You are on page 1of 22

TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN

CÁC CÔNG THỨC CHƯƠNG 4 MÔN TCDN


Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh
1. Tổng doanh thu = số lượng bán × giá bán một sản phẩm (giá bán đơn vị) – thuế xuất
khẩu (nếu có)
Trong đó:
Thuế xuất khẩu = Số lượng thực xuất khẩu × giá bán một sản phẩm ra nước ngoài
× thuế suất thuế xuất khẩu
2. Giảm trừ doanh thu
 Chiết khấu thương mại cho khách hàng
 Cách 1: Chiết khấu thương mại = Số lượng hàng bán cho khách hàng hưởng
chiết khấu thương mại  Chênh lệch giá
 Cách 2: Chiết khấu thương mại = Số lượng hàng bán cho khách hàng hưởng
chiết khấu thương mại  Giá bán ban đầu chưa có bất kỳ khoản giảm trừ nào
 Tỷ lệ chiết khấu thương mại.
 Giảm giá hàng bán
 Cách 1: Số lượng hàng bán cho khách hàng được giảm giá  Chênh lệch giá
 Cách 2: Giảm giá hàng bán = Số lượng hàng bán cho khách hàng được giảm
giá  Giá bán ban đầu chưa có bất kỳ khoản giảm trừ nào  Tỷ lệ giảm giá
 Hàng bán bị trả lại
(2a). = Số lượng hàng bán bị trả lại  Giá bán ban đầu chưa có bất kỳ khoản giảm trừ
nào
3. Doanh thu thuần = (1) – (2) = Doanh thu – Giảm trừ doanh thu
4. Giá vốn hàng bán
 Cách 1: Giá vốn hàng bán = Số lượng thực bán  Đơn giá xuất kho (Giá vốn;
giá mua; giá nhập 1 sản phẩm) – các khoản giảm trừ doanh thu được hưởng từ
người bán (nếu có) + chi phí lắp đặt, vận chuyển trong nước (nếu có) + thuế
nhập khẩu (nếu có)
 Số lượng thực bán = Số lượng bán – Số lượng hàng bán bị trả lại
 Thuế nhập khẩu (theo cách 1) = Số lượng thực bán  Đơn giá xuất kho
(Giá vốn; giá mua; giá nhập 1 sản phẩm) × thuế suất thuế nhập khẩu
 Cách 2: Giá vốn hàng bán = Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ  Giá
trị tồn cuối kỳ (giá trị ở đây là những số tiền cụ thể)
 Trong đó: Giá trị nhập trong kỳ = Số lượng thực nhập  Đơn giá xuất
kho (Giá vốn; giá mua; giá nhập 1 sản phẩm)  Các khoản giảm trừ
doanh thu được hưởng từ người bán (nếu có) + chi phí lắp đặt, vận
1
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
chuyển trong nước(nếu có) + Thuế nhập khẩu (nếu có)
 Số lượng thực nhập (mua) = Số lượng nhập (mua) – Số lượng hàng bán công
ty trả lại cho người bán. Chú ý: Số lượng thực nhập  Đơn giá xuất kho
(Giá vốn; giá mua; giá nhập 1 sản phẩm) đôi khi đề bài sẽ cho luôn là giá
trị một lô hàng
 Thuế nhập khẩu (theo cách 2) = Số lượng thực mua (nhập)  Đơn giá xuất
kho (Giá vốn; giá mua; giá nhập 1 sản phẩm) × thuế suất thuế nhập
khẩu
Chỉ xác định giá vốn hàng bán theo cách 2 <=> đề bài cho tồn kho đầu kỳ là một
số tiền cụ thể. (tức là đọc đề chương 4 lên mà không thấy tồn đầu kỳ là 1 số tiền cụ
thể thì ta sẽ tính giá vốn hàng bán theo cách 1)
5. Lãi gộp = (3) – (4) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
6. Chi phí hoạt động:
 Chi phí quản lý, bán hàng
 Chi phí khấu hao tài sản cố định trong năm (Dep)
 Cách 1: Dep được tính thông qua nguyên giá, thời gian và tỷ lệ khấu hao (khi
nhìn thấy tỷ lệ khấu hao)
 Cách 2: DEP = Khấu hao lũy kế cuối kỳ + Khấu hao lũy kế của tài sản bị bán
đi trong kỳ (nếu có)  Khấu hao lũy kế đầu kỳ (khi không nhìn thấy tỷ lệ
khấu hao)
7. Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) = (5) – (6) = Lãi gộp – Chi phí hoạt động
8. Thu nhập từ hoạt động khác = Thu khác – Chi khác
 Thu khác:
 Chiết khấu thanh toán được hưởng từ người bán (do công ty thanh toán sớm
cho người bán)
 Giá thanh lý (giá bán) tài sản cố định
 Lãi từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn (đọc đề nhìn thấy công ty đầu tư
hay mua chứng khoán và nhìn thấy lãi suất đầu tư chứng khoán). Cách xác
định làm tương tự như tìm ra Dep theo cách 1 ở bước 6; cụ thể tìm Lãi từ
đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn thông qua 3 yếu tố là: mệnh giá, thời
gian đầu tư và lãi suất đầu tư.
 Lãi từ chênh lệch bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
 Lãi nhận được từ cho vay (thường rất ít có trong bài)
 Lãi nhận được từ góp vốn liên doanh, liên kết (thường rất ít có trong bài)
 Lãi từ đầu tư trái phiếu. Cách xác định làm tương tự như tìm ra Dep theo
cách 1 ở bước 6; cụ thể tìm Lãi từ đầu tư trái phiếu thông qua 3 yếu tố là:
mệnh giá, thời gian đầu tư và lãi suất đầu tư.

2
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
 Lãi từ chênh lệch bán trái phiếu
 Nhận chi trả cổ tức cổ phiếu (thường hoặc ưu đãi)
 Chi khác:
 Chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng (do khách hàng thanh
toán sớm cho công ty)
 Chi phí thanh lý (chi phí bán) tài sản cố định
 Giá trị còn lại của TSCĐ bị bán đi= Nguyên giá của TSCĐ bị bán đi – Khấu hao
lũy kế của TSCĐ bị bán đi
 Lỗ từ chênh lệch bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
 Lãi phải trả từ đi vay. Cách xác định làm tương tự như tìm ra Dep theo
cách 1 ở bước 6; cụ thể tìm Lãi phải trả từ đi vay của ngân hàng thông qua 3
yếu tố là: gốc vay (vốn vay), thời gian đi vay và lãi suất vay.
 Lỗ phải trả từ góp vốn liên doanh, liên kết (thường rất ít có trong bài)
 Lãi phải trả cho trái phiếu (từ phát hành trái phiếu). Cách xác định làm
tương tự như tìm ra Dep theo cách 1 ở bước 6; cụ thể tìm Lãi phải trả từ
phát hành trái phiếu thông qua 3 yếu tố là: mệnh giá, thời gian phát hành và
lãi suất phát hành.
 Lỗ từ chênh lệch bán trái phiếu
Lưu ý: Trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường gây nhiễu. Tuy nhiên, nhận chi
trả cổ tức thì cho vào bước 8 bên thu khác
9. Thu nhập trước thuế (EBT) = (7) + (8) = EBIT + Thu nhập khác
Lưu ý: Nếu đề bài chỉ cho thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) và lãi vay thôi mà
không xuất hiện các khoản thu, chi khác thì EBT = EBIT – lãi
Lưu ý: Nếu đề bài cho thu nhập trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) thôi mà
không xuất hiện các khoản thu, chi khác thì EBT = EBITDA – lãi – Dep
10. Thuế TNDN = (9) * thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp% (EBT > 0)
Lưu ý: Nếu EBT ≤ 0 thì Thuế TNDN = 0
11. Thu nhập sau thuế (EAT)
Lưu ý: Có thể bỏ qua bước 10, tức là làm xong bước 9 rồi thì làm tắt luôn ra EAT
(bước 11) như sau:
 EAT = EBT nếu EBT ≤ 0
 EAT = EBT × (1 – t) nếu EBT > 0 Với t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

