You are on page 1of 8

1.

Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:

 Khái niệm quy luật:

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách


quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các
đối tượng và nhất định tác động khi có các
điều kiện phù hợp.

Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn


đến những thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất


của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện
tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định.

VD: Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp trồng lúa nước, khi khoa học chưa
phát triển thì người nông dân Việt Nam đã tìm tòi và phát hiện ra từ cày cấy, gặt, trồng
các loại cây gì, vào những mùa nào, thời
tiết như thế nào,…thì phải nắm giữ các
quy luật của thời tiết, quy luật của tự
nhiên cho phù hợp. Thông qua việc quan
sát và sự vật hiện tượng được lặp đi lặp
lại ông cha ta đã phát hiện, nắm giữ các
quy luật và vận dụng đưa các quy luật
vào trong sản xuất .

Tính chất của quy luật:


+Khách quan (không phụ thuộc vào ý thức của người)

+Phổ biến (diễn ra ở trong mọi lĩnh vực)

+Đa dạng

 Khái niệm về lượng và chất:

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật,
hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng
khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính
chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: những mức độ trưởng thành của cá nhân một con người từ ấu thơ -> mầm non ->
nhi đồng -> thiếu niên -> thanh niên…mỗi giai đoạn đó là một chất.

Chất của sự vật không những được quy định bởi các chất của những yếu tố tạo thành
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu cúa sự
vật.

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính
của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.
VD: Trong thực tế, lượng có thể xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính
xác như chiều dài và khối lượng,….

Mối quan hệ biện chứng :


-Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật chỉ ra rằng mỗi sự vật, hiện tượng là
một thể thống nhất giữa 2 mặt lượng và chất

-Chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật và hiện tượng dần biến đổi bắt đầu
từ lượng

-Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy, xuất hiện trong quá trình tác động lẫn nhau
giữa chất và lượng.

ĐỘ: là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng


chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng

ĐIỂM NÚT: là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã


có thể làm thay đổi chất của sự vật.

BƯỚC NHẢY: là sự chuyển hóa về sự vật do những


thay đổi về lượng gây nên.
Ví dụ biện chứng về chất và lượng:

“CHẤT”:

VD: sự thống nhất của các thuộc tính


khách quan vốn có của “nước”: không màu,
không vị, có thể hòa tan trong muối, axit,…

“LƯỢNG”:
VD: Mỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ
một nguyên tố oxi và hai nguyên tố hidro

Như vậy, quy luật chỉ ra rằng quan hệ lượng-chất là quan hệ biện chứng. Những thay
đổi về lượng chuyển thành những thay đổi về chất và ngược lại; chất là mặt tương đối
ổn định, lượng là mắt dễ biến đổi hơn. Lượng biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ
chất cũ, chất mới hình thành lượng mới; lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào
đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Quá trình tác động qua lại phá vỡ chất cũ
đang kìm hãm nó. Quá trình tác động quay lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự
vận động liên tục. Tùy vào sự vật, hiện tượng, tùy vào mâu thuẫn vốn có của chũng và
tạo điều kiện, trong đó diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà có nhiều
hình thức nhảy.

Ý NGHĨA TRONG NHẬN THỨC

Nhờ có phương pháp luận mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng
điều vận động và phát triển
Sự vật và hiện tượng nào cũng đều tồn tại từ hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận
thức chúng ta cần cẩn thận nhìn nhận về cả hai mặt lượng và chất để có được góc nhìn
nhận phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.

Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn
của độ, điểm nút, bước nhảy.

LIÊN HỆ BẢN THÂN :

Trong thực tế, đời sống con người muốn có thay đổi về chất thì mỗi con người phải cần
có sự tích lũy về lượng và sự tích lũy đó phải từ bản thân mình tạo ra mà không nhận sự
giúp đỡ từ người khác, sự tích lũy đó phải đánh đổi bằng sức lao động mà có được.

Cũng như trong quá trình học tập


lượng là những tín chỉ mà bạn tích lũy
được trong quá trình học học. Trong khi
bạn vẫn chưa ra trường, tức là chất chưa
đổi chỉ có lượng của bạn mới thay đổi.
Khi tích đủ tín chỉ thì sẽ được tốt
nghiệp và ra trường thì khi đó chất và
lượng của bạn đều thay đổi.

Một số câu hỏi ôn tập:


1. Khái niệm nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, là sự thống
nhất hữu cơ giữa các thuộc tính làm cho sự vật là nó:

A. Chất

B. Lượng

C. Độ
D. Điểm nút

 Đáp án: A

2. Muốn làm thay đổi chất của sự vật cần phải:

A. Kiên trì tích lũy về lượng đến mức cần thiết

B. Tích lũy lượng tương ứng với chất cần thay đổi

C. Làm thay đổi cấu trúc của sự vật

D. Cả A, B, C

 Đáp án: D

3. Những nhân tố thể hiện lượng của một sự vật?

A. Số lượng các yếu tố cấu thành

B. Quy mô tồn tại

C. Tốc độ vận động, phát triển

D. Cả ba đáp án trên

 Đáp án: D

4.Điền vào chỗ trống cụm từ sao cho phù hợp:" Lượng là một phạm trù triết học dùng để
chỉ... vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật "

A. Thuộc tính

B. Tính qui định khách quan

C. Mối quan hệ

D. Tên gọi

 Đáp án: B
5. Xét trong mối liên hệ phổ biến và sự vận động, phát triển mỗi sự vật:

A. Chỉ có một loại lượng và một loại chất

B. Có một loại lượng và nhiều loại chất

C. Có nhiều loại lượng và một loại chất

D. Có nhiều loại lượng và nhiều loại chất

 Đáp án: D

6. Chất và lượng:

A. Không có mối quan hệ với nhau

B. Chỉ có mối quan hệ giữa lượng và chất

C. Có mối quan hệ biện chứng với nhau

 Đáp án: C

7. Bài học có ý nghĩa phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn khi tìm hiểu quy luật
lượng - chất:

A. Ta phải từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật

B. Bằng hoạt động có ý thức nắm bắt được quy luật khách quan mà ta có thể rút ngắn quá
trình tích tụ về lượng để đạt kết quả mong muốn; vận dụng linh hoạt các hình thức bước
nhảy trong các tình huống lịch sử cụ thể

C. Muốn duy trì một trạng thái hiện thực nào đó ta cần nắm bắt được giới hạn của độ,
không để sự thay đổi của lượng vượt quá ngưỡng của độ

D. Bao gồm cả ba đáp án trên

 Đáp án: D

8. Ý nghĩa nhận thức của quy luật " lượng - chất":


A. Hiểu được phương thức cơ bản của sự vận động, phát triển

B. Hiểu được động lực của sự phát triển

C. Hiểu được hình thức có tính chu kỳ của sự phát triển

D. Cả A, B, C

 Đáp án: D

9. " Gò với núi cũng kể loài cao, bể với ao cũng kể loài thấp". Quan điểm này thể hiện:

A. Mối quan hệ cái khẳng định và phủ định

B. Mối quan hệ giữa lượng và chất

C. Sự thống nhất của các mặt đối lập

 Đáp án: B

10. Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu (...): Trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải biết tích lũy về... để có biến đổi về...; không được nôn nóng cũng như
không được bảo thủ.

A. Vật chất - ý thức

B. Kinh nghiệm - thực tiễn

C. Lượng - chất

D. Tri thức - tình cảm

 Đáp án: C

You might also like