You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THI CUỐI KỲ


Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ CÁCH
THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG
TRONG THẾ GIỚI.
ANH (CHỊ) HÃY VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN
THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN

Họ tên: NGUYỄN NGỌC MINH TÂM


Số thứ tự: 79
MSSV: 31221022110
Lớp: FB003
Thứ: chiều Thứ 7
Tiết: 8-12
Nhóm: 01

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

MỤC LỤC

1. Lý luận phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các
sự vật, hiện tượng. .........................................................................................................1

1.1. Khái niệm về chất và lượng ...........................................................................1

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa Chất và Lượng ................................................3

1.2.1. Sự thay đổi về lượng dẫn đền sự thay đổi về chất .....................................3
1.2.2. Sự tác động trở lại của chất với lượng .......................................................3
1.2.3. Các hình thức cơ bản của bước nhảy .........................................................4

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật ........................................................4

2. Vận dụng lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân ...........5

2.1. Vận dụng quy luật lượng – chất vào hoạt động nhận thức ............................5

2.2. Vận dụng quy luật lượng – chất vào hoạt động thực tiễn ..............................5
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

NỘI DUNG
1. Lý luận phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật,
hiện tượng.

Trong thực tiễn cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng quan sát được các sự vật, hiện tượng
khác nhau trong thế giới luôn có sự vận động và phát triển không ngừng. Ví dụ, một hạt
đậu ban đầu được gieo xuống đất, sau đó nảy mầm, thành giá đỗ và cuối cùng phát triển
thành cây đậu. Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng không phải tự nhiên mà
có, nó hoạt động theo quy luật mà cụ thể ở đây chính là quy luật lượng – chất. Vậy quy
luật lượng – chất đã chi phối cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể vận dụng quy luật lượng – chất
vào những hoạt động thực tiễn của bản thân?

1.1. Khái niệm về chất và lượng


Chất là khái niệm dùng để nêu tính quy định khách quan vốn có của các sự vật,
hiện tượng và tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó; là sự thống nhất hữu cơ của các
thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật. Phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: Kim cương là tinh thể không màu được tạo thành từ sự liên kết của nguyên tử
cacbon với 4 nguyên tử khác gần đó nhất, khối lượng riêng là 3,50 g/cm³.

Thuộc tính của sự vật là những tính chất, trạng thái, yếu tố cấu tạo nên sự vật.
Chất bộc lộ ra thông qua thuộc tính, nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái
niệm thuộc tính. Chất là sự tổng hợp của nhiều thuộc tính; nhưng khi được xem xét
trong một quan hệ khác thì mỗi thuộc tính coi là một chất. Mỗi sự vật, hiện tượng có
nhiều thuộc tính. Tùy vào góc độ khác nhau mà thuộc tính này hay thuộc tính khác nổi
lên là đặc trưng về chất của sự vật, hiện tượng. Như vậy, mỗi sự vật hiện tượng cũng
có nhiều chất.

Ví dụ: Từng giai đoạn phát triển của bươm bướm: trứng  ấu trùng (sâu bướm)  tạo
kén  bướm trưởng thành… mỗi giai đoạn này được xem là một chất.

Mặt khác, chất do thuộc tính của sự vật quy định. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có
những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành
chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó mới

1
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

thay đổi. Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ các mối quan hệ cụ thể với các sự vật
khác. Vì thế sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản
cũng chỉ mang tính tương đối. Đặc điểm cơ bản của chất là thể hiện tính ổn định tương
đối của sự vật, hiện tượng. Có nghĩa là khi sự vật, hiện tượng đó chưa chuyển hóa thành
sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi.

Ví dụ: Sâu bướm đã tạo kén thành nhộng và 2 ngày nữa sẽ phá kén để thành bướm
trưởng thành, thì nhộng trong giai đoạn này vẫn chưa được gọi là bướm.

Chất của sự vật, hiện tượng còn được xác định bởi cấu trúc và phương thức liên
kết giữa các thuộc tính cấu thành.

Ví dụ: Saccarozơ và Xenlulozơ đều cấu tạo từ 3 nguyên tố C,H,O nhưng do sự sắp xếp
các liên kết khác nhau dẫn đến Saccarozơ có vị ngọt, tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ
thường; còn Xenlulozơ có dạng sợi không tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng trên các phương diện: quy mô, trình độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu của các
quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Lượng tồn tại khách quan, không thể tách rời bản thân sự vật, hiện tượng. Nó là
cái vốn có, song lượng chưa vạch rõ giới hạn phân biệt giữa các sự vật. Một sự vật có
thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau. Sự vật ở trình độ càng cao, thông số về lượng
càng phức tạp. Đặc điểm cơ bản của lượng là tính thường xuyên biến đổi. Sự phân biệt
giữa chất và lượng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế lượng của sự vật được
xác định bằng các phương thức khác nhau: có những lượng có thể đo đếm bằng số liệu
chính xác, cũng có những lượng chỉ có thể cảm nhận bằng phương pháp trừu tượng hóa.
Chẳng hạn:

Lượng của sự vật khi biểu thị bằng số liệu cụ thể: Đường bờ biển Việt Nam dài 3260km.