VÍ DỤ VỀ CẤU TRÚC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


TÀI SẢN N2012 NGUỒN VỐN N2012
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.353.500 I. NỢ PHẢI TRẢ 915.700

3
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
1. Tiền 111 93.900 1. Nợ ngắn hạn 755.700
2. Phải thu khách hàng 131 700.000 - Vay ngắn hạn 254.500
3. Hàng tồn kho 480.000 - Phải trả người bán 397.800
4. Chứng khoán ngắn hạn 63.600 - Phải trả cán CNV 95.400
5. Tài sản ngắn hạn khác 16.000 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 8.000
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 395.800 2. Nợ dài hạn 160.000
1. Tài sản cố định 360.000 - Trái phiếu 160.000
- Vay dài hạn 0
- Nguyên giá 480.000 II. VỐN CHỦ SỞ HỮU 833.600
- Khấu hao lũy kế (120.000) - Cổ phiếu thường 550.000
2. Chứng khoán dài hạn 35.800 - Cổ phiếu ưu đãi 40.000
3. Tài sản dài hạn khác 0 - Lợi nhuận để lại (lợi nhuận không 243.600
chia, lợi nhuận chưa phân phối)
TỔNG TÀI SẢN 1.749.300 Tổng nguồn vốn 1.749.300
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Trong đó:
 Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
 Tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, phải thu khách hàng (khoản phải thu), hàng tồn
kho (hàng lưu kho), chứng khoán ngắn hạn (đầu tư ngắn hạn) và tài sản ngắn hạn
khác
 Tài sản dài hạn bao gồm: Tài sản cố định, Chứng khoán dài hạn (đầu tư dài hạn), tài
sản dài hạn khác
 Tổng nguồn vốn = Tổng nợ + vốn chủ sở hữu
 Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
 Nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, phải trả người bán (khoản phải trả), lương
phải trả cán bộ công nhân viên, thuế phải nộp nhà nước, phải trả phải nộp ngắn
hạn khác
 Nợ dài hạn bao gồm: vay dài hạn, trái phiếu phát hành, phải trả phải nộp dài hạn
khác
 Vốn chủ sở hữu bao gồm: cổ phiếu (cổ phần) thường, cổ phiếu (cổ phần) ưu đãi;
lợi nhuận để lại (lợi nhuận không chia; lợi nhuận chưa phân phối; lợi nhuận giữ lại)

CÔNG THỨC TÀI CHÍNH


Tài sản ngắn hạn
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ
tiêu này càng cao thì càng cho thấy khả năng thanh toán của công ty là tốt.

4
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
2. Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Doanh nghiệp có thể chi trả bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn cho 1 đồng nợ ngắn
hạn mà không cần bán hàng tồn kho. Chỉ tiều này càng cao thì càng cho thấy khả năng
thanh toán của công ty là tốt.

Doanh thu thuần


3. Hệ số thu nợ =
Phải thu khách hàng
Ý nghĩa: Trong 1 năm khoản phải thu khách hàng quay vòng được bao nhiêu lần. Chỉ tiêu
này càng cao càng tốt.

Số ngày trong năm Số tháng trong năm


4. Thời gian thu nợ = Hệ số thu nợ = Hệ số thu nợ

Ý nghĩa: Kể từ khi khách hàng mua chịu đến khi doanh nghiệp thu được tiền trung bình là
bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt vì nó cho thấy khả năng quản lý khoản phải
thu tốt hơn.
Số ngày trong năm tùy đề bài cho 360 hay 365 ngày nhé. Không nói gì thì lấy năm tài chính
là 1 năm = 360 ngày.
Giá vốn hàng bán (GVHB)
5. Hệ số lưu kho =
Hàng tồn kho
Ý nghĩa: Trong 1 năm hàng tồn kho quay vòng được bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này càng cao
càng tốt.

Số ngày trong năm Số tháng trong năm


6. Thời gian lưu kho = Hệ số lưu kho = Hệ số lưu kho

Ý nghĩa: Kể từ khi doanh nghiệp mua hàng đến khi bán được hàng trung bình là bao nhiêu
ngày. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt vì bán được hàng nhanh hơn thì sẽ tiết kiệm được
nhiều chi phí lưu kho hơn giúp gia tăng lợi nhuận

GVHB + Chi phí quản lý bán hàng


7. Hệ số trả nợ =
Phải trả người bán + Lương, thưởng, thuế phải trả
Ý nghĩa: Trong 1 năm khoản phải trả quay vòng được bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này càng nhỏ
càng tốt.

Số ngày trong năm Số tháng trong năm


8. Thời gian trả nợ = Hệ số trả nợ = Hệ số trả nợ

Ý nghĩa: Kể từ khi doanh nghiệp mua chịu, nợ lương, nợ thuế đến khi trả tiền trung bình là
bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

5
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
9. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình =Thời gian thu nợ + Thời gian lưu kho 
Thời gian trả nợ
Ý nghĩa: 1 đồng DN chi ra sau bao lâu mới thu được tiền. Hoặc còn có 1 cách khác như
sau: Để 1 công ty chuyển đổi các khoản đầu tư từ hàng tồn kho và các nguồn lực khác
thành dòng tiền từ bán hàng thì mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.

Trong đó: Thời gian thu nợ + thời gian lưu kho = Chu kỳ kinh doanh
Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh: kể từ doanh nghiệp mua hàng đến khi bán được hàng cho
khách hàng sau đó khách hàng trả tiền cho công ty thì trung bình mất bao nhiêu ngày. Chỉ
tiêu này càng nhỏ càng tốt.

Doanh thu thuần


10. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn
Ý nghĩa: 1 đồng TSDH tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

Doanh thu thuần


Mở rộng thêm: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định
Ý nghĩa: 1 đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

Doanh thu thuần


11. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Ý nghĩa: 1 đồng TSNH tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

Doanh thu thuần


Mở rộng thêm: Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động =
Tài sản lưu động
Ý nghĩa: 1 đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt
Doanh thu thuần
12. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Ý nghĩa: 1 đồng tổng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao
càng tốt.

