You are on page 1of 67

HỌC PHẦN

GV ĐÀO MAI
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Chương 2 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN

Chương 3 LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

Chương 4 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Chương 5 CÁC LÝ THUYẾT CƠ CẤU VỐN

GV ĐÀO MAI
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1) Các khái niệm, bản chất.
2) Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp
3) Vai trò của tài chính doanh nghiệp
4) Các quyết định chủ yếu của tài chính
doanh nghiệp
5) Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính
doanh nghiệp
TÀI CHÍNH
Tài chính hình thành do
sự dịch chuyển của dòng
tiền từ chủ thể này sang
chủ thể khác trong quá
trình huy động, phân phối
và sử dụng nguồn tiền tệ
trong nền kinh tế.
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Bản chất của Tài chính doanh nghiệp là
những mối quan hệ kinh tế biểu hiện
dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá
trình hình thành và luân chuyển vốn tiền
tệ, tồn tại khách quan, trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh để thực
hiện mục tiêu của doanh nghiệp .
MỤC TIÊU CỦA
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp


Quá trình thực hiện tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp, thông qua việc
đạt được 2 mục tiêu cụ thể:

1. Tối đa hoá lợi nhuận


2. Giảm thiểu rủi ro
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN
1. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý
2. Gia tăng doanh thu
3. Kiểm soát chặt chẽ chi phí
4. Quản trị tốt vốn lưu động
5. Quản trị tốt hoạt động đầu tư
CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

 EBITDA (earnings before interest, taxes,


Depreciation & Amorziation)
 EBIT (earnings before interest and taxes)
 EBT (earnings before taxes)
 EAT (earnings after taxes)
 NOPAT (net operating profit after taxes)
 EPS (earnings per share)
 PD (preferred dividend)
 DPS (dividend per share)
CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

EBITDA = Net Sales - Chi phí hoạt động không


bao gồm khấu hao

EBIT = Net Sales - Chi phí hoạt động


bao gồm khấu hao

EBT = EBIT - I
(Interest)

EAT = EBT X (1 – thuế suất thuế TNDN)

NOPAT = EBIT X (1 – thuế suất thuế TNDN)


CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

PD = số lượng cổ phần x cổ tức trả cho


ưu tiên mỗi CP ưu tiên

EAT - PD
EPS = NS

EAT - RE - PD
DPS = NS
RE (retained earnings)

NS (number of shares)
CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Gross Profit = Net Sales - Cost of


Good Sold

Gross Profit Gross Profit

Rate
=
Tỷ lệ lãi gộp Net Sales

Mối quan hệ giữa Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán

Cost of
Good Sold = Net Sales X (1 – Gross Profit Rate)
VÍ DỤ 1
Một dự án, trong kỳ sản xuất và tiêu thụ được
3.000 sản phẩm với giá bán thuần 200.000đ/ sản
phẩm. Chí phát sinh gồm: vật tư 360 triệu đồng;
tiền lương trực tiếp 60 triệu đồng; chi phí quản lý
chung 120 triệu đồng.
EBIT của dự án là bao nhiêu?

= -
Chi phí hoạt động
EBIT Net Sales bao gồm khấu hao

EBIT = 600 triệuđ - 540 triệuđ = 60 triệu đồng


VÍ DỤ 2
Báo cáo kết quả kinh doanh năm N của công ty A cho
biết lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao là 80 tỷ
đồng, lợi nhuận sau thuế 30 tỷ đồng, lãi tiền vay: 6 tỷ,
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%. Hỏi năm N:
1. Chi phí khấu hao TSCĐ của công ty là bao nhiêu?
2. Lợi nhuận trước lãi và thuế là bao nhiêu ?