Lượng của sự vật biểu thị bằng phương pháp trừu tượng hóa: Ý thức học tập, phấn
đấu rèn luyện để đạt danh hiệu “Sinh Viên 5 Tốt” của sinh viên UEH rất cao.

2
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa Chất và Lượng

1.2.1. Sự thay đổi về lượng dẫn đền sự thay đổi về chất


Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất chặt chẽ giữa chất và lượng. Chúng
tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: trong cùng sự vật, hiện tượng nếu không tồn tại
tính quy định về chất, tính quy định về lượng cũng sẽ không tồn tại và ngược lại.

Ví dụ: Liên kết một nguyên tử Na và một nguyên tử Cl thì ta được một phân tử muối
ăn NaCl ở thể rắn, vị mặn, hòa tan trong nước tạo thành dung dịch NaCl bị điện phân.

“Chất” và “lượng” biện chứng luôn có sự thống nhất hữu cơ với nhau ở một độ.

Độ là phạm trù triết học chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa
chất và lượng, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa dẫn đến
sự thay đổi cơ bản về chất.

Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới ngưỡng phá vỡ
độ cũ, làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng để chuyển thành chất mới.

Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong
sự biến đổi về lượng.

Ví dụ: Khoảng thời gian sinh viên học tập 4 năm gọi là độ, khi thi đỗ kì thi tốt nghiệp,
đó chính là điểm nút, khi bản thân từ sinh viên thành cử nhân thì đó là bước nhảy.

1.2.2. Sự tác động trở lại của chất với lượng

Chất mới ra đời gây ra sự tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương diện,
được thể hiện ở chỗ: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Việt Nam thoát khỏi nền kinh tế bao cấp để đến với nền kinh tế thị trường như
hiện nay tức là đã thực hiện bước nhảy. Nền kinh tế nước ta đã phát triển cao hơn trước
và tạo điều kiện thay đổi về kết cấu, quy mô, trình độ dân trí…

Tóm lại, quá trình tác động biện chứng giữa lượng và chất diễn ra liên tục tạo thành
cách thức cơ bản cho sự vận động không ngừng của sự vật, hiện tượng trong thế giới.

3
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

1.2.3. Các hình thức cơ bản của bước nhảy

Căn cứ vào quy mô và nhịp điệu của bước nhảy có thể chia thành bước nhảy toàn bộ và
bước nhảy cục bộ: Bước nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, bộ phận và các yếu tố cấu
thành sự vật, hiện tượng thay đổi. Bước nhảy cục bộ chỉ làm cho một số mặt, một số bộ
phận và một số yếu tố riêng lẻ của sự vật thay đổi.

Ví dụ: Sinh viên thực hiện từng bước nhảy cục bộ - làm bài thi cuối kì kết thúc từng
học phần để đi đến bước nhảy toàn bộ - thi tốt nghiệp cuối khóa.

Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi ở bản
thân sự vật, có thể chia thành 2 loại: bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước
nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm chất của
sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả các bộ phận của nó. Bước nhảy dần dần
là quá trình thay đổi về chất được diễn ra từ từ bằng cách tích lũy dần những yếu tố của
chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ.

Ví dụ: Quá trình hình thành nên Trái Đất từ Tinh vân Mặt Trời cho tới hiện tại diễn ra
rất lâu, trải dài khoảng 4,55 tỷ năm qua nhiều bước nhảy dần dần.

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật


Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn muốn tạo ra bước nhảy thì phải
thực hiện quá trình tích lũy về lượng để dẫn đến sự biến đổi về chất. Nghĩa là không
được nôn nóng, chủ quan cũng như không được bảo thủ.

Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì cần phải quyết tâm thực hiện bước
nhảy. Nghĩa là không nên có tư tưởng chần chừ, thụ động khi thực hiện bước nhảy khi
bản thân đã tích lũy đầy đủ về lượng. Điều đó sẽ kìm hãm sự phát triển của sự vật.

Thứ ba, phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy trong cuộc sống.
Điều đó tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn điều kiện khách quan cũng như các nhân
tố chủ quan, tránh sự nôn nóng cũng như thụ động, bảo thủ, trì trệ.

