You are on page 1of 16

Câu 1: quan niệm TH MLN về vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất

-định nghĩa, nội dung định nghĩa, ý nghĩa định nghĩa- vở ghi
-các hình thức tồn tại vật chất-vở ghi
Câu 2: Ý thức
Câu 3: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức , ý nghĩa
phương pháp luận.
1. Khái niệm vật chất và ý thức:
+ Trước hết là điều kiện khách quan:
+ Quy luật khách quan:
+ Khả năng khách quan:
- Phát huy tính năng động chủ quan của ý thức:
+ Năng động trong nhận thức: phải nhận thức đúng thực tiễn, từ đó đề ra đường lối,
chủ trương, biện pháp đúng và khoa học.
+ Năng động trong tổ chức thực tiễn cách mạng...
- Đấu tranh chống mọi biểu hiện bất chấp quy luật khách quan, thụ động, tiêu cực.
Đặc biệt là bệnh chủ quan, duy ý chí.
Câu 4: Phân tích nội dung 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
c. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến + nguyên lý về sự phát triển → quan điểm
lịch sử - cụ thể.
Xem xét SV phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử - cụ thể mà SV ra đời, tồn tại và phát
triển cả về thời gian, không gian và các mối liên hệ.
Câu 5: Phân tích quy luật mâu thuẫn và phương pháp luận của nó
1. Đặt vấn đề.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu
thuẫn), là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân
của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
2. Các khái niệm.
Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm
sáng tỏ thông qua một loạt những phạm trù cơ bản: “ mặt đối lập”, “sự thống nhất” và
“ đấu tranh của các mặt đối lập”
- Mặt đối lập là phạm trù triết học để chỉ những đặc điểm, thuộc tính, tính quy định
vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện, là tiền đề tồn tại của nhau.
- Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa nhau, cùng tồn tại không thể
tách rời nhau của các mặt đối lập
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối
lập theo khuynh hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.
b. Phân loại mâu thuẫn (bên trong – bên ngoài, cơ bản – không cơ bản, chủ yếu --
thứ yếu, đối kháng – không đối kháng)

Câu 6: Phân tích quy luật lượng chất và phương pháp luận của nó
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một
trong những
quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách
thức của sự phát triển.
1. Các khái niệm
1.1 Khái niệm về chất
Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan, vốn có của SV, HT; là sự
thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho SV là nó, phân biệt với SV, HT khác
- Đặc trưng:
+ Chất của SVHT được bộc lộ thông qua thuộc tính nhưng chất không đồng nhất với
thuốc tính
+ Tồn tại mang tính khách quan
+ Sự vật có vô vàn chất khác nhau tùy thuốc vào các bối cảnh lịch sử khác nhay mà
nó tồn tại
+ Chất bị quy định bởi cấu trúc của chính SVHT đó
+ Chất không tồn tại thuần úy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của
nó.
1.2 Lượng
- Lượng là PTTH dùng để chỉ tính quy định khách quan của SV, HT về số lượng, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển cũng như các thuộc tính của SV,
HT
- Đặc trưng:
+ Tồn tại mang tính khách quan
+ Biểu hiện rất đa dạng, phong phú: có thể lượng hóa dựa trên con số hoặc chỉ biểu
hiện bằng tư duy trìu tượng
+ 1 SVHT có vô vàn lượng khác nhau
+ Lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi
2.Nội dung quy luật
a. Độ, điểm nút, bước nhảy:
- Độ - giới hạn mà trong đó sự thay đổi về Lượng chưa làm Chất thay đổi căn bản.
- Điểm nút - mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về Lượng vượt qua nó sẽ làm Chất thay
đổi căn bản.
- Bước nhảy - sự chuyển hóa về Chất do những thay đổi về Lượng trước đó gây ra;
Bước nhảy là giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của sự vật, nó tồn tại khách
quan, phổ biến, đa dạng
(Bước nhảy toàn bộ/Bước nhảy cục bộ; Bước nhảy đột biến/Bước nhảy dần dần;
Bước nhảy tự nhiên/Bước nhảy xã hội/Bước nhảy tư duy).
b.Phân tích:
- Mọi sự vật đều được đặc trưng bằng sự thống nhất giữa Chất và Lượng.
Câu 7: Phân tích quy luật phủ định của phủ định và phương pháp luận của nó
Câu 8: Con đường biện chứng của sự nhận thức
Trong tác phẩm “Bút ký triết học”, V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng tới thực tiễn – đó là con đường biện chứng
của quá trình nhận thức chân lý”[1] .
Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức;
chủ thể gắn liền với khách thể, với trình độ phản ánh đi vào các mặt, các bộ phận
bên ngoài của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, là cơ sở cho quá trình
nhận thức tiếp theo, với các hình thức phản ánh là cảm giác, tri giác, biểu tượng.
Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức,
phản ánh bản chất, quy luật bên trong của sự vật, hiện tượng; chủ thể không gắn
liền với khách thể, phản ánh một cách tự giác, gián tiếp trong tư duy; bao gồm các
hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận...

Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, con người phải tiến hành các thao
tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Từ
nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính là một bước phủ định biện chứng của quá
trình nhận thức.

Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) và nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) là
hai giai đoạn khác nhau của nhận thức, nhưng thống nhất với nhau. Nhận thức cảm
tính đem lại những tri thức phong phú, đa dạng, sinh động, trực tiếp về sự vật, làm
cơ sở, tiền đề cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính giúp con người hiểu sự vật
sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, tác động trở lại quá trình nhận thức cảm tính, bảo đảm cho
quá trình này được nhanh, chính xác và đúng hướng. Vì vậy, cần chống chủ nghĩa
duy cảm (tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức cảm tính), chống chủ nghĩa duy lý
(tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức lý tính).

Từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn là một giai đoạn của quá trình nhận thức, cả
nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều phải luôn dựa trên cơ sở thực tiễn và
trở về phục vụ thực tiễn; qua đó, bảo đảm được chức năng, ý nghĩa của nhận thức.
Từ nhận thức lý tính, tri thức lý luận phải được đưa trở về thực tiễn mới luôn được
phát triển. Thực tiễn đặt ra những yêu cầu mới cho lý luận tiếp tục làm sáng tỏ,
thông qua đó có bước phát triển. Qua thực tiễn, tri thức lý luận mới được kiểm
nghiệm tính đúng đắn hoặc sai lầm. Những tri thức phù hợp với thực tiễn, đem lại
hiệu quả cho hoạt động thực tiễn sẽ trở thành chân lý.

Từ nhận thức lý tính trở về thực tiễn, con người không chỉ có tri thức lý luận, mà còn
phải có tình cảm, ý chí, phải có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn nhất định. Đây là
bước phủ định của phủ định trong quá trình nhận thức.

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta được bắt đầu bằng đổi mới tư duy lý luận. Thực chất
đổi mới tư duy lý luận ở nước ta hiện nay là trở về với tư duy biện chứng duy vật,
khắc phục tư duy siêu hình, giáo điều, kinh nghiệm.

Con đường biện chứng của quá trình nhận thức là cơ sở khoa học chỉ ra yêu cầu và
phương pháp cho quá trình đổi mới tư duy như: sự thống nhất giữa lý luận – thực
tiễn, tính liên tục của quá trình nhận thức, mối quan hệ giữa tổng kết thực tiễn – phát
triển lý luận, v.v... Đồng thời, biện chứng quá trình nhận thức là cơ sở khoa học để
quán triệt nguyên tắc thông nhất giữa lý luận và thực tiễn, phê phán chủ nghĩa giáo
điều và chủ nghĩa kinh nghiệm.

