You are on page 1of 10

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU...............................................................................................................

PHẦN II. NỘI DUNG..........................................................................................................

Chương 1. Khái quát về vận động và phát triển................................................................

Chương 2. Nội dung quy luật lượng chất theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin.........

2.1 Phạm trù “Chất”........................................................................................................3

2.2 Phạm trù “Lượng”.....................................................................................................4

2.3 Nội dung quy luật lượng chất……………………………………………………….4

2.4 Ý nghĩa phương pháp luận...........................................................................................

Chương 3. Vận dụng quy luật lượng chất trong việc nâng cao học tập và rèn luyện
của bản thân tại trường Đại học..........................................................................................

3.1 Tích lũy về lượng để biến đổi về chất trong quá trình học tập tại trường Đại học........

3.2 Biện pháp tăng cường động lực học tập và rèn luyện để biến đổi về chất....................

PHẦN III. KẾT LUẬN........................................................................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................

LÊ DOÃN THIỆN QUANG 1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
Để có được vai trò và vị trí vững vàng trong xã hội, mỗi sinh viên phải khẳng định
được bản thân, mà trước hết là trong hoạt động học tập - nghề nghiệp, muốn vậy, đa số
hết các sinh viên đều phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện trong bốn năm đại học. Đó
là cả một quá trình trau dồi, tích lũy kiến thức để chuẩn bị cho sự nghiệp, công việc tương
lai của bản thân. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có thể nhận thức đúng hướng
được sự quan trọng của quá trình học tập và rèn luyện. Cũng vì lí do đó, em mạnh dạn đi
vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận
động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận
này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân”.

Nguyên lý về sự phát triển bao gồm: Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất và
quy luật phủ định. Trong đó:

 Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
 Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
 Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển

Bài viết này tập trung vào quy luật lượng chất phản ánh đến sự phát triển để đưa ra
một góc nhìn tổng quan và rõ ràng nhất. Đồng thời cũng liên hệ qua thực tiễn áp dụng vào
nhận thức và hoạt động của bản thân.

LÊ DOÃN THIỆN QUANG 1


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát về vận động và phát triển
Theo quan điểm biện chứng, vận động là thuộc tính của vật chất; mọi sự vật trong
thế giới vật chất đều luôn luôn vận động; thay đổi về vị trí trong không gian là hình
thức cơ bản nhất của vận động; để xác định một sự vật có thay đổi về vị trí hay
không thì phải xem xét nó trong quan hệ với một sự vật khác; phương thức của vận
động là chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
và ngược lại; khuynh hướng của vận động là phủ định của phủ định; nguyên nhân
của vận động là thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái
quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn.
– Ta cần phân biệt khái niệm “vận động” và khái niệm “phát triển”:
+ Vận động là mọi biến đổi nói chung. Khái niệm này có ngoại diên lớn hơn khái niệm
phát triển.
+ Phát triển là sự vận động có khuynh hướng tạo ra cái mới hợp quy luật. Phát triển gắn
liền với sự ra đời của cái mới này.
Nhờ có sự phát triển, cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cũng
như chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Như thế, phát triển là một trường
hợp đặc biệt của sự vận động.
Như đã đề cập, bài viết này tập trung vào quy luật lượng chất phản ánh đến sự phát triển
để đưa ra một góc nhìn tổng quan và rõ ràng nhất
Chương 2. Nội dung quy luật lượng chất theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin
2.1 Phạm trù “Chất”
Phạm trù “Chất”: là một phạm trù triết học “chất” có tính khách quan, là cái vốn có
hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, do những

LÊ DOÃN THIỆN QUANG 1


thuộc tính, những yếu tố cấu thành, liên kết của sự vật, hiện tượng phân biệt nó với các sự
vật, hiện tượng khác.[1] Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Chất
của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng chỉ thuộc tính cơ bản mới
biểu hiện chất của sự vật. Ví dụ: Thuộc tính của đường mía nguyên chất là ngọt.
2.2 Phạm trù “Lượng”
Phạm trù “Lượng: Dùng để chỉ tính khách quan, vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính
của sự vật, biểu hiện bằng các yếu tố cấu thành nó. [1] Bản thân lượng không nói lên sự vật
đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận
động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật. Lượng của sự vật biểu thị
kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay
thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…Ví dụ: vận tốc của ánh sáng được đo lường là 300.000
km/s.
2.3 Nội dung quy luật lượng chất
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định,
trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Quy luật lượng chất
chỉ cách thức của sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách
thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật
sang một trạng thái phát triển tiếp theo.[2] Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và
trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất
được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi
và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào
cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa
dẫn tới sự thay đổi về chất gọi là “độ”. Ví dụ: khoảng thời gian từ năm 1 đến năm 3 đại
học là quãng thời gian đang tích lũy về lượng dần dần của sinh viên. Tại thời điểm lượng
đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất gọi là điểm nút. Điểm nút là phạm