T ổ ng n ợ
13. Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
Tỷ số nợ còn được gọi là hệ số nợ
Ý nghĩa: Để dễ nói thì giả sử tỷ số nợ = tổng nợ / tổng tài sản = 300 / 1.000 = 0,3 = 30%.
Thì ý nghĩa của tỷ số nợ 30% là: 30% tài sản của doanh nghiệp có được là nhờ đi vay nợ.
Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tự chủ về mặt tài chính càng kém; càng nhỏ thì khả năng
tự chủ về mặt tài chính càng tốt.

6
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN

MỞ RỘNG THÊM: Hệ số tự chủ về mặt tài chính


V ố n ch ủ s ở h ữ u
Hệ số tự chủ về mặt tài chính =
Tổng nợ
Hệ số tự chủ về mặt tài chính ≥ 1 => tự chủ về mặt tài chính; ngược lại Hệ số tự chủ về mặt
tài chính < 1 => không tự chủ về mặt tài chính. Chỉ tiêu này càng cao thì công ty càng tự
chủ về mặt tài chính và ngược lại.

Thu nhập trước thuế và lãi vay


14. Số lần thu nhập đạt được trên lãi vay =
Lãi vay
Số lần thu nhập đạt được trên lãi vay còn có một số tên gọi khác là khả năng thanh toán lãi
vay (hoặc hệ số thu nhập trên lãi vay)
Ý nghĩa: Doanh nghiệp có thể chi trả bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh để chi trả cho lãi vay trong kỳ. Chỉ số này càng cao thì càng tốt, nó cho thấy hiệu
quả sử dụng nợ của doanh nghiệp là tốt.
Lợi nhuận sau thuế
15. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) =
Doanh thu thuần
Ý nghĩa: 1 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
càng cao càng tốt.

Lợi nhuận sau thuế


16. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) =
Tổng tài sản
Ý nghĩa: 1 đồng tổng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng
cao càng tốt

Lợi nhuận sau thuế


17. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: 1 đồng vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

CÔNG THỨC PHÂN TÍCH DUPONT:


Đây là phân tích dupont cho ROA
EAT EAT Doanh thu thuần
ROA = = ×
T ổ ng t à i s ả n Doanh thu thuần Tổng tài sản
Do đó: ROA = ROS × Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Đây tích Dupont cho ROE thông qua ROA


EAT EAT Tổng tài sản
ROE = = ×
Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

7
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
Tổng tài sản
Do đó: ROE = ROA ×
Vốn chủ sở hữu

Đây là phân tích dupont cho ROE


EAT EAT Doanh thu thuần Tổng tài sản
ROE = = × ×
Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Do đó: ROE = ROS × Hiệu suất sử dụng tổng tài sản × Vốn chủ sở hữu

18. Thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) = (Lợi nhuận sau thuế  cổ tức cổ phiếu
ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành (N)
LƯU Ý: Cổ phiếu và cổ phần là một. Hai tên gọi này được thay thế cho nhau.

Ý nghĩa: 1 đồng cổ phiếu thường tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. EPS cao chứng tỏ DN có
triển vọng tăng trưởng giá cổ phiếu trong tương lai.

Cổ tức cổ phiếu (cổ phần) ưu đãi = Cổ phiếu ưu đãi (Vốn cổ phiếu ưu đãi; Mệnh giá cổ
phiếu ưu đãi; Tổng mệnh giá cổ phiếu ưu đãi) × tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiêu ưu đãi (Pps)

19. Cổ tức trả cho một cổ phần thường (DPS) = EPS × Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần
thường (Pcs)
Cổ tức trả cho tất cả cổ phiếu thường = (EAT – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) × Pcs
Đôi khi đề bài cho tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (tỷ lệ RE) thì: Cổ tức trả cho tất cả cổ phiếu
thường = (EAT – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) × (1- tỷ lệ RE)
Trong đó: tỷ lệ RE + Pcs = 1 => Pcs = 1 – tỷ lệ RE

20. Giá trị ghi sổ của một cổ phần thường = (Tổng vốn chủ sở hữu  cổ phần ưu đãi )/N

21. Tỷ số giá thị trường (P/E) = Giá trị thị trường của một cổ phần/EPS
LƯU Ý: Giá trị thị trường của một cổ phần là viết tắt của Giá trị thị trường của một cổ phần
thường. Đôi khi Giá trị thị trường của một cổ phần còn được viết là Giá trị thị trường của cổ
phần hay Giá trị thị trường của cổ phần thường (không có từ “một” nữa)

8
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN

Cồng thức này hay áp dụng để làm bài toán như sau:
Đôi khi đề bài hỏi là công ty yêu thích tình hình tài chính nào hơn mà trong đề bài cho sẵn
hệ số P/E hoặc đôi khi đề bài cho hai phương án, yêu cầu lựa chọn một trong hai phương án
đó mà cũng có sẵn hệ số P/E trong bài thì khi đó ta cần làm bài toán này như sau: Tính ra
giá trị thị trường của một cổ phần thường cho từng phương án rồi chọn phương án nào (hay
tình hình tài chính nào) cho giá trị thị trường của một cổ phần thường lơn hơn.

Với: Giá trị thị trường của một cổ phần thường = EPS × P/E
Và EPS = (EAT – cổ tức cổ phần ưu đãi)/N

DPS
22. Tỷ suất cổ tức (DY) =
Giá trị thị trường một cổ phần
Ý nghĩa: 1 đồng cổ phiếu thường được chi trả bao nhiêu đồng cổ tức.

23. Lợi nhuận không chia giữ lại trong năm = EPS × (1  Pcs) × N
Ngoài ra khi đề bài không cho số lượng cổ phiếu thường (N) thì Lợi nhuận không chia giữ
lại trong năm còn tính bằng cách là = (EAT – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) × (1 – Pcs)
Và thông thường thì lợi nhuận để lại; lợi nhuận không chia và lợi nhuận chưa phân phối thì
dùng luôn công thức anh cho dưới đây luôn:
Lợi nhuận không chia giữ lại trong năm = (EAT – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) × (1 – Pcs)

Đôi khi đề bài cho tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (tỷ lệ RE) thì: Lợi nhuận không chia giữ lại
trong năm = (EAT – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) × tỷ lệ RE
Trong đó tỷ lệ RE = 1 - Pcs
Công thức 19, 20, 21, 23 không có ý nghĩa

MỘT SỐ KIẾN THỨC KHÁC:


 Khấu hao lũy kế cuối kỳ = Khấu hao lũy kế đầu kỳ + khấu hao trong kỳ (Dep của bước 6
lập báo cáo kết quả kinh doanh) – Khấu hao lũy kế của tài sản bị bán đi trong kỳ.

 Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định = Giá bán của TSCĐ bị bán đi – Giá trị còn lại của
TSCĐ bị bán đi – Chi phí bán của TSCĐ bị bán đi
Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định > 0 thì suy ra lãi từ thanh lý tài sản cổ định; < 0 thì suy
ra lỗ từ thanh lý tài sản cổ định; = 0 thì là hòa vốn tức là không lãi không lỗ.

 Với Giá trị còn lại của TSCĐ bị bán đi = Nguyên giá của TSCĐ bị bán đi – Khấu hao lũy
kế của TSCĐ bị bán đi

9
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN

 Ý nghĩa của điều khoản a/b net c là gì? Ví dụ: 3/20 net 60.
 Tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng là 3% do thanh toán sớm
 Thanh toán từ ngày [1, 20] cho người bán là được hưởng 3% chiết khấu thanh toán
 Thanh toán từ ngày [21, 60] cho người bán là thanh toán trong hạn nhưng không được
hưởng 3% chiết khấu thanh toán.
Ví dụ:
Bước 1: Doanh thu = 1.000
Bước 2: Giảm trừ doanh thu = 200
 TH1: Công ty áp dụng điều khoản 3/20 net 60 cho khách hàng. Nên khách hàng thanh
toán tiền hàng vào ngày 20 => Chiết khấu thanh toán cho khách hàng (Bước 8 chi khác)
= (1.000 - 200) * 3%
 TH2: Công ty áp dụng điều khoản 3/20 net 60 cho khách hàng. Nên khách hàng thanh
toán tiền hàng vào ngày 30 => không có Chiết khấu thanh toán cho khách
 TH3: Công ty áp dụng điều khoản 3/20 net 60 cho khách hàng. Nên khách hàng thanh
toán 60% tiền hàng vào ngày 20 => Chiết khấu thanh toán cho khách hàng (Bước 8 chi
khác) = (1.000 - 200) * 60% *3%
 TH4: Công ty áp dụng điều khoản 3/20 net 60 cho khách hàng. Nên khách hàng thanh
toán 600 tiền hàng vào ngày 20 => Chiết khấu thanh toán cho khách hàng (Bước 8 chi
khác) = 600 * 3%
Tóm lại khi tính chiết khấu thanh toán mà không nói thanh toán trên số tiền cụ thể là bao nhiêu
thì áp dụng công thức số 13 của chương 4 slide trang 7 = (Doanh thu – Giảm trừ doanh thu) *
% khách hàng đã thanh toán * % chiết khấu thanh toán mà không động vào thuế và chi phí vận
chuyển. Còn khi tính chiết khấu thanh toán mà cho thanh toán sớm trên một số tiền cụ thể như
TH4 thì ta lấy số tiền cụ thể đó nhân trực tiếp tỷ lệ chiết khấu thanh toán

10
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN

CÔNG THỨC CHƯƠNG 5 MÔN TCDN


 Giá trị của dòng tiền đơn quy về quá khứ = Số tiền của dòng tiền đơn ở năm cần quy 
PV(k%, năm phát sinh dòng tiền đơn  năm gốc)
 Giá trị của dòng tiền đều quy về quá khứ = Số tiền của dòng tiền đều ở cụm thời gian cần
quy  PVA(k%, max – min + 1)  PV(k%, min – 1 – năm gốc)
1 1−(1 + k)−n
PV (k%, n) = = (1+k)n PVA(k%, n) =
(1 + k )n k

 Giá trị của dòng tiền đơn quy đến tương lai = Số tiền của dòng tiền đơn ở năm cần quy 
FV(k%, năm gốc  năm phát sinh dòng tiền đơn)
 Giá trị của dòng tiền đều quy về tương lai = Số tiền của dòng tiền đều ở cụm thời gian
cần quy  FVA(k%, max – min +1)  FV(k%, năm gốc – max)
n (1 + k) n −1
FV (k%, n) = (1+k ) FVA(k%, n) = k

 TÍNH NPV (GIÁ TRỊ HIỆN TÀI RÒNG TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG NĂM; LỢI
NHUẬN CỦA DỰ ÁN)
Một số chỉ tiêu để lựa chọn dự án (NPV, PI, PP, IRR)
 NPV – Net present value (Giá trị hiện tại ròng tương đương hàng năm) bản chất Chính
là lợi nhuận của dự án
Cách tính: NPV = Tổng các CFAT từ năm bắt đầu có doanh thu và chi phí quy về năm gốc +
CFKT quy về năm gốc – CF0 quy về năm gốc
 CFAT là dòng tiền sau thuế tạo ra hàng năm tại năm t
 CFKT là dòng tiền thu hồi tại năm kết thúc dự án (năm cuối cùng của dự án) từ thanh lý
những tài sản cũ không dùng nữa tại năm cuối cùng của dự án (100% khi tính NPV hay PI
thì không có giá trị CFKT nên CFKT = 0)
 CFo là chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra để thực hiện dự án
Tức là:
NPV = Tổng các CFAT từ năm bắt đầu có doanh thu và chi phí quy về năm gốc - CF0 quy
về năm gốc
Đưa ra quyết định lựa chọn dự án:
 Nếu: NPV > 0 thì có lãi => chọn dự án
 Nếu: NPV < 0 thì bị thua lỗ => loại dự án
 Nếu: NPV = 0 thì hòa vốn => bàng quan.

11
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
Nếu có 2 dự án trở lên
Mối quan hệ độc lập thì chọn tất cả các dự án có NPV > 0 (có lãi)
VD: NPVA = 100; NPVB = 50; NPVC = -120. Các dự án có mối quan hệ độc lập thì chọn các dự
án A và B.
Mối quan hệ loại trừ chỉ chọn 1 dự án duy nhất và có NPV max và > 0
VD: NPVA = 100; NPVB = 50; NPVC = -120. Các dự án có mối quan hệ loại trừ thì chọn dự án A

 PI – Profitablility index (Tỷ suất sinh lời)


NPV
Cách tính: PI = +1
CF0 quy về năm gốc
Nếu có 1 dự án
 Nếu: PI > 1 thì chọn dự án
 Nếu: PI < 1 thì loại dự án
 Nếu: PI = 1 thì bàng quan.

