You are on page 1of 22

Chương 1: KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

-Kế toán gồm 3 hoạt động cơ bản : xác định, ghi chép và cung cấp thông tin
+Xác định: các hoạt động kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình
+Ghi chép: duy trì một cuốn nhật kí có tính hệ thống, theo thời gian của các sự
kiện
+Cung cấp thông tin: thu thập được cho người sử dụng có quan tâm đến công ty
bằng các báo cáo tài chính (lập báo cáo => phân tích thuyết minh)
-Sổ kế toán thường chỉ liên quan đến việc ghi chép các sự kiện kinh tế
AI SỬ DỤNG DỮ LIỆU KẾ TOÁN?
-Người sử dụng bên trong: nhà quản lý, người lập kế hoạch tổ chức và điều hành
doanh nghiệp
+Kế toán quản trị cung cấp các báo cáo quản trị để giúp người sử dụng đưa ra các
quyết định về công ty của họ
-Người sử dụng bên ngoài: là các cá nhân và tổ chức bên ngoài một công ty muốn
có thông tin tài chính về công ty, điển hình là nhà đầu tư và chủ nợ
+Kế toán tài chính cung cấp thông tin kinh tế và tài chính cho các nhà đầu tư
-Chuẩn mực kế toán
IASB - Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (có trụ sở tại London)
FASB - Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính
IFRS – Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
GAAP – Nguyên tắc kế toán chung
Hội tụ là quá trình làm giảm sự khác biệt giữa IFRS và US.GAAP
-Nguyên tắc đo lường: nguyên tắc giá lịch sử or nguyên tắc giá trị hợp lý (IFRS sử
dụng)
Sự thích hợp: thông tin tài chính có khả năng tạo ra sự khác biệt trong một quyết
định
Trình bày trung thực: các con số và mô tả phù hợp với những gì thực sự tồn tại
hoặc đã xảy ra-số liệu thực tế
+Nguyên tắc giá lịch sử: các công ty ghi chép tài sản bằng chi phí của họ bỏ ra
+Nguyên tắc giá trị hợp lý: tài sản và nợ phải được báo cáo theo giá trị hợp lý
-Giả định: giả định đơn vị tiền tệ và giả định đơn vị kinh tế
+Giả định đơn vị tiền tệ: yêu cầu các công ty chỉ bao gồm trong ghi chép kế toán
các dữ liệu giao dịch có thể được thể hiện bằng tiền
+Giả định đơn vị kinh tế: đòi hỏi các hoạt động của đơn vị phải tách biệt với các
hoạt động của chủ sở hữu và tất cả các đơn vị kinh tế khác
Một đơn vị kinh tế: là bất kì tổ chức hoặc đơn vị nào trong xã hội
Phương trình kế toán
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tài sản là nguồn lực kinh tế mà công ty sở hữu hoặc kiểm soát, nguồn tài nguyên
này dự kiến mang lại lợi ích trong tương lai.
Nợ phải trả là các phần nợ trong số tài sản
Vốn chủ sở hữu là phần của chủ sở hữu trong tài sản của công ty, gồm có vốn cổ
phần-phổ thông và lợi nhuận giữ lại
-Vốn cổ phần-phổ thông là số tiền mà các cổ đông đã trả cho các cổ phiếu
phổ thông mà họ mua
-Lợi nhuận giữ lại chính là doanh thu, chi phí và cổ tức
+Doanh thu làm tăng vốn chủ sở hữu từ các hoạt động kinh doanh
nhằm mục đích đạt được lợi nhuận
+ Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu do hoạt động của doanh
nghiệp
+Cổ tức là việc phân phối tiền hoặc tài sản khác cho các cổ đông, cổ
tức làm giảm lợi nhuận giữ lại, cổ tức không phải là chi phí
MINH HỌA Tăng giảm vốn chủ sở hữu
Tăng: đầu tư của cổ đông và doanh thu
Giảm: cổ tức cho cổ đông và chi phí
PHÂN TÍCH CÁC GIAO DỊCH KINH TẾ
Sơ đồ chu trình kế toán
Ghi nhật kí => chuyển số => cân đối thử => điều chỉnh tài khoản => cân đối thử đã
điều chỉnh => báo cáo tài chính => các bút toán khóa sổ => cân đối thử sau khóa
sổ
Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu giao dịch và
truyền đạt thông tin tài chính cho những người ra quyết định
GIAO DỊCH KẾ TOÁN
Mỗi giao dịch phải có tác động kép đến phương trình kế toán. Nếu một tài sản
tăng lên thì phải có một khoản đối ứng:
-Giảm tài sản khác
-Tăng một khoản nợ cụ thể
-Tăng vốn chủ sở hữu
PHÂN TÍCH GIAO DỊCH
Phương trình kế toán mở rộng