EAT = EBT x (1 – thuế suất thuế TNDN)

EBT = 30 / (1- 20%) = 37,5 tỷ đồng


EBIT = 37,5 + 6 = 43,5 tỷ đồng
DA = 80 – 43,5 = 36,5 tỷ đồng
VÍ DỤ 3
Trong kỳ, doanh nghiệp tiêu thụ 100.000SP; đơn giá mua
13.200đ/SP; đơn giá bán thuần 21.000đ/SP; chi phí bán
hàng 27.360.000đ (trong đó khấu hao TSCĐ 2.000.000đ);
chi phí quản lý doanh nghiệp 182.640.000đ (trong đó
KHTSCĐ 15.000.000đ); chi trả lãi tiền vay 9.000.000 đồng.
EBITDA của doanh nghiệp là bao nhiêu
VÍ DỤ 4
Trong kỳ, doanh nghiệp tiêu thụ 100.000SP; đơn giá mua
13.200đ/SP; đơn giá bán thuần 21.000đ/SP; chi phí bán
hàng 27.360.000đ (trong đó khấu hao TSCĐ 2.000.000đ);
chi phí quản lý doanh nghiệp 182.640.000đ (trong đó
KHTSCĐ 15.000.000đ); chi trả lãi tiền vay 9.000.000 đồng.
Biết thuế suất thuế TNDN là 20%.
Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp kỳ này là
VÍ DỤ 5
Một dự án có định phí 500 triệu đồng; giá bán và biến
phí đơn vị lần lượt là 1,5 triệu đồng và 1 triệu đồng.
Muốn dự án đạt mức EBIT = 1 tỷ đồng, thì phải sản
xuất và tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm
VÍ DỤ 6
Sau một kỳ kinh doanh, công ty có lợi nhuận ròng
176 triệu đồng; lãi tiền vay phải trả 30 triệu; thuế
suất thuế TNDN 20%. Hỏi lợi nhuận trước lãi và
thuế là bao nhiêu ?
VÍ DỤ 7
Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp là 1.600.000
đồng/sp. Biết thuế suất thuế GTGT của hàng hóa
này là 10%. Nếu doanh nghiệp muốn đạt được tỷ lệ
lãi gộp là 20%, thì mỗi sản phẩm phải bán với giá
bán thanh toán bao nhiêu ?
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP

Tỷ suất sinh lời trên vốn - Return On Investment


(hay Tỷ lệ hoàn vốn)

Investment : tổng vốn đầu tư

Phản ảnh khả năng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, nên
thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường
hợp các doanh nghiệp có mức độ sử dụng vốn khác nhau.
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (Return On Sales)

Phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu; cho
biết trong mỗi đồng doanh thu trong kỳ sẽ có được bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng dành cho doanh nghiệp
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return On Asset):

Hay

A (asset): tổng tài sản bình quân


t (taxes): thuế suất thuế TNDN
Đo lường khả năng sinh lợi từ tài sản của doanh
nghiệp. Cho biết mỗi đồng tài sản trong kỳ, làm ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động ròng
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (tổng)


(Return On Equity)

ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Cho biết mỗi đồng vốn của
chủ doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng cho chính họ.
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Suy ra công thức Dupont: (sử dụng trong


PTTCDN)

1
ROE = ROS X SỐ VÒNG QUAY VỐN X
1 - Hệ Số Nợ

Trong đó:
Nợ
Hệ số nợ
= (Nợ + Vốn chủ sở hữu)
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (CPPT)


(Return On Common Equity)

ROCE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ
phần phổ thông của công ty.
Equity = (Ordinary Share Capital + Share Capital Priority)
VÍ DỤ 8
Công ty có tổng vốn kinh doanh 40 tỷ đồng; trong đó nợ là
28 tỷ đồng, còn lại là vốn chủ sở hữu. Trong kỳ, công ty
có doanh thu thuần 52,8 tỷ đồng; chi phí trả lãi 3 tỷ đồng
(nợ sử dụngtrong kinh doanh). Nếu kỳ này, công ty đạt lãi
ròng 2,64 tỷ đồng. Thì các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên
doanh thu, trên vốn chung và trên vốn riêng là bao nhiêu?
= = 5%

= = 15,75%

= = 22%
VÍ DỤ 9
Một công ty có hệ số nợ bằng 0,7. Trong kỳ, công
ty có doanh thu thuần 72 tỷ đồng; vốn quay vòng
1,8 lần. Nếu kỳ này, công ty đạt lãi ròng 2,16 tỷ
đồng; thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là
bao nhiêu ?
Trong các tỷ suất sinh lời của doanh
nghiệp, ROE (và ROCE) là chỉ tiêu vô
cùng quan trọng đối với nhà đầu tư.
ROE (và ROCE) là tỷ suất sinh lợi tiêu
chuẩn phổ biến nhất để đánh giá kết quả
cuối cùng của hoạt động đầu tư sinh lợi
như thế nào cho chủ doanh nghiệp.
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU RỦI RO

