You are on page 1of 13

ĐỀ 2014 – ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Phân tích đòn bẩy tài chính và hiệu quả giữa đòn bẩy tài chính với hiệu quả sử dụng
vốn:

a) Đòn bẩy kinh doanh

- Khái niệm: là sự kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trong việc điều hành doanh
nghiệp.

- Ý nghĩa: Lựa chọn cách thức đầu tư vào tài sản cố định dự án; đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị
trường để khai thác tối đa hiệu ứng tích cực của đòn bẩy kinh doanh để gia tăng EBIT.

- Chỉ tiêu phản ánh độ lớn:

Độ lớn của đòn bẩy Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay
=
kinh doanh (DOL) Tỷ lệ thay đổi sản lượng tiêu thụ

Trong đó:

Chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ


Tỷ lệ thay đổi lợi
phân tích so với kỳ gốc
nhuận trước thuế và lãi =
vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ gốc

Chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ kỳ phân tích


Tỷ lệ thay đổi sản so với kỳ gốc
=
lượng tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ kỳ gốc

Như vậy, mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ thay đổi và lợi nhuận
trước lãi vay và thuế do kết quả từ sự thay đổi của sản lượng hàng hoá tiêu thụ. Nói một cách
khác nó cho thấy khi sản lượng tiêu thụ thay đổi 1% thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ thay
đổi bao nhiêu %

b) Đòn bẩy tài chính

- Khái niệm: Đòn bẩy tài chính là thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh
nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

- Ý nghĩa:

+ Đòn bẩy tài chính làm giảm khả năng thanh toán của DN

+ Đòn bẩy tài chính tác động có tính hai mặt đến ROE (EPS)
+ Đo lường mức độ rủi ro tài chính và làm căn cứ lựa chọn nợ tối ưu

+ Đòn bẩy tài chính làm giảm hệ số tín nhiệm và kéo theo hạn chế khả năng vay nợ của DN

- Công thức:

Độ lớn đòn bảy Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
tài chính (DFL) =
Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Trong đó:

Tỷ lệ thay đổi về tỷ Chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
suất lợi nhuận sau thuế hữu kỳ phân tích so với kỳ gốc
=
trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu kỳ gốc

Tỷ lệ thay đổi lợi Chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ phân

nhuận trước thuế và lãi tích so với kỳ gốc


=
vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ gốc

Như vậy, mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính phản ánh nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế
thay đổi 1% thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi bao nhiêu %.

c. Đòn bẩy tổng hợp

- Khái niệm: Đòn bẩy tổng hợp phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.

- Ý nghĩa: Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tổng hợp phản ánh mức độ nhạy cảm của tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu trước sự thay đổi của doanh thu hay sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Nói
cách khác nếu doanh thu thay đổi 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu thay đổi bao nhiêu %

- Chỉ tiêu phản ánh:

Độ lớn của đòn bẩy Độ lớn của đòn Độ lớn của đòn
= x
tổng hợp (DTL) bẩy kinh doanh bẩy tài chính

Câu 2/

a. Rủi ro tài chính là gì?

Rủi ro tài chính có thể hiểu là sự bất trắc, sự không ổn định có thể đo lường được, có thể đưa đến
những tổn thất, mất mát thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời. Những rủi ro này gắn
liền với hoạt động tài chính và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, nghĩa là gắn liền với cơ
cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
b. Ý nghĩa và phương pháp đo lường rủi ro trong phân tích TCDN

- Ý nghĩa: Phân tích rủi ro tài chính giúp nhận diện, đo lường và dự báo được rủi ro, trên cơ sở
đó có biện pháp quản lý rủi ro, hạn chế thấp nhất những thiệt hại, tổn thất nếu rủi ro xảy ra

- Phương pháp:

Để đánh giá mức độ nghiêm trọng hay quy mô tổn thất của mỗi RRTC, nhà quản lý tài chính
thường sử dụng ba tham số đo lường là giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên

Giá trị kỳ vọng còn gọi là giá trị bình quân gia quyền của các giá trị khác nhau, chiếm tỷ
trọng khác nhau trong một tập hợp quan sát.
n
E ( R )=∑ Ri×Pi
i=1

Trong đó: E ( R ) là giá trị kỳ vọng


Ri là giá trị ứng với khả năng i;