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH


Tài sản = nợ phải trả + Vốn csh
Có 4 loại nghiệp vụ kinh tế
-Tài sản tăng và tài sản giảm
-Nguồn vốn tăng và nguồn vốn giảm
-Tài sản tăng và nguồn vốn tăng
-Tài sản giảm và nguồn vốn giảm
BÁO CÁO KẾT QUẢ DOANH NGHIỆP
Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí
CHU TRÌNH KẾ TOÁN
B1: Xác định nghiệp vụ kinh tế
B2: Ghi nhận ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế
B3: Lập các bút toán điều chỉnh
B4: Lập các bút toán khóa sổ - Lập các báo cáo tài chính
PHỤ LỤC: Các lĩnh vực nghề nghiệp của kế toán
-Kế toán công:
+Cung cấp dịch vụ chuyên môn cho công chúng
+Lĩnh vực chính gồm: kiểm toán, thuế, tư vấn quản lý
-Kế toán trong đơn vị kinh tế (kế toán quản trị): tham gia các hoạt động như kế
toán chi phí, lập ngân sách, thiết kế và hỗ trợ hệ thống thông tin kế toán, lập kế
hoạch và lập báo cáo cụ thể.
-Kế toán trong tổ chức chính phủ: làm trong các cơ quan thuế, cơ quan thực thi
pháp luật và cơ quan quản lý công ty
-Kế toán điều tra: sử dụng các kỹ năng kế toán, kiểm toán và điều tra để tiến hành
điều tra về hành vi biển thủ và gian lận.

Chương 2: QUÁ TRÌNH GHI CHÉP


TÀI KHOẢN, GHI NỢ VÀ GHI CÓ
Tài khoản: là một cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin của từng đối tượng kế toán cụ
thể.
-Sự vận động của tài sản là sự vận động hai mặt.Để phản ánh được hai mặt đó thì
tài khoản phải được mở theo hình thức 2 bên: Nợ - Có
Một tài khoản gồm 3 phần:
-Tên
-Bên trái hoặc bên nợ
-Bên phải hoặc bên có
Khoản ghi nợ và khoản ghi có
Tài khoản sẽ có số dư nợ nếu ghi nợ > ghi có
Tài khoản sẽ có số dư có nếu ghi có > ghi nợ
PHương pháp ghi nợ ghi có đối với tài sản và nợ phải trả
Tài sản
Ghi nợ cho khoản tăng Ghi có cho khoản giảm
Số dư bình thường

Nợ phải trả
Ghi nợ cho khoản giảm Ghi có cho khoản tăng
Số dư bình thường

Phương pháp ghi nợ/ghi có đối với Vốn chủ sở hữu


Vốn cổ phần phổ thông
Ghi nợ đối với khoản giảm Ghi có đối với khoản tăng
Số dư bình thường

Lợi nhuận giữ lại


Ghi nợ đối với khoản giảm Ghi có đối với khoản tăng
Số dư bình thường
Cổ tức
Ghi nợ đối với khoản tăng Ghi có đối với khoản giảm
Số dư bình thường

Doanh thu
Ghi nợ cho khoản giảm Ghi có cho khoản tăng
Số dư bình thường

Chi phí
Ghi nợ cho khoản tăng Ghi có cho khoản giảm
Số dư bình thường

Báo cáo tình hình tài chính


TÀI KHOẢN TÀI SẢN
Nợ Có
-Số dư đầu kì -Số phát sinh giảm trong kì
-Phát sinh tăng trong kì
-Số dư cuối kì

SD cuối kì = SD đầu kì + Tổng số PS tăng – Tổng số PS giảm


TÀI KHOẢN NGUỒN VỐN
Nợ Có
-Số phát sinh giảm trong kì -Số dư đầu kì
-Phát sinh tăng trong kì
-Số dư cuối kì

SD cuối kì = SD đầu kì + Tổng số PS tăng – Tổng số PS giảm


Các tài khoản trung gian
Nợ Có
Các khoản làm tăng chi phí Các khoản làm tăng doanh thu và thu
nhập
Các khoản làm giảm doanh thu và thu Các khoản làm giảm chi phí
nhập
Các khoản được kết chuyển vào cuối kì Các khoản được kết chuyển vào cuối kì