Câu 9: Thực tiễn


Câu 10: PTSX( khái niệm, kết cấu,vai trò người lao động trong LLSX)
- Vai trò của yếu tố con người đối với sự phát triển xã hội:
Người lao động là nhân tố hàng đầu và quyết định của lực lượng sản xuất, mà lực lượng
sản xuất đóng góp vai trò trực tiếp trong sự phát triển xã hội. Con người tác động làm thay
đổi lực lượng sản xuất để lực lượng sản xuất trực tiếp phát triển xã hội. Phải ý thức được
rằng chính yếu tố con người làm nêntất cả các cuộc cách mạng to lớn trên mọi lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, chính trị… tạo nên sự biến đổi không ngừng của xã hội loài người.Từ khi loài
người xuất hiện, lao động là không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Từ những bước đi chập chững đầu tiên, loài người đã biết dung những công cụ thô
sơ nhất để tác động tự nhiên làm ra sản phẩm nuôi sống bản thân. Chính nhờ có lao động
và ngôn ngữ, con người trở thành động vật cao cấp nhất trong giới tự nhiên, biết dung ý chí
của mình để biến đổi thế giới. Cùng với sự phát triển của lịch sử, công cụ lao động đã dần
dần được phát triển từ những công cụ thô sơ nhất đến những máy móc vô cùng hiện đại.
Tất cả những sự biến đổi to lớn đó là do con người tạo ra. Dù cho khoa học kỹ thuật có hiện
đạo đến mức độ nào, công cụ lao động có thông minh đến đâu thì vai trò của con người là
không thể phủ nhận. Con người vẫn luôn là chủ thể của sản xuất, chủ thể của xã hội; nếu
thiếu con người thì xã hội sẽ không thể vận hành.
Câu 11: Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình
độ của lực lượng
sản xuất. Đảng ta đã vận dụng quy luật này trong việc đổi mới đất nước hiện
nay như thế nào?
Quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ cảu LLSX là một quy luật cơ bản của sự
vận động, phát triển xã hội, quy luật này nói lên vai trò quyết định của LLSX đối với
QHSX và sự phụ thuộc của QHSX đối với LLSX. Đồng thời nó cũng tác động trở lại
đối với LLSX.
1. Các khái niệm PTSX, LLSX và QHSX
* PTSX: - Là cách thức con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất trong
những giai đoạn lịch sử nhất định
- Kết cấu: thống nhất của LLSX ở một trình độ phát triển nhất định với một QHSX
tương ứng
* LLSX: - Biểu hiện mqh giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, sự
thống nhất hữu cơ giữa người lao động với TLSX, phản ánh trình độ chinh phục tự
nhiên của con người
- Kết cấu: gồm người lao động (thể lực, trí lực, tâm lực) và TLSX (đối tượng lao động
và TLLĐ)
* QHSX :- Là mqh giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, bao gồm
quan hệ
về sở hữu đối với TLSX; về tổ chức, quản lý sản xuất và về phân phối sản phẩm lao
động xã hội
- Kết cấu: 3 mặt: quan hệ về sở hữu đối với TLSX (sở hữu công cộng và sở hữu tư
nhân), quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất (phân công lao động xã hội, cơ chế
quản lý kinh tế), quan hệ về phân phối sản phẩm lao động.
2. Nội dung quy luật:
LLSX và QHSX là hai mặt của PTSX, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động
biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người –
Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX.
Quy luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của QHSX vào sự phát triển
của LLSX. Đến lượt mình QHSX tác động trở lại đối với LLSX.
Tính chất của LLSX là tính chất của TLSX và của lao động. Khái quát có 2 hình thức
cơ bản là: tính chất các nhân riêng lẻ, hoặc tính chất xã hội. Còn trình độ của LLSX
là trình độ phát triển của sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của khoa học công
nghệ, công cụ lao động, kỹ thuật, kỹ năng, tri thức của người lao động, trình độ phân
công lao động.
- LLSX quyết định QHSX, vì:
+ LLSX là yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất, là nội dung của quá trình sản
xuất, còn QHSX là yếu tố phụ thuộc vào LLSX, nó là hình thức xã hội của sản xuất
nên có tính chất tương đối ổn định, có xu hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển
của LLSX.
+ LLSX phát triển làm cho QHSX hình thành, biến đổi, phát triển cho phù hợp với nó.
Sự phù hợp của LLSX với QHSX là động lực làm cho LLSX phát triển.
+ Mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ được giải quyết bằng cách thay thế QHSX
cũ bằng QHSX mới phù hợp với LLSX. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu
thuẫn này được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng
xã hội.
- QHSX tác động lại LLSX ở chỗ, nó quy định mục đích của sản xuất, hệ thống tổ
chức quản lý sản xuất, phương thức phân phối sản phẩm. Do vậy, nó tác động đến
thái độ người lao động. QHSX phù hợp sẽ thúc đẩy LLSX phát triển và ngược lại sẽ
kìm hãm sự phát triển của LLSX. Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ
của LLSX tác động trong lịch qua sự thay thế kế tiếp nhau của các PTSX từ thấp đến
cao. Đó là cách nhìn thế giới trên phương diện tổng thể, quy luật chung, xu hướng
chung của lịch sử thế giới. Nhưng thực tế thì lịch sử đã chứng minh rằng, không phải
bất cứ nước nào cũng nhất thiết phải tuần tự qua các PTSX.

Câu 12: Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Nhận thức và vận dụng
quy luật của Đảng ta?
Câu 13 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH. Ý nghĩa
phương pháp luận của mối quan hệ trên

You might also like