Nếu có 2 dự án trở lên


Mối quan hệ độc lập thì chọn tất cả các dự án có PI > 1 (có lãi)
VD: PIA = 1,3; PIB = 1,2; PIC = 0,8. Các dự án có mối quan hệ độc lập thì chọn các dự án A và B.
Mối quan hệ loại trừ chỉ chọn 1 dự án duy nhất và có PI max và > 1
VD: PIA = 1,3; PIB = 1,2; PIC = 0,8. Các dự án có mối quan hệ loại trừ thì chọn dự án A

Chỉ tiêu PP (thời gian hòa vốn; thời hoàn vốn)


Nếu chỉ có 1 dự án
TH1: Nếu PP > thời gian hòa vốn yêu cầu của đề bài => lỗ và không chọn dự án.
VD thời gian hòa vốn yêu cầu của đề bài = 5 năm. Mà PPA = 7 năm => không chọn dự án
TH2: Nếu PP < thời gian hòa vốn yêu cầu của đề bài => lãi và nên chọn dự án
TH3: Nếu PP = thời gian hòa vốn yêu cầu của đề bài => hòa vốn

Nếu có 2 dự án trở lên


Mối quan hệ độc lập thì chọn tất cả các dự án có PP < thời gian hòa vốn yêu cầu của đề bài
VD: PPA = 4,6 năm; PPB = 5,4 năm; thời gian hòa vốn yêu cầu của đề bài là 6 năm. Các dự án
có mối quan hệ độc lập thì chọn các dự án A và B.
Mối quan hệ loại trừ chỉ chọn 1 dự án duy nhất và có PP < thời gian hòa vốn yêu cầu của đề
bài và nhỏ nhất.
VD: PPA = 4,6 năm; PPB = 5,4 năm; thời gian hòa vốn yêu cầu của đề bài là 6 năm. Các dự án
có mối quan hệ loại trừ thì chọn dự án A.

12
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
Nếu đề hỏi cách tính PP thì ta tính như sau:
Kiểu 1 tính PP (thời gian hòa vốn) không chiết khấu:
VD6: Tính PP? Biết k = 15%. CF0 tại 0 = 10.000, CFAT 1 – 3 = 3.000, CFAT 4 = 4.000, CFAT
5-8 = 5.000. Tính PP (thời gian hòa vốn) không chiết khấu
CFo cộng dồn đến năm m
PP = m + CF AT tại năm m+1
Trong đó: m là số năm tự nhiên để hòa vốn
Lời giải: CF0 tại 0 = 10.000
Năm CFAT Cộng dồn
1 3.000 3.000
2 3.000 3.000 + 3.000 = 6.000
3 3.000 6.000 + 3.000 = 9.000
4 4.000 9.000 + 4.000 = 13.000
5 5.000
6 5.000
7 5.000
8 5.000
Ta thấy cộng dồn đến năm 3 thì chưa đủ = CF0 mà cộng dồn đến năm 4 thì lại > CF0 do đó PP sẽ
có thời gian > 3 năm nhưng lại < 4 năm tức là 3 năm lẻ và vài tháng => m = 3 còn thời gian lẻ
CFo cộng dồn đến năm m
còn lại chính là được tính bởi công thức
CF AT tại năm m+1
CFo cộng dồn đến năm m
PP = m + CF AT tại năm m+1
1 0 .000 – 9.000
=> PP = 3 + ~ 3,25 năm ~ 3 năm 3 tháng.
4.000
Giải thích 3 năm 3 tháng. Ta thấy thời gian lẻ là 0,25 năm thì đem × 12 tháng lên được = 3 tháng

Kiểu 2 tính PP (thời gian hòa vốn) có chiết khấu:


VD7: Tính PP? Biết k = 15%. CF0 tại 0 = 10.000, CFAT 1 – 3 = 3.000, CFAT 4 = 4.000, CFAT
5-8 =5.000. Năm gốc là năm 0.
CFo quy g ố c cộng dồn đến năm m
PP = m + CF AT quy gốc tại năm m+1
Trong đó: m là số năm tự nhiên để hòa vốn

Lời giải: CF0 tại 0 quy về năm 0 = 10.000


Năm CFAT CFAT quy gốc Cộng dồn

13
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
1 3000 3000 / (1+15%)^1 = 2.608,70 2.608,70
2 3000 3000 / (1+15%)^2 = 2.268,43 2.608,70 + 2.268,43 = 4.877,13
3 3000 1.972,55 4.877,13 + 1.972,55 = 6.849,68
4 4000 2.287,01 6.849,68 + 2.287,01 = 9.136,69
5 5000 2.485,88 9.136,69 + 2.485,88 = 11.622,57
6 5000 2.161,64
7 5000 1.879,69
8 5000 5000 / (1+15%)^8 = 1.634,51
Ta thấy cộng dồn đến năm 4 thì chưa đủ = CF0 quy gốc mà cộng dồn đến năm 5 thì lại > CF0 quy
gốc do đó PP sẽ có thời gian > 4 năm nhưng lại < 5 năm tức là 4 năm lẻ và vài tháng => m = 4 còn
CFo quy g ố c cộng dồn đến năm m
thời gian lẻ còn lại chính là được tính bởi công thức CF AT quy gốc tại năm m+1
1 0 .000 – 9.136,69
=> PP = 4 + ~ 4,35 năm ~ 4 năm 4 tháng 6 ngày.
2.485,88
Giải thích 4 năm 4 tháng 6 ngày. Ta thấy thời gian lẻ là 0,35 năm thì đem × 12 tháng lên được = 4,2
tháng => là 4 tháng và vẫn còn lẻ mất 0,2 tháng thì lại đem 0,2 tháng lẻ × 30 ngày được 6 ngày.
Lưu ý: làm trong ngày
0,26 tháng * 30 = 7,8 ngày ~ 8 ngày 0,24 tháng * 30 = 7,2 ngày ~ 7 ngày.

Chỉ tiêu IRR (tỷ suất hòa vốn; lãi suất hoà vốn; lãi suất hoàn vốn) là tỷ lệ chiết khấu làm cho
NPV của 1 dự án = 0
Nếu chỉ có 1 dự án. Thì:
TH1: IRR > k (tỷ lệ chiết khấu) => lãi => nên chọn dự án
TH2: IRR < k => lỗ => không chọn dự án
TH3: IRR = k => hòa vốn
VD: IRR A = 18%; k = 15% => nên chọn dự án A.
VD8: Tính IRR? Biết k = 15%. CF0 tại 0 = 10.000, CFAT 1 – 3 = 3.000, CFAT 4 = 4.000, CFAT 5-
8 = 5.000. Năm gốc là năm 0.
Dùng excel cho nhanh. Giải ở excel buổi 8 thì ra IRR = 32,25% > k = 15% => chọn dự án.

Nếu có 2 dự án trở lên.


Mối quan hệ độc lập thì chọn tất cả các dự án có IRR > k (có lãi)
VD: IRRA = 18%; IRRB = 20%; IRRC = 13%; k= 15%. Các dự án có mối quan hệ độc lập thì chọn
các dự án A và B.
Mối quan hệ loại trừ chỉ chọn 1 dự án duy nhất và có IRRmax và > k
VD: IRRA = 18%; IRRB = 20%; IRRC = 13%; k= 15%. Các dự án có mối quan hệ loại trừ thì chọn
dự án B.