Các tài khoản trung gian không có số dư (Phát sinh và kết chuyển toàn bộ)
Báo cáo kết quả hoạt động
LN = DT – CP
CP => KQKD <= DT
Doanh thu (5,7)
Nợ Có
Giảm Tăng
Chi Phí (6,8)
Nợ Có
Tăng Giảm
Xác định kết quả kinh doanh (9)
Nợ Có
CP DT
Lãi Lỗ
Nguyên tắc ghi sổ kép
Một nvkt phát sinh ảnh hưởng ít nhất đến 2 tk với đối ứng nợ, có bằng nhau
Tổng sps nợ = Tổng sps có
Khi đọc 1 nvkt
-Xác định có mấy tài khoản (tên tài khoản)
-Xác định loại tài khoản
-Nhớ nguyên tắc ghi chép vào từng loại tài khoản
-Số tiền
Định khoản (một bút toán): việc xác định quan hệ nợ có giữa các tài khoản trước
khi ghi sổ

Chương 3: ĐIỀU CHỈNH CÁC TÀI KHOẢN


A/Kế toán dồn tích và bút toán điều chỉnh
Gỉa định thời kì là giả định mà các kế toán viên chia đời sống kinh tế của một
doanh nghiệp thành các thời kì giả định
Các kì kế toán thường là 1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm. Kì kế toán giữa niên độ là các
kì kế toán hàng tháng hoặc hàng quý
Một năm tài chính là một kì kế toán kéo dài một năm, một kì kế toán thường là
một năm dương lịch
Kế toán cơ sở dồn tích: các công ty ghi nhận các giao dịch làm thay đổi báo cáo tài
chính của công ty trong các kì xảy ra sự kiện
Kế toán cơ sở tiền: các công ty ghi nhận doanh thu tại thời điểm nhận tiền
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: các công ty ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán
đáp ứng nghĩa vụ phải thực hiện
Nguyên tắc ghi nhận chi phí: các công ty ghi nhận chi phí trong kì thực hiện những
nổ lực để tạo doanh thu
Bút toán điều chỉnh đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi
phí, được yêu cầu mỗi khi công ty lập báo cáo tài chính. Mọi bút toán điều chỉnh
sẽ bao gồm một tài khoản liên quan đến báo cáo kết quả hoạt động và một tài
khoản thuộc báo cáo tình hình tài chính.
Các loại bút toán điều chỉnh
Các khoản phân bổ:
1/ Chi phí trả trước: chi phí được thanh toán bằng tiền trước khi được sử dụng
hoặc tiêu dùng
2/ Doanh thu chưa thực hiện: tiền thu được trước khi thực hiện dịch vụ
Các khoản dồn tích:
1/ Doanh thu dồn tích: doanh thu đối với dịch vụ đã thực hiện nhưng chưa thu
tiền hoặc chưa ghi nhận
2/ Chi phí dồn tích: chi phí phát sinh nhưng chưa được thanh toán bằng tiền hoặc
chưa được ghi nhận
CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC
Là những giá trị sẽ hết hạn theo thời gian hoặc thông qua sử dụng
Bút toán điều chỉnh cho chi phí trả trước dẫn tới mức tăng nợ cho chi phí và giảm
có cho tài sản
Khấu hao là quá trình phân bổ giá gốc của một tài sản cho các kì mà tài sản đó
được sử dụng
DOANH THU CHƯA THỰC HIỆN
Là cách tăng một tài khoản nợ phải trả
Bút toán điều chỉnh cho doanh thu chưa thực hiện dẫn tới giảm nợ nợ phải trả và
tăng có doanh thu
DOANH THU DỒN TÍCH
Là doanh thu dịch vụ được thực hiện nhưng chưa được ghi nhận tại ngày lập báo
cáo
Bút toán điều chỉnh cho doanh thu dồn tích dẫn tới tăng nợ tài sản và tăng có
doanh thu
CHI PHÍ DỒN TÍCH
Là chi phí phát sinh nhưng chưa thanh toán hoặc chưa ghi nhận tại ngày lập báo
cáo
Bút toán điều chỉnh cho chi phí dồn tích dẫn tới tăng nợ chi phí và tăng có nợ phải
trả