LÊ DOÃN THIỆN QUANG 1


trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về
chất của sự vật. Khi có sự thay đổi về chất diễn ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự kết
thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự đứt đoạn trong liên tục, nó không chấm dứt sự
vận động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng vận động cụ thể, tạo ra một bước ngoặt
mới cho sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong một độ mới. Chẳng hạn, khối
lượng blutonium 238(Bu 238)được tăng đến khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ
nguyên tử trong chốc lát. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên
sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị
cho bước nhảy vọt tiếp theo. Khi chất mới ra đời sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó
để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành
phương thức cơ bản, phổ biến của các cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
2.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức: Khi nhìn nhận một sự vật, hiện tượng cần nhận thức về cả hai
mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại
xung quanh chúng ta. Đồng thời, cần phải làm rõ cách thức phát triển của sự vật, hiện
tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.
Trong thực tiễn: Cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh - không chịu
tích lũy về mặt lượng mà lại muốn biến đổi về chất; mặt khác cũng cần tránh khuynh
hướng hữu khuynnh: tư tưởng bảo thủ không chịu thực hiện bước nhảy khi lượng đã được
tích lũy đến giới hạn điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về
lượng. Có thể thấy hình thức bước nhảy của sự vật là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy
trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước
nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Do vậy, cần có thái độ khách
quan khoa học, coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật và
quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có đầy đủ các điều kiện.

LÊ DOÃN THIỆN QUANG 1


Chương 3. Vận dụng quy luật lượng chất trong việc nâng cao học tập và rèn luyện
của bản thân tại trường Đại học
3.1 Tích lũy về lượng để biến đổi về chất trong quá trình học tập tại trường Đại học
Môi trường đại học giúp sinh viên chúng được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu
hơn so với các cấp học phổ thông khi còn là học sinh. Việc tiếp nhận kiến thức mới, môi
trường giảng dạy và phương pháp học tập mới sẽ khiến nhiều sinh viên gặp khó khăn, bỡ
ngỡ trước sự thay đổi này. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải thay đổi nếp sống, cách
học tập và rèn luyện mới, tiếp tục chủ động tìm hiểu và sẵn sàng học hỏi, rèn luyện để
thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục, đồng thời biến
bản thân trở thành một chất mới, hoàn hảo hơn, nâng cao khả năng hơn trong học tập và
rèn luyện. Quá trình tích lũy về lượng để trở thành một cử nhân ngành Tài chính Quốc tế
đối với bản thân em cũng không ngoại lệ. Trong học tập và rèn luyện cần tiến hành từng
bước tích lũy về lượng (tri thức, kinh nghiệm) làm biến đổi về chất, trở thành một cử nhân
sáng giá, toàn diện.
Muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, em cần có
phương pháp áp dụng tích lũy về lượng đều đặn hạng ngày, lựa chọn tham khảo khung
chương trình đào tạo để học những kiến thức cơ bản sau đó đến những kiến thức sâu hơn,
khó hơn.. Em đăng kí học từ kiến thức lý luận cơ bản, nền tảng như Triết học Mác –
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tin học…. sau đó là khối kiến thức chuyên ngành khó
hơn trong chương trình học đào tạo về phân tích tài chính.
Trong quá trình học tập thì kiểm tra, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá
trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa, khi chúng ta tích
lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học, đạt yêu cầu về học tập và rèn luyện thì mới
có thể có được tấm bằng Đại học. Kết quả tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai
đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ
cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn. Vì vậy bản thân em luôn coi trọng hai mặt “chất” và

LÊ DOÃN THIỆN QUANG 1


“lượng” khi nhìn nhận quá trình học tập, rèn luyện ở trường đại học của mình, tránh tư
tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong kinh nghiệm về công việc. Hoặc tư
tưởng hữu khuynh, bảo thủ, trì trệ, đổ lỗi cho số phận hay năng lực để khi sắp thi/ sắp tốt
nghiệp họ mới tập trung cao độ vào việc học dẫn đến tình trạng “nước tới chân mới
nhảy”. Việc học dồn dập, cố gắng nhồi nhét vì không có khoảng về “độ” để tích lũy
không giúp sinh viên tiếp thu được thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe
dẫn đến kết quả thi không tốt hay nợ môn và chậm ra trường khiến sự thay đổi về chất
diễn ra theo chiều hướng đi xuống.
Mỗi sinh viên vẫn đến trường hằng ngày để học tập, tiếp thu những kiến thức mới là
chưa đủ, bản thân em còn chủ động tham gia các hoạt động bồi dưỡng về kĩ năng thực tế,
giao tiếp xã hội. Tích lũy các mối quan hệ tốt, rèn luyện đạo đức của bản thân. Ngoài ra,
việc chăm chỉ tích lũy kiến thức, đạo đức là chưa đủ, em còn trau dồi kinh nghiệm qua
thầy cô, bạn bè, anh chị, qua những lần đi thực tập, với những công việc làm thêm liên
quan đến chuyên ngành học để tốt nghiệp đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn, tạo
nền tảng khi ra trường làm việc. Bản thân em có tham gia và CLB SFR nghiên cứu tài
chính, đồng thời có công việc Part time về tài chính ở 1 công ty bao bì. Việc trải nghiệm
thực tế đã cung cấp kĩ năng, kiến thức học thuật, thái độ, nâng cao năng lực trong công
việc cho em, là điều kiện tốt để tích lũy thêm về lượng. Quá trình này vừa là cơ hội lại
vừa là thách thức cho bản thân em khi phải sắp xếp lịch trình cân bằng giữa học tập và
làm việc. Tuy nhiên thì sự tích lũy về lượng để có sự thay đổi về chất cần phải do tự bản
thân chúng ta phấn đấu bằng công sức của mình, và em tin rằng bản thân mình sẽ có thể
biến đổi “chất” hiện tại sang một chất mới hoàn hảo, toàn diện hơn khi trở thành một cử
nhân đại học.
3.2 Biện pháp tăng cường động lực học tập và rèn luyện để biến đổi về chất
Thứ nhất, mỗi sinh viên phải chủ động coi trọng cả hai mặt “chất” và “lượng” định
hướng mục tiêu, định hướng học tập và công việc, sắp xếp thời gian hợp lí, để trở thành