1. Dự báo, lập kế hoạch tiền mặt


2. Bảo đảm khả năng thanh toán
mọi khoản nợ đến hạn
3. Có kế hoạch huy động tài trợ dự
phòng, đáp ứng nhu cầu vốn khi
có yếu tố đột biến
VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1) Trong nền kinh tế hàng hóa, các mối quan
hệ dưới hình thái giá trị phát sinh ngày
càng nhiều và phức tạp, nên tài chính
doanh nghiệp ngày càng quan trọng.
2) Tài chính doanh nghiệp được ví như huyết
mạch cho sự tồn tại và phát triển hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp;
3) Những quyết định tài chính đúng đắn hay
sai lầm trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp, sẽ quyết định kết quả doanh
nghiệp (đạt được mục tiêu hay không) .
CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Quyết định đầu tư
2. Quyết định tài trợ
3. Quyết định quản trị tài sản
Vấn đề cơ bản thứ nhất
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
1. Hoạch định các phương án đầu tư:
 Nên đầu tư vào đâu?
 Bao nhiêu cho phù hợp?

(Chiến lược và chiến thuật đầu tư)

2. Quyết định cơ cấu tài sản được đầu tư


 Loại tài sản
 Tỉ trọng vốn trong từng loại tài sản
(Lựa chọn trong đầu tư )
Vấn đề cơ bản thứ hai
QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ
1. Nên khai thác nguồn vốn nào
Lựa chọn nguồn huy động phù
hợp, có lợi nhất
2. Cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Thiết lập một cơ cấu tối ưu giữa
nợ và vốn chủ sở hữu.
3. Phân phối lợi nhuận sau thuế
Thiết lập một % hợp lý cho việc giữ
lại lợi nhuận sau thuế
PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU THUẾ
 Là một phần của quyết định tài trợ
 Việc giữ lại lợi nhuận sau thuế sẽ bổ sung
vốn hoạt động, nhằm duy trì và tăng
trưởng các chỉ số tài chính, qua đó, tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp.
 Một % giữ lại lợi nhuận hợp lý sẽ vừa thỏa
mãn yêu cầu của cổ đông, vừa hổ trợ tích
cực nguồn tài trợ cho doanh nghiệp.
CÁC NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN
1. Nợ dài hạn 2. Nguồn vốn chủ sở hữu
- Vay dài hạn - Phát hành cổ phiếu
thông
- Thuê tài chính
- Phát hành cổ phiếu
- Phát hành trái phiếu
ưu đãi
- Thặng dư vốn cổ phần
- Cổ phiếu quỹ
- Giữ lại lợi nhuận
- Quỹ tích lũy
CÁC NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN
1. Nợ tích lũy
2. Tín dụng thương mại
3. Vay ngắn hạn
4. Thương phiếu
5. Các khoản phải trả khác
CÁC CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ
1. Chiến lược tài trợ phù hợp
2. Chiến lược tài trợ thận trọng
3. Chiến lược tài trợ mạo hiểm
4. Chiến lược tài trợ trung hòa
Nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài
sản dài hạn, và tài trợ (nếu có) cho
tài sản ngắn hạn thường xuyên

Nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài


sản dài hạn, tài sản ngắn hạn
thườngxuyên&không thường xuyên

Nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài


sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn chỉ tài trợ cho


tài sản ngắn hạn. Nguồn vốn dài
hạn chỉ tài trợ cho tài sản dài hạn
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
38
TÀI SẢN NGẮN HẠN NGUỒN VỐN
40 NGẮN HẠN
30

NGUỒN VỐN
DÀI HẠN
70
TÀI SẢN DÀI HẠN
60

CHIẾN LƯỢC PHÙ HỢP (1)

CHIẾN LƯỢC THẬN TRỌNG (2)


38
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
39 Tài sản ngắn han NGUỒN VỐN
TÀI SẢN NGẮN HẠN
không thường NGẮN HẠN
40
xuyên 25 30
Tài sản ngắn han
thường xuyên 15