Khấu hao là quá trình phân bổ giá gốc của một tài sản vào chi phí trong suốt thời
gian hữu dụng của tài sản
Khấu hao lũy kế là tài khoản điều chỉnh giảm tài sản
Các tài khoản liên quan đến bút toán điều chỉnh
Chi phí trả trước
-Vật tư:
Chi phí vật tư
Vật tư
-Bảo hiểm
Chi phí bảo hiểm
Bảo hiểm trả trước
-Khấu hao
Chi phí khấu hao
Khấu hao lũy kế-thiết bị
Doanh thu chưa thực hiện
Doanh thu dịch vụ chưa thực hiện
Doanh thu dịch vụ
Doanh thu dồn tích
Phải thu khách hàng
Doanh thu dịch vụ
Chi phí dồn tích
-Lãi dồn tích
Chi phí lãi
Lãi phải trả
-Lương và tiền công dồn tích
Chi phí lương và tiền công
Lương và tiền công phải trả
PHỤ LỤC: Khái niệm báo cáo tài chính
1/Các đặc tính của thông tin hữu ích
2 đặc tính cơ bản là sự thích hợp và trình bày trung thực
-Sự thích hợp: tạo ra sự khác biệt trong một quyết định kinh doanh, thông tin
được coi là có liên quan đến sự thích hợp nếu nó cung cấp thông tin có giá trị dự
báo (cung cấp những kỳ vọng chính xác về tương lai) và giá trị khẳng định (xác
nhận hoặc điều chỉnh những kỳ vọng trước đó)
+Tính trọng yếu: một khoản mục là trọng yếu nếu khi nó đủ lớn để có thể ảnh
hưởng đến quyết định của nhà đầu tư hoặc chủ nợ.
-Trình bày trung thực: thông tin được mô tả chính xác những gì thực sự xảy ra,
thông tin phải đầy đủ, trung lập và không có sai sót
Đặc tính bổ sung
-Tính có thể so sánh: các kết quả có thể so sánh được khi các công ty khác nhau
cùng sử dụng các nguyên tắc kế toán giống nhau
-Tính nhất quán: một công ty sử dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán
giống nhau từ năm này qua năm khác
-Tính có thể kiểm chứng: thông tin có thể kiểm chứng nếu các nhà quan sát độc
lập sử dụng các phương pháp tương tự sẽ thu được kết quả tương tự
-Tính kịp thời: thông tin phải sẵn có cho những người ra quyết định trước khi nó
mất khả năng ảnh hưởng tới các quyết định
-Tính dễ hiểu: thông tin được trình bày rõ ràng và súc tích, để người sử dụng
thông tin có thể diễn giải nó và hiểu rõ ý nghĩa của nó.
2/ Các giả định trong báo cáo tài chính
-Gỉa định đơn vị tiền tệ: yêu cầu những thứ có thể biểu hiện được bằng tiền thì
mới được kế toán ghi chép.
-Gỉa định đơn vị kinh tế: mỗi đơn vị kinh tế có thể được xác định và hạch toán độc
lập.
-Gỉa định kỳ kế toán: đời sống của một doanh nghiệp có thể được chia thành các
đoạn thời gian giả định và các báo cáo hữu ích được lập hàng kỳ cho doanh
nghiệp.
-Gỉa định hoạt động liên tục: cho rằng doanh nghiệp vẫn sẽ duy trì được hoạt
động trong tương lai gần.
3/ Các nguyên tắc trong báo cáo tài chính
-Nguyên tắc đo lường:
+Nguyên tắc giá lịch sử: ghi nhận tài sản theo giá gốc ban đầu
+Nguyên tắc giá trị hợp lý: tài sản và nợ phải trả cần được báo cáo theo giá trị hợp
lý (giá nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ)
-Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: ghi nhận doanh thu khi các nghĩa vụ phải thực
hiện đã hoàn thành
-Nguyên tắc ghi nhận chi phí: ghi nhận chi phí mà họ thực hiện các nỗ lực để tạo
ra doanh thu
-Nguyên tắc công bố đầy đủ: yêu cầu các công ty trình bày tất cả các tình huống
và sự kiện sẽ tạo ra sự khác biệt đối với người sử dụng báo cáo tài chính

