You are on page 1of 2

QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT

Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho
nó là nó mà không phải cái khác
VD: Chất của muối là mặn
Chất không những được xác định bởi yếu tố cấu thành, mà
còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa các yếu tố.
VD: Kim cương và than chì do cacbon tạo thành nhưng
do phương thức liên kết khác nhau nên dẫn đến chất khác.
Lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng qua các phương diện : số lượng, quy mô, trình
độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển. Lượng là lượng của
chất, chất nào lượng đó.
VD : Một người học từ mầm non đến đại học, trình độ
nhận thức qua từng năm là chất, thời gian trải qua là lượng.
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất
giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau
mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về
lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật,
hiện tượng. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng
chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về
lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ. Vì vậy, trong
giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó. Chưa chuyển
hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn
đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm
nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều
kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây
chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát
triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn
mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển
liên tục của sự vật, hiện tượng. Dựa vào nhịp điệu có bước
nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Dựa vào quy mô có bước
nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
VD: Với học sinh cấp 3 độ là 3 năm học THPT, điểm nút
là thi tốt nghiệp cấp ba, bước nhảy là chuyển đến học đại học.
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự
vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên
nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp
điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
VD: Khi một học sinh cấp ba trở thành sinh viên đại học
rồi thì sẽ có những sự biến đổi về thể chất, về phương pháp học,
phương pháp tư duy,... để thích nghi với môi tường mới.
Trong nhận thức và thực tiễn cần phải biết tích lũy về
lượng để thay đổi về chất, phát huy tác động của chất mới
đối với lượng; cần chống lại quan điểm chủ quan, nóng vội,
đồng thời chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ; phải nhận thức
được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật,
hiện tượng để lựa chọn phương pháp phù hợp và phải vận
dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy.

You might also like