You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀ I TIỂU LUẬN KẾT THÚ C HỌC PHẦN MÔ N


TRIẾT HỌC MÁ C-LÊ NIN

Đề tài: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức
vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Anh
(chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực
tiễn của bản thân.

Giảng viên: Phạm Thị Kiên


Mã lớp HP: 22C1PHI51002324
Họ và tên SV: Lý Gia Khang
MSSV: 31221020275
Lớp :
LỜI MỞ ĐẦU:
Như V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự
phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết
về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn
phát triển không ngừng”. Qua đó, ta thấy được phép biện chứng duy vật phần nào giải
đáp được những băn khoăn, thắc mắc về cách thức vận động, phát triển của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới. Điều này được phản ánh thông qua nguyên lý về sự phát
triển và quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại trong phép biện chứng duy vật.

PHẦN 1: PHÂ N TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉ P BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ
CÁ CH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁ T TRIỂN CỦA CÁ C SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG
TRONG THẾ GIỚI

1. Nguyên lý về sự phát triển theo Triết học Mác-Lênin:

Trong cuộc sống, mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, phát triển và tồn tại theo
một quy luật nhất định. Sự phát triển là đặc trưng phổ biến, gắn liền với tính phổ thông
của mọi sự vật, hiện tượng, là một tất yếu khách quan. Trong phép biện chứng duy vật,
nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên líquan trọng, là cơ sở hình thành
quan điểm toàn diện. Nguyên lý này khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn nằm trong
xu hướng vận động, phát triển không ngừng.

1.1-Khái niệm, đặc điểm của sự phát triển:

Sự phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra dần
dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát
triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chícó những
bước lùi tạm thời. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kìsự
vật lặp lại như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm biện chứng cũng
khẳng định nguồn gốc sự phát triển nằm ở sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong
sự vật, hiện tượng.

1
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế
thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái sự vật, hiện
tượng mới.

1.2-Tính chất của sự phát triển:

+ Tính khách quan: được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu
thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Tính chất này là tất yếu, không phụ thuộc vào ý thức
con người.

+ Tính phổ biến: được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng; trong quá trình,
mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao
hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan.

+ Tính kế thừa: sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ
lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc diểm, tính chất... còn hợp lícủa cái cũ; đồng
thời cũng đào thải, loại bỏ những gìtiêu cực, lạc hậu, không thích hợp. Đó là quá trình
phủ định biện chứng.

+ Tính đa dạng, phong phú: mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình phát triển không
giống nhau, tồn tại ở những không-thời gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác
nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển sự vật, đôi
khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời.

1.3-Ý nghĩa phương pháp luận:

Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm về sự phát
triển. Quan điểm này đòi hỏi khi nhận thức cũng như xem xét một vấn đề nào đó thì
cần phải đặt chúng ở trạng thái vận động và nằm trong khuynh hướng chung của sự
phát triển là đi lên. Bởi sự vật, sự việc không chỉ như là cái mà nó đang có, đang hiện
hữu trước mắt mà còn cần phải nắm được khả năng chuyển hóa của nó. Cần phải có sự
nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với sự vật hiện tượng, khắc phục được những tư
tưởng bảo thủ, trìtrệ, lạc hậu, định kiến, đối lập với phát triển; tìm ra được những mâu

2
thuẫn qua hoạt động thực tiễn, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp ở mỗi giai
đoạn và định hướng sự phát triển. Bên cạnh đó còn phải chú ý kế thừa những thuộc
tính, bộ phận còn hợp lícủa cái cũ nhưng đồng thời phải kiên quyết loại bỏ những cái
lạc hậu gây cản trở tới sự phát triển, phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới để từ đó
tìm cách thúc đẩy, để cái mới đóng vai trò chủ đạo.

2. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự
thay đổi về chất và ngược lại

Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn màu muôn vẻ, con
người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của sự vật hiện
tượng, từ đó hình thành khái niệm “quy luật”. Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận
thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh sự liên hệ của
các sự vật, hiện tượng và tính chỉnh thể của chúng.

Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính
khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận
thức và vận dụng vào thực tế.

Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, cho biết
phương thức của sự vận động và phát triển. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to
lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng.

2.1-Khái niệm vè chất và lượng:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất là phạm trù triết học
dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ
những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. Lượng là phạm trù
triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính sự vật.

Lượng và chất là hai mặt cơ bản của mọi sự vật hiện tượng. Trong bản thân sự
vật thìhai mặt này luôn tác động qua lại, ở một mức độ nào đó, làm cho sự vật phát
triển. Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng trong sự vật chưa đủ làm thay đổi

3
bản chất của sự vật được gọi là độ. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt
tới mức đủ để dẫn tới sự thay đổi về chất thì độ bị phá vỡ và sự vật phát triển sang một
giai đoạn mới, khác hẳn về chất.

Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều vận động và phát triển không ngừng. Việc
tích lũy về lượng cũng chính là một trong những cách vận động của sự vật. Vìthế, dù
nhanh hay chậm, sớm hay muộn thìviệc tích lũy về lượng của sự vật cũng sẽ đến một
giới hạn mà ở đó làm cho chất của sự vật thay đổi về căn bản. Thời điểm mà ở đó sự
thay đổi về lượng đã làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút. Sự chuyển hóa
mà chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy.

