You are on page 1of 2

QUY LUẬT LƯỢNG ĐỔI- CHẤT ĐỔI

B1: khái niệm


- Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa
và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.
- Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật,
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó mà
không phải cái khác ( nói thêm:chất của mỗi sự vật không phải chỉ được tạo
bởi các nhân tố hợp thành mà còn bởi ccahs sắp xếp các nhân tố đó)
Ví dụ: ta nói đến viên phấn là chất CaO, có màu trắng, không tan trong nước
Hay ví dụ về nước là H2O, trong suốt, không màu, không mùi, không vị
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu
thị số lượng, quy mô, nhịp điệu, trình độ, tốc độ,.. của sự vận động và phát
triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó ( lượng của sự vật có nhiều loại
và nhiều hình thức biểu hiện khác nhau: có loại biểu hienj là số lượng, có loại
biểu hiện là đại lượng, có loại biểu hiện dưới dạng cụ thể- cảm tính, có loại
biểu hiện trừu tượng)
Ví dụ: về nước là H20 nhưng trong một phân tử nước gồm hai nguyên tử hidro
liên kết cộng hợp với một nguyên tử O
 Mối liên hệ giữ lượng và chất: ví dụ về sinh viên năm 1 thì sinh viên là chất
để phân biệt được với các nghề nghiệp và sinh viên năm 1 là lượng chỉ trình
độ sinh viên
 Vậy để tìm hiểu về sự tương tác qua lại giữa lượng và chất thì ta sang phần
tiếp theo tìm hiểu về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi vè lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ngược lại
 Lưu ý là sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ là tương ddooois. Cái
trong mối quan hệ này được coi là chất thì trong mối quan hệ khác được
coi là lượng.
B2: nội dung
- Sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng
cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời. bất cứ sự vật nào cũng là sự thống
nhất giữa chất và lượng. khi sự vật tồn tại, chất và lượng thống nhất vơi snhau
trog một giới hạn độ nhất định.
- Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó
là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất
cơ bản của sự vật
Ví dụ: độ của chất là sinh viên là từ khi nhập học tới khi tốt nghiệp. Khi tốt
nghiệp lượng ở đây là năm 4 ở mức tối đa làm thay đổi chất là không còn là
sinh viên mà chuyển sang một nghề nghiệp hay công việc khác
- Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm cho sự thay
đổi về chất của sự vật diễn ra gọi là điểm nút
- Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới ( làm thay đổi
quy mô, nhịp điệu, tốc độ,…)
- Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước
nhảy
- Các hình thức bước nhảy
 Như vậy sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn độ sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất cơ bản của sự vật thông qua bước nhảy. chất mới ra đời tác
động trở lại sự thay đổi của lượng
B3: ý nghĩa pp luận
- Làm việc có quy trình, trình tự
 Chống chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn
- Tính cầu tiến, phát triển
 Chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thiếu tinh thần tiến công.

You might also like