You are on page 1of 4

1. Vật chất- ý thức và mqh giữa vật chất- ý thức ?

- Vật chất là:


 Theo chủ nghĩa duy tâm: Thừa nhận sự tồn tại của sự vật, hiện tượng vật chất nhưng
phủ định đặc tính tồn tại khách quan của chúng
 Theo chủ nghĩa duy vật cổ: Vật chất được coi là cơ sở đầu tiên của mọi sự vật hiện
tượng trong thế giới khách quan.
 Theo CN Angghen: Vật chất với tính cách là một phạm trù triết học, một sáng tạo,
một công trình trí óc của tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện thực chứ
không phải là sản phẩm chủ quan của tư duy.
 Theo CN Mác: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
 Vật chất chỉ tồn tại bằng cách vận động và chỉ thông qua vận động mà vật chất biểu hiện
sự tồn tại của mình
- Ý thức là:
 Theo cn duy tâm: Ý thức là bản thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh
thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
 Theo CN duy vật SH: Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý
thức; coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra.
 Theo Cn duy vật BC: Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của
giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội -
lịch sử của con người.
- Mối quan hệ giữa vật chất- ý thức:
 Theo CN duy tâm: Ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, có tính quyết định; còn thế
giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý
thức tinh thần sinh ra. Phủ nhận tính khách quan, cường điệu vai trò nhân tố chủ
quan, duy ý chí, hành động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan.
 Theo CN duy vật: Tuyệt đối hoá yếu tố vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức.
Phủ nhận tính độc lập tương đối và tính năng động, sáng tạo của ý thức trong hoạt
động thực tiễn; rơi vào trạng thái thụ động, ỷ lại, trông chờ không đem lại hiệu quả
trong hoạt động thực tiễn.
2. Nguyên lí mối liên hệ phổ biến ?
 KN
- Mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
- Theo Cn duy tâm: Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới khách quan đều tồn tại biệt lập,
tách rời nhau, không quy định ràng buộc lẫn nhau, nếu có thì chỉ là những quan hệ bề
ngoài, ngẫu nhiên.
- Theo Cn duy vật: các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa
liên hệ, quy định và chuyển hóa lẫn nhau.
 Nội dung:
- Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng làm điều kiện, tiền đề, quy định lẫn nhau.
- Mối liên hệ giữa các mặt của sự vật, hiện tượng tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau.
 Tính chất:
- Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người; con
người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.
- Tính đa dạng, phong phú, muôn vẻ … mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ
thể và chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ
có tính chất và vai trò khác nhau.
3. Quy luật sự thay đổi về lg dẫn đến thay đổi chất ?
- Vị trí của quy luật: chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
- Chất:
 Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật, hiện
tượng là nó chứ không phải là cái khác.
- Lượng:
 Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp độ… của các quá trình vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng.
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi:
 Lượng là yếu tố động => luôn thay đổi (tăng hoặc giảm)
 Lượng biến đổi dần dần và tuần tự…
 Biến đổi về lượng có xu hướng tích lũy => đạt tới điểm nút
 Tại điểm nút, diễn ra sự nhảy vọt = biến đổi về chất = cái cũ mất đi  cái mới ra đời
thay thế cho nó.
- Ngược lại, chất đổi dẫn đến lượng đổi:
 Chất là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn bản.
 Chất đổi = nhảy vọt tại điểm nút
 Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản, toàn diện => chất cũ (sự vật
cũ) mất đi, chuyển hóa thành chất mới (sự vật mới)
 Chất đổi sinh ra sự vật mới, mang lượng mới => tiếp tục biến đổi...
- Ý nghĩa pp luận:
 Trong nhận thức và thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về chất; không
được nôn nóng cũng như không được bảo thủ
 Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự
vận động của sự vật, hiện tượng vì vậy tránh chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn
hoặc bảo thủ, thụ động
 Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; trong lĩnh
vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan
 Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện
tượng để lựa chọn phương pháp phù hợp
4. Quy luật quan hệ sx phù hợp với trình độ phát triển của lực lg sx ?
- Vị trí: là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển của xh.
- Nội dung:
 Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất, tác
động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ
sản xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng sản xuất
- Vai trò quyết định của LLSX:
 Biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người
 Tính năng động và cách mạng của công cụ lao động
 Người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng đầu
 Tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất
 LLSX quyết định sự ra đời của một QHSX mới, quyết định nội dung và tính chất của
QHSX
- Sự tác động trở lại của QHSX với LLSX:
 Sự phù hợp quy định mục đích, xu huớng phát triển, hình thành hệ thống động lực
thúc đẩy sản xuất phát triển.
 Sự tác động diễn ra hai chiều hướng: Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực
luợng sản xuất.
 Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng: Phù hợp  Không phù hợp 
Phù hợp mới cao hơn ...
 Con người giữ vai trò chủ thể nhận thức giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp.
 Trong xã hội có đối kháng giai cấp: Mâu thuẫn LLSX và QHSX đuợc biểu hiện về
mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp; được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp mà
đỉnh cao là cách mạng xã hội
- Đặc điểm:
 Sự phù hợp... đòi hỏi tất yếu thiết lập chế độ công hữu TLSX
 Phương thức sản xuất XHCN dần dần loại trừ đối kháng xã hội
 Không diễn ra "tự động", đòi hỏi trình độ tự giác cao trong nhận thức và vận dụng
quy luật
 Quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX có thể bị "biến dạng" do nguồn gốc chủ
quan.
5. Quy luật kiến trúc tg tầng- cơ sở hạ tầng ?
- Khái niệm cơ sở hạ tầng:
 Định nghĩa: Là toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hội trong sự vận động hiện
thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó
 Các yếu tố cấu thành: QHSX thống trị & tàn dư & mầm mống.
- Khái niệm kiến trúc thượng tầng:
 Định nghĩa: Kiến trúc thượng tầng của xã hội là toàn bộ những tư tưởng xã hội
với những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng
tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
 Cấu trúc: các hình thái tư tưởng xh & các thiết chế xã hội tương ứng.
- Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
 Vị trí: Đây là một trong hai quy luật cơ bản của sự vận động phát triển lịch sử xã
hội
 Nội dung: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cơ bản của xã hội,
tác động biện chứng, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
còn kiến trúc thượng tầng tác động trở lại to lớn
 Thực chất: Sự hình thành, vận động và phát triển các quan điểm tư tưởng cùng
với những thể chế chính trị xã hội tương ứng xét đến cùng phụ thuộc vào quá
trình sản xuất và tái sản xuất các quan hệ kinh tế
- Vai trò quyết định của CSHT với KTTT:
 Quyết định sự ra đời của KTTT.
 Quyết định cơ cấu của KTTT.
 Quyết định tính chất của KTTT.
 Quyết định sự vận động và phát triển của KTTT.
- Sự tác động trở lại của KTTT với CSHT:
 Nội dung:
 Củng cố, hoàn thiện và bảo vệ CSHT sinh ra nó, thực chất là bảo vệ lợi ích
kinh tế của giai cấp thống trị.
 Ngăn chặn CSHT mới, xoá bỏ tàn dư CSHT cũ
 Định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế
 Phương thức tác động:
 Tác động theo hai chiều: nếu cùng chiều với quy luật kinh tế thì thúc đẩy xã
hội phát triển, hoặc nguợc lại
 Kiến trúc thượng tầng chính trị có vai trò lớn nhất do phản ánh trực tiếp
CSHT, là biểu hiện tập trung của kinh tế.
6. Con người và bản chất con người ?
- Khái niệm con người: Con người là một sinh vật có tính xã hội ở một trình độ cao nhất
của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các
thành tựu của văn minh và văn hóa.
- Bản chất:
 Là thực thể sinh học- xã hội.
 Là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.
 Vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.
 Bản chất con ng là sự tổng hòa các mối qhe xã hội.

You might also like