Pi là xác suất xảy ra khả năng i

Độ lệch chuẩn (δ ) được dùng để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa giá trị thực tế
ứng với từng trường hợp so với giá trị kỳ vọng. Độ lệch chuẩn đo lường sự khác biệt phân phối

giá trị ứng với từng khả năng so với giá trị trung bình của nó. Độ lệch chuẩn ( δ ) được xác định
theo công thức:

√∑ (
n
2
δ= R i−E ( R ) ) ×P i
i =1

- Hệ số biến thiên: Hệ số biến thiên là tỷ số so sánh giữa độ lệch chuẩn và giá trị kỳ

δ
CV =
vọng của chuỗi
E ( R)
Trong đó: CV là hệ số biến thiên.

c. Giải thích sự khác biệt giữa độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên để phân tích rủi ro TCDN

- Độ lệch chuẩn thường chịu ảnh hưởng của quy mô chuỗi nên chưa phản ánh khách quan rủi ro.
Do đó, để chuẩn hóa, người ta lấy độ lệch chuẩn chia cho giá trị trung bình của chuỗi biến số
được dùng để nghiên cứu, gọi là hệ số biến thiên.
- Sử dụng hệ số biến thiên là vì độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính
xác, khi so sánh rủi ro của các doanh nghiệp không cùng qui mô giá trị kỳ vọng

Câu 3.
- Năng lực sản xuất tối đa 6,500 (sản phẩm)
- Hiện tại đang tiêu thụ: 4,000 (sản phẩm)
- Đơn giá bán (g) 25,000 đồng/SP
- Biến phí 1 đơn vị sản phẩm (v) 15,000 đồng/SP
- Tổng định phí (F) 30,000,000 đồng

1. Sản lượng hòa vốn = 3,000 (sản phẩm)

2. Giá bán giảm từ 25.000 đồng/SP xuống 20.000 đồng/SP

=> Giá bán hòa vốn =

Sản lượng bán 3,000 4,000 5,000 6,000


Giá bán hòa vốn 25,000 22,500 21,000 20,000
Kết luận:

Với giá bán giảm từ 25.000 đ/sp xuống 20.000 đ/sp, nếu tiêu thụ dưới mức 6.000 sản phẩm thì
doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

Câu 4/
- Trích bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N
1. Tổng tài sản 689,000 828,700 968,600
2. Vốn chủ sở hữu 425,600 436,900 484,600
- Trích báo cáo kết quả hoat động kinh doanh
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N
1. Doanh thu thuần 1,489,700 183,570
2. Lợi nhuận kế toán trước thuế 21,600 19,300
3. Lợi nhuận sau thuế 16,848 15,045
a. Tính và so sánh ROA, ROE, ROS
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Chênh lệch %
- ROA = LN sau thuế/ Tổng TS bình quân 0.0222 0.0167 -0.0055 (24.59)
- ROE = LN sau thuế/VCSH bình quân 0.0391 0.0327 -0.0064 (16.42)
- ROS = LN sau thuế/Tổng LC thuần 0.0113 0.0820 0.0706 624.67
+ LC thuần = DTT bán hàng + DTTC + TN
khác 1,489,700 183,570 (1,306,130) (87.68)
b. Phân tích khả năng sinh lời của tổng tài sản
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Chênh lệch Tỷ lệ
1. Tổng LC thuần 1,489,700 183,570 (1,306,130) -87.68
2. Lợi nhuận sau thuế 16,848 15,045 (1,803) -10.70
3. Tổng tài sản bình quân 758,850 898,650 139,800 18.42
4. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HSkd) 1.9631 0.2043 (1.7588) -89.59
5. Hệ số sinh lời hoạt động (Hs) 0.0113 0.0820 0.0706 624.67
6. Hệ số sinh lời của tổng tài sản (ROA) 0.0222 0.0167 (0.0055) -24.59
7. AH của Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (0.0199)
8. AH của Hệ số sinh lời hoạt động 0.0144
Phân tích:

Khả năng sinh lời của tổng tài sản năm N là 0.0167 và năm N-1 là 0.0222 giảm 0.0055 tương
ứng giảm 24.59%, với mức sinh lời ở mức thấp thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
là không cao. Nếu so sánh với tỷ suất sinh lời trên thị trường ở thời điểm hiện tại là 10%, thì với
mức sinh lời của vốn thấp như trên cho thấy hiệu quả hoạt động đầu tư chưa đạt như kỳ vọng.
Quy mô của lợi nhuận sau thuế giảm và quy mô tài sản bình quân tăng là nguyên nhân dẫn đến
sự giảm sút của hệ số sinh lời trên tổng tài sản. Hệ số sinh lời của tổng tài sản chịu sự tác động
của 2 nhân tố:

- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: không cao nhưng lại có sự giảm sút nghiêm trọng
giảm 1.7588 tương ứng giảm 89.59%. Sự giảm sút này đã làm cho ROA giảm đi 0.0199.
Nguyên nhân làm cho HSkd giảm là do Tổng LCT giảm mạnh là 1.306.130 và tài sản
bình quân tăng 139.800.

- Hệ số sinh lời hoạt động: tăng mạnh với mức tăng 624.67%, đã làm cho ROA tăng
0.0144.

Câu 5.
a. Phân tích khái quát tình hình tài chính
Chênh Tỷ lệ
Chỉ tiêu 31/12/N-1 31/12/N
lệch (%)
1. Tổng nguồn vốn 2,055,800 2,662,350 606,550 29.50
6. Hệ số tự tài trợ 0.5832 0.5880 0.0047 0.81
Vốn chủ sở hữu 1,198,980 1,565,350 366,370 30.56
Tổng cộng nguồn vốn 2,055,800 2,662,350 606,550 29.50
7. Hệ số tự tài trợ TSDH 0.9634 0.8765 (0.0869) (9.02)
Vốn chủ sở hữu 1,198,980 1,565,350 366,370 30.56
Tài sản dài hạn 1,244,500 1,785,850 541,350 43.50
8. Hệ số đầu tư dài hạn 0.6054 0.6708 0.0654 10.81
Tài sản dài hạn 1,244,500 1,785,850 541,350 43.50
Tổng Tài sản 2,055,800 2,662,350 606,550 29.50
9. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 2.3993 2.4269 0.0276 1.15
Tổng Tài sản 2,055,800 2,662,350 606,550 29.50
Tổng Nợ phải trả 856,820 1,097,000 240,180 28.03
10. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1.0293 0.9583 (0.0709) (6.89)
Tài sản ngắn hạn 811,300 876,500 65,200 8.04
Tổng nợ ngắn hạn 788,220 914,600 126,380 16.03
Phân tích:

Nhóm chỉ tiêu phản ảnh quy mô doanh nghiệp:

- Tổng nguồn vốn: Quy mô nguồn tài trợ của doanh nghiệp tăng cuối năm so với đầu năm với
mức tăng 606.550 tương ứng 29.5%, đây là mức tăng tương đối cao. Điều này cho thấy quy mô
đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng.

Nhóm chỉ tiêu phản ảnh mức độ tự chủ tài chính:

- Hệ số tự tài trợ: tăng nhẹ cuối năm so với đầu năm với mức tăng 0.81%, hệ số này > 0.5 cả thời
điểm đầu năm và cuối năm cho thấy mức độ tự chủ tài chính (độc lập tài chính) của doanh
nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc tài chính bên ngoài thấp. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp
không cao.

- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: có xu hướng giảm cuối năm so với đầu năm, với mức giảm
tương ứng là 9.02%, sự giảm xuống của hệ số này là do tốc độ gia tăng trong việc đầu tư cho tài
sản dài hạn cao hơn tốc độ huy động từ vốn chủ. Điều này đồng nghĩa với việc sự tăng lên của
tài sản dài hạn được tài trợ chủ yếu từ các nguồn lực được huy động bên ngoài doanh nghiệp (đi
vay)