Quy luật này còn yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc
vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Do đó, tromg
thực tiễn phải biết chọn phương pháp phù hợp với tác động vào phương thức liên kết
đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của chúng.

4
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

2. Vận dụng lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân

2.1. Vận dụng quy luật lượng – chất vào hoạt động nhận thức
Việc học tập, nhận thức của sinh viên cũng cần gắn liền với quy luật lượng – chất. Đầu
tiên là tích lũy về tri thức: môi trường Đại học đòi hỏi bản thân sinh viên phải học tập
và rèn luyện để tích lũy thêm kiến thức mới. Kiến thức ấy không chỉ nằm trên sách vở
mà nó còn là kiến thức thực tiễn từ cuộc sống. Tiếp đến là tích lũy về kỹ năng: ở tuổi
mười tám, bản thân sinh viên lần đầu bước vào cuộc sống tự lập, chịu trách nhiệm với
chính cuộc đời của mình. Do đó, bản thân cần phải trang bị những kỹ năng từ cơ bản
nhất đến nâng cao như: kỹ năng giao tiếp, biết làm việc nhóm, quản lí thời gian,…
Không những thế, chúng ta cần phải học thêm các kỹ năng mềm từ cuộc sống thực tiễn
để có thể tích lũy thêm hành trang cho bản thân ứng dụng vào công việc mai sau. Cuối
cùng là tích lũy các mối quan hệ xã hội: học tập môi trường Đại học năng động và phát
triển, tôi nhận thấy mình cần phải xây dựng thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết
với thầy cô, bạn bè, các anh chị. Điều đó không chỉ giúp tôi được giao lưu học hỏi mà
còn là nền tảng để xây dựng các mối quan hệ khác trong tương lai. Tuy nhiên chúng ta
phải biết chọn lọc, tránh giao du với bạn xấu để không sa đọa vào các tệ nạn xã hội.

2.2. Vận dụng quy luật lượng – chất vào hoạt động thực tiễn
Đầu tiên, trong sự vận động và phát triển phải biết tích luỹ về lượng tạo nên sự thay đổi
về chất. Quá trình học tập phải được tích luỹ đầy đủ về kiến thức cơ bản, hoàn thiện về
kỹ năng. Nhận thấy môi trường Đại học đòi hỏi bản thân tôi phải tự mình tìm hiểu và
nghiên cứu. Tôi nhận thấy bản thân không được nôn nóng học vượt, học dồn tín chỉ để
tốt nghiệp sớm mà phải xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc từ năm nhất để phục
vụ cho những năm học sau. Bên cạnh đó, là sinh viên của ngành Tài chính Ngân hàng,
hiện tại tôi đang dần tích lũy các chứng chỉ cần thiết như IC3, IELTS,… Ngoài ra tôi
còn tìm hiểu về các chứng chỉ cần thiết về chuyên ngành như ACCA, CFA... Song, tôi
cũng đang xây dựng cho mình một nền tảng kỹ năng mềm cần thiết, tập mở rộng mối
các quan hệ xã hội bằng việc giao lưu, học hỏi. Nhìn chung, việc vận dụng quy luật
lượng – chất vào các hoạt động thực tiễn là rất cần thiết, nó giúp chúng ta hiểu rõ quy
luật của chất, nâng cao chất lượng của độ để từ đó hành động cẩn thận hơn, quyết đoán
hơn trong việc đưa ra quyết định mang tính bước nhảy trong cuộc đời của mình.

5
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[2]. Khoa Lý luận chính trị, UEH (2022, LHNB),Tài liệu HDHT Triết học Mác-
Lênin,TP.HCM.
[3]. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4]. V.I.Lênin: Toàn tập (T.29) (1981), Nxb. Tiến Bộ, Mátxcơva..
[5]. Studocu (2022). Quy luật lượng chất và liên hệ thực tế qua quá trình học tập
của học sinh, sinh viên. Truy cập ngày 21/12/2022 tại:
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngan-hang/triet-hoc-mac-
lenin/quy-luat-luong-chat-va-lien-he-thuc-te-qua-qua-trinh-hoc-tap-cua-hoc-sinh-
sinh-vien/20084691
[6]. Wikipedia (2022). Lịch sử Trái Đất. Truy cập ngày 23/12/2022 tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_Trái_Đất.
[7]. TS Lê Thanh Sinh (2005). TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN (HỆ THỐNG CÂU HỎI
– ĐÁP ÁN GỢI MỞ VÀ HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN), Nxb. Đại học Quốc gia
TP.HCM, TP.HCM.

You might also like