LÊ DOÃN THIỆN QUANG 1


một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội và khuynh hướng
hữu khuynh bảo thủ trong tiếp thu kiến thức và rèn luyện để có thể thực hiện “bước nhảy”
trở thành cử nhân đại học sau khi tích lũy đủ về lượng đến “điểm nút”, chuyển hóa sang
một chất mới mà chúng ta đã chuẩn bị trong một quá trình lâu dài.
Thứ hai, học hỏi từ nhiều nguồn, kết hợp giữa tiếp thu tri thức và thực hành (thực tập
nghề nghiệp), tham khảo thêm kinh nghiệm làm việc và học tập từ các khóa anh chị đi
trước để có thể hiểu được cách vận hành, cách làm việc thực tế sau khi hoàn thành
chương trình học ở đại học, từ đó khơi dậy lòng ham học, nội lực vốn có trong mỗi con
người.
Thứ ba, chủ động hội nhập quốc tế, học tiếng anh, tìm kiếm nguồn tri thức rộng mở
trên mạng Internet, kết hợp “học mà chơi, chơi mà học” qua các ứng dụng, trò chơi trí tuệ
để nâng cao về lượng là cơ sở biến đổi thành một chất mới hoàn thiện hơn.
Thứ tư, tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, hoạt động, cuộc thi rèn tính tư
duy, thúc đẩy sự sáng tạo, tìm tòi cái mới, tranh luận tăng khả năng phản biện, kĩ năng
làm việc nhóm, hội thoại, thuyết trình.
Thứ năm, rèn luyện, tích lũy về đạo đức thông qua những hành động, việc làm tốt
đẹp với gia đình, xã hội, tham gia những hoạt động nhân ái, thiện nguyện để trở thành
một công dân “vừa hồng – vừa chuyên” gắn kết yêu thương, chung tay vì một xã hội tốt
đẹp.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Quan nhân cách và nhân lực, chúng ta thể hiện những giá trị của bản thân và được
đánh giá qua các mối quan hệ xã hội. Đó là giá trị mà cá nhân mỗi người tích luỹ, hình
thành trong suốt quá trình tồn tại của bản thân thông qua vận động, phát triển.
Nghiên cứu, nhận thức rõ được bản chất sự biến đổi quy luật lượng- chất trong khoa
học của Mác - Lênin sẽ giúp ta có những cái nhìn khách quan, là cơ sở lí luận để rút ra ý
nghĩa của sự vận dụng mối quan hệ biến đổi giữa lượng và chất trong triết học Mác-
LÊ DOÃN THIỆN QUANG 1
Lênin vào thực tế trong quá trình học tập và rèn luyện để trở thành cử nhân đại học. Bồi
dưỡng cho mình những nhận thức đúng đắn, khách quan phép biện chứng duy vật trong
mối quan hệ về lượng - chất là cơ sở hướng chúng ta theo một con đường tư duy và hành
động đúng đắn, hoàn thiện phát triển bản thân trong hiện tại và công việc, cuộc sống
tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, 2019, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[2] http://tapchikhxh.vass.gov.vn/quan-diem-bien-chung-ve-van-dong-n50286.html
[3] Triết học Mác – Lênin (tập II), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[4] Phạm Thị Ngọc Ánh, 2022, https://luatduonggia.vn/quy-luat-luong-chat-trong-triet-
hoc-vi-du-ve-quy-luat-luong-chat/, Quy luật lượng chất trong triết học? Ví dụ về quy luật
lượng chất?
[5] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin,
2009, Nhà xuất by-y’kản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

LÊ DOÃN THIỆN QUANG 1

You might also like