You are on page 1of 4

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC MÔ HÌNH TÀI

CHÍNH
Câu hỏi lý thuyết
Câu 1: Phân tích tỷ số tài chính:
- Cả hai phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian và phân tích chéo
đều hữu ích vì chúng đều cho thấy các số liệu, các con số tỷ lệ về tính hình
tài chính của công ty.
- Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian cho ta biết tình sức khỏe của
công ty tại nhưng thời điểm khác nhau có khác biệt như thế nào, tốt hơn hay
xấu hơn so với tình hình của chính công ty trong thời điểm của quá khứ.
Phương pháp phân tích chéo thì lại cho biết sức khỏe tài chính của công ty
với các đối thủ khác là mạnh hơn hay yếu hơn.
Câu 2: Các tỷ số riêng của ngành: Một công ty có thể có các công ty con ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Trong mỗi lĩnh vực thì kết quả hoạt động kinh doanh là khác
nhau vì đối tượng và nhu cầu khách hàng là hoàn toàn khác nhau. Nếu chúng ta so
sánh tổng doanh thu từ tất cả các của hàng dù chúng khác nhau thì không thể đánh
giá được tình hình của từng của hàng dựa trên con số đó. Chính vì vậy chỉ nên tập
trung vào doanh số của các của hàng tương tự, vì chúng mới thật sự cho thấy liệu
ngành đó có kết quả hoạt động tốt hay là không.
Câu 3: Dự báo doanh số: Doanh số trong tương lai là đầu vào chính yếu của mô
hình vì khi lập các mô hình tài chính tương lai thì cần phải đưa ra giả định làm cơ
sở cho mô hình đó và hầu như các khoản mục khác đều gắn trực tiếp với doanh thu
nên doanh thu sẽ là yếu tố chính yếu nhất.
Câu 4: Tăng trưởng ổn định: Trong tính toán cho EFN, chúng ta có thể sử dụng tỷ
lệ tăng trưởng 25%. Nếu như công ty vay thêm hoặc bán thêm cố phiếu mới thì
tăng trưởng 25% doanh số hoàn toàn là điều khả thi.
Câu 5: EFN và tỷ lệ tăng trưởng:
- Tỷ lệ tăng trưởng ổn định của EFN: EFN dự phóng âm cho thấy nhu cầu tài
trợ lớn hơn nhu cầu đầu tư nên tỷ lệ tăng trưởng ổn định sẽ lớn hơn 20%
- Tỷ lệ tăng trưởng nội tại: nếu như công ty tài trợ hoàn toàn bằng vốn cố
phần thì tỷ lệ tăng trưởng nội tại bằng tỷ lệ tăng trưởng ổn định tức là lớn
hơn 20%, còn nếu công ty có đi vay nợ thì tỷ lệ này sẽ nhỏ hơn 20%
- Nếu tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tăng lên công ty sẽ có nhiều nguồn lực nội tại
hơn, lúc này công ty sẽ phải tăng nợ để duy trì được tỷ số nợ trên vốn CSH
không đổi như chính sách ban đầu, vì vậy EFN sẽ giảm
- Còn nếu tỷ lệ lợi nhuận giữ lại giảm thì EFN sẽ tăng
- Nếu = 0 thì EFN vì tổng nguổn vốn lúc này không tăng thêm
Câu 6: Báo cáo tài chính theo tỷ trọng:
- Báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng được sử dụng là vì
các biến số trong 2 báo cáo này thường gắn trực tiếp với doanh thu, khi
doanh thu tăng một tỷ lệ nào đó thì một số các khoản mục cũng tăng theo
- Báo cáo dòng tiền theo kế toán không được chuyển sang dạng tỷ trọng là vì
thường là các khoản mục trong báo cáo dòng tiền ít có mối quan hệ theo tỷ
lệ như vậy
Câu 7: Hiệu quả sử dụng tài sản và EFN: Khi tính nhu cầu vốn từ bên ngoài,
chúng ta giả định công ty hoạt động hết công suất. Nếu công ty vận hành ở mức
công suất thấp hơn mức công suất tối đa thì nhu cầu vốn từ bên ngoài có thể bị
giảm. Vì khi hoạt đông thấp hơn mức công suất tôi đa thì doanh thu có thể chưa
được tối đa hóa mà doanh thu thì tác động trực tiếp đến lợi nhuận ròng và tổng tài
sản, dẫn đến có sự chênh lệch giữa sự gia tăng các mục này lúc tối đa và lúc chưa
tối đã làm cho EFN có thể bị giảm
Câu 8: So sánh ROE và ROA: Cả ROE và ROA đều đo lường khả năng sinh lợi.
Khi so sánh 2 công ty với nhau, ROE hữu ích hơn. Như ta đã biết, mục đích của tài
chính là tối đa hóa GT doanh nghiệp mà cụ thể hơn là tối đa hóa thu nhập của cổ
đông, thu nhập của cổ đông là từ lượng đầu tư mà họ đã đổ vào công ty tức là từ
vốn CSH, chính vì vậy hiệu quả sinh lợi trên vốn CSH (ROE) sẽ cho thấy đầu tư
của họ có đem lại hiệu quả cho họ hay không.
Câu 9: Phân tích tỷ số: Tỷ số EBITDA trên tổng TS cho thấy hiệu quả hoạt động
của công ty trước thuế, lãi và các khoản khấu trừ dần. Các khoản này thường rất
khó để kiểm soát, và một số khoản thì chưa thực sự chi bằng tiền được công trở lại,
và nó mới thực sự phản ánh doanh thu thực tế của công ty. Nhiều công ty có EBIT
cao hơn công ty khác nhưng đồng thời EBITDA lại thấp hơn, chính vì vậy tỷ số
này hữu ích hơn là ROA khi so sánh 2 công ty với nhau.
Câu 10: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư:
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư được dùng để đo lường hiệu quả sử dụng nợ
dài hạn và vốn CSH
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư có thể bằng EAT/ (TS- nợ NH) trong khi tỷ
suất sinh lợi trên TS = EAT/TS
Câu 11: Doanh thu bán hàng: Có thể là không, vì khi sản phẩm của họ ít được ưa
thích hơn, thì không có sự quá vội vàng trong các quyết định đầu tư vào TS để
tăng gia sản xuất, và không dẫn đến tình trạng thiếu hụt dòng tiền.
Câu 12: Dòng tiền: Tác động của việc khách hàng không thanh toán cho đến khi
các đơn hàng được giao là trong khoảng thời gian đó các khoản chi phí phát sinh
nhiều hơn dòng tiền mà công ty hiện có dẫn đến việc họ không thể thanh toán kịp
thời chúng, từ đó gây khó khăn trong các hoạt động cũng như kế hoạch của công
ty.
Câu 13: Hoạt động vay nợ của công ty: Mặc dù công ty quá thành trong việc bán
hàng nhưng ngân hàng hay tổ chức tín dụng không tham gia vào và cung cấp cho
công ty lượng tiền mặt họ cần để duy trì hoạt động là vì họ không nhìn vào nhưng
kết quả này để đánh giá việc cho vay mà họ đánh giá khả năng thanh toán nợ của
công ty khi họ quyết định cho vay
Câu 14: Dòng tiền: Trục trặc lớn nhất ở đây vẫn là quá ít tiền mặt. công ty phải có
đủ tiền mới chi trả được chi phí cho hoạt động và cầm cự cho đến lúc khách hàng
thanh toán tiền cho mình
Câu 15: Dòng tiền: Tăng giá, giảm lượng khách được phép trả sau, bàn giao một
phần cho công ty khác, phát hành cổ phiếu, vay nợ mới.
Câu hỏi và bài tập
Bài tập cơ bản