XÁC ĐỊNH CÁC DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN (CF 0, CFAT, CFKT) VÀ ĐƯA RA QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN DỰ ÁN

14
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
 Xác định CFo: Tổng chi phí đầu tư ban đầu bao gồm:
 Tài sản cố định (TSCĐ bao gồm: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà máy,… và khấu
hao đều trong mấy năm)
 Tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn; Vốn lưu động)
 LƯU Ý: Năm mà gắn liền với từ đầu tư là năm chứa CFo. (1)
 Xác định CFAT: Dòng tiền hoạt động sau thuế tạo ra hàng năm
 LƯU Ý: (CFAT có lần đầu kể từ năm mà doanh nghiệp bắt đầu tạo ra doanh thu, chi
phí; CFin, CFout; các khoản EBIT; EBITDA; EBTDA hay đi vào thực hiện dự án) (2)
 Cách đếm ra năm kết thúc dự án và năm hết khấu hao tài sản cố định:
 Năm kết thúc dự án = Năm bắt đầu tạo ra doanh thu, chi phí (Cfin, Cfout; EBIT;
EBITDA; EBTDA) + số năm thực hiện dự án – 1
 Năm hết khấu hao TSCĐ = Năm bắt đầu tạo ra doanh thu, chi phí (Cfin, Cfout; EBIT;
EBITDA; EBTDA) + số năm khấu hao đều của TSCĐ – 1
 Năm trả gốc vay ngân hàng (thông thường đề bài cho sẵn). Tuy nhiên đôi khi phải tự
tìm nếu đề bài chỉ cho số năm đi vay, khi đó Năm trả gốc vay ngân hàng = Năm bắt đầu
tạo ra doanh thu, chi phí (Cfin, Cfout; EBIT; EBITDA; EBTDA) + số năm đi vay – 1
CFAT theo kiểu đề bài cho doanh thu và chi phí
CÁCH 1: CFAT = EAT + Dep (áp dụng cho dạng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8)
Trong đó: EAT = EBT  (1 t) (Nếu EBT > 0)
EAT = EBT (Nếu EBT ≤ 0)
Với EBT là thu nhập (lợi nhuận) trước thuế; EAT là thu nhập (lợi nhuận sau thuế); t là
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cụ thể là: EBT = Doanh thu  Chi phí có Dep có lãi
Dạng 1: Chi phí có Dep có lãi = Chi phí không Dep không lãi + Dep + lãi
Dạng 2: Chi phí có Dep có lãi = Chi phí có Dep không lãi + lãi
Dạng 3: Chi phí có Dep có lãi = Chi phí không Dep có lãi + Dep
Dạng 4: Cho luôn giá trị chi phí có Dep có lãi
Dạng 5: Cho chi phí (nếu chỉ dùng từ chi phí tự hiểu là Chi phí không Dep không lãi)
 Dep là chi phí khấu hao TSCĐ được xác định dựa trên nguyên giá (giá trị) của tài sản
cố định và số năm khấu hao đều của TSCĐ và Dep từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu
tiên cho đến năm hết khấu hao = TSCĐ/ số năm khấu hao đều của TSCĐ
 Lãi vay từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu tiên cho đến năm trả gốc vay ngân hàng =
Gốc vay × lãi suất vay
Tóm lại: CFAT = (Doanh thu – chi phí có dep có lãi) * (1-t) + Dep
 Đôi khi đề bài không có vay ngân hàng khi đó lãi = 0 và chỉ cần tìm được chi phí có dep là
đủ với EBT = doanh thu – chi phí có dep.
Khi đó: CFAT = (Doanh thu – chi phí có dep) * (1-t) + Dep
CÁCH 2: CFAT = CFBT × (1 t) + Dep × t (áp dụng cho dạng 1’, 2’, 3’, 4’)
Trong đó: CFBT là dòng tiền trước thuế và CFBT = CFin  CFout không dep có lãi
15
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
Với CFout không dep có lãi còn được gọi tắt là CFout có lãi
 CFin là dòng tiền vào trước thuế (chính là doanh thu)
 CFout có lãi là dòng tiền ra trước thuế (chính là chi phí không bao gồm khấu hao (Dep) nhưng
có bao gồm lãi vay)
 Nếu đề bài cho giá trị của CFout thì tự hiểu là CFout không có Dep.
 Nếu đề bài cho giá trị của CFout (đã bao gồm Dep) thì phải trừ Dep đi để ra CFout không Dep
Dạng 1’: CFout có lãi (Cfout không dep có lãi) = Cfout không lãi (cfout không dep không lãi) + lãi
Dạng 2’: CFout không dep có lãi = Cfout có dep không lãi – dep + lãi
Dạng 3’: CFout không dep có lãi = Cfout có dep có lãi – dep
Dạng 4’: Cho sẵn luôn CFout không dep có lãi ( = CFout có lãi)
Tóm lại: Cách 2: CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t
Nếu đề bài cho CFin, CFout có Dep có lãi thì
CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t
CFout không dep có lãi = CFout có dep có lãi – Dep

Nếu đề bài cho CFin, CFout không Dep có lãi thì


CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t

Nếu đề bài cho CFin, CFout có lãi thì


CFout không dep có lãi (chỉ nói về CFout có lãi
Tự hiểu CFout có lãi cũng chính là
thôi thì tự hiểu là chưa có Dep những đã có lãi ở trong đó)
CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t

 Đôi khi đề bài cho sẵn giá trị của dòng tiền trước thuế (CFBT) thì khi đó áp dụng luôn công
thức: CFAT = CFBT × (1 t) + Dep × t
VD: CFBT = 8.000; Dep = 2.000; t = 20% => CFAT = 8.000 * (1-20%) + 2.000*20%
 Đôi khi đề bài không có vay ngân hàng khi đó lãi = 0 và chỉ cần tìm được CFout không dep là đủ
với CFBT = CFin – CFout không dep. Khi đó CFAT = (CFin – CFout không dep) * (1-t) + dep *t
VD: CFin = 5.000; CFout = 2.000 (nếu đề bài chỉ nói CFout cụt ngủn thế này thì tự hiểu CFout
không dep không lãi) ; Dep = 1.000; t =20%. Đọc hết đề bài ko thấy đi vay ngân hàng => ko có lãi.
Khi đó thì CFAT = CFAT = (CFin – CFout không dep) * (1-t) + dep *t
=> CFAT = (5.000 – 2.000) * (1-20%) + 1.000 *20% =…
Tóm lại: những đề bài giáo viên chỉ ghi CFout. Thì CFout đó tự hiểu chưa có dep và chưa có
lãi ở trong đó.

16
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
BIẾN THỂ VỀ DOANH THU CHI PHÍ CỦA CFAT
TH1: Cho doanh thu và chi phí cụ thể hàng năm thì doanh thu và chi phí không dep chính là CFin và
CFout cụ thể của năm đó.
TH2: Nếu đọc đề bài mà nhìn thấy từ tăng hay giảm của doanh thu hoặc chi phí của các
năm sau
so với năm hiện tại (năm gốc) và giá trị cụ thể của doanh thu hoặc
chi phí ở năm hiện tại thì CFin và CFout chỉ lấy phần chênh lệch tăng lên hay giảm
đi của doanh thu và chi phí thôi mà không cần để ý đến doanh thu, chi phí mới hay cũ (Cho
doanh thu, chi phí mới hay cũ chỉ có tác dụng để tính ra phần chênh lệch)
VD: Doanh thu năm 0 = 200; Doanh thu năm 1 = 250; Doanh thu năm 2 = 300
=> TH2 => CFin 1 = 250 – 200 = 50; CFin 2 = 300 – 200 = 100

VD: Doanh thu năm 1 = 250; Doanh thu năm 2 = 300


=> TH1 vì không nhìn thấy giá trị doanh thu ở năm hiện tại (năm 0) => doanh thu năm hiện tại = 0.
Mà nếu quan tâm đến chênh lệch thì CFin 1 = DT năm 1 – DT năm 0 = 250 – 0 = 250; và CFin 2 =
300
DO ĐÓ TỪ NAY VỀ SAU KHI GIẢI MÔN TCDN THÌ CÁC EM QUY ĐỔI VỀ
CFIN VÀ CFOUT LUÔN MÀ TRÁNH LÀM THEO DOANH THU VÀ CHI PHÍ
NHƯ Ở PHẦN NỬA BUỔI 6 CHO ĐỠ LOẠN VÌ CẢ 2 CÁCH LÀM ĐỀU CHO KẾT
QUẢ GIỐNG NHAU.

a. Doanh thu 3 năm đầu là 20 tỷ/năm, 2 năm tiếp theo là 25 tỷ/năm. Chi phí hàng năm đã bao
gồm khấu hao 3 năm đầu là 15 tỷ/năm, 2 năm tiếp theo là 14 tỷ/năm. Trong đó Dep 1 -5 =3
tỷ/năm.
Đây là đề TH1 vì không có doanh thu và chi phí hiện tại
=> CFin 1 – 3 = 20/năm; CFin 4 -5 = 25/năm
=> CFout 1 – 3 = 15 – 3 = 12/năm
=> CFout 4 – 5 = 14 – 3 = 11/năm
b. Doanh thu tăng từ 15 tỷ lên 20 tỷ. Chi phí không bao gồm khấu hao tăng từ 10 tỷ lên 12 tỷ.
Đây là đề TH2 vì tăng từ một mức tiền cũ (chính là năm cũ = năm hiện tại) lên 1 mức tiền mới =>
CFin 1 – kết thúc = 20 – 15 = 5 và CFout 1 – kết thúc = 12 – 10 = 2
c. Doanh thu tăng từ 15 tỷ lên 20 tỷ. Chi phí không bao gồm khấu hao giảm từ 10 tỷ xuống 8 tỷ.
=> CFin 1 – kết thúc = 20 – 15 = 5 và CFout 1 – kết thúc = 8 – 10 = -2

d. Doanh thu giảm từ 15 tỷ xuống 12 tỷ. Chi phí không bao gồm khấu hao tăng từ 9 tỷ lên 11 tỷ.
=> CFin 1 – kết thúc = 12 – 15 = -3 và CFout 1 – kết thúc = 11 – 9 = 2
e. Doanh thu năm hiện tại là 500. Doanh thu từ năm t1  t5 tăng 50% so với năm hiện tại. Doanh thu
từ năm t6  t10 tăng 60% so với năm hiện tại. Chi phí không bao gồm khấu hao năm hiện tại là 200.
Chi phí từ năm t1  t10 không bao gồm khấu hao tăng 60% so với chi phí hiện tại.
17
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
Đây là TH2 vì có giá trị của doanh thu và chi phí ở thời điểm hiện tại
=> CFin 1 – 5 = 500 * 50% = 250 (chỉ quan tâm đến phần chênh lệch so với năm hiện tại)
CFin 6 -10 = 500 * 60% = 300
=> CFout 1 – 10 = 200 * 60% = 120

f. Doanh thu năm hiện tại là 500. Doanh thu từ năm t1  t5 tăng 50% so với năm hiện tại. Doanh thu
từ năm t6  t10 tăng 60% so với năm hiện tại. Chi phí không bao gồm khấu hao hàng năm = 70%
doanh thu hàng năm. (Đây là trường hợp chi phi biến động theo doanh thu khi đó thì: Cfout
hàng năm = Cfin hàng năm  70%)
Đây là TH2 vì có giá trị của doanh thu và chi phí ở thời điểm hiện tại
=> CFin 1 – 5 = 500 * 50% = 250 (chỉ quan tâm đến phần chênh lệch so với năm hiện tại)
CFin 6 -10 = 500 * 60% = 300
Vì chi phí biến động theo doanh thu nên doanh thu chia thành 2 giai đoạn thì chi phí cũng
bị chia thành 2 giai đoạn
=> CFout 1 – 5 = 250 * 70% = 175
CFout 6 -10 = 300 * 70% = 210

g. Doanh thu năm hiện tại là 500. Doanh thu từ năm t1  t5 tăng 50% so với năm hiện tại. Doanh
thu từ năm t6  t10 tăng 60% so với năm hiện tại. Chi phí đã bao gồm khấu hao hàng năm =
70% doanh thu hàng năm. Biết Dep từ t1 – 8 là 50/năm.
Đây là TH2 vì có giá trị của doanh thu và chi phí ở thời điểm hiện tại
=> CFin 1 – 5 = 500 * 50% = 250
CFin 6 -10 = 500 * 60% = 300
Chi phí đề bài cho đã bao gồm khấu hao nên cần lấy chi phí có dep – dep thì mới ra được Cfout.
Nhưng cũng chỉ cần trừ dep đến năm 8 vì dep chỉ có từ năm 1 đến năm 8
=> CFout 1 – 5 = 250 * 70% - 50 = 125
CFout 6 -8 = 300 * 70% - 50 = 160
CFout 9 -10 = 300 * 70% = 210

 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC ĐI XÁC ĐỊNH CFAT MÀ KHÔNG THÔNG QUA
DOANH THU VÀ CHI PHÍ (HOẶC CFIN VÀ CFOUT)
 DẠNG 5: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA THU NHẬP TRƯỚC THUẾ
VÀ LÃI VAY (EBIT)
=> CFAT = (EBIT – lãi vay + Dep)  (1  t) + Dep * t
VD10: a. Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) là 10.000. Lãi vay là 2.000 và Dep là
3.000. Thuế suất thuế TNDN = 20%. Tính CFAT?
Giải: CFAT = (10.000 – 2.000 + 3.000) * (1-20%) + 3.000 * 20% = …
 DẠNG 6: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA THU NHẬP TRƯỚC THUẾ,
KHẤU HAO VÀ LÃI VAY (EBITDA) KHẤU HAO là Dep ký trong công thức là DA
=> CFAT = (EBITDA – lãi vay)  (1  t) + Dep*t

18
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
VD10: b. Thu nhập trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) là 10.000. Lãi vay là 2.000
và Dep là 3.000. Thuế suất thuế TNDN = 20%. Tính CFAT?
Giải:
CFAT = (10.000 – 2.000) * (1-20%) + 3.000 * 20% = ….

 DẠNG 7: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA THU NHẬP TRƯỚC THUẾ
VÀ KHẤU HAO (EBTDA)
=> CFAT = EBTDA  (1  t) + Dep*t
VD10: c. Thu nhập trước thuế và khấu hao (EBTDA) là 10.000. Dep là 3.000. Thuế suất
thuế TNDN = 20%. Tính CFAT?
=> CFAT = 10.000 * (1-20%) + 3.000 * t = ….

XÁC ĐỊNH CFKT: là dòng tiền thu hồi tại năm kết thúc dự án (năm cuối cùng của dự án).
CFKT bao gồm:
 Thu hồi vốn lưu động (VLĐ) (giá trị Tài Sản Lưu Động , tài sản ngắn hạn,Vốn lưu động
được đầu tư trong CFo)
 Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý (sẽ được đề bài cho
sẵn tại năm kết thúc) sau đó được dùng để so sánh với giá trị còn lại của tài sản cố định tại
năm kết thúc để biết được lãi hay lỗ
 Lãi thì trừ thuế còn lỗ thì cộng thuế. (Thuế được tính dựa trên phần lãi; lỗ).

 LƯU Ý: Nếu đề bài không nói gì đến việc thu hồi VLĐ tại năm kết thúc sẽ tự hiểu là
được thu hồi toàn bộ VLĐ ở CFo. Nếu đề bài bảo chỉ thu hồi được bao nhiêu %VLĐ đã
đầu tư ban đầu tại năm kết thúc thì lấy % đó × VLĐ được đầu tư tại CFo để tính ra phần
thu hồi VLĐ tại năm kêt thúc. Nếu đề bài bảo VLĐ tại năm kết thúc thu hồi không đáng kể
thì VLĐ thu hồi tại năm kết thúc sẽ = 0.
VD11:
CF0 = 500 triệu, với TSCĐ = 400 triệu, TSLĐ = 100 triệu
CFKT:
 Thu hồi TSLĐ:
 TH1: Năm kết thúc không đề cập đến việc thu hồi TSLĐ => thu hồi TSLĐ = 100
 TH2: Năm kết thúc chỉ thu hồi được 80% TSLĐ đầu tư ban đầu => thu hồi TSLĐ =
100*80% = 80
 TH3: Năm kết thúc TSLĐ thu hồi không đáng kể => thu hồi TSLĐ = 0
VD12:
CF0 = 500 triệu, với TSCĐ = 400 triệu, thu hồi toàn bộ TSLĐ = 100 triệu

19
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
 Tiền thu thanh lý TSCĐ = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý (đề bài sẽ cho sẵn tại năm kết
thúc) Giả sử Tiền thu thanh lý TSCĐ = 50 – 10 = 40
 TH1: Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = 30.
 TH2: Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = 60.
 TH3: Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = 40.
Yêu cầu: tìm CFKT? Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%
Giải:
TH1:
Xác định CFKT:
- Thu hồi TSLĐ = 100
- Thu thanh lý TSCĐ = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý = 50 – 10 = 40 > GTCL = 30
=> lãi: 40 – 30 = 10 => Thuế = 10 * 20% = 2
=> CFKT = 100 + 40 – 2 = 138

TH2:
Xác định CFKT:
- Thu hồi TSLĐ = 100
- Thu thanh lý TSCĐ = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý = 50 – 10 = 40 < GTCL = 60
=> lỗ : 60 – 40 = 20 => Thuế = 20 * 20% = 4
=> CFKT = 100 + 40 + 4 = 144

TH3:
Xác định CFKT:
 Thu hồi TSLĐ = 100
 Thu thanh lý TSCĐ = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý = 50 – 10 = 40 = GTCL = 40
=> không lãi không lỗ => thuế = 0
=> CFKT = 100 + 40 = 140

 LƯU Ý: Trong 1 bài tập không bao giờ đề bài cho sẵn giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc
dự án. Mà ta phải biết cách tự xác định ra nó. Có 3 trường hợp sau về GTCL của TSCĐ tại năm kết
thúc dự án:

20
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
TH1: Giả sử năm hết khấu hao TSCĐ là năm 3. Dự án kết thúc tại năm 5.

0 3 5
Năm hết khấu hao TSCĐ < Năm dự án KT
=> GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án (t5) = 0

TH2: Giả sử năm hết khấu hao TSCĐ là năm 5. Dự án kết thúc tại năm 5.

0 5
Năm hết khấu hao TSCĐ
Năm dự án KT
=> GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án (t5) = 0

TH3: Giả sử năm hết khấu hao TSCĐ là năm 8. Dự án kết thúc tại năm 5. TSCĐ có nguyên giá
= 80 triệu. Khấu hao đều 8 năm.

0 5 8
Năm dự án KT Năm hết khấu hao TSCĐ
Dự án trên chỉ trích khấu hao TSCĐ trong 5 năm. Còn 3 năm khấu hao còn lại chính là GTCL
của tại sản cố định tại t5.
Có: Dep từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu cho đến năm kết thúc dự án = TSCĐ/số năm khấu
hao đều => Dep từ 1 – 5 = 80 triệu/8 năm = 10 triệu/năm.
Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = Dep của 1 năm × số năm sử dụng còn lại của
TSCĐ => GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án (t5) = 10  3 = 30 triệu.
(Khấu hao lũy kế = tổng các khấu hao (dep) đã hao mòn rồi = 10*5 = 50)

 TÓM LẠI:
 Nếu năm hết khấu hao TSCĐ  năm dự án KT thì GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án = 0.
 Nếu năm hết khấu hao TSCĐ > năm dự án KT thì GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án  0.

Với năm hết khấu hao TSCĐ > năm dự án kết thúc thi:
 Dep từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu cho đến năm kết thúc dự án = TSCĐ/số năm khấu hao
đều
 Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = Dep của 1 năm × số năm sử dụng còn lại của
TSCĐ

21
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC MÔN TCDN
VD thêm: TSCĐ có giá trị = 500 triệu. TSCĐ khấu hao đều trong 10 năm. Dự án kết thúc tại
năm thứ 6. CFAT bắt đầu có lần đầu tiên tại năm 1. Tìm dep hàng năm và giá trị còn lại của
TSCĐ tại năm kết thúc?
năm hết khấu hao TSCĐ (10 năm) > năm dự án kết thúc (6 năm)
GTCL ≠ 0 => Dep từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu cho đến năm kết thúc dự án = TSCĐ/số năm
khấu hao đều
Dep 1 – 6 = TSCĐ/10 = 500 / 10 = 50
=> Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = Dep của 1 năm × số năm sử dụng còn lại của
TSCĐ => GTCL tại năm 6 = 50 * số năm sử dụng còn lại = 50 * (10 – 6) = 50*4 = 200

Nếu đề hỏi khấu hao lũy kế (khấu hao các năm đã dùng) = Dep của 1 năm
* số năm đã khấu hao

22

You might also like