Chương 4: HOÀN TẤT CHU TRÌNH KẾ TOÁN


BẢNG TÍNH NHÁP
Là một công cụ làm việc không phải là một ghi chép kế toán thường xuyên
-Các bước lập bảng tính nháp:
1.Lập cột cân đối thử trên bảng tính nháp
2.Nhập dữ liệu điều chỉnh
3.Nhập số dư đã điều chỉnh
4.Chuyển số dư đã điều chỉnh sang các cột báo cáo thích hợp
5.Tổng cộng các cột báo cáo, tính toán lợi nhuận thuần hoặc lỗ thuần và hoàn tất
bảng tính nháp
A/ Lập các báo cáo tài chính từ một bảng tính nháp
Một bảng tính nháp hoàn chỉnh không phả là một bảng thay thế cho các báo cáo
tài chính chính thức
B/ Lập các bút toán điều chỉnh từ bảng tính nháp
Bảng tính nháp không phải là một sổ nhật ký và nó không thể được sử dụng như
là một căn cứ cho việc chuyển vào các sổ cái tài khoản. Các bút toán điều chỉnh
được lập từ các cột điều chỉnh của bảng tính nháp.
KHÓA SỔ
Các tài khoản tạm thời chỉ liên quan đến một kì kế toán nhất định. Công ty khóa
sổ tất cả các tài khoản tạm thời vào cuối kỳ
Các tài khoản thường xuyên liên quan đến 1 hay nhiều kì kế toán tương lai. Các tài
khoản thường xuyên không được khóa sổ từ kì này sang kì khác
A/ Lập các bút toán khóa sổ
Ghi nhật kí và chuyển vào tài khoản các bút toán khó sổ là một bước bắt buộc
trong chu trình kế toán
Ghi chép các bút toán khóa sổ trong sổ nhật kí chung
1/ Nợ - doanh thu (số dư)
Có – xác định kết quả kinh doanh (tổng doanh thu)
2/ Nợ - xác định kết quả kinh doanh (tổng chi phí)
Có – chi phí (số dư)
3/ Nợ - xác định kết quả kinh doanh
Có – lợi nhuận giữ lại (lợi nhuận thuần)
4/ Nợ - lợi nhuận giữ lại (số dư cổ tức)
Có – cổ tức
B/ Chuyển sổ các bút toán khóa sổ
C/ Lập bảng cân đối thử sau khóa sổ
Bảng cân đối thử sau khóa sổ chỉ còn các tài khoản thường xuyên-thuộc báo cáo
tình hình tài chính
Chu trình kế toán và các Bút toán sửa sai
A/ Tóm tắt chu trình kế toán
1/ Phân tích các giao dịch kinh tế
2/ Ghi nhật kí các giao dịch
3/ Chuyển vào các sổ tài khoản
4/ Lập bảng cân đối thử
5/ Ghi nhật ký và chuyển vào tài khoản các bút toán điều chỉnh: phân bổ/dồn tích
6/ Lập bảng cân đối thử đã điều chỉnh
7/ Lập các báo cáo tài chính
8/ Ghi nhật kí và chuyển vào tài khoản các bút toán khóa sổ
9/ Lập bảng cân đối thử sau khóa sổ
B/ Các bút toán đảo-một bước tùy chọn
Việc sử dụng các bút toán đảo là một thủ tục ghi sổ tùy chọn, nó không phải là
một bước bắt buộc trong chu trình kế toán.
C/ Các bút toán sửa sai-một bước có thể tránh được
Lập bút toán sửa sai bất cứ khi nào họ phát hiện ra một lỗi sai, phải được chuyển
vào tài khoản trước các bút toán khóa sổ