b. Phân tích cân bằng tài chính theo góc độ ổn định tài chính
Chênh Tỷ lệ
Chỉ tiêu 31/12/N-1 31/12/N
lệch (%)
1. Nguồn vốn dài hạn 1,267,580 1,747,750 480,170 37.88
Nợ dài hạn 68,600 182,400 113,800 165.89
Vốn chủ sở hữu 1,198,980 1,565,350 366,370 30.56
2. Tài sản dài hạn 1,244,500 1,785,850 541,350 43.50
3. VLC =Nguồn vốn DH - TSDH 23,080 (38,100) (61,180) (265.08)
Vốn luân chuyển của doanh nghiệp giảm cuối năm so với thời điểm đầu năm với mức giảm
61.180 tương ứng 265.08%. Vốn luân chuyển cuối năm là -38.100, điều này cho thấy doanh
nghiệp đã bị mất cân bằng tài chính vào thời điểm cuối năm và không đạt được tính ổn định
trong hoạt động tài trợ. Việc mất cân bằng tài chính là do doanh nghiệp gia tăng quy mô đầu tư
cho tài sản dài hạn là 541.350 nhưng quy mô huy động nguồn vốn dài hạn chỉ tăng 480.170,
phần còn lại trong tài trợ cho tài sản dài hạn được huy động từ nguồn vốn ngắn hạn. Tài trợ theo
hình thức như trên sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp.
ĐỀ 2014 – ĐỀ 1

Câu 1.

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính đối với nhà quản trị doanh nghiệp? (Tham khảo tài liệu của Bộ
trang 161-163)

Cho biết 3 chỉ tiêu tài chính thể hiện đòn bẩy tài chính? (Hệ số tự tài trợ, Hệ số nợ trên vốn chủ,
Hệ số tài sản trên vốn chủ). Học viên nêu ý nghĩa của 3 hệ số này và kết nối với việc sử dụng đòn
bẩy tài chính (nợ vay)

Câu 2.

a. Phân tích điểm hòa vốn:

- Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu đủ bù đắp toàn bộ các khoản chi phí bỏ
ra. Nói khác đi, điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không có lãi nhưng cũng không bị
lỗ (lợi nhuận bằng 0).

- Phân tích điểm hoà vốn:

+ Giúp các đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp, nhìn nhận quá trình kinh doanh trong
mối quan hệ với các yếu tố tác động tới lợi nhuận.

+ Cho phép xác định rõ ràng vào thời điểm nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu
thụ bao nhiêu sản phẩm thì doanh nghiệp không bị lỗ, doanh nghiệp muốn đạt được mức lợi
nhuận mong muốn thì cần phải sản xuất và bán ra bao nhiêu sản phẩm… từ đó có các quyết định
chủ động, tích cực phù hợp và đảm bảo thực hiện được mục tiêu đặt ra.

b. Ý nghĩa phân tích điểm hóa vốn đối với nhà quản lý điều hành doanh nghiệp

- Ý nghĩa nghiên cứu điểm hòa vốn: Doanh nghiệp muốn tồn tại, khi tiến hành hoạt động kinh
doanh, cần xác định doanh thu tối thiểu đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích điểm hoà vốn cho phép xác định được sản lượng, mức doanh thu và thời gian sản xuất
để bù đắp chi phí bỏ ra. Với các nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp, phân tích hoà vốn giúp
đưa ra các quyết định hợp lý để kinh doanh đạt hiệu quả, đảm bào duy trì và nâng cao năng lực
tài chính

c. Các xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn, công suất hòa vốn

- Sản lượng hòa vốn:

SL = g −F v
H
Trong đó: F là tổng chi phí cố định (Tổng định phí)

v là chi phí biến đổi tính cho một sản phẩm (biến phí đơn vị)

g là giá bán đơn vị sản phẩm.

SLH là sản lượng hoà vốn

- Doanh thu hòa vốn:Doanh thu hoà vốn là doanh thu thu được khi sản xuất và bán ra ở mức sản
lượng hòa vốn
F
DT H =SLH . g=
v
1−
g
F
DT H =
T lb

T lb = 1−( vg ). 100(%)
Trong đó: F là tổng chi phí cố định (Tổng định phí)

v là chi phí biến đổi tính cho một sản phẩm (biến phí đơn vị)

g là giá bán đơn vị sản phẩm.