2.2-Nội dung quy luật, quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng như sự phát
triển nhận thức trong tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng khi vượt qua
giới hạn về độ tới điểm nút thìgây ra sự thay đổi cơ bản về chất, làm cho sự vật, hiện
tượng phát triển cao hơn hoặc thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác. Sở dĩ như vậy là
vìchất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ nhưng cũng mang trong mình tính mâu
thuẫn vốn có trong sự vật. Lượng thì thường xuyên biến đổi còn chất có xu thế ổn
định. Do đó, lượng phát triển tới một mức nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ, yêu cầu
tất yếu là phải thay đổi chất cũ, mở ra một độ mới cho sự phát triển của lượng.

Quy luật này còn diễn ra theo chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về
lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi về lượng
trước đó gây nên thì nó lại quay trở lại, tác động đến sự biến đổi của lượng mới. Ảnh
hưởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, trình độ, nhịp điệu phát triển mới.
Tóm lại: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về
lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật
thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá
trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.

2.3-Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật:

Trước hết cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu chất và lượng, tạo nên sự nhận
thức toàn diện về sự vật. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải có sự vận

4
dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể;
đồng thời, cần biết phát huy vai trò của chất mới trong việc làm thay đổi về lượng như
mong muốn. Bên cạnh đó, nếu nhận thức không đúng quy luật này dễ dẫn đến hiện
tượng “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”. “Tả khuynh” có thể hiểu là tư tưởng chủ quan
nóng vội, muốn sớm có sự thay đổi về chất nhưng lại không tính đến việc tích lũy về
lượng. “Hữu khuynh” là tư tưởng bảo thủ, trìtrệ, không dám thực hiện “bước nhảy”
khi đã có sự tích lũy đủ về lượng. Quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm của con
người cũng không nằm ngoài quy luật lượng chất. Bởi vì, dù nhanh hay chậm thì sớm
muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con người có được sự thay đổi nhất định, tức
là có sự biến đổi về chất. Quá trình biến đổi này trong bản thân con người diễn ra vô
cùng đa dạng và phong phú.

PHẦN 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀ O HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC


TIỄN CỦA BẢN THÂ N

Hiện đang là một sinh viên, em cũng đã phải trải qua quá trình học tập ở các bậc
học kéo dài trong suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường. Quá trình tích lũy về lượng
(tri thức) của em là một quá trình dài, đòi hỏi chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản
thân. Quy luật lượng-chất thể hiện ở chỗ, em dần tích lũy cho mình một khối lượng
kiến thức nhất định qua từng bài giảng trên lớp cũng như trong việc giải bài tập ở nhà.
Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì, trước hết là các kìthi học kì và
sau đó là kì thi tốt nghiệp để vào đại học. Việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ
giúp em vượt qua các kìthi và chuyển sang một giai đoạn học mới. Như vậy, có thể
thấy rằng, trong quá trình học tập, rèn luyện thìquá trình học tập tích lũy kiến thức
chính là độ, các kì thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy
làm cho việc tiếp thu tri thức bước sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về chất.

Theo em, điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng
mà học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi tốt nghiệp để vào đại học. Việc vượt
qua điểm nút này chứng tỏ rằng bản thân đã có sự tích lũy đủ về lượng, tạo nên bước
nhảy vọt, mở ra một thời kìphát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành
sinh viên.

5
Bên cạnh đó, theo em việc tích lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt so
với học phổ thông. Sự khác biệt nằm ở chỗ, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một
cách đơn thuần mà phải tự mình tìm tòi nghiên cứu, dựa trên những kĩ năng mà giảng
viên đã cung cấp. Việc tiếp thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong
phú, từ cơ bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Từ sự thay
đổi về chất do sự tích lũy về lượng trước đó (ở bậc học phổ thông) tạo nên, chất mới
cũng tác động trở lại. Trên nền tảng mới, trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức
của sinh viên cũng thay đổi, tiếp tục hướng sinh viên lên tầm tri thức cao hơn. Quá
trình tích lũy các học phần của sinh viên chính là độ, các kì thi chính là điểm nút và
việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy.

Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn không ít sinh viên mặc dù đã bước chân vào
cánh cửa đại học nhưng vẫn giữ cách sống, suy nghĩ như còn ở cấp 3. Điều này là
minh chứng cho quan điểm bảo thủ về một khía cạnh nào đó của lượng dù cho đã có
sự thay đổi về chất. Vấn đề này cũng nên sớm được khắc phục ở mỗi người để đạt
được sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, nhằm có cái nhìn, suy nghĩ khách
quan, tổng thể hơn về điều kiện, hoàn cảnh ở thời điểm cụ thể.

TÀ I LIỆU THAM KHẢO:

- Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác-Lênin (khoa Lý luận Chính trị
trường Đại học Kinh tế TP.HCM)

- Giáo trình Triết học Mác-Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận
chính trị) của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tạp chí điện tử Lý Luận Chính Trị

You might also like