Chương 5: KẾ TOÁN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI


Hoạt động thương mại và hệ thống hàng tồn kho
Bán lẻ: công ty thương mại mua và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
Bán sỉ: công ty thương mại bán cho các nhà bán lẻ
Nguồn doanh thu chính của các công ty thương mại là từ bán hàng hóa, thường
được gọi là doanh thu bán hàng hoặc bán hàng
Một công ty thương mại có hai loại chi phí: giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động
A/ Chu kì hoạt động kinh doanh
Thời gian chu kì: từ khi mua hàng đến khi bán số hàng cuối cùng
-Công ty dịch vụ: Tiền => thực hiện dịch vụ => Thu tiền
-Công ty thương mại: Tiền => mua hàng tồn kho => bán hàng tồn kho => thu tiền
B/ Dòng giá trị
1/ Hệ thống kê khai thường xuyên
-Các công ty lưu giữ sổ sách hàng tồn kho chi tiết về giá trị mỗi lần mua và bán
hàng tồn kho
-Công ty xác định giá vốn hàng bán mỗi lần giao dịch bán hàng phát sinh
2/ Hệ thống kiểm kê định kì
-Các công ty không lưu giữ sổ sách tồn kho chi tiết của hàng hóa trong kì, chỉ xác
định giá vốn hàng bán vào cuối kì kế toán
Ghi chép mua hàng theo hệ thống tồn kho kê khai thường xuyên
Các công ty ghi chép giao dịch mua hàng bằng tiền bằng cách ghi tăng Hàng tồn
kho và ghi giảm Tiền
A/ Chi phí vận chuyển
FOB điểm đi: người bán giao hàng qua lan can phương tiện vận chuyển và người
mua trả chi phí vận chuyển
FOB điểm đến: người bán giao hàng qua lan can phương tiện đến địa điểm kinh
doanh của người mua và người bán thanh toán chi phí vận chuyển
1/ Chi phí vận chuyển phát sinh bởi người mua
Khi người mua chịu chi phí vận chuyển, các chi phí này được gọi là một phần của
chi phí mua hàng tồn kho
Các công ty ghi nhận chi phí này là giá vốn hàng bán khi hàng tồn kho được bán
2/ Chi phí vận chuyển phát sinh bởi người bán
Chi phí vận chuyển phát sinh bởi người bán đối với hàng hóa xuất bán là chi phí
hoạt động đối với người bán
B/ Hàng mua trả lại và giảm giá
Hàng mua trả lại: người mua trả lại hàng hóa và được giảm khoản nợ nếu việc bán
hàng hóa được thực hiện bằng hình thức trả chậm hoặc được hoàn tiền nếu mua
hàng bằng tiền
Giảm giá hàng mua: người mua có thể lựa chọn là giữ lại hàng hóa nếu người bán
đồng ý giảm giá trừ giá mua hàng
C/ Chiết khấu mua hàng
Là điều khoản trả chậm của giao dịch mua trả chậm có thể cho phép người mua
được quyền chiết khấu bằng tiền khi thanh toán trước hạn
Ghi chép bán hàng theo hệ thống kê khai thường xuyên
Người bán thực hiện 2 bút toán cho mỗi lần bán hàng:
-Bút toán đầu tiên ghi chép doanh thu bán hàng: tăng nợ TIỀN (or phải thu khách
hàng nếu bán trả chậm) và tăng có DOANH THU BÁN HÀNG
-Bút toán thứ 2 ghi chép giá vốn hàng bán: tăng nợ GIÁ VỐN HÀNG BÁN, giảm có
HÀNG TỒN KHO
A/ Hàng bán bị trả lại và giảm giá
-Tăng nợ Hàng bán bị trả lại và giảm giá, giảm có Phải thu khách hàng
-Tăng nợ Hàng tồn kho, giảm có Giá vốn hàng bán
Là tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu
B/ Chiết khấu bán hàng
Là tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu
-Tăng nợ Chiết khấu bán hàng, giảm có Phải thu khách hàng
Chu trình kế toán trong công ty thương mại
A/ Bút toán điều chỉnh
-Tăng nợ giá vốn hàng bán và giảm có hàng tồn kho
B/ Bút toán khóa sổ
Báo cáo tài chính cho công ty thương mại
A/ Báo cáo kết quả hoạt động
-Trình bày báo cáo kết quả hoạt động về doanh thu bán hàng
-Lợi nhuận gộp
-Chi phí hoạt động
-Thu nhập khác và chi phí khác
-Chi phí lãi
-Thu nhập toàn diện
B/ Báo cáo tình hình tài chính được phân loại
Báo cáo hàng tồn kho như một tài sản ngắn hạn ngay trước phải thu khách hàng