Bài 1: Đồng nhất thức Dupont:


Bội số vốn CSH= 1,55  Tổng tài sản/ Tổng vốn CSH = 1,55
Vòng quay tổng tài sản= 1,75 Doanh thu/ tổng tài sản =1,75
Biên lợi nhuận = 4,3  EAT/Doanh thu = 4,3
 ROE= EAT/ Tổng vốn CSH = 4,3doanh thu/ Tổng vốn CSH= 4,3%*1,75%*
tổng tài sản/ Tổng vốn CSH= 4,3%*1,75%*1,55% vốn CSH/ vốn CSH=
11,66%
Bài 2: Bội số vốn CSH và tỷ suất sinh lợi trên vốn:
Tỷ số nợ trên vốn CSH = Nợ/ Vốn CSH = 0.8%
Tỷ số sinh lợi trên TS= EAT/ Tài sản= 9,7%
Tổng tài sản CSH= 735.000
 Bội số vốn CSH =TS/ Vốn CSH= nợ+ Vốn CSH/ Vốn CSH= 0,8vốn CSH+
Vốn CSH/ Vốn CSH= 1,8%
 Tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH = EAT/Vốn CSH=9,7TS/ Vốn CSH=
9,7*1,8= 17,46%
 Lợi nhuận ròng EAT = 9,7%TS =9,7(0,8%vốn CSH + Vốn CSH)=128,331
Bài 3: Sử dụng đồng nhất thức Dupont:
Doanh thu = $2.700
Tổng TS = $1.310
Tỷ số nợ trên vốn CP = nợ/ vốn CSH= 1,2
Nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH: ROE = 15
 Biên LN * vòng quay tổng TS * bội số vốn CP = 15
Bài 4:
Ta có:
Tỉ lệ chi trả cổ tức năm nay= 2.500/7.590=32,94%
Chính sách cổ tức không đổi -> cổ tức năm tới = 32,94*lợi nhuận ròng (năm tới)
= 32,94*8.607,41 = 2.835,12
 Lợi nhuận giữ lại năm tới= $5.772,29
Từ bảng cân đối kế toán dự phóng, ta có: EFN = 17.024,13 – 5.772,29 =
$11.251,84
Bài 5: Doanh thu và tăng trưởng
- ROE= Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu= 9.702/81.000=0,1198
- b = 100%-30%= 0,7
- Tỷ lệ tăng trưởng ổn định = (ROE*b)/(1- ROE*b)= 0,092
 Doanh thu sẽ tăng tối đa 0,092*54.000=$4.942,96
Bài 6: Tăng trưởng ổn định
Tỷ lệ tăng trưởng ổn định của Layla Corp là = (ROE*b)/(1- ROE*b)=
(0,13*0,8)/(1- 0,13*0,8)= 0,1161
Bài 7: Tăng trưởng ổn định
ROE= biên LN*vòng quay tổng TS*bội số vốn CP= 7,4*2,2*1,4= 22,792
 Tỷ lệ tăng trưởng ổn định là: = (ROE*b)/(1- ROE*b)= 0,1003

You might also like