DTH là sản lượng hoà vốn

Tlb là tỷ lệ lãi trên biến phí

- Thời gian hòa vốn: Thời gian hoà vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong
một kỳ kinh doanh thường là 1 năm

SL H SLH .T
T H= =
SL SL
DT H DT H .T
T H= =
DT DT
- Công suất hòa vốn: Công suất hoà vốn là tỷ lệ giữa sản lượng hoà vốn với sản lượng có thể
khai thác.
SL H
CH= x100%
SL
Câu 3.

a. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập tài chính:
Chỉ tiêu 31-12-12 31-12-13 Chênh lệch %
VCSH 69,540 71,344 1,804 2.59%
Tổng NV 112,630 120,743 8,113 7.20%
TSDH 61,150 65,433 4,283 7.00%
Hệ số tự tài trợ 0.62 0.59 (0.027) -4.3%
Hệ số tự tài trợ TSDH 1.14 1.09 -0.05 -4.12%
- Hệ số tự tài trợ:

Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm là 0.027 tương ứng 4.3% nhưng
nhìn chung vẫn khá cao và cả đầu năm và cuối năm đều >0.5. Điều này cho thấy mức độ độc lập
tài chính khá cao hay nói cách khác là mức độ phụ thuộc tài chính thấp, mặc dù có sự giảm nhẹ
nhưng nhìn chung vẫn khá ổn. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp không cao.

- - Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn:

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cũng có sự giảm sút về cuối năm nhưng nhìn chung vẫn lớn hơn 1.
Điều này đồng nghĩa với việc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã dư để tài trợ cho tài sản dài
hạn và còn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Cho thấy rủi ro hoạt động của doanh nghiệp
cũng được duy trì ở mức thấp.

b. Phân tích khả năng thanh toán của công ty


31/12/201 31/12/201 Chênh
2 3 lệch Tỷ lệ
I. Hệ số khả năng thanh toán TQ 2.6138 2.4442 (0.1696) (6.49)
- Tổng tài sản 112,630 120,743 8,113 7.20
- Tổng nợ phải trả 43,090 49,399 6,309 14.64
II. Hệ số khả năng thanh toán ngắn
hạn 2.6145 2.3586 (0.2559) (9.79)
- TSNH 51,480 55,310 3,830 7.44
- Tổng nợ ngắn hạn 19,690 23,450 3,760 19.10
III. Hệ số khả năng thanh toán
nhanh 0.6501 0.5672 (0.0829) (12.75)
- Tiền và CKTĐ tiền 12,800 13,300 500 3.91
- Tổng nợ ngắn hạn 19,690 23,450 3,760 19.10
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Nhìn chung khả năng thanh toán tổng quát của
doanh nghiệp vẫn ổn, đều >1. Nhưng xu hướng có giảm sút vào thời điểm cuối năm với
mức giảm tương ứng 0.1696 (6.49%).

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp
nhìn chung vẫn khá tốt >1. Hệ số này cũng có xu hướng giảm dần về cuối năm do tốc độ
gia tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn tương ứng 19.10%
và 7.44%.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: không cao, và có xu hướng giảm vào cuối năm do tốc
độ gia tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng trong dự trữ tiền của doanh nghiệp,
tương ứng là 19.10% và 3.91%.

Câu 4. Phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn
Tỷ lệ
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N C.Lệch
(%)
1. Số vòng luân chuyển vốn lưu động 5.0099 3.9481 (1.0617) (21.19)
 Tổng luân chuyển thuần (LCT) 6,364,942 5,661,782 -703,160 (11.05)
 Vốn lưu động bình quân (Slđ) 1,270,485 1,434,045 163,560 12.87
2. Thời gian 1 vòng luân chuyển (T) 72 91 19.32 26.89
3. Mức độ ảnh hưởng của SLĐ đến SVng (0.5714)
4. Mức độ ảnh hưởng của SLĐ đến T 9.2509
5. Mức độ ảnh hưởng của LCT đến SVng (0.4903)
6. Mức độ ảnh hưởng của LCT đến T 10.0733
Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm năm nay so với năm trước với mức
giảm là 1.0617 vòng/năm tương ứng 21.19%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn
có xu hướng giảm. Sự giảm xuống của hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là do vốn đầu tư cho tài
sản ngắn hạn có xu hướng tăng 12.87% trong khi tổng luân chuyển thuần lại có xu hướng giảm
11.05%. Do số vòng quay tài sản ngắn hạn giảm nên thời gian của một vòng quay tăng năm nay
so với năm trước 19.32 ngày tương ứng 26.89%.