Chương 6: HÀNG TỒN KHO


Phân loại và xác định hàng tồn kho
A/ Phân loại hàng tồn kho
-Trong công ty thương mại: hàng hóa tồn kho
-Trong công ty sản xuất:
+Hàng tồn kho thành phẩm: mặt hàng sản xuất đã hoàn thành và sẵn sàng để bán
+Sản phẩm dở dang: một phần của hàng tồn kho đã được đưa vào quá trình sản
xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành
+Nguyên vật liệu: hàng cơ bản sẽ được sử dụng trong sản xuất nhưng chưa được
đưa vào để sản xuất
-Hệ thống hàng tồn kho vừa đúng lúc: các công ty sản xuất hoặc mua hàng chỉ khi
cần
B/ Xác định lượng hàng tồn kho
-2 bước:
+ (1) kiểm kê hàng tồn kho cuối kì
+ (2) xác định quyền sở hữu của hàng hóa
-Mục đích:
+ Xác định hàng tồn kho tại ngày báo cáo tài chính
+ Xác định giá vốn hàng bán trong kì
Các phương pháp hàng tồn kho và ảnh hưởng tài chính
Hàng tồn kho được hạch toán theo giá gốc. Gía gốc bao gồm tất cả các chi phí cần
thiết để có được hàng và đặt chúng trong một điều kiện sẵn sàng để bán.
A/ Gía đích danh
Mua hàng
Ngày 3/2: đơn giá 720
Ngày 5/3: đơn giá 750
Ngày 22/5: đơn giá 800
Nếu bán đi hàng mua ngày 3/2 và 22/5 => giá vốn hàng bán = 720 + 850
=> hàng tồn kho = 750
Yêu cầu: các công ty phải ghi nhận giá gốc của từng mặt hàng tồn kho riêng lẻ
B/ Gỉa định dòng giá trị
-Có thể không liên quan đến dòng vật chất của hàng hóa
-Hai phương pháp: nhập trước, xuất trước (FIFO) và giá bình quân
-Không có yêu cầu kế toán giả định rằng dòng giá trị phải nhất quán với sự chuyển
động vật chất của hàng hóa
-Công thức tính giá vốn hàng bán trong hệ thống tồn kho kiểm kê định kỳ:
Gía vốn hàng bán = (hàng tồn đầu kỳ + mua hàng) – hàng tồn cuối kỳ
Hàng hóa có sẵn để bán = hàng tồn đầu kỳ + mua hàng
Gía trị của hàng hóa có sẵn để bán = tổng giá vốn hàng bán + giá trị hàng tồn kho
cuối kỳ
1/ Nhập trước, xuất trước (FIFO)
-Gỉa định rằng hàng hóa được mua trước nhất là hàng được bán đầu tiên
-Gía của hàng hóa được mua trước nhất là giá đầu tiên được ghi nhận trong giá
vốn hàng bán
-Theo FIFO, các công ty tính được giá trị của hàng tồn kho cuối kì bằng cách lấy
đơn giá của lần mua hàng gần đây nhất và thực hiện lùi dần cho đến khi tất cả các
đơn vị hàng tồn kho đã được tính giá
2/ Gía bình quân
-Phân bổ giá trj của hàng có sẵn để bán dựa trên cơ sở đơn giá bình quân gia
truyền phát sinh
-Gỉa định rằng hàng hóa có bản chất tương tự nhau
Đơn giá bình quân gia quyền = giá trị hàng có sẵn để bán / tổng số lượng hàng có
sẵn để bán
C/ Báo cáo tài chính và ảnh hưởng thuế của các phương pháp dòng giá trị
1/ Ảnh hưởng báo cáo kết quả hoạt động
-Trong thời kì lạm phát, FIFO tạo ra lợi nhuận thuần cao hơn
-Trong giai đoạn giá tăng, FIFO báo cáo lợi nhuận thuần cao hơn so với giá bình
quân
-Nếu giá giảm, kết quả từ việc sử dụng FIFO và giá bình quân sẽ bị đảo ngược.
FIFO sẽ báo cáo lợi nhuận thuần thấp hơn và giá bình quân cao hơn
2/ Ảnh hưởng báo cáo tình hình tài chính
Ưu điểm: trong thời kì lạm phát, giá trị được phân bổ cho hàng tồn kho cuối kì sẽ
xấp xỉ giá hiện tại của nó
Nhược điểm: trong thời kì lạm phát, giá trị được phân bổ cho hàng tồn kho cuối kì
có thể thấp hơn giá trị hiện tại
3/ Ảnh hưởng thuế
-Gía bình quân dẫn đến thuế thu nhập thấp hơn vì lợi nhuận thuần thấp hơn
trong thời kỳ giá tăng
D/ Sử dụng nhất quán các phương pháp dòng giá trị hàng tồn kho
Áp dụng nhất quán tăng cường khả năng so sánh được của báo cáo tài chính trong
các khoảng thời gian liên tiếp
Ảnh hưởng của sai sót hàng tồn kho
A/ Ảnh hưởng báo cáo kết quả hoạt động
Gía vốn hàng bán = hàng tồn đầu kì + giá trị hàng mua – hàng tồn cuối kì
Khi hàng tồn kho sai sót Gía vốn hàng bán Lợi nhuận thuần
Ghi nhận hàng tồn kho Ghi nhận thấp hơn Ghi nhận cao hơn
đầu kỳ thấp hơn
Ghi nhận hàng tồn kho Ghi nhận cao hơn Ghi nhận thấp hơn
đầu kỳ cao hơn
Ghi nhận hàng tồn kho Ghi nhận cao hơn Ghi nhận thấp hơn
đầu kỳ thấp hơn
Ghi nhận hàng tồn kho Ghi nhận thấp hơn Ghi nhận cao hơn
đầu kỳ cao hơn

