu
tư vào TSDH
 DN đã có sự đầu tư, mua sắm thêm nhiều TSCĐ để phục vụ cho hđ
sản xuất kinh doanh; tân dụng được lợi thế của đòn bẩy kinh doanh để
làm gia tăng EBIT
Tuy nhiên do Hđ có tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển VKD
 Hđ giảm sẽ làm giảm SVbd
 DN cần cân nhắc mức độ phân bổ vốn 1 cách hợp lý.
2. Nhân tố tốc độ luân chuyển VLĐ (SVlđ)
 Tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển VKD
Xét SVlđ tăng (giảm) nguyên nhân do đâu?
(Xem lại dạng 9.1)
- Chốt: DN đã sử dụng tiết kiệm hay lãng phí VKD?
 Đưa ta giải pháp cho DN?
DẠNG 12: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG SINH LỜI RÒNG ROA
12.1. Do ảnh hưởng của 2 nhân tố NP và TSbq
ND
- ROA = Skd
- Khái quát
+ ROA tăng (giảm)  KNSL ròng của tài sản được cải thiện hay giảm
sút
Nếu ROA>0  DN có lãi
Nếu ROA <0  DN bị lỗ
- Chỉ tiết
1. Nhân tố số dư VKDbq (Sbd)
 Có tác động ngược chiều vơi ROA
 Xét Sbd tăng (giảm) cho thấy điều gì (Dạng 1.1 và dạng 3)
2. Nhân tốc LNST (NP)
 Tác động cùng chiều với ROA
 Xét NP tăng (giảm) cho thấy điều gì (dạng 1.1 Dạng 6)
12.2. Do ảnh hưởng của 2 nhân tố ROS và SVbd
NP LCT NP
- ROA = Sbd = Sbd x LCT = SVbd x ROS
- Khái quát: (12.1)
- Chi tiết
1. Nhân tố số vòng quay VKD (SVbd)
Tác động cùng chiều với ROA
Xét SVbd tăng (giảm)
 Cho thấy điều gì? (Dạng 10)
2 Nhân tố ROS
Tác động cùng chiều với ROA
Xét ROS tăng hay giảm cho thấy điều gì? Tại sao? (Dạng 1.3)
12.3. Do ảnh hưởng của 3 nhân tố Hd, SVld và Hcp (Hoặc ROS)
NP Sld LCT NP
ROA = Sbd = Sbd x Sld x LCT = Hd x SVld x ROS

Hoặc = Hd x SVld x (1 – Hcp)


- Khái quát: (Dạng 12.1)
1. Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hd)
Có tác động cùng chiều vơi ROA
Hd tăng hoặc giảm cho thấy điều gì (Dạng 10.2)
2. Nhâ tố số vòng quay VLĐ (SVlđ)
 Có tác động cùng chiều vơi ROA
 Xét SVld tăng hay giảm  Cho thấy điều gì (Dạng 9.1)
3. Nhân tố ROS:
- Có tác động cùng chiều với ROA
- Xét ROS tăng hay giảm
 Cho thấy điều gì
- Nhân tố hệ số chi phí (Hcp)  Tác động ngược chiều với ROA (Dạng
1.2)
 Xét Hcp tăng hay giảm cho thấy điều gì?

You might also like