NGUỒN VỐN
DÀI HẠN
70
TÀI SẢN DÀI HẠN
60

TSDH < NGUỒN VỐN DÀI HẠN ≤ (TSDH + TSNH thường xuyên)
Vốn dài hạn: 70
Tài trợ cho: TSDH: 60
TSNH thường xuyên: 10 39
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
40 Tài sản ngắn han
không thường TÀI SẢN NGẮN HẠN NGUỒN VỐN
xuyên 25 40 NGẮN HẠN
20
Tài sản ngắn han
thường xuyên 15

NGUỒN VỐN
DÀI HẠN
80
TÀI SẢN DÀI HẠN
60

NGUỒN VỐN DÀI HẠN > (TSDH + TSNH thường xuyên)


Vốn dài hạn: 80
Tài trợ cho: TSDH: 60
TSNH thường xuyên: 15 40
TSNH không thường xuyên: 5
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
41

TÀI SẢN NGẮN HẠN NGUỒN VỐN


40 NGẮN HẠN
65

TÀI SẢN DÀI HẠN NGUỒN VỐN


60 DÀI HẠN
35

TÀI SẢN DÀI HẠN > NGUỒN VỐN DÀI HẠN


Vốn ngắn hạn : 65
Tài trợ cho: TSNH 40
41
TSDH 25
42 TÀI SẢN NGUỒN VỐN

TÀI SẢN NGẮN HẠN NGUỒN VỐN


40 NGẮN HẠN
40

TÀI SẢN DÀI HẠN NGUỒN VỐN


60 DÀI HẠN
60
TÀI SẢN DÀI HẠN
60

TS ngắn hạn: 40 , được tài trợ vừa đúng bằng NV ngắn hạn
TS dài hạn: 60, được tài trợ vừa đúng bằng NV dài hạn
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
• Chi phí vốn • Rủi ro vừa phải
hợp lý • Hấp dẫn nhà đầu tư
• Linh hoạt, • Tận dụng cơ hội
an toàn
• Chi phí vốn cao
• Rủi ro thấp • Dễ bỏ qua cơ hội
• An toàn • Hiệu suất SD vốn thấp

• Chi phí vốn • Rủi ro cao


thấp • Dễ mất khả năng chi trả
• Linh hoạt • Không an toàn

• Chi phí và • Ít hấp dẫn nhà đầu tư


rủi ro trung • Dễ bỏ qua cơ hội
bình
• An toàn
VÍ DỤ 10
Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 400 tỷ đồng; Nợ
dài hạn 300 tỷ đồng; Nợ ngắn hạn 100 tỷ đồng. Giá
trị tài sản dài hạn 500 tỷ đồng; tài sản ngắn hạn 300
tỷ đồng, trong đó TS ngắn hạn thường xuyên 150 tỷ
đồng, TS ngắn hạn tạm thời 150 tỷ đồng. Căn cứ vào
tình hình sử dụng nguồn vốn tài trợ cho tài sản,
doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược tài trợ gì?

CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ THẬN TRỌNG


VÍ DỤ 11
Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 300 tỷ đồng; Nợ
dài hạn 100 tỷ đồng; Nợ ngắn hạn 350 tỷ đồng. Giá
trị tài sản dài hạn 600 tỷ đồng; tài sản ngắn hạn
150 tỷ đồng, trong đó TS ngắn hạn thường xuyên
100 tỷ đồng, TS ngắn hạn tạm thời 50 tỷ đồng. Căn
cứ vào tình hình sử dụng nguồn tài trợ cho tài sản,
Doanh nghiệp áp dụng chiến lược tài trợ gì?

CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ MẠO HIỂM


VÍ DỤ 12
Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 700 tỷ đồng; Nợ dài
hạn 300 tỷ đồng; Nợ ngắn hạn 200 tỷ đồng. Giá trị
TSCĐ 500 tỷ đồng; TSLĐ 700 tỷ đồng, trong đó TSLĐ
thường xuyên 500 tỷ đồng, TSLĐ tạm thời 200 tỷ
đồng. Căn cứ vào tình hình sử dụng nguồn tài trợ cho
tài sản, Doanh nghiệp này áp dụng chiến lược tài trợ
gì?

CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ PHÙ HỢP


NWC = 0 Chiến lược trung hòa

NWC < 0 Chiến lược mạo hiểm

NWC > 0 Chiến lược phù hợp


Cần và TSDH < NVDH ≤ (TSDH + TSNH thường xuyên)
xem
thêm

NWC > 0 Chiến lược thận trọng


và NVDH > (TSDH + TSNH thường xuyên)
VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG CỦA DOANH NGHIỆP
(NWC - Net Working Capital) ÔN LẠI
VỐN LƯU NGUỒN VỐN TÀI SẢN
ĐỘNG RÒNG = DÀI HẠN - DÀI HẠN

NWC phản ảnh mức tài trợ của nguồn vốn (dài hạn,
ngắn hạn) cho tài sản dài hạn hay tài sảnngắn hạn

TÀI SẢN NỢ
VỐN LƯU
ĐỘNG RÒNG = NGẮN HẠN
- NGẮN HẠN

NWC phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của
doanh nghiệp. (kết quả của 2 cách luôn bằng nhau)
Vấn đề cơ bản thứ ba
QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ TÀI SẢN
Gồm các quyết định tài chính ngắn, trung hạn,
có quan hệ chặt chẽ với việc quản lý tài sản cố
định và tài sản lưu động của doanh nghiệp:
• Hàng tồn kho
• Vốn bằng mặt
• Nợ phải thu, chính sách tín dụng thương mại
• Quản lý, sử dụng tài sản cố định và quỹ khấu
hao
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

• Chế độ sở hữu
• Môi trường tài chính
• Đặc điểm ngành
• Chính sách của Nhà Nước
ẢNH HƯỞNG QUYỀN SỞ HỮU ĐẾN CÁC
QUYẾT ĐỊNH CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Ảnh hưởng này thể hiện rõ qua quyết định tài
chính ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau:

1. Doanh nghiệp nhà nước


2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn
3. Công ty TNHH một thành viên
4. Công ty cổ phần
5. Công ty hợp danh
6. Doanh nghiệp tư nhân
7. Doanh nghiệp nước ngoài
ẢNH HƯỞNG CỦA
MÔI TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Tài chính gián tiếp

Trung gian tài chính

Người có vốn
- Doanh nghiệp Người cần vốn
- Doanh nghiệp
- Cá nhân
- Cá nhân
- Nhà nước
- Nhà nước
Tài chính trực tiếp
ẢNH HƯỞNG ĐẶC ĐIỂM NGÀNH ĐẾN CÁC
QUYẾT ĐỊNH CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Ảnh hưởng này thể hiện rõ nét qua quyết định tài
chính ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực, ngành nghề khác nhau như:
1. Ngành công nghiệp
2. Ngành nông nghiệp
3. Ngành thương mại
4. Ngành xây dựng
5. Ngành dịch vụ
6. Ngành giao thông vận tải
7. ……
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC
• Chính sách quản lý của nhà nước trong từng thời
kỳ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tài
chính của doanh nghiệp; nhất là các chính sách
về thuế khóa, lãi suất, ưu đãi đầu tư,…
• Tài chính doanh nghiệp là 1 khâu trong hệ thống
tài chính của nền kinh tế. Do vậy, các quyết định
tài chính của doanh nghiệp không chỉ bám sát
mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp; mà còn
đồng thời hoàn thành nghĩa vụ đối với nền kinh tế
VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
Nếu biết vận dụng các chính sách
quản lý tài chính của nhà nước; doanh
nghiệp có thể hưởng lợi nhờ tiết kiệm
tiền thuế phải nộp, qua các tấm chắn
thuế; từ đó tối đa hóa lợi nhuận
+ Tấm chắn thuế từ khấu hao Tax Shield

+ Tấm chắn thuế từ lãi tiền vay


TẤM CHẮN THUẾ TỪ KHẤU HAO
Khoản tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tiết
kiệm được, nhờ tấm chắn thuế từ khấu hao

Tax = Thuế suất Số tiền khấu hao


x
Shield thuế TNDN tài sản cố định
VÍ DỤ 13

Tài sản cố định của công ty có nguyên giá 20 tỷ


đồng; được khấu hao trong 10 năm theo phương
pháp khấu hao đều. Biết thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp là 20%.
Xác định tấm chắn thuế từ khấu hao hàng năm?