-Một sai sót hàng tồn kho cuối kỳ của kỳ hiện hành sẽ có tác động ngược chiều
đến lợi nhuận thuần của kỳ kế toán tiếp theo
-Trong 2 năm, tổng lợi nhuận thuần vẫn đúng vì các sai sót bù cho nhau
B/ Ảnh hưởng đến báo cáo tình hình tài chính
-Nếu lỗi không được sửa, tổng lợi nhuận thuần trong hai kì sẽ là số đúng. Do đó,
tổng vốn chủ sở hữu được báo cáo trên báo cáo THTC vào cuối năm cũng sẽ đúng

Sai sót hàng tồn Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
kho cuối kỳ
Ghi nhận cao hơn Ghi nhận cao hơn Không ảnh hưởng Ghi nhận cao hơn
Ghi nhận thấp Ghi nhận thấp Không ảnh hưởng Ghi nhận thấp
hơn hơn hơn

Trình bày và phân tích báo cáo hàng tồn kho


A/ Trình bày
B/ Gía thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện
-Gía trị thuần có thể thực hiện là số tiền mà một công ty kỳ vọng sẽ thu được từ
việc bán hàng tồn kho
C/ Phân tích
Số vòng quay hàng tồn kho đo lường số lần bình quân hàng tồn kho được bán
trong kỳ
Mục đích: đo lường thanh khoản của hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân
-Khi kế toán thay đổi phương pháp tính giá xuất kho, các loại báo cáo bị ảnh
hưởng:
Ảnh hưởng đến báo cáo kết quả hoạt động:
Trong thời kỳ giá thay đổi, giả định dòng giá trị có thể có ảnh hưởng đáng kể đến
lợi nhuận, chẳng hạn:
+ Trong thời kỳ lạm phát, FIFO tạo ra lợi nhuận thuần cao hơn
+Trong giai đoạn giá tăng, FIFO báo cáo lợi nhuận thuần cao hơn, giá bình quân
thấp hơn
+Trong giai đoạn giá giảm, lợi nhuận thuần thấp hơn và giá bình quân cao hơn.
Ảnh hưởng đến báo cáo tình hình tài chính:
Một ưu điểm chính của pp FIFO là trong thời kỳ lạm phát, giá trị đc phân bổ cho
hàng tồn kho cuối kỳ sẽ xấp xỉ giá trị hiện tại của nó
Ngược lại, 1 nhược điểm của pp giá bình quân là trong thời kỳ lạm phát, giá trị đc
phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ có thể thấp hơn giá trị hiện tại. Sự thiếu hụt sẽ
lớn hơn trong thời gian lạm phát kéo dài nếu hàng tồn kho bao gồm hàng hóa đc
mua trong 1 hoặc nhiều kỳ kế toán trước
Ảnh hưởng đến báo cáo lợi nhuận giữ lại
Các phương pháp tính giá xuất kho:
Đơn giá bình quân: Giá trị hàng hóa xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập
kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo
giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
FIFO: Giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất
trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kì là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần
thờiđiểm cuối kỳ.
Trong trường hợp giá cả hàng hóa đang giảm, hỏi phương pháp tính giá xuất kho
nào lợi thế về thuế thu nhập phải nộp => FIFO
Trong trường hợp giá cả hàng hóa đang tăng, hỏi phương pháp tính giá xuất kho
nào cho kết quả giá vốn hàng hóa thấp hơn => Đơn giá bình quân
Trong trường hợp giá cả hàng hóa đăng tăng, hỏi phương pháp tính giá xuất kho
nào cho kết quả lợi nhuận gộp cao hơn => FIFO
Trong trường hợp giá cả hàng hóa đăng tăng, hỏi phương pháp tính giá xuất kho
nào cho kết quả giá vốn hàng bán cao hơn => đơn giá bình quân
Phương pháp tính giá hàng xuất kho nào cho kết quả chính xác giữa chi phí của
hàng bán ra và doanh thu => giá đích danh
Phương pháp tính giá xuất kho nào “thích hợp” với việc phản ánh giá trị hàng tồn
cuối kỳ trên Báo cáo tình hình tài chính; Phương pháp tính giá xuất kho nào”
không thích hợp” với việc phản ánh giá vốn hàng bán trên Báo cáo kết quả hoạt
động; Phương pháp tính giá xuất kho nào cho kết quả giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
là gần nhất với giá trị thị trường hiện tại => FIFO
Phương pháp tính giá xuất kho nào hiện nay được IFRS chấp nhận cho sử dụng:
hàng hóa không giống nhau => giá đích danh; hàng hóa tương đối giống nhau =>
FIFO và bình quân gia quyền
Note: Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn.
Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức
đóng thuế TNDN cao hơn.

You might also like