You are on page 1of 3

3.

Các định chế tài chính tham gia thị trường trái phiếu

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn về các định chế tài chính tham gia thị trường
trái phiếu. Mỗi định chế tài chính tham gia thị trường trái phiếu có vai trò và
chức năng riêng.

3.1. Ngân hàng thương mại


- Mua trái phiếu cho danh mục tài sản của họ
- Giúp phát hành trái phiếu đô thị
- Phát hành trái phiếu để huy động vốn từ các nhà đầu tư, sau đó sử dụng
vốn này cho các hoạt động kinh doanh của mình, chẳng hạn như cho vay, đầu
tư và hoạt động kinh doanh khác
- Là trung gian tài chính lớn nhất và có danh mục đầu tư tài sản đa dạng
nhất. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian tài chính giữa các nhà
đầu tư và người đi vay.

3.2. Công ty tài chính


- Thường phát hành trái phiếu như nguồn vốn dài hạn
- Cho vay vốn đối với người tiêu dùng
- Một số công ty tài chính được thành lập bởi một công ty mẹ để bán sản
phẩm (vd:công ty tín dụng Ford Motor cho vay đối với người mua ô tô của
Ford)
3.3. Quỹ tương hổ
- Quỹ tương hổ là hình thức góp vốn của nhiều nhà đầu tư
- Mua trái phiếu cho doanh mục đầu tư của họ
- Khi có lợi nhuận, những người góp vốn sẽ đươc chia đều số tiền lãi
- Một vài quỹ tương hổ chuyên mua các loại trái phiếu cụ thể trong khi
các quỹ khác mua tất cả các loại trái phiếu
3.5. Ngân hàng đầu tư
- Ngân hàng đầu tư là một thể chế tài chính nhằm thu hút, tập trung các
nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển nền kinh tế
- Bảo lãnh phát hành trái phiếu mới cho chính phủ và doanh nghiệp
- Kiếm được khoản phí khổng lồ bằng cách giúp các tập đoàn mua lại
các công ty khác thông qua sáp nhập hoặc hợp nhất
3.6. Công ty bảo hiểm
- Thu phí bảo hiểm từ những người tham gia
- Sử dụng phí thu được để mua trái phiếu cho danh mục tài sản của họ
3.7. Quỹ hưu trí
- Quỹ được đóng góp bởi người lao động và người sử dụng lao động,
được khấu trừ tự động khỏi thu nhập của người lao động hoặc đóng góp tự
nguyện
- Mua trái phiếu cho danh mục đầu tư tài sản của mình
- Quỹ hưu trí ở Việt Nam là quỹ bảo hiểm xã hội
4. Quy trình phát hành và bảo lãnh trái phiếu

4.1. Quy trình phát hành trái phiếu a


- Quy trình phát hành trái phiếu (bond issuance) là quá trình mà một công ty,
chính phủ hoặc tổ chức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu cho công
chúng hoặc các nhà đầu tư để tài trợ dự án, mở rộng kinh doanh, hoặc thực hiện
các hoạt động tài chính khác.

* Các bước phát hành trái phiếu:


- Lập kế hoạch:
+ Xác định mục đích sử dụng tiền vay và số tiền cần huy động từ việc phát hành
trái phiếu.
+ Xác định các điều kiện của trái phiếu như lãi suất, thời gian đáo hạn và cách
thức trả lãi.
- Lựa chọn ngân hàng đầu tư (underwriter) hoặc không: Nếu công ty quyết định sử
dụng ngân hàng đầu tư, họ sẽ thuê một hoặc nhiều ngân hàng đầu tư để quảng bá và
bán trái phiếu cho các nhà đầu tư. Nếu tổ chức không sử dụng ngân hàng đầu tư, họ
có thể tự mình quảng bá và bán trái phiếu.
- Chuẩn bị tài liệu:
+ Chuẩn bị tài liệu phát hành, bao gồm thông tin về công ty, mục đích sử dụng
tiền vay, và chi tiết về trái phiếu.
+ Thực hiện các bước pháp lý để đảm bảo việc phát hành trái phiếu tuân thủ các
quy định và luật pháp liên quan.
- Đăng ký trái phiếu: Nếu có, công ty hoặc tổ chức phải đăng ký trái phiếu với các cơ
quan quản lý tài chính, chẳng hạn như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Chứng
khoán (SEC) tại Hoa Kỳ. Đăng ký bao gồm việc công bố thông tin về trái phiếu và
các thông tin tài chính khác liên quan.
- Quảng bá và phân phối: Nếu có ngân hàng đầu tư, họ sẽ thực hiện quảng bá và tiếp
cận các nhà đầu tư tiềm năng. Trái phiếu sau đó được bán cho các nhà đầu tư thông
qua các cuộc đấu giá hoặc giao dịch trên thị trường thứ cấp.
- Định giá: Xác định giá phát hành cho trái phiếu, thường dựa trên thị trường và điều
kiện tài chính tại thời điểm phát hành.
- Phát hành và thanh toán: Khi trái phiếu được bán, tiền được thu thập từ các nhà đầu
tư và chuyển đến công ty hoặc tổ chức phát hành. Công ty phải thực hiện việc trả lãi
và trả vốn theo thỏa thuận.
- Quản lý trái phiếu: Công ty hoặc tổ chức phải duy trì quản lý trái phiếu, bao gồm
việc thanh toán lãi và trả nợ đúng hạn.
Trái phiếu có thể có nhiều loại khác nhau, bