You are on page 1of 28

DẠNG 1: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.1 Phân tích quy mô TC của DN


- TỔNG TS = Quy mô sản xuất kinh doanh của DN -> năng lực cạnh tranh
- VỐN CHỦ SỞ HỮU (VCSH) = Quy mô nguồn vốn nội sinh của DN -> khả năng độc lập
về tài chính của DN
-> So sánh: %tăng TS với % tăng VCSH
+ % tăng TS > % tăng VCSH = Công ty đã huy động thêm nguồn vốn nội sinh để đáp
ứng nhu cầu tăng thêm về tài sản nhưng vẫn chưa đủ do đó công ty cần phải huy động
thêm 1 phần từ nguồn vốn ngoại sinh-> khiến DN tăng áp lực thanh toán
+ % tăng TS < % tăng VCSH = việc gia tăng thêm 1 lượng lớn nguồn vốn nội sinh đã
giúp cho DN đáp ứng nhu cấu tăng thêm về TS, giảm bớt nguồn huy động vốn bên ngoài
-> giúp cho DN giảm bớt áp lực thanh toán, áp lực trả nợ.

- TỔNG LUÂN CHUYỂN THUẦN (LCT) = Quy mô doanh thu thu nhập của công ty từ
hđong kd, hđ tc và hđ khác tăng/giảm.
- EBIT = LN trước thuế + cphi lãi vay = quy mô LN mà DN tạo ra trong kì, không xét đến
chi phí của nguồn vốn huy động đã tăng/giảm.
- LNST = quy mô LN dành cho các chủ sở hữu của DN đã tăng/giảm.
-> So sánh: % EBIT với % LNST -> chi phí lãi vay
-> Nhận xét cp lãi vay:
+tăng = cho thấy DN tăng cường sử dụng vốn vay. Điều này giúp DN tận dụng nguồn
vốn huy động giá rẻ và lợi thế của đòn bẩy TC để khuếch đại ROE. Tuy nhiên cp lãi vay
tăng mạnh nghĩa là đòn bẩy TC của DN đang ở mức cao thì DN nên cân nhắc điều chỉnh
lại chính sách huy động vốn theo hướng giảm bớt vay nợ vì đòn bẩy TC là “con dao 2
lưỡi”.
+ giảm = cho thấy DN giảm bớt huy động vốn vay. Điều này giúp cho DN giảm áp lực
thanh toán áp lực trả nợ, tăng khả năng tự chủ về tài chính. Tuy nhiên chi phí lãi vay giảm
mạnh cho thấy DN hạn chế vay nợ, DN có thể bỏ lỡ mất nguồn huy động vốn giá rẻ. Do
đó DN nên cân nhắc việc vận dụng lợi thế của đòn bẩy TC để khuếch đại ROE.

- IF (tổng dòng tiền thu) = quy mô dòng tiền thu vào của DN đã tăng lên hay giảm sút.

- TỔNG DÒNG TIỀN THUẦN (NC) tăng/giảm


-> So sánh: NC với OF
+ NC < OF tức là dòng tiền thu vào < dòng tiền chi ra => khả năng tạo tiền DN không
đáp ứng được nhu cầu chi ra -> cho thấy sự suy thoái về năng lực tài chính của DN.
+ NC > OF tức là dòng tiền thu vào > dòng tiền chi ra => khả năng tạo tiền của DN đáp
ứng được nhu cầu chi ra và có lượng tiền dư thừa. Tuy nhiên nếu NC quá lớn và kéo dài liên
tục trong thời gian dài lại là một điều không tốt cho DN vì DN đang bị ứ đọng tiền. Lời
khuyên: DN nên cân nhắc các cơ hội đầu tư: đầu tư các cơ hội vào cổ phiếu, trái phiếu,…
1.2 Phân tích khái quát cấu trúc tài chính của DN
- Ht (hệ số tự tài trợ) = VCSH/Tổng TS = a -> xét a tăng/giảm.
+ So sánh a với 0,5: a >/< 0,5 = công ty đang huy động nvốn nội sinh >/< nv ngoại sinh
-> cho thấy DN tự chủ/phụ thuộc về tài chính.
+ Ht giảm = DN dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. Việc này có thể làm
tăng k/n sinh lời của các chủ sở hữu nhưng cũng làm tăng rủi ro t/c cho DN.
+ Ht tăng = DN dùng nhiều vốn chủ hơn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. Giúp DN giảm áp
lực thanh toán, áp lực trả nợ, tuy nhiên làm tăng cphi sử dụng vốn cho DN.

- Htx (hệ số tài trợ thường xuyên) = (Nợ dài hạn+VCSH)/TSDH = b -> xét b tăng/giảm
+ b = 1 -> Trong trường hợp này, toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn dùng đầu tư cho TSNH,
toàn bộ NVDH đầu tư cho TSDH. Như vậy, chính sách tài trợ này đảm bảo đúng nguyên
tắc cân bằng tài chính an toàn ổn định ít rủi ro.
+ b > 1 -> Nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ được hết cho TSDH và vẫn còn 1 phần để tài
trợ tiếp cho TS ngắn hạn. Nguồn vốn DH là những khoản vốn chủ (vốn vay) có thời gian
đáo hạn kéo dài (>1 năm) trong khi TSNH là những tài sản có tính thanh khoản cao, chu
kì vòng quay vốn nhanh. Như vậy chính sách tài trợ này đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài
chính an toàn ít rủi ro, nhưng chi phí sử dụng vốn cao.
+ b < 1 -> Trong TH này, NV dài hạn không đủ tài trợ được hết cho TSDH nên DN phải
huy động thêm 1 phần từ NV ngắn hạn. NV ngắn hạn là những khoản vốn vay có thời gian
đáo hạn ngắn thường dưới 1 năm, trong khi TSDH là những TS có tính thanh khoản thấp,
chu kì vòng quay vốn kéo dài. Như vậy, chính sách tài trợ không đảm bảo được nguyên
tắc cân bằng tài chính thiếu an toàn và nhiều rủi ro.

- Hcp (hệ số chi phí) = Tổng cp/Tổng LCT = (LCT - NP)/LCT = c -> xét c tăng/giảm
+ c > 1 = tức là tổng cphi > LCT (doanh thu) -> DN đang bị lỗ vì không đảm bảo được
cân đối thu chi. DN nên kiểm tra và rà soát các khoản chi phí, từ đó cắt giảm chi phí
không cần thiết. DN nên sử dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp để điều chỉnh lại
chính sách bán hàng, tiêu thụ sp, từ đó kích cầu người mua làm tăng doanh thu.
+ c < 1 = tức là tổng chi phí < LCT -> DN đang có lãi do đảm bảo được sự cân đối thu chi
cần thiết => DN cần tiếp tục phát huy trong các năm tiếp theo.
+ c xấp xỉ 1 = cảnh báo cho DN -> DN cần nhanh chóng xem xét lại chính sách quản lý
chi phí chính sách bán hàng, để đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp tránh để tình trạng
bội chi xảy ra trong các năm tiếp theo.

- Htt (hệ số tạo tiền) = IF/OF = d -> xét d tăng/giảm -> khả năng tạo tiền tăng/giảm.
+ d > 1 = dtien thu > dtien chi ra, cho thấy DN đảm bảo được cán cân thu chi và còn có
lượng tiền mới dư ra
+ d < 1 = dtien thu < dtien chi, cho thấy DN đang bị thâm hụt cán cân thu chi gây mất an
toàn thanh toàn và tăng khả năng rủi ro về tài chính. DN nên thanh lý TS cũ hỏng không
cần dùng đến, đôn đúc khách hàng trả nợ từ đó làm tăng dòng tiền thu về góp phần cải
thiện hệ số tạo tiền.
1.3 Phân tích khái quát khả năng sinh lời của DN
- ROS (khả năng sinh lời hoạt động) = NP(LNST)/LCT = a -> xét a tăng/giảm.
-> phản ánh: hệ số này cho biết cứ 1 đồng LCT thì DN thu về thì tạo ra a đồng LNST.
-> Xét a tăng/giảm cho thấy khả năng sinh lời hđ của DN được cải thiện/giảm sút.
-> Nguyên nhân: so sánh % tăng/giảm LCT với % tăng/giảm NP

- BEP (hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh) = ROA = EBIT/TS bquân = b
-> phản ánh bình quân cứ 1 đồng TS tham gia vào hđ sxkd thì tạo ra b đồng LN trước lãi
vay và thuế (EBIT).
-> xét b tăng/giảm cho thấy khả năng sinh lời cơ bản của vốn kd tăng/giảm.
+ b>0 = thu nhập DN đủ bù đắp chi phí sxkd chưa tính đến yếu tố lãi vay.
b càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn DN tốt hơn -> giúp DN nâng cao thu hút vốn
đầu tư trên thị trường, đặc biệt là thu hút vốn ở các chủ nợ.
+ b < 0 = thu nhập không đủ để bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh (chưa xét đến
lãi vay) -> hiệu quả sd vốn của DN ngày càng yếu kém => điều này gây khó khắn cho
DN trong việc huy động vốn trên thị trường, đặc biệt là từ các chủ nợ.
-> Nguyên nhân: so sánh % tăng/giảm TS bquân với % tăng/giảm EBIT.

- ROA (khả năng sinh lời ròng của TS) = NP/TS bquân = c
-> phản ánh bình quân cứ 1 đồng TS tham gia vào hđ sxkd thì tạo ra c đồng LNST.
-> Xét c tăng/giảm cho thấy khả năng sinh lời ròng của tài sản tăng/giảm.
+ c > 0 = DN có lãi -> do đầu tư và sử dụng vốn 1 cách hiệu quả.
+ c < 0 = DN bị lỗ -> do vốn được đầu tư sử dụng chưa hợp lý, chưa phát huy được
hđ hiệu quả.
-> Nguyên nhân: so sánh % tăng/giảm TS bquân với % tăng/giảm NP.

- ROE (khả năng sinh lời VCSH) = NP/VCSH bquân = d


-> phản ánh bình quân cứ 1 đồng NCSH tham gia vào hđ sxkd thì tạo ra d đồng LNST.
-> Xét d tăng/giảm cho thấy khả năng sử dụng VCSH tăng/giảm.
+ d > 0 = DN có lãi -> d càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng VSCH càng tốt. Điều
này giúp DN gây ấn tượng tốt đẹp với các chủ nợ (cổ đông), từ đó dễ dàng trong việc
huy động vốn.
+ d < 0 = DN bị lỗ -> cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH của DN còn yếu kém. Việc
này gây khó khăn cho DN khi huy động vốn từ các cổ đông = phát hành cphiếu.
-> Nguyên nhân: so sánh % tăng/giảm VCSH bquân với % tăng/giảm NP.
DẠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
(PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN)

*) LƯU Ý:
- Nếu đề chỉ yêu cầu phân tích :
+ cơ cấu -> bỏ cột “tỷ lệ” -> phân tích dựa vào “tỷ trọng”
+ sự biến động -> bỏ cột “tỷ trọng” -> ptich dựa vào “số tiền” và “tỷ lệ”
- Nếu đề yêu cầu ptich khái quát cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn, thì cột chỉ tiêu chỉ
có 3 dòng: Nợ phải trả, VCSH, Tổng nguồn vốn.

- NỢ PHẢI TRẢ tăng/giảm = nguồn vốn ngoại sinh của DN tăng/giảm => làm giảm/tăng
khả năng tự chủ về tài chính của DN.
+ Về cơ cấu: xét Nợ dài hạn tăng/giảm, tỷ trọng thay đổi ntn? (ghi các chỉ tiêu nhỏ
tăng/giảm sổ tiền, tỷ trọng, vv)
-> Chi tiết (chọn từ 3-5 khoản mục mà có tỷ trọng lớn/sự biến động lớn
*) Một số khoản mục hay gặp:
+ Vay và nợ NH: phản ánh số vốn mà DN đang đi chiếm dụng được từ NH và các tổ
chức tín dụng. -> xét tỉ trọng/biến động ntn?
-> Nếu tăng: DN gia tăng nguồn vốn tín dụng thương mại
+ Ưu: giúp DN dễ dàng huy động lượng vốn lớn trong thời gian ngắn. Tạo dựng được
nguồn huy động vốn giá rẻ. Trường hợp tăng mạnh/tỷ trọng lớn: DN đang sử dụng đòn
bẩy tài chính ở mức cao để khuếch đại ROE.
+ Nhược: tăng áp lực thanh toán, áp lực trả nợ, tăng chi phí lãi vay.
Trong TH tỷ trọng lớn, % tăng mạnh: DN cần cân nhắc, điều chỉnh lại cơ cấu nguồn
vốn theo hương giảm bớt nợ để từ đó làm giảm áp lực thanh toán chi phí lãi vay, giảm
thiểu rủi ro về tài chính vì đòn bẩy TC là “con dao 2 lưỡi”
-> Nếu giảm:
+ Ưu: DN đã cố gắng nỗ lực thanh toán bớt các khoản vay nợ -> giúp DN giảm áp lực
trả nợ, chi phí lãi vay và giảm rủi ro tài chính.
+ Nhược: DN chưa tận dụng được nguồn vốn tín dụng thương mại giá rẻ -> có thể DN
sẽ bị bỏ lỡ mất các cơ hội đầu tư sinh lời.
Nếu tỷ trọng không quá cao (<70%), DN nên cân nhắc tăng mức độ sử dụng đòn
bẩy TC để khuếch đại ROE.
Ngoài vay và nợ NH, các khoản còn lại là các khoản DN đã chiếm dụng được mà
không phải trả lãi.

+ Phải trả người bán (nhà cung cấp): là số vốn mà DN đi chiếm dụng được từ các nhà
cung cấp -> xét tỉ trọng/biến động ntn?
-> Nếu tăng: Số vốn đi chiếm dụng từ nhà cung cấp tăng giúp cho DN có thêm cơ hội
đầu tư sinh lời.
Tuy nhiên tỉ trọng chiếm quá lớn -> DN cần có kế hoạch thanh toán trả nợ sớm cho
nhà cung cấp, tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của DN.
-> Nếu giảm: DN đã cố gắng trả đầy đủ đúng hạn cho nhà cung cấp theo cam kết đã ghi
trên hợp đồng. Điều này giúp DN gia tăng uy tín với NCC giúp cho hđsx diễn ra thường
xuyên liên tục.
Tuy nhiên nếu giảm quá mạnh, DN chưa tận dụng được triệt để uy tín và mqh với các
nhà cung cấp.
DN cần có sự đàm phán thương lượng với các nhà cung cấp đặc biệt với các NCC lâu
năm để được hưởng các ưu đãi trong chính sách tín dụng.

+ Phải trả người lao động : là các khoản tiền công, tiền lương, tiền thưởng,… -> xét tỉ
trọng/biến động ntn?
-> Nếu tăng: cho thấy số vốn DN chiếm dụng được từ người lao động tăng, từ đó giúp
DN tăng cơ hội đầu tư sinh lời.
Tuy nhiên nếu khoản mục này tăng quá mạnh, chiếm tỷ trọng quá lớn, không tốt cho
DN vì nó ảnh hưởng xấu đến tinh thần, thái độ làm việc năng suất của người lao động.
DN cần nhanh chóng chi trả nợ lương sớm cho người lao động.
-> Nếu giảm: cho thấy DN đã thực hiện chi trả lương đầy đủ đúng hạn cho người lao
động theo đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng lao động.
Tuy nhiên nếu như khoản mục này giảm quá mạnh cho thấy số vốn chiếm dụng giảm,
đây là điều không tốt cho DN vì số vốn DN có thể chiếm dụng được mà không phải trả
lãi đã giảm ít hơn. DN nên tăng thêm vốn chiếm dụng từ nguồn này.

+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước : là số thuế, phí và lệ phí mà DN chiếm dụng
được từ nhà nước -> xét tỉ trọng/biến động ntn?
-> Nếu tăng: số vốn mà DN đi chiếm dụng được nhiều hơn và giúp DN có thêm vốn
phục vụ cho sxkd.
Tuy nhiên tỷ trọng quá cao-> là điều không tốt cho DN. DN cần phải có kế hoạch chi
trả sớm cho khoản nợ này, tránh để kéo dài có thể bị phạt tiền chậm nộp thuế gây gián
đoạn hđ sxkd.
-> Nếu giảm: DN tuân thủ theo đúng quy định pháp luật khi nộp tiền thuế đúng hạn cho
nhà nước -> giúp cho hđsxkd diễn ra liên tục, tránh bị gián đoạn. Đây là dấu hiệu tốt, DN
cần tiếp tục phát huy.

+ Người mua trả tiền trước: phản ánh số vốn, số tiền mà khách hàng đặt cọc ứng trước
cho DN -> xét tỉ trọng/biến động ntn?
-> Nếu tăng: số tiền đặt cọc ứng trước tăng thêm, niềm tin uy tín của khách hàng đối với
DN được tăng thêm.
Tuy nhiên nếu tỉ trọng khoản mục này quá lớn, DN cần nhanh chóng giao trả hàng
hoặc cung cấp dịch vụ cho khách sớm tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín
của DN.
-> Nếu giảm: DN đã cố gắng giao hàng cung cấp dịch vụ cho KH theo đúng cam kết
trong hđ. Từ đó giúp làm tăng uy tín của DN với KH.
Tuy nhiên nếu khoản mục này giảm quá mạnh cho thấy lượng tiền đặt cọc ứng trước
từ khách hàng còn rất ít nên đây là điều không tốt. DN cần có sự điều chỉnh lại chính
sách bán hàng để có thể kích cầu người mua hơn nữa.

+ Vay và nợ DH: phản ánh số vốn mà DN đi chiếm dụng được từ NH và các tổ chức tín
dụng trong thời gian dài (thường là > 1 năm) -> xét tỉ trọng/biến động ntn?
Huy động từ nguồn vốn này sẽ tạo ra được sự an toàn ổn định hơn. Tuy nhiên chi phí
sử dụng vốn rất cao.

- VỐN CHỦ SỞ HỮU: phản ánh nguồn vốn nội sinh của DN. Xét tăng/giảm cho thấy khả
năng tự chủ về tài chính của DN đã tăng/giảm. (ghi các chỉ tiêu nhỏ tăng/giảm sổ tiền, tỷ
trọng, vv)
*) Một số khoản mục hay gặp:
+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: xét tăng/giảm cho thấy chủ đầu tư đã trực tiếp góp vốn
hoặc đã rút vốn. (vốn có thể là tiền/tài sản).
-> Nếu tăng: giúp DN giảm bớt nhu cầu huy động bên ngoài, giảm bớt áp lực thanh toán.
Đây là dấu hiệu tốt cho DN.
-> Nếu giảm: đây là dấu hiệu không tốt cho DN vì nó cho thấy quy mô của DN đang bị
thu hẹp lại.

+ Các loại quỹ (quỹ đầu tư ptrien và quỹ dự phòng TC)


-> nếu tăng: DN đã chủ động trích lập thêm vào quỹ để phục vụ cho các hoạt động phát
triển DN cho tương lai và giảm thiểu tổn thất tài chính có thể xảy ra.
-> nếu giảm: DN đã sdung 1 phần tiền từ quỹ để phục vụ cho các hoạt động phát triển
DN cho tương lai và giảm thiểu tổn thất tài chính có thể xảy ra.

+ LNST chưa phân phối:


-> nếu tăng: trong kỳ, hđ kdoanh của DN diễn ra thuận lợi, DN đã đạt dược sự tăng
trưởng lợi nhuận. Đây là cơ sở tốt để DN thực hiện phân phối LN theo các mục đích
khác nhau: giữ lại tái đầu tư cho năm sau, trả cổ tức cho cổ đông hoặc trích lập các quỹ.
-> nếu giảm: do hđkd chưa tốt dẫn đến DN bị giảm sút LN, cũng có thể do DN đã thực
hiện phân phối lợi nhuận để: giữ lại tái đầu tư cho năm sau, trả cổ tức cho cổ đông hoặc
trích lập các quỹ.
DẠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VỐN (TÀI SẢN)

Khái quát: Tổng TS có sự thay đổi ntn? -> quy mô sxkd DN tăng/giảm.
- Về cơ cấu, tỷ trọng TSNH, TSDH tăng/giảm ntn?
- Nếu tỷ trọng TSNH/TSDH tăng: DN đang có xu hướng thiên về đầu tư NH/DH.
*) Lưu ý: để đánh giá tính hợp lý của việc tăng/giảm tỷ trọng TSNH, TSDH, cần căn cứ vào
đặc điểm ngành nghề kinh doanh của DN.
+ Với DN kinh doanh TM, dvụ: tỷ trọng TSNH thường cao hơn
+ Với DN sản xuất, xây dựng: tỷ trọng TSDH cao hơn.

*) Chi tiết:
- TÀI SẢN NGẮN HẠN : của DN tăng/giảm ntn, phản ánh tính thanh khoản của DN tăng
lên hay giảm sút. (ghi các chỉ tiêu nhỏ tăng/giảm sổ tiền, tỷ trọng, vv)
*) Một số khoản mục hay gặp:
+ Tiền và tương đương tiền: đây là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất trong TS
ngắn hạn. Xét tỷ trọng, số tiền tăng/giảm.
-> Nếu tăng = DN gia tăng lượng dự trữ tiền mặt. -> giúp DN tăng cơ hội đầu tư sinh lời
và tăng khả năng thanh toán.
Tuy nhiên nếu tỷ trọng quá cao, quá lớn thì đây là điều không tốt cho DN, vì lúc này
DN đang bị ứ đọng vốn, ứ đọng tiền. DN nên cân nhắc các cơ hội đầu tư như c.phiếu, t.p.
-> Nếu giảm = DN đã sử dụng nguồn tiền để phục vụ cho sxkd và đầu tư sinh lời.
Tuy nhiên tốc độ giảm quá lớn -> DN cần kiểm tra, kiểm soát lại để loại bỏ các khoản
chi không cần thiết. Từ đó sử dụng tiền 1 cách hợp lý, tránh lãng phí.

+ Phải thu khách hàng: phản ánh số tiền DN cho phép khách hàng trả sau tăng/giảm.
-> Nếu tăng: DN đang nới lỏng chính sách tín dụng để kích cầu người mua làm tăng
doanh thu. Nhược điểm: DN bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài sẽ có thể
bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư sinh lời. DN sẽ phải gia tăng thêm chi phí quản lý, thu hồi nợ và
gia tăng thêm nợ xấu không thu hồi được.
-> Nếu giảm: Công tác quản lý thu hồi nợ của DN đã được cải thiện tốt hơn cho thấy DN
nhanh chóng thu hồi được nợ tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài. Từ đó, giúp
DN tăng cơ hội đầu tư sinh lời; giảm bớt chi phí quản lý thu hồi nợ và giúp DN giảm bớt
rủi ro nợ xấu không thu hồi được.
Tuy nhiên nếu giảm mạnh cho thấy DN đang có sự thắt chặt chính sách tín dụng. Điều
này có thể ảnh hưởng không tốt đến doanh số tiêu thụ. DN nên cân nhắc nới lỏng chính
sách tín dụng theo từng đối tượng khách hàng.

*) Liên hệ với : dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu có): xét tăng/giảm
vd: Đầu năm Cuối năm
(100) (120) -> dự phòng tăng
(120) (100) -> dự phòng giảm
-> Nếu tăng = DN đã chủ động trích lập thêm vào quỹ dự phòng nhằm giảm thiểu tổn
thất tài chính có thể xảy ra nếu phát sinh nợ xấu.
Tuy nhiên nếu tăng quá mạnh số tiền trích lập quá lớn, đây là điều không tốt cho DN
vì việc DN quá mức cần thiết như vậy sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí của DN.
-> Nếu giảm = cho thấy thực tế trong kỳ đã phát sinh nợ xấu không thu hồi được, nên
DN đã phải sử dụng 1 phần tiền từ quỹ để bù đắp cho tổn thất tài chính. DN cần nhanh
chóng tiến hành kiểm tra và rà soát lại các khoản nợ đến hạn và quá hạn để có biện pháp
thu hồi kịp thời, tránh để tình trạng trên tiếp diễn.

+ Trả trước cho người bán: phản ánh số tiền DN đặt cọc, ứng trước cho nhà cung cấp
-> Nếu tăng = DN tăng lượng tiền ứng trước cho nhà cung cấp để qua đó tạo niềm tin
duy trì mqh với các nhà cung cấp, góp phần đảm bảo cho hđsxkd được diễn ra thường
xuyên liên tục.
Tuy nhiên nếu tỷ trọng quá lớn: đây là điều không tốt cho DN. DN cần nhanh chóng
đôn đốc nhà cung cấp giao trả hàng đúng hạn hoặc cung cấp dịch vụ, tránh để kéo dài sẽ
có thể bị mất vốn.
-> Nếu giảm = DN đã có sự nhanh chóng thu hồi được vốn tiền đặt cọc ứng trước từ nhà
cung cấp. Từ đó giúp hạn chế giảm thiểu rủi ro mất vốn, giúp cho hđsxkd diễn ra thường
xuyên liên tục tránh bị gián đoạn.
Tuy nhiên nếu giảm quá mạnh: cho thấy lượng tiền đặt cọc ứng trước cho NCC còn
khiêm tốn. DN cân nhắc gia tăng thêm lượng tiền đặt cọc để tạo được niềm tin và duy trì
mqh tốt đẹp với các NCC.

+ Hàng tồn kho: xét tăng/giảm.


-> Nếu tăng=
+ Nếu hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: DN đã có thể đang
đầu cơ tích trữ nguyên vật liệu, CCDC để tránh ảnh hưởng của đợt biến động giá sắp tới.
+ Nếu hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm, hàng hoá: DN có lượng hàng dự trữ dồi
dào sẵn sàng cung ứng cho khách hàng.
Tuy nhiên: nhược điểm: tăng chi phí lưu kho, tồn kho; tăng thêm chi phí cất trữ bảo
quản và rủi ro hàng hoá bị hư hỏng tổn thất cũng tăng lên.
-> Nếu giảm=
+ Nếu hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: DN đã xuất kho
NVL hoặc CCDC để đưa vào hđsxkd.
+ Nếu hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm, hàng hoá: cho thấy hđkd diễn ra thuận lợi
nên DN đã nhanh chóng tiêu thụ được hàng.
Tuy nhiên: nhược điểm: nếu giảm quá mạnh dẫn đến hàng hoá bị thiếu hụt không đáp
ứng được nhu cầu của khách dẫn đến đánh mất khách hàng, đánh mất thị trường; và tăng
thêm chi phí tái đặt hàng.
- TÀI SẢN DÀI HẠN: xét tăng/giảm? (ghi các chỉ tiêu nhỏ tăng/giảm sổ tiền, tỷ trọng, vv)
*) Một số khoản mục hay gặp:
+ TSCĐHH: bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị.
-> Nếu tăng = trong kỳ DN đã tiến hành đầu tư bổ sung thêm máy móc, thiết bị để phục
vụ cho sxkd -> đây là dấu hiệu tốt cho DN.
Tuy nhiên nếu tăng quá mạnh: dẫn đến nguồn vốn cần huy động tăng lớn -> DN nên
cân nhắc điều chỉnh chính sách đầu tư cho hợp lý.
-> Nếu giảm = DN tiến hành thanh lý, nhượng bán bớt các TSCĐ không cần thiết để thu
hồi vốn đầu tư.
Tuy nhiên nếu giảm quá mạnh, đây là điều không tốt cho DN và cho thấy DN đang bị
thiếu vốn nghiêm trọng và việc thanh lý quá nhiều như vậy sẽ khiến cho quy mô sxkd
của DN sẽ bị thu hẹp lại.

+TSCĐ vô hình: tăng/giảm


-> Nếu tăng: Uy tín, thương hiệu của DN đang ngày càng được gia tăng trên thị trường.
Đây là điều kiện thuận lợi để DN mở rộng quy mô sxkd.
-> Nếu giảm: Uy tín, thương hiệu của DN đang bị giảm sút trên thị trường. DN cần
nhanh chóng xác định được nguyên nhân, từ đó đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời
tránh để kéo dài

+ Chi phí sxkd dở dang (chỉ có DN sản xuất, kinh doanh)


-> Nếu tăng = trong kỳ công ty này nhận được nhiều đơn đặt hàng
+ DN xây dựng : đơn đấu thầu
Đây là dấu hiệu tốt để DN đạt được sự tăng trưởng doanh thu trong các năm tiếp theo.
Tuy nhiên tỷ trọng quá cao là điều không tốt cho DN vì công trình dở dang còn rất
nhiều. DN cần nhanh chóng đưa các sp dở dang, công trình xd vào hoàn thiện. Từ đó có
thể đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn đầu tư, tránh để ứ đọng vốn.
-> Nếu giảm = Trong kỳ công ty đã đưa được nhiều sp dở dang, ctrinh xd vào hoàn thiện
từ đó nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư, tránh được tình trạng ứ đọng vốn.
Tuy nhiên nếu giảm quá nhiều quá nhanh, cho thấy DN còn rất ít sp dở dang/ctrinh xd,
dẫn đến trong khoảng thời gian tới, số lượng sp hoàn thành ít hơn ảnh hưởng không tốt
đến doanh số tiêu thụ của công ty.
DẠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CỦA DN

- VỐN LƯU CHUYỂN (phân tích từng thời điểm một) là bnhieu, tăng/giảm ntn?
*) So sánh VLC với 0
+TH1: VLC = 0; Htx = 1 -> Trong trường hợp này, toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn dùng đầu
tư cho TSNH, toàn bộ NVDH đầu tư cho TSDH. Như vậy, chính sách tài trợ này đảm bảo
đúng nguyên tắc cân bằng tài chính an toàn ổn định ít rủi ro.
+TH2: VLC>0; Htx >1 -> Nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ được hết cho TSDH và vẫn
còn 1 phần để tài trợ tiếp cho TS ngắn hạn. Nguồn vốn DH là những khoản vốn chủ (vốn
vay) có thời gian đáo hạn kéo dài (>1 năm) trong khi TSNH là những tài sản có tính thanh
khoản cao, chu kì vòng quay vốn nhanh. Như vậy chính sách tài trợ này đảm bảo nguyên
tắc cân bằng tài chính an toàn ít rủi ro, nhưng chi phí sử dụng vốn cao.
+TH3: VLC < 0; Htx < 1 -> Trong TH này, NV dài hạn không đủ tài trợ được hết cho
TSDH nên DN phải huy động thêm 1 phần từ NV ngắn hạn. NV ngắn hạn là những khoản
vốn vay có thời gian đáo hạn ngắn thường dưới 1 năm, trong khi TSDH là những TS có
tính thanh khoản thấp, chu kì vòng quay vốn kéo dài. Như vậy, chính sách tài trợ không
đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính thiếu an toàn và nhiều rủi ro.

*) Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu chuyển:


- NGUỒN VỐN DÀI HẠN xét tăng/giảm.
-> Nếu tăng = DN đã tăng việc huy động vốn trong dài hạn. ĐIều này giúp cho DN ổn
định lâu dài, hạn chế rủi ro. Tuy nên hạn chế của việc gia tăng thêm cphi sdung vốn tăng
cao sẽ đòi hỏi DN sử dụng đồng vốn một cách hợp lý có hiệu quả.
-> Nếu giảm = DN giảm bớt huy động vốn trong dài hạn. Điều này giúp giảm cphi sdung
vốn từ đó giảm áp lực thanh toán. Tuy nhiên về lâu dài sẽ không an toàn ổn định.

- TS DÀI HẠN
-> Nếu tăng = cho thấy DN đã tiến hành đầu tư bổ sung thêm máy móc, thiết bị để phục
vụ cho sxkd -> đây là dấu hiệu tốt cho DN. Uy tín, thương hiệu của DN đang ngày càng
được gia tăng trên thị trường. Đây là điều kiện thuận lợi để DN mở rộng quy mô sxkd.
Tuy nhiên nếu tăng quá mạnh: dẫn đến nguồn vốn cần huy động tăng lớn -> DN nên
cân nhắc điều chỉnh chính sách đầu tư cho hợp lý.
-> Nếu giảm = DN tiến hành thanh lý, nhượng bán bớt các TSCĐ không cần thiết để thu
hồi vốn đầu tư. Uy tín, thương hiệu của DN đang bị giảm sút trên thị trường. DN cần
nhanh chóng xác định được nguyên nhân, từ đó đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời
tránh để kéo dài.
Tuy nhiên nếu giảm quá mạnh, đây là điều không tốt cho DN và cho thấy DN đang bị
thiếu vốn nghiêm trọng và việc thanh lý quá nhiều như vậy sẽ khiến cho quy mô sxkd
của DN sẽ bị thu hẹp lại.
DẠNG 5: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG (TÌNH HÌNH CÔNG NỢ)

*) Khái quát: Công nợ phải thu (phần A bảng 5.1) và công nợ phải trả (pB.5.1) tăng/giảm
ntn? Mỗi đồng tài sản của công ty bị chiếm dụng bao nhiêu đồng (chỉ tiêu 1-5.2) và đi chiếm
dụng (chỉ tiêu 2-5.2) bao nhiêu đồng?
Kỳ thu hồi nợ bq (chỉ tiêu 2-5.3) và kỳ trả nợ bq (chỉ tiêu 4-5.3) đã tăng/giảm ntn?

*) Chi tiết
- CÁC KHOẢN PHẢI THU tăng/giảm? (ghi các chỉ tiêu nhỏ tăng/giảm sổ tiền, tỷ trọng)
-> Cho thấy số vốn DN bị chiếm dụng tăng/giảm?

+ Xét về cơ cấu nợ phải thu: phải thu ngắn hạn, dài hạn tăng/giảm ntn?
-> Số vòng thu hồi nợ (chỉ số 1-5.3) tăng/giảm bnhieu vòng
-> Số ngày thu hồi nợ (chỉ số 2-5.3) giảm/tăng bnhieu vòng
- Số ngày…nếu tăng = cho thấy thời gian có thể thu hồi vốn bị kéo dài hơn
- Số ngày…nếu giảm = cho thấy thời gian có thể thu hồi vốn được rút ngắn lại,
công tác thu hồi nợ tốt hơn

*) Chi tiết phải thu ngắn hạn & phải thu dài hạn tương tự nhau, ptich cái nào chiếm
tỷ trọng lớn hơn:
+ Phải thu khách hàng:
-> Nếu tăng: DN đang nới lỏng chính sách tín dụng để kích cầu người mua làm tăng
doanh thu.
-> Nếu giảm: Công tác quản lý thu hồi nợ của DN đã được cải thiện tốt hơn cho thấy DN
nhanh chóng thu hồi được nợ tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài.
Tuy nhiên nếu giảm mạnh cho thấy DN đang có sự thắt chặt chính sách tín dụng. DN
nên cân nhắc nới lỏng chính sách tín dụng theo từng đối tượng khách hàng.

+ Dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu có):


-> Nếu tăng = DN đã chủ động trích lập thêm vào quỹ dự phòng nhằm giảm thiểu tổn
thất tài chính có thể xảy ra nếu phát sinh nợ xấu.
-> Nếu giảm = cho thấy thực tế trong kỳ đã phát sinh nợ xấu không thu hồi được, nên
DN đã phải sử dụng 1 phần tiền từ quỹ để bù đắp cho tổn thất tài chính.

+ Trả trước cho người bán:


-> Nếu tăng = DN tăng lượng tiền ứng trước cho nhà cung cấp để qua đó tạo niềm tin
duy trì mqh với các nhà cung cấp, góp phần đảm bảo cho hđsxkd được diễn ra thường
xuyên liên tục.
-> Nếu giảm = DN đã có sự nhanh chóng thu hồi được vốn tiền đặt cọc ứng trước từ nhà
cung cấp. Từ đó giúp hạn chế giảm thiểu rủi ro mất vốn, giúp cho hđsxkd diễn ra thường
xuyên liên tục tránh bị gián đoạn.
- CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ tăng/giảm? (ghi các chỉ tiêu nhỏ tăng/giảm sổ tiền, tỷ trọng)
-> Cho thấy số vốn DN đi chiếm dụng được mà không phải trả lãi tăng/giảm?

+ Xét về cơ cấu nợ phải trả: phải trả ngắn hạn, dài hạn tăng/giảm ntn?
-> Số vòng hoàn trả nợ (chỉ số 3-5.3) tăng/giảm bnhieu vòng
-> Kỳ trả nợ bq (chỉ số 4-5.3) giảm/tăng bnhieu vòng
- Kỳ trả nợ bq nếu tăng = cho thấy thời gian hoàn trả nợ được kéo dài hơn
- Kỳ trả nợ bq nếu giảm = cho thấy thời gian hoàn trả nợ bị rút ngắn lại

*) Chi tiết nợ phải trả ngắn hạn & phải trả dài hạn tương tự nhau, ptich cái nào
chiếm tỷ trọng lớn hơn:
+ Phải trả người bán (nhà cung cấp):
-> Nếu tăng: Số vốn đi chiếm dụng từ nhà cung cấp tăng giúp cho DN có thêm cơ hội
đầu tư sinh lời.
-> Nếu giảm: DN đã cố gắng trả đầy đủ đúng hạn cho nhà cung cấp theo cam kết đã ghi
trên hợp đồng. Điều này giúp DN gia tăng uy tín với NCC giúp cho hđsx diễn ra thường
xuyên liên tục.

+ Phải trả người lao động:


-> Nếu tăng: cho thấy số vốn DN chiếm dụng được từ người lao động tăng, từ đó giúp
DN tăng cơ hội đầu tư sinh lời.
-> Nếu giảm: cho thấy DN đã thực hiện chi trả lương đầy đủ đúng hạn cho người lao
động theo đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng lao động.
Tuy nhiên nếu như khoản mục này giảm quá mạnh cho thấy số vốn chiếm dụng giảm,
số vốn DN có thể chiếm dụng được mà không phải trả lãi đã giảm ít hơn. DN nên tăng
thêm vốn chiếm dụng từ nguồn này.

+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước :


-> Nếu tăng: số vốn mà DN đi chiếm dụng được nhiều hơn và giúp DN có thêm vốn
phục vụ cho sxkd.
Tuy nhiên tỷ trọng quá cao-> là điều không tốt cho DN. DN cần phải có kế hoạch chi
trả sớm cho khoản nợ này, tránh để kéo dài có thể bị phạt tiền chậm nộp thuế gây gián
đoạn hđ sxkd.
-> Nếu giảm: DN tuân thủ theo đúng quy định pháp luật khi nộp tiền thuế đúng hạn cho
nhà nước -> giúp cho hđsxkd diễn ra liên tục, tránh bị gián đoạn. Đây là dấu hiệu tốt, DN
cần tiếp tục phát huy.

*) Kết luận: Nhận xét về hệ số các khoản phải thu vs Các khoản phải trả; so sánh với 1.
(phạm vi gần 1 là tốt đối với DN, cao quá/thấp quá ko tốt)
DẠNG 6: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
*) Khái quát: LNST, ROS tăng/giảm? -> Đánh giá kết quả kinh doanh của DN
=> + DN lãi hay lỗ bằng việc so sánh LNST > 0 là lãi ; LNST < 0 là lỗ
+ Kết quả kinh doanh của DN tăng/giảm so với năm trước?

*) Chi tiết:
- TỔNG LCT và HỆ SỐ SINH LỜI HĐ TRƯỚC THUẾ tăng/giảm?

*) Hoạt động kinh doanh:


- HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Đây là hđ mang lại nguồn thu chủ yếu cho DN. Doanh thu
từ hđ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng/giảm ntn?
-> Nếu tăng: cho thấy DN đã có đầu tư đổi mới mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm để
thu hút khách hàng. Hoạt động quảng cáo truyền thông sản phẩm phát huy hiệu quả. Sản
phẩm của DN đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Giá bán hợp lý, chính sách bán hàng, hậu
đài tốt.
-> Nếu giảm: Cho thấy sản phẩm chưa thu hút khách hàng. Hoạt động quảng cáo truyền
thông chưa phát huy được hiệu quả, chính sách bán hàng chưa tốt. Giá bán chưa hợp lý,
chưa tương xứng với chất lượng.
or Do nền kinh tế nói chung bị ảnh hưởng, do tình hình cạnh tranh gay gắt, công ty có
nhiều đối thủ mạnh.

- HỆ SỐ SINH LỜI TỪ HĐKD tăng/giảm ntn? -> Các khoản giảm trừ dthu: tăng/giảm ntn?
-> *1. Nguyên nhân từ chiết khấu thương mại:
*) Liên hệ với chỉ tiêu Doanh thu từ hđ bán hàng và cung cấp dịch vụ:
-> Dthu tăng = chính sách chiết khấu thương mại của DN đã phát huy được hiệu quả.
(tăng quá mạnh thì ngược lại)
-> Dthu giảm = chính sách chiết khấu thương mại của DN chưa phát huy được hiệu
quả. DN nên cân nhắc phân loại các mức chiết khấu khác nhau với từng đối tượng
khách hàng.
->or *2. Nguyên nhân từ giảm giá hàng bán:
*) Liên hệ với chỉ tiêu Doanh thu từ hđ bán hàng và cung cấp dịch vụ:
-> Dthu tăng = chính sách giảm giá hàng bán của DN đã phát huy được hiệu quả.
(tăng quá mạnh thì ngược lại)
-> Dthu giảm = chính sách giảm giá hàng bán của DN chưa phát huy được hiệu
quả. DN nên cân có sự định mức giá bán hợp lý với từng loại sản phẩm
->or *3. Nguyên nhân từ hàng bán bị trả lại = hàng đã xuất kho nhưng bị trả lại vì
không đáp ứng được yêu cầu hoặc thoả thuận ban đầu. DN cần nhanh chóng xác định
được nguyên nhân, lý do hàng hoá bị bỏ lại.
Có thể do khâu sản xuất/khâu bán hàng tiêu thụ/khâu vận chuyển,..từ đó đưa ra biện
pháp xử lý kịp thời tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín DN. vd tặng voucher,…
- GIÁ VỐN HÀNG BÁN: là khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của DN;
xét tăng/giảm ntn? Nguyên nhân do đâu?
-> Nguyên nhân khách quan: do giá cả các nguyên vật liệu, hàng hoá tăng/giảm. Do xảy ra
tình trạng lạm phát, đồng tiền mất giá; do nền kinh tế khó khăn, do chính sách của nhà
nước (thuế suất, thuế nhập khẩu tăng/giảm).
-> Nguyên nhân chủ quan: sử dụng tiết kiệm or lãng phí; do DN đã có sự thay đổi định
mức sản xuất; trình độ sử dụng lao động tăng lên or giảm sút
+ Hệ số giá vốn hàng bán: tăng/giảm?
-> Nếu tăng = việc sử dụng chi phí giá vốn hàng bán kém hiệu quả -> không tốt cho DN
-> Nếu giảm = việc sử dụng chi phí giá vốn hàng bán hiệu quả hơn -> tốt cho DN
-> Khuyên: DN nên khảo sát nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường để trích từ NVL/hàng hoá
cho phù hợp. DN nên có sự đàm phán với các nhà cung cấp, đặc biệt là các NCC lâu năm
để được hưởng ưu đãi về GVHB.

- CHI PHÍ BÁN HÀNG và CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP tăng/giảm? Do:
-> Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí thuê cửa hàng; thuê nhân viên bán hàng; mua
CCDC phục vụ bán hàng; khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng.
-> Chi phí quản lý DN bao gồm: Cphi thuê văn phòng; thuê nvien quản lý; mua CCDC,
văn phòng phẩm; khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý DN
+ Hệ số chi phí bán hàng/qly DN: tăng/giảm?
-> Nếu tăng = DN đã sử dụng lãng phí và chưa có hiệu quả các khoản chi phí này. DN cần
tiến hành kiểm tra rà soát lại các khoản chi phí không cần thiết để cắt giảm bớt.
-> Nếu giảm = DN đã sử dụng hợp lý và có hiệu quả các khoản chi phí này. DN cần tiếp
tục phát huy.

*) Hoạt động tài chính:


- DOANH THU TÀI CHÍNH tăng/giảm? Nguyên nhân do:
-> DN đã tăng/giảm khoản tiền cho vay, tiền gửi ngân hàng -> tiền lãi tăng/giảm.
-> lãi suất cho vay/tiền gửi NH tăng/giảm -> tiền lãi tăng/giảm
-> DN được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán tiền sớm cho NCC
-> phát sinh từ tiền lãi mà DN nhận được khi bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp.
- CHI PHÍ TÀI CHÍNH tăng/giảm? Nguyên nhân do
-> DN đã tăng/giảm khoản tiền đi vay -> chi phí lãi vay tăng/giảm.
-> lãi suất vay nợ tăng/giảm -> cphi vay lãi tăng/giảm
-> DN áp dụng chiết khấu thanh toán cho các Kh.hàng thanh toán sớm hơn tgian quy định.
-> phát sinh từ tiền lãi mà DN mua hàng hoá, dịch vụ theo phương thức trả chậm trả góp.
=> Kết quả: Lợi nhuận từ hđ TC tăng/giảm (tự tính ở ptich) = Dthu TC – chi phí TC
*) Hoạt động khác
- THU NHẬP KHÁC và CHI PHÍ KHÁC tăng/giảm ntn? Nguyên nhân do:
-> DN thanh lý, nhượng bán tài sản cũ, không dùng
-> DN phạt tiền bồi thường/bị phạt tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng
=> Kết quả: Lợi nhuận khác tăng/giảm ntn?
DẠNG 7: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
*) Khái quát: Chỉ ra hệ số nào tăng, hệ số nào giảm -> đánh giá khái quát khả năng thanh
toán của DN tăng/giảm?

*) Chi tiết
- HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TỔNG QUÁT = a
-> Nếu tăng = làm giảm áp lực thanh toán cho DN
-> Nếu giảm = làm tăng áp lực thanh toán cho DN
Tuy nhiên không thể chỉ dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá tình hình thanh toán của DN, vì
có những tài sản rất có khả năng chuyển đổi thành tiền trong tổng TS cũng như có những
tài sản có tgian trả nợ lâu dài.

- HỆ SỐ KNTT NGẮN HẠN = b, xét tăng/giảm, so b với 1.


+ b>1 = DN đảm bảo khả năng thanh toán
+ b<1 = DN không đảm bảo khả năng thanh toán
Tuy nhiên, hệ số này xét đến nguồn trả nợ là TSNH mà trong TSNH vẫn còn nhiều khoản
mục có tính thanh khoản thấp như phải thu khách hàng, hàng tồn kho,…

- HỆ SỐ KNTT NHANH = c, xét tăng/giảm, so c với 1.


+ c>1 = DN đảm bảo khả năng thanh toán; nếu quá lớn là không tốt cho DN vì DN bị dư
thừa ứ đọng tiền. DN nên có sự cân nhắc các cơ hội đầu tư sinh lời
+ c<1 = DN không đảm bảo khả năng thanh toán; nếu rất thấp (xấp xỉ 0)=> đây là dấu
hiệu rất nguy hiểm vì lúc này khả năng thanh toán của DN rất là kém.

- HỆ SỐ KNTT TỨC THỜI = d, xét tăng/giảm, so d với 1.


+ d>1 = DN đảm bảo khả năng thanh toán; giúp DN thoát được tình trạng mạo hiểm, giảm
thiểu rủi ro tài chính
+ d<1 = DN không đảm bảo khả năng thanh toán; DN có thể rơi vào tình trạng mạo hiểm
nếu không thanh toán kịp thời các khoản nợ. DN cần đôn đốc khách hàng trả nợ; bán
thanh lý các TS không cần thiết để thu hồi vốn; phát hành thêm cổ phiếu để có thêm vốn.

- HỆ SỐ KNTT LÃI VAY = e, phản ánh khả năng thanh toán lãi vay bằng nguồn lợi nhuận
trước lãi vay và thuế tăng/giảm?
+ e>1 = DN đảm bảo được khả năng chi trả lãi. e càng cao thì càng gây ấn tượng tốt với
các chủ nợ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong quá trình huy động vốn trên thị
trường.
e gần xấp xỉ 1 = LN còn lại mà DN nhận được là rất ít. DN cần có kế hoạch chi trả bớt
nợ, từ đó giảm chi phí lãi vay trong năm tiếp theo.
+ e<1 = DN không đảm bảo được khả năng chi trả lãi vay và rơi vào tình trạng thua lỗ.
DN cần nhanh chóng đưa ra giải pháp: điều chỉnh chính sách bán hàng để làm tăng doanh
thu đồng thời cắt giảm chi phí để làm tăng EBIT hoặc thay đổi chính sách huy động vốn
theo hướng giảm bớt nợ vay. Từ đó giảm bớt chi phí lãi vay.

- HỆ SỐ KNTT CHI TRẢ NỢ NGẮN HẠN = f, phản ánh khả năng chi trả các khoản nợ
ngắn hạn: lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tăng/giảm?
+ f > 1: DN đảm bảo được khả năng chi trả nợ ngắn hạn, giảm thiểu rủi ro
+ f < 1: DN không đảm bảo được khả năng chi trả nợ ngắn hạn, gây căng thẳng vốn trong
thanh toán nhanh. DN cần xem xét lại chính sách thu chi tiền mặt một cách hợp lý.
DẠNG 8: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN GỘP (LG)
*) Khái quát: Tổng lợi nhuận gộp của DN (LG) tăng/giảm ntn?
+ Nếu tăng = kết quả kinh doanh của DN tăng lên
+ Nếu giảm = kết quả kinh doanh của DN giảm sút

*) Chi tiết: Sự thay đổi như vậy của Tổng LN gộp là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: sản lượng
tiêu thụ, kết cấu các mặt hàng tiêu thụ, lợi nhuận gộp đơn vị.

- SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ: sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của DN tăng/giảm (Is)…lần,
điều này làm cho tổng LN gộp tăng/giảm (LGsl)…trđ. Nguyên nhân làm sản lượng
tăng/giảm là do kết quả của quá trình chỉ đạo sản xuất trong DN:
+ DN đã tăng/giảm mẫu mã, chất lượng sp
+ DN đã tăng/giảm quảng cáo, truyền thông sp
+ Do khâu phân phối, tiêu thụ sp tốt/chưa tốt
+ Chính sách bán hàng đã/chưa phát huy được hiệu quả.
*) Đặt trong mqh giữa sản lượng tiêu thụ với giá bán
-> Sản lượng tăng làm giá bán tăng, đồng thời gia tăng lợi nhuận. -> đây là thành tựu của
DN, DN cần tiếp tục phát huy.
-> Sản lượng tăng làm giá bán giảm, dẫn đến lợi nhuận giảm -> đây là hạn chế của DN,
DN cần thay đổi lại chính sách bán hàng.

- KẾT CẤU CÁC MẶT HÀNG TIÊU THỤ (dựa vào bảng 3-tỷ trọng): Xét xem mặt hàng
nào tăng tỷ trọng, mặt hàng nào giảm tỷ trọng? Sự thay đổi kết cấu này đã làm cho tổng LN
gộp tăng/giảm (LGkc)….trđ. Kết cấu sp tiêu thụ có sự thay đổi như vậy là do:
-> Nguyên nhân khách quan: Tác động của quan hệ cung-cầu đối với từng loại sp
-> Nguyên nhân chủ quan: Do tư tưởng chỉ đạo sản xuất đối với từng loại mặt hàng, sp.
=> Đánh giá: Nếu LG tăng/giảm thì sự thay đổi như trên là hợp lý/chưa hợp lý

- LỢI NHUẬN GỘP ĐƠN VỊ: LG của từng loại mặt hàng tăng/giảm ntn? Điều này đã làm
cho tổng LN gộp tăng/giảm (LGlg)…trđ. LN gộp đơn vị của từng loại sp thay đổi là do ảnh
hưởng của 2 nhân tố:
+ (g) Giá bán đơn vị của từng loại sản phẩm tăng/giảm ntn. Điều này làm cho tổng LN
gộp tăng/giảm (LGg)…trđ. Nguyên nhân giá bán tăng/giảm là do:
-> Tăng = giá nguyên vật liệu đầu vào trên thị trường tăng; do trình độ lao động sử
dụng vật tư tăng. Việc tăng giá bán là 1 biện pháp giúp cho DN gia tăng lợi nhuận
nhưng DN cũng cần chú trọng cải thiện nâng cao mẫu mã cũng như chất lượng sản
phẩm để có thể đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng.
-> Giảm = giá nguyên vật liệu đầu vào giảm; do tình hình cạnh tranh gay gắt, công ty
có nhiều đối thủ mạnh. DN đã chủ động giảm giá bán để kích cầu người mua. Tuy
nhiên DN cần có chính sách định mức giá bán một cách hợp lý để có thể đảm bảo
được giá bán đủ để bù đắp chi phí sxsp.
+ (gv) Giá vốn hàng bán đơn vị của từng loại sản phẩm tăng/giảm ntn. Điều này làm cho
tổng LN gộp tăng/giảm (LGgv)…trđ. Nguyên nhân giá vốn tăng/giảm là do:
-> Nguyên nhân khách quan: Do nhà nước đã điều chỉnh giá điện nước; DN đã tiến
hành đánh giá lại vật tư, giá NVL đầu vào tăng/giảm; do nhu cầu thị trường tác động
nên DN đã phải thay đổi thiết kế sản phẩm.
Các nguyên nhân khách quan đã làm cho tổng LN gộp tăng/giảm (Δgv(KQ)…trđ.
-> Nguyên nhân chủ quan: Do DN đã thực hiện bố trí lại lao động; DN thay đổi định
mức sản xuất.
Các nguyên nhân chủ quan đã làm cho tổng LN gộp tăng/giảm (Δgv(CQ)…trđ.
=> Đánh giá:
+ Nếu LG tăng= DN cần nỗ lực phát huy các nhân tố chủ quan, đồng thời tìm biện pháp
phù hợp để khắc phục ảnh hưởng của các nhân tố khách quan.
+ Nếu LG giảm = DN cần thay đổi chính sách để các nhân tố chủ quan phát huy được
hiệu quả, đồng thời tìm các biện pháp phù hợp để khắc phục ảnh hưởng của các nhân tố
khách quan.
DẠNG 9.1: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG
(SVlđ, Klđ)

*) Khái quát: Số vòng quay vốn lưu động (SVlđ) của DN có sự thay đổi tăng/giảm ntn? Kỳ
luân chuyển vốn lưu động (Klđ) của DN tăng/giảm ntn?
+ SVld tăng = tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng, làm rút ngắn thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến tốt đối với DN
+ SVld giảm = tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, làm kéo dài thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến không tốt cho DN

*) Chi tiết: Tốc độ luân chuyển VLĐ của DN có sự thay đổi như vậy là do ảnh hưởng của 2
nhân tố: Số dư VLĐ bình quân và Tổng LCT.

- (Sld) SỐ DƯ VỐN LƯU ĐỘNG: Nhân tố này có tác động ngược chiều đối với tốc độ luân
chuyển VLĐ. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi. Số dư vốn lưu động
bình quân tăng/giảm (Sld)…trđ đã làm cho số vòng quay VLĐ giảm/tăng (ΔSVld)…vòng,
đồng thời làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng/giảm (ΔKld(Sld)… ngày. Số dư VLĐ
bq tăng/giảm như vậy là do chính sách đầu tư của DN có sự thay đổi.
-> Sld tăng = DN tăng cường đầu tư trong ngắn hạn, giúp DN tăng tính thanh khoản, tăng
khả năng thanh toán. Tuy nhiên vì số dư VLĐ bq có tác động ngược chiều với tốc độ luân
chuyển VLĐ nên DN cần cân nhắc mức độ đầu tư một cách hợp lý.
-> Sld giảm = DN đã điều chỉnh chính sách giảm đầu tư trong ngắn hạn, từ đó góp phần
đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. Tuy nhiên do TSNH có tính thanh khoản cao nên DN
cần cân nhắc mức độ giảm 1 cách hợp lý.

- TỔNG LCT: Nhân tố này có tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển VLĐ. Cụ thể
trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, tổng LCT tăng/giảm (ΔLCT)…trđ đã làm
cho số vòng quay VLĐ tăng/giảm (ΔSVlđ)…vòng, đồng thời làm cho kỳ luân chuyển VLĐ
giảm/tăng (ΔKld(LCT)…ngày.
Tổng LCT của DN thay đổi như vậy là do:
-> Nếu tăng: cho thấy DN đã có đầu tư đổi mới mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm để
thu hút khách hàng. Hoạt động quảng cáo truyền thông sản phẩm phát huy hiệu quả. Sản
phẩm của DN đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Giá bán hợp lý, chính sách bán hàng, hậu
đài tốt.
-> Nếu giảm: Cho thấy sản phẩm chưa thu hút khách hàng. Hoạt động quảng cáo truyền
thông chưa phát huy được hiệu quả, chính sách bán hàng chưa tốt. Giá bán chưa hợp lý,
chưa tương xứng với chất lượng.

*) Kết luận: DN đã sử dụng tiết kiệm (chỉ số cuối cùng<0) hay lãng phí vốn lưu động (>0)
DẠNG 9.2: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO
*) Khái quát: Số vòng quay hàng tồn kho (SVtk) của DN có sự thay đổi tăng/giảm ntn? Kỳ
luân chuyển hàng tồn kho (Ktk) của DN tăng/giảm ntn?
+ SVtk tăng = giúp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho -> Diễn biến tốt đối với DN
+ SVtk giảm = làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho -> Diễn biến không tốt cho DN

*) Chi tiết: Tốc độ luân chuyển HTK của DN có sự thay đổi như vậy là do ảnh hưởng của 2
nhân tố: Số dư HTK bình quân (Stk) và Giá vốn hàng bán (GV).

- (Stk) SỐ DƯ HÀNG TỒN KHO: Nhân tố này có tác động ngược chiều đối với tốc độ luân
chuyển HTK. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi. Số dư HTK bình quân
tăng/giảm (Stk)…trđ đã làm cho số vòng quay HTK giảm/tăng (ΔSVtk)…vòng, đồng thời
làm cho kỳ luân chuyển HTK tăng/giảm (ΔKtk(Stk)… ngày. Số dư HTK bq thay đổi như vậy
là do chính sách của DN có sự thay đổi.
-> Nếu tăng=
+ Nếu hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: DN đã có thể đang
đầu cơ tích trữ nguyên vật liệu, CCDC để tránh ảnh hưởng của đợt biến động giá sắp tới.
+ Nếu hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm, hàng hoá: DN có lượng hàng dự trữ dồi
dào sẵn sàng cung ứng cho khách hàng.
Tuy nhiên: tăng chi phí lưu kho, tồn kho; tăng thêm chi phí cất trữ bảo quản và rủi ro
hàng hoá bị hư hỏng tổn thất cũng tăng lên.
-> Nếu giảm =
+ Nếu hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: DN đã xuất kho
NVL hoặc CCDC để đưa vào hđsxkd.
+ Nếu hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm, hàng hoá: cho thấy hđkd diễn ra thuận lợi
nên DN đã nhanh chóng tiêu thụ được hàng.
Tuy nhiên: nếu giảm quá mạnh dẫn đến hàng hoá bị thiếu hụt không đáp ứng được nhu
cầu của khách dẫn đến đánh mất khách hàng, đánh mất thị trường; và tăng thêm chi phí
tái đặt hàng.

- GIÁ VỐN HÀNG BÁN : Nhân tố này có tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển
HTK. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, giá vốn hàng bán tăng/giảm
(ΔGV)…trđ đã làm cho số vòng quay HTK tăng/giảm (ΔSVtk)…vòng, đồng thời làm cho kỳ
luân chuyển HTK giảm/tăng (ΔKtk(GV)…ngày.
Giá vốn hàng bán của DN thay đổi như vậy là do:
-> Nguyên nhân khách quan: do giá cả các nguyên vật liệu, hàng hoá tăng/giảm. Do xảy ra
tình trạng lạm phát, đồng tiền mất giá; do nền kinh tế khó khăn, do chính sách của nhà
nước (thuế suất, thuế nhập khẩu tăng/giảm).
-> Nguyên nhân chủ quan: sử dụng tiết kiệm or lãng phí; do DN đã có sự thay đổi định
mức sản xuất; trình độ sử dụng lao động tăng lên or giảm sút

*) Kết luận: DN đã sử dụng tiết kiệm (chỉ số cuối cùng<0) hay lãng phí hàng tồn kho (>0)
DẠNG 9.3: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN PHẢI THU (VỐN
THANH TOÁN)
*) Khái quát: Số vòng quay nợ phải thu (SVpt) của DN có sự thay đổi tăng/giảm ntn? Kỳ
luân chuyển các khoản phải thu (Kpt) của DN tăng/giảm ntn?
+ SVpt tăng = giúp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho -> Diễn biến tốt đối với DN
+ SVpt giảm = làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho -> Diễn biến không tốt cho DN
*) Chi tiết: Tốc độ luân chuyển vốn thanh toán của DN có sự thay đổi như vậy là do ảnh
hưởng của 2 nhân tố: Số dư nợ phải thu bình quân (Spt) và Doanh thu thuần (DTT).

- (Spt) SỐ DƯ NỢ PHẢI THU bình quân: Nhân tố này có tác động ngược chiều đối với tốc
độ luân chuyển vốn thanh toán. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi. Số
dư nợ phải thu bình quân tăng/giảm (Spt)…trđ đã làm cho số vòng quay nợ phải thu
giảm/tăng (ΔSVpt)…vòng, đồng thời làm cho kỳ luân chuyển nợ phải thu tăng/giảm
(ΔKpt(Spt)… ngày. Số dư nợ phải thu bq thay đổi như vậy là do chính sách của DN có sự
thay đổi.
-> Nếu tăng: DN đang nới lỏng chính sách tín dụng để kích cầu người mua làm tăng
doanh thu. Nhược điểm: DN bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài sẽ có thể
bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư sinh lời. DN sẽ phải gia tăng thêm chi phí quản lý, thu hồi nợ và
gia tăng thêm nợ xấu không thu hồi được.
-> Nếu giảm: Công tác quản lý thu hồi nợ của DN đã được cải thiện tốt hơn cho thấy DN
nhanh chóng thu hồi được nợ tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài. Từ đó, giúp
DN tăng cơ hội đầu tư sinh lời; giảm bớt chi phí quản lý thu hồi nợ và giúp DN giảm bớt
rủi ro nợ xấu không thu hồi được.
Tuy nhiên nếu giảm mạnh cho thấy DN đang có sự thắt chặt chính sách tín dụng. Điều
này có thể ảnh hưởng không tốt đến doanh số tiêu thụ. DN nên cân nhắc nới lỏng chính
sách tín dụng theo từng đối tượng khách hàng.

- (DTT) DOANH THU THUẦN: Nhân tố này có tác động cùng chiều với tốc độ luân
chuyển nợ phải thu. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, DTT tăng/giảm
(ΔDTT)…trđ đã làm cho số vòng quay nợ phải thu tăng/giảm (ΔSVpt)…vòng, đồng thời làm
cho kỳ luân chuyển nợ phải thu giảm/tăng (ΔKpt(DTT)…ngày.
Doanh thu thuần của DN thay đổi như vậy là do:
-> Nếu tăng: cho thấy DN đã có đầu tư đổi mới mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm để
thu hút khách hàng. Hoạt động quảng cáo truyền thông sản phẩm phát huy hiệu quả. Sản
phẩm của DN đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Giá bán hợp lý, chính sách bán hàng, hậu
đài tốt.
-> Nếu giảm: Cho thấy sản phẩm chưa thu hút khách hàng. Hoạt động quảng cáo truyền
thông chưa phát huy được hiệu quả, chính sách bán hàng chưa tốt. Giá bán chưa hợp lý,
chưa tương xứng với chất lượng.
or Do nền kinh tế nói chung bị ảnh hưởng, do tình hình cạnh tranh gay gắt, công ty có
nhiều đối thủ mạnh.
*) Kết luận: DN đã sử dụng tiết kiệm (chỉ số cuối cùng<0) hay lãng phí vốn thanh toán (>0)
DẠNG 10.1: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN KINH DOANH
do ảnh hưởng 2 nhân tố LCT và Skd
DẠNG X: PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH (Hskd)
Thay ký hiệu SV -> Hs và bỏ không tính kỳ luân chuyển (Kkd…)

*) Khái quát: Số vòng quay vốn kinh doanh có sự thay đổi tăng/giảm ntn?
+ Nếu tăng = tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh đã được cải thiện giúp rút ngắn được thời
gian luân chuyển vốn. Đây là diễn biến tốt cho DN
+ Nếu giảm = cho thấy tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh giảm sút từ đó khiến cho thời
gian luân chuyển vốn kéo dài. Đây là diễn biến không tốt cho DN

*) Chi tiết: Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của DN có sự thay đổi như vậy là do ảnh
hưởng bởi 2 nhân tố: Số dư vốn kinh doanh bq và Tổng LCT.
- (Skd) SỐ DƯ VỐN KINH DOANH bình quân: Nhân tố này có sự tác động ngược chiều
với số vòng quay vốn kinh doanh (SVkd). Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không
thay đổi, số dư vốn kinh doanh đã tăng/giảm (ΔSkd)…trđ, đã làm cho vòng quay VKD
giảm/tăng (ΔSVkd)…vòng, đồng thời làm cho kì luân chuyển VKD tăng/giảm (ΔKkd(Skd)
…ngày. Nguyên nhân có thể là do:
-> Nếu tăng: DN đang nới lỏng chính sách tín dụng để kích cầu người mua làm tăng
doanh thu. Tuy nhiên, DN bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài sẽ có thể bỏ
lỡ mất cơ hội đầu tư sinh lời. DN sẽ phải gia tăng thêm chi phí quản lý, thu hồi nợ và gia
tăng thêm nợ xấu không thu hồi được.
-> Nếu giảm = DN đã sử dụng nguồn tiền để phục vụ cho sxkd và đầu tư sinh lời.
Tuy nhiên tốc độ giảm quá lớn -> DN cần kiểm tra, kiểm soát lại để loại bỏ các khoản
chi không cần thiết. Từ đó sử dụng tiền 1 cách hợp lý, tránh lãng phí.

- (LCT) TỔNG LCT: Nhân tố này có sự tác động cùng chiều với số vòng quay vốn kinh
doanh (SVkd). Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, tổng LCT đã
tăng/giảm (ΔLCT)…, đã làm cho vòng quay VKD tăng/giảm (ΔSVkd)…vòng, đồng thời làm
cho kì luân chuyển VKD giảm/tăng (ΔKkd(Hd)…ngày.
-> Nếu tăng: cho thấy DN đã có đầu tư đổi mới mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm để
thu hút khách hàng. Hoạt động quảng cáo truyền thông sản phẩm phát huy hiệu quả. Sản
phẩm của DN đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Giá bán hợp lý, chính sách bán hàng, hậu
đài tốt.
-> Nếu giảm: Cho thấy sản phẩm chưa thu hút khách hàng. Hoạt động quảng cáo truyền
thông chưa phát huy được hiệu quả, chính sách bán hàng chưa tốt. Giá bán chưa hợp lý,
chưa tương xứng với chất lượng.
or Do nền kinh tế nói chung bị ảnh hưởng, do tình hình cạnh tranh gay gắt, công ty có
nhiều đối thủ mạnh.

*) Kết luận: DN đã sử dụng tiết kiệm (chỉ số cuối cùng<0) hay lãng phí vốn kinh doanh (>0)
DẠNG 10.2: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN KINH DOANH
do ảnh hưởng 2 nhân tố Hd và Tốc độ luân chuyển VLĐ
DẠNG X: PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH (Hskd)
Thay ký hiệu SV -> Hs và bỏ không tính kỳ luân chuyển (Kkd…)
*) Khái quát: Số vòng quay vốn kinh doanh có sự thay đổi tăng/giảm ntn?
+ Nếu tăng = tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh đã được cải thiện giúp rút ngắn được thời
gian luân chuyển vốn. Đây là diễn biến tốt cho DN
+ Nếu giảm = cho thấy tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh giảm sút từ đó khiến cho thời
gian luân chuyển vốn kéo dài. Đây là diễn biến không tốt cho DN

*) Chi tiết: Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của DN có sự thay đổi như vậy là do ảnh
hưởng bởi 2 nhân tố: Hệ số đầu tư ngắn hạn và tốc độ luân chuyển VLĐ.
- (Hd) HỆ SỐ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN: Nhân tố này có sự tác động cùng chiều với số vòng
quay vốn kinh doanh (SVkd). Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, hệ số
đầu tư ngắn hạn đã tăng/giảm (ΔHd)…, đã làm cho vòng quay VKD tăng/giảm (ΔSVkd)…
vòng, đồng thời làm cho kì luân chuyển VKD giảm/tăng (ΔKkd(Hd)…ngày. Hệ số đầu tư
ngắn hạn thay đổi là do cơ cấu đầu tư vốn của DN thay đổi.
-> Hd tăng = cho thấy DN đã phân bổ vốn kinh doanh theo hướng tăng tỉ trọng vốn lưu
động và giảm tỷ trọng vốn cố định. Điều này giúp DN tăng tính thanh khoản, tăng khả
năng thanh toán. Do hệ số đầu tư ngắn hạn có tác động cùng chiều với SVkd nên việc Hd
tăng thêm sẽ giúp làm tăng số vòng quay vốn kinh doanh. Tuy nhiên việc giảm tỷ trọng
vốn cố định sẽ làm giảm độ an toàn ổn định cho DN.
-> Hd giảm = cho thấy DN đã phân bổ vốn kinh doanh theo hướng giảm tỉ trọng vốn lưu
động và tăng tỷ trọng vốn cố định. Việc tăng tỷ trọng vốn cố định như vậy cho thấy DN
đang tập trung đầu tư để mua sắm thêm nhiều sản phẩm cố định. Tuy nhiên Hd giảm thì
làm giảm tính thanh khoản và giảm khả năng thanh toán cho DN. Và do Hd có tác động
cùng chiều với SVkd nên Hd giảm sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh.
(Nếu Hd < 0,5 tỷ trọng đầu tư vào vốn cố định cao DN đang muốn tận dụng lợi thế
của đòn bẩy kinh doanh để gia tăng EBIT.)

- (SVlđ) SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG: Nhân tố này có sự tác động cùng chiều với
số vòng quay vốn kinh doanh SVkd. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi,
số vòng quay vốn lưu động đã tăng/giảm (ΔSKlđ)…, đã làm cho vòng quay VKD tăng/giảm
(ΔSVkd)…vòng, đồng thời làm cho kì luân chuyển VKD giảm/tăng (ΔKkd(Hd)…ngày. Xét
SVld tăng/giảm
+ SVld tăng = tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng, làm rút ngắn thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến tốt đối với DN
+ SVld giảm = tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, làm kéo dài thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến không tốt cho DN

*) Kết luận: DN đã sử dụng tiết kiệm (chỉ số cuối cùng<0) hay lãng phí vốn kinh doanh (>0)
DẠNG 11: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CƠ BẢN CỦA VKD (BEP)
or khả năng sinh lời kinh tế của tài sản

*) Khái quát: BEP tăng/giảm cho thấy khả năng sinh lời cơ bản của vốn kd tăng/giảm.
+ BEP>0 = thu nhập DN đủ bù đắp chi phí sxkd chưa tính đến yếu tố lãi vay.
b càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn DN tốt hơn -> giúp DN nâng cao thu hút vốn
đầu tư trên thị trường, đặc biệt là thu hút vốn ở các chủ nợ.
+ BEP < 0 = thu nhập không đủ để bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh (chưa xét
đến lãi vay) -> hiệu quả sd vốn của DN ngày càng yếu kém => điều này gây khó khắn
cho DN trong việc huy động vốn trên thị trường, đặc biệt là từ các chủ nợ.

*) Chi tiết:
- (Hd) HỆ SỐ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN: Nhân tố này có sự tác động cùng chiều với khả năng
sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP). Nhận xét tăng/giảm? Hệ số đầu tư ngắn hạn thay
đổi là do cơ cấu đầu tư vốn của DN thay đổi.
-> Hd tăng = cho thấy DN đã phân bổ vốn kinh doanh theo hướng tăng tỉ trọng vốn lưu
động và giảm tỷ trọng vốn cố định. Điều này giúp DN tăng tính thanh khoản, tăng khả
năng thanh toán.
-> Hd giảm = cho thấy DN đã phân bổ vốn kinh doanh theo hướng giảm tỉ trọng vốn lưu
động và tăng tỷ trọng vốn cố định. Việc tăng tỷ trọng vốn cố định như vậy cho thấy DN
đang tập trung đầu tư để mua sắm thêm nhiều sản phẩm cố định. Tuy nhiên Hd giảm thì
làm giảm tính thanh khoản và giảm khả năng thanh toán cho DN.
(Nếu Hd < 0,5 tỷ trọng đầu tư vào vốn cố định cao DN đang muốn tận dụng lợi thế
của đòn bẩy kinh doanh để gia tăng EBIT.)

- (SVlđ) SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG: Nhân tố này có sự tác động cùng chiều với
khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP). Nhận xét tăng/giảm?
+ SVld tăng = tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng, làm rút ngắn thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến tốt đối với DN
+ SVld giảm = tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, làm kéo dài thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến không tốt cho DN

- (Hhđ) HỆ SỐ SINH LỜI TRƯỚC LÃI VAY VÀ THUẾ: Nhân tố này có sự tác động cùng
chiều với khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP). Nhận xét tăng/giảm?
-> Hệ số này càng cao càng tốt: cho thấy hiệu quả quản lý sử dụng chi phí tốt; tạo ấn
tượng tốt với các chủ nợ. Từ đó dễ dàng hơn trong việc huy động vốn.
-> Hệ số < 0,5 cho thấy hiệu quả quản lý chi phí còn yếu kém gây ấn tượng không tốt cho
chủ nợ. Việc này sẽ gây khó khăn cho DN muốn huy động vốn từ các ngân hàng thương
mại và việc phát hành cổ phiếu
DẠNG 12.1: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI RÒNG CỦA TÀI SẢN (ROA)
do ảnh hưởng 2 nhân tố NP và Skd

*) Khái quát: ROA tăng/giảm cho thấy khả năng sinh lời ròng của tài sản tăng/giảm.
+ ROA > 0 = DN có lãi -> do đầu tư và sử dụng vốn 1 cách hiệu quả.
+ ROA < 0 = DN bị lỗ -> do vốn được đầu tư sử dụng chưa hợp lý, chưa phát huy
được hđ hiệu quả.

*) Chi tiết:
- (Skd) SỐ DƯ KINH DOANH bình quân: Nhân tố này có tác động ngược chiều với
ROA. Xét Skd tăng/giảm?
-> Skd tăng = công ty mở rộng thêm quy mô sxkd. Từ đó giúp DN tăng thêm năng lực
cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên do Skd có tác động ngược chiều với ROA nên công ty
cần cân nhắc mức độ đầu tư 1 cách hợp lý.
-> Skd giảm = cho thấy DN giảm mức độ đầu tư để phù hợp với năng lực sxkd của mình.
Do Skd có tác động ngược chiều với ROA nên việc giảm sút Skd góp phần làm tăng ROA.
Tuy nhiên Skd giảm quá nhiều là điều không tốt cho DN vì lúc này quy mô kinh
doanh đang bị thu hẹp lại. Điều này gây bất lợi cho DN trong việc cạnh tranh với các đối
thủ khác trên thị trường

- (NP) LNST: Nhân tố này có tác động cùng chiều với ROA. Xét NP tăng/giảm?
=> + DN lãi hay lỗ bằng việc so sánh LNST > 0 là lãi ; LNST < 0 là lỗ

DẠNG 12.2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI RÒNG CỦA TÀI SẢN (ROA)
do ảnh hưởng 2 nhân tố ROS và SVkd

*) Khái quát: Giống trên 12.1.


*) Chi tiết:
- (SVkd) SỐ VÒNG QUAY VỐN KINH DOANH: Nhân tố này có tác động cùng chiều
với ROA. Số vòng quay vốn kinh doanh có sự thay đổi tăng/giảm ntn?
+ Nếu tăng = tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh đã được cải thiện giúp rút ngắn được
thời gian luân chuyển vốn. Đây là diễn biến tốt cho DN
+ Nếu giảm = cho thấy tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh giảm sút từ đó khiến cho thời
gian luân chuyển vốn kéo dài. Đây là diễn biến không tốt cho DN

- (ROS) KHẢ NĂNG SINH LỜI HOẠT ĐỘNG : Nhân tố này có tác động cùng chiều với
ROA. Xét ROS tăng/giảm?
-> phản ánh: hệ số này cho biết cứ 1 đồng LCT thì DN thu về thì tạo ra a đồng LNST.
-> Xét a tăng/giảm cho thấy khả năng sinh lời hđ của DN được cải thiện/giảm sút.
DẠNG 12.3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI RÒNG CỦA TÀI SẢN (ROA)
do ảnh hưởng 3 nhân tố Hd, SVld và Hcp (hoặc ROS)
*) Khái quát: ROA tăng/giảm cho thấy khả năng sinh lời ròng của tài sản tăng/giảm.
+ ROA > 0 = DN có lãi -> do đầu tư và sử dụng vốn 1 cách hiệu quả.
+ ROA < 0 = DN bị lỗ -> do vốn được đầu tư sử dụng chưa hợp lý, chưa phát huy
được hđ hiệu quả.

*) Chi tiết:
- (Hd) HỆ SỐ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN: Nhân tố này có tác động cùng chiều với ROA. Nhận
xét tăng/giảm? Hệ số đầu tư ngắn hạn thay đổi là do cơ cấu đầu tư vốn của DN thay đổi.
-> Hd tăng = cho thấy DN đã phân bổ vốn kinh doanh theo hướng tăng tỉ trọng vốn lưu
động và giảm tỷ trọng vốn cố định. Điều này giúp DN tăng tính thanh khoản, tăng khả
năng thanh toán.
-> Hd giảm = cho thấy DN đã phân bổ vốn kinh doanh theo hướng giảm tỉ trọng vốn lưu
động và tăng tỷ trọng vốn cố định. Việc tăng tỷ trọng vốn cố định như vậy cho thấy DN
đang tập trung đầu tư để mua sắm thêm nhiều sản phẩm cố định. Tuy nhiên Hd giảm thì
làm giảm tính thanh khoản và giảm khả năng thanh toán cho DN.
(Nếu Hd < 0,5 tỷ trọng đầu tư vào vốn cố định cao DN đang muốn tận dụng lợi thế
của đòn bẩy kinh doanh để gia tăng EBIT.)

- (SVlđ) SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG: Nhân tố này có tác động cùng chiều với
ROA. Xét SVld tăng/giảm?
+ SVld tăng = tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng, làm rút ngắn thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến tốt đối với DN
+ SVld giảm = tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, làm kéo dài thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến không tốt cho DN

- (Hcp) HỆ SỐ CHI PHÍ:


+ c > 1 = tức là tổng cphi > LCT (doanh thu) -> DN đang bị lỗ vì không đảm bảo được
cân đối thu chi. DN nên kiểm tra và rà soát các khoản chi phí, từ đó cắt giảm chi phí
không cần thiết. DN nên sử dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp để điều chỉnh lại
chính sách bán hàng, tiêu thụ sp, từ đó kích cầu người mua làm tăng doanh thu.
+ c < 1 = tức là tổng chi phí < LCT -> DN đang có lãi do đảm bảo được sự cân đối thu
chi cần thiết => DN cần tiếp tục phát huy trong các năm tiếp theo.
+ c xấp xỉ 1 = cảnh báo cho DN -> DN cần nhanh chóng xem xét lại chính sách quản
lý chi phí chính sách bán hàng, để đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp tránh để tình trạng
bội chi xảy ra trong các năm tiếp theo.
HOẶC
- (ROS) KHẢ NĂNG SINH LỜI HOẠT ĐỘNG : Nhân tố này có tác động cùng chiều với
ROA. Xét ROS tăng/giảm?
-> phản ánh: hệ số này cho biết cứ 1 đồng LCT thì DN thu về thì tạo ra a đồng LNST.
-> Xét a tăng/giảm cho thấy khả năng sinh lời hđ của DN được cải thiện/giảm sút.
DẠNG 13.1: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI RÒNG CỦA VCSH (ROE)
do ảnh hưởng 4 nhân tố Ht, Hđ, SVlđ và Hcp (hoặc ROS)

*) Khái quát: ROE (khả năng sinh lời VCSH) tăng/giảm cho thấy khả năng sử dụng VCSH
tăng/giảm.
+ d > 0 = DN có lãi -> d càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng VSCH càng tốt. Điều
này giúp DN gây ấn tượng tốt đẹp với các chủ nợ (cổ đông), từ đó dễ dàng trong việc
huy động vốn.
+ d < 0 = DN bị lỗ -> cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH của DN còn yếu kém. Việc
này gây khó khăn cho DN khi huy động vốn từ các cổ đông = phát hành cphiếu.

*) Chi tiết:
- (Ht) HỆ SỐ TỰ TÀI TRỢ: Nhân tố này ngược chiều với ROE. xét tăng/giảm.
+ So sánh a với 0,5: a >/< 0,5 = công ty đang huy động nvốn nội sinh >/< nv ngoại sinh
-> cho thấy DN tự chủ/phụ thuộc về tài chính.
+ Ht giảm = DN dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. Việc này có thể làm
tăng k/n sinh lời của các chủ sở hữu nhưng cũng làm tăng rủi ro t/c cho DN.
+ Ht tăng = DN dùng nhiều vốn chủ hơn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. Giúp DN giảm áp
lực thanh toán, áp lực trả nợ, tuy nhiên làm tăng cphi sử dụng vốn cho DN.

- (Hd) HỆ SỐ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN: Nhân tố này có tác động cùng chiều với ROE. Nhận xét
tăng/giảm? Hệ số đầu tư ngắn hạn thay đổi là do cơ cấu đầu tư vốn của DN thay đổi.
-> Hd tăng = cho thấy DN đã phân bổ vốn kinh doanh theo hướng tăng tỉ trọng vốn lưu
động và giảm tỷ trọng vốn cố định. Điều này giúp DN tăng tính thanh khoản, tăng khả
năng thanh toán.
-> Hd giảm = cho thấy DN đã phân bổ vốn kinh doanh theo hướng giảm tỉ trọng vốn lưu
động và tăng tỷ trọng vốn cố định. Việc tăng tỷ trọng vốn cố định như vậy cho thấy DN
đang tập trung đầu tư để mua sắm thêm nhiều sản phẩm cố định. Tuy nhiên Hd giảm thì
làm giảm tính thanh khoản và giảm khả năng thanh toán cho DN.
(Nếu Hd < 0,5 tỷ trọng đầu tư vào vốn cố định cao DN đang muốn tận dụng lợi thế
của đòn bẩy kinh doanh để gia tăng EBIT.)

- (SVlđ) SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG: Nhân tố này có tác động cùng chiều với
ROE. Xét SVld tăng/giảm?
+ SVld tăng = tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng, làm rút ngắn thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến tốt đối với DN
+ SVld giảm = tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, làm kéo dài thời gian quay vòng vốn
-> Diễn biến không tốt cho DN

- (Hcp) HỆ SỐ CHI PHÍ:


+ c > 1 = tức là tổng cphi > LCT (doanh thu) -> DN đang bị lỗ vì không đảm bảo được
cân đối thu chi. DN nên kiểm tra và rà soát các khoản chi phí, từ đó cắt giảm chi phí
không cần thiết. DN nên sử dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp để điều chỉnh lại
chính sách bán hàng, tiêu thụ sp, từ đó kích cầu người mua làm tăng doanh thu.
+ c < 1 = tức là tổng chi phí < LCT -> DN đang có lãi do đảm bảo được sự cân đối thu
chi cần thiết => DN cần tiếp tục phát huy trong các năm tiếp theo.
+ c xấp xỉ 1 = cảnh báo cho DN -> DN cần nhanh chóng xem xét lại chính sách quản
lý chi phí chính sách bán hàng, để đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp tránh để tình trạng
bội chi xảy ra trong các năm tiếp theo.
HOẶC
- (ROS) KHẢ NĂNG SINH LỜI HOẠT ĐỘNG : Nhân tố này có tác động cùng chiều với
ROE. Xét ROS tăng/giảm?
-> phản ánh: hệ số này cho biết cứ 1 đồng LCT thì DN thu về thì tạo ra a đồng LNST.
-> Xét a tăng/giảm cho thấy khả năng sinh lời hđ của DN được cải thiện/giảm sút.
DẠNG 13.2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI RÒNG CỦA VCSH (ROE)
do ảnh hưởng 4 nhân tố Hn, I, BEP và t

You might also like