Giá trị tấm chắn thuế từ khấu hao hàng năm là:
= 20% (20 /10) tỷ đồng = 400 triệu đồng/năm
VÍ DỤ 14

Tài sản cố định của công ty có nguyên giá 10 tỷ


đồng; được khấu hao trong 4 năm, tỷ lệ lần lượt qua
các năm là 20%; 30%; 40% và 10%. Thuế suất thuế
TNDN 20%. Xác định tấm chắn thuế từ khấu hao
SO SÁNH
TẤM CHẮN THUẾ TỪ KHẤU HAO
 Tấm chắn thuế từ khấu hao của doanh nghiệp
sẽ có giá trị khác nhau khi doanh nghiệp áp
dụng phương pháp khấu hao khác nhau
 Do đó, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc áp dụng
phương pháp khấu hao phù hợp có lợi nhất.
SO SÁNH
TẤM CHẮN THUẾ TỪ KHẤU HAO
Xác định khoản chênh lệch (nhiều/ít hơn) về
số tiền thuế thu nhập tiết kiệm được, nhờ
chính sách khấu hao của doanh nghiệp:

+ Tax Thuế suất Chênh lệch số tiền


= thuế TNDN x khấu hao giữa hai
Shield phương pháp
VÍ DỤ 15
Cùng giá trị TSCĐ nguyên giá 10 tỷ đồng; khấu hao
trong 4 năm. Biết thuế suất thuế TNDN là 20%.
So sánh tấm chắn từ khấu hao qua 2 phương pháp
1. Tỷ lệ khấu hao lần lượt là 20%; 30%; 40% và 10%.
2. Tỷ lệ khấu hao 25% đều qua các năm
Giá trị tấm chắn thuế từ khấu hao (Tax Shield):
MỞ RỘNG
Phương pháp khấu hao nhanh sẽ giúp
tiết kiệm tiền thuế nhiều hơn. Doanh
nghiệp khấu hao càng nhanh sẽ
hưởng lợi nhiều hơn nhờ tấm chắn
Tax Shield
thuế từ khấu hao.

Kết quả luôn đúng với mọi trường hợp, với:


T = ((S – TC) – I ) t

Trong đó: t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp


T là số tiền thuế TNDN phải nộp
TẤM CHẮN THUẾ TỪ LÃI TIỀN VAY
Khoản tiền thuế tiết kiệm được, nhờ sử dụng nợ:

Tax Thuế suất Số tiền lãi


Shield = thuế TNDN x phải trả
VÍ DỤ 16

Trong năm, doanh nghiệp A có sử dụng


1 tỷ đồng nợ vay, chi phí sử dụng nợ
trước thuế 15%/năm. Biết thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Tax Shield Xác định tấm chắn thuế từ lãi tiền vay ?
Giá trị tấm chắn thuế từ lãi tiền vay:
= (150 triệuđ) 20% = 30 triệuđ
SO SÁNH
TẤM CHẮN THUẾ TỪ LÃI TIỀN VAY
Xác định khoản chênh lệch nhiều (hay ít) hơn, của
số tiền thuế thu nhập tiết kiệm được, qua chính
sách sử dụng nợ của doanh nghiệp:
Chênh lệch khoản
+ Tax Thuế suất
= x tiền lãi phải trả
Shield thuế TNDN
giữa 2 cơ cấu vốn
VÍ DỤ 17
Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng 100 tỷ đồng vốn.
Khả năng huy động được nguồn tài trợ từ nợ và vốn
chủ sở hữu như ba phương án:
• Phương án 1: 100% bằng vốn chủ sở hữu
• Phương án 2: 50% vốn chủ sở hữu; 50% nợ vay
• Phương án 3: 40% vốn chủ sở hữu; 60% nợ vay
Biết thuế suất thuế TNDN 20%, chi phí sử dụng nợ
trước thuế 10%/năm. So sánh lợi ích của tấm chắn thuế
MỞ RỘNG
Với phương án tài trợ có sử dụng nợ,
số tiền thuế mà doanh nghiệp phải
nộp thấp hơn, giúp tiết kiệm tiền thuế.
Tax Shield
Cơ cấu vốn có nợ càng nhiều, lợi ích
được hưởng về tấm chắn thuế từ lãi
tiền vay càng nhiều

Kết quả luôn đúng với mọi trường hợp, với:

T = (EBIT – I ) t
Trong đó: t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
T là số tiền thuế TNDN phải nộp

You might also like