You are on page 1of 3

Câu 2

Trong thế giới vô cơ hay hữu cơ thì phát triển là một xu hướng chung của mọi sự vật, hiện
tượng. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng gồm hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó luôn thống
nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng đó.Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất đã chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển là từ
những sự thay đổi dần về lượng dẫn đến một mức độ nhất định sẽ làm cho sự vật có bước
nhảy về chất , tạo ra được sự phát triển và quy luật này là một trong ba quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật của triết học Mác- Lênin. Quy luật này đã chỉ ra được tính chất của sự
vận động và phát triển đó chính là khi cho thấy sự thay đổi của lượng của sự vật, hiện tượng
diễn ra một cách từ từ kết hợp với những sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện
tượng vừa có những bước tiến tuần tự mà vừa có những bước đột phá rất vượt bậc. Theo
những cách thức trên thì sự phát triển tiến hành thay đổi lượng trong mỗi sự vật đã dẫn tới việc
chuyển hoá về chất của chính sự vật và đưa sự vật bước sang trạng thái phát triển kế tiếp
nhau.

Những khái niệm, phạm trù giúp ta vạch ra, hiểu rõ hơn được nội dung của quy luật này.

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng,là
cái nguyên thuỷ, bản chất riêng của sự vật, hiện tượng và là sự thống nhất hữu cơ của các
thuộc tính và tạo nên sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất duy
nhất mà có thể là nhiều chất tạo thành, tác động với nhau để có tạo nên những nhân tố có tính
ổn định hơn giúp phân biệt giữa chất này và chất khác. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình
tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có một chất riêng. Chất và sự
vật có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Khi chất mất đi thì sự vật đó cũng dần tan rã
và ngược lại không có sự vật thì chất cũng sẽ không tồn tại được. Ví dụ về chất như muối có vị
mặn, chanh có vị chua,...
Không giống với khái niệm chất, lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của sự vật về các phương diện về quy mô, tốc độ, trình độ phát triển,...Lượng đôi
khi cũng là một đặc điểm thể hiện hình thái, trạng thái của nhân tố đã và đang tồn tại trong
không gian và thời gian. Có rất nhiều loại lượng khác nhau trong đó có lượng thể hiện hình thái
bên ngoài , có lượng thì thể hiện về lượng chất, các đặc tính bên trong, lượng thì thể hiện tính
nhận thức,.. Được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ
thể của sự vật. Trong thực tế cũng như xã hội thì lượng có thể đong đếm một cách chính xác
nhưng có phần ít chỉ có thể ước lượng, tưởng tượng mà không thế xác định được bằng những
con số cụ thể chẳng hạn như tốc độ ánh sáng là 300000km/ giây.
Như vậy lượng và chất là hai phương diện khác nhau và tồn tại khách quan. Sự phân biệt về
lượng và chất chỉ có ý nghĩa tương đối trong quá trình nhận thức của con người. Mối quan hệ
giữa lượng và chất của mọi sự vật, hiện tượng được diễn ra theo một quy luật chung.

Như vậy bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt là chất và
lượng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hoá về chất nhưng không phải lúc
nào sự thay đổi về lượng bất kì cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về
lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ. Sự biến đổi của lượng có thể xảy ra theo hướng
tăng lên hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất, chất
tương đối ổn định còn lượng thường xuyên thay đổi không cố định.Độ là khái niệm dùng để chỉ
mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng. Độ là giới hạn tồn tại của một
sự vật, hiện tượng. Khi đến độ thì sự vật, hiện tượng chuyển hoá thành chất mới.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu bởi lượng, khi lượng thay đổi đến
một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất , giới hạn đó là điểm nút. Độ được giới
hạn bởi hai điểm nút. Độ và điểm nút là cột mốc của quy luật giữa lượng và chất. Khi lượng mới
và chất mới sinh ra sẽ tạo ra một độ mới và điểm nút mới.

Bước nhảy là giai đoạn trong quá trình thay đổi, là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá
cơ bản về vật chất của sự vật, hiện tượng do những sự thay đổi về lượng trước đó.

Mọi sự vật hiện tượng đều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay
đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo
sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra
đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó,
vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ
như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển
không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy giữa lượng và chất luôn có sự tuần hoàn hỗ
trợ, phát triển lẫn nhau, cái mới ra đời thì sau một quá trình cái mới sẽ trở thành cái cũ và tiếp
tục tạo ra cái mới hơn và quy luật này lặp đi lặp lại với những điều kiện nhất định.

Từ quy luật ta rút ra nhiều bài học cho bản thân trong việc học tập cũng như rèn luyện.Quy luật
chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất như bản thân cá nhân mỗi
người sẽ tích lũy kiến thức cho mình bằng cách nghe giảng thầy cô, tìm hiểu giáo trình, làm bài
tập, nghiên cứu bài giảng và thành quả là những bài kiểm tra.Trong quá trình rèn luyện và học
tập các kiến thức cần thiết cần phải biết đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của chương
trình giảng dạy mà giảng viên truyền đạt, xem xét được lực học của bản thân, nếu không thì sẽ
hình thành những suy nghĩ chủ quan,, tự nhân định mình đã rất giỏi, cảm thấy đã đủ mà bỏ qua
việc học hành, tích lũy kiến thức nhưng thực tế bản thân còn khiếm khuyết kiến thức rất nhiều
bởi chưa thực sự trải nghiệm, thực hành đầy đủ; lượng kiến thức không được tích lũy đầy đủ
dẫn đến thành tích học tập không được khả quan, gây khủng hoảng, thất vọng về mặt ý thức đã
nhận định những ý nghĩ trước đó. Vì vậy ta cần phát huy tinh thần năng động, vai trò của ý thức
bởi ý thức của con người có thể tác động ngược lại vật chất; không được phủ nhận sự tích lũy
về lượng và quá trình cũng như điều kiện cần để hình thành và cần phải cố gắng nỗ lực trong
học tập, tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn để đạt được kết quả cao nhất..Để nắm
trong tay một tấm bằng Đại học với kết quả như ý, chúng ta cần phải tích lũy số tín chỉ, học
phần và để có kết quả tốt chúng ta cần tích lũy đủ số lượng đơn vị học trình của các môn
học.Như vậy thì trong quá trình học tập, thời gian học được xem là độ, các kỳ thi là các điểm
nút và các kết quả đạt yêu cầu kì thi là bước nhảy bởi khi kết quả kỳ thi tốt-bước nhảy là sự kết
thúc một giai đoạn tích lũy tri thức trong quá trình học tập rèn luyện của chúng ta.

You might also like