Sự thay đổi trong số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn chịu sự tác động của 2 nhân tố: vốn
lưu động bình quân và tổng luân chuyển thuần. Theo đó, tài sản ngắn hạn bình quân là một chỉ
tiêu có quan hệ nghịch chiều với số vòng luân chuyển vốn lưu động, nên khi chỉ tiêu này tăng lên
đã làm cho số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn giảm 0.5714 vòng. Lân chuyển thuần là chỉ tiêu
thay đổi cùng chiều với số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn nên khi chỉ tiêu này giảm xuống đã
làm cho số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn giảm đi 0.4903 vòng.

Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn cũng chịu sự tác động của 2 nhân tố: vốn lưu động bình
quân và tổng luân chuyển thuần. Trong đó, tài sản ngắn hạn bình quân là chỉ tiêu thay đổi cùng
chiều với thời gian luân chuyển, nên khi chỉ tiêu này tăng lên đã làm cho thời gian luân chuyển
tăng thêm 9.2509 ngày. Tổng luân chuyển thuần là chỉ tiêu thay đổi ngược chiều với thời gian
luân chuyển của tài sản ngắn hạn, nên khi chỉ tiêu này giảm xuống đã làm cho thời gian luân
chuyển tài sản ngắn hạn tăng lên 10.0733 ngày.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có vấn đề, doanh nghiệp nên xem xét
lại về hiệu quả của chính sách đầu tư.

Câu 5 Phân tích chỉ tiêu lãi gộp


Tên sản Số lượng tiêu thụ Đơn giá thuần (1.000 Giá thành đơn vị SX (1.000
phẩm (chiếc) đồng) đồng)
Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N
A 5,000 6,000 250 260 170 180
B 2,000 2,500 600 500 350 380
C 8,000 7,000 600 580 500 450

Số lượng sản phẩm tiêu thụ (sản LN gộp đơn vị


Tên sản phẩm) (nghìn đồng/sp )
phẩm
Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N
A 5,000 6,000 80 80
B 2,000 2,500 250 120
C 8,000 7,000 100 130

LG0 = 5.000*80 + 2.000*250 + 8.000*100 = 1,700,000 nghìn đồng


LG1 = 6.000*80 + 2.500 *120 + 7.000 *130 = 1,690,000 nghìn đồng
∆LG = LG1 – LG0 = 1.700.000 - 1.690.000 = (10,000) nghìn đồng
% ( +, - ) = (-10.000/1.700.000) *100% = (0.59)
∆SL= 1.700.000 * ((6.000*250 + 2.500*600 +
7.000*600)/(5.000*250+2.000*600+8000*600))-1.700.000 = (11,724) nghìn đồng
∆KC = (6.000*80 + 2.500*250 + 7.000*100) -1.700.000*(6.000*250 + 2.500*600 +
7.000*600)/(5.000*250+2.000*600+8000*600) = 116,724 nghìn đồng
∆lg = 1.690.000 -(6.000*80+2.500*250+7.000*100) = (115,000) nghìn đồng
∆g = 6.000*(260-250)+2.500*(500-600)+7.000*(580-600) = (330,000) nghìn đồng
∆gv= -(6.000*(180-170)+2.500*(380-330)+7.000*(450-500)) = 215,000 nghìn đồng

Phân tích: Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm năm nay so với năm trước là 10.000 nghìn
đồng, tương ứng giảm 0.59%. Sự thay đổi trong lợi nhuận gộp chịu sự tác động của 3 nhân tố:
sản lượng, kết cấu mặt hàng và lợi nhuận gộp đơn vị. Trong đó, sự thay đổi vể sản lượng đã làm
cho lãi gộp giảm đi 11,724 nghìn đồng. Sự thay đổi trong kết cấu mặt hàng đã làm cho lợi nhuận
gộp tăng 116,724 nghìn đồng. thay đổi trong lợi nhuận gộp đơn vị đã làm cho lợi nhuận gộp
giảm đi 115,724 nghìn đồng. Sư thay đổi của lợi nhuận gộp đơn vị chịu sự tác động của giá bán
đơn vị và giá vốn đơn vị. Trong đó, giá bán đơn vị thay đổi đã làm cho lợi nhuân gộp đơn vị
giảm đi 330,000 nghìn đồng và giá vốn đơn vị giảm đã làm cho lợi nhuận gộp đơn vị tăng
215,000 nghìn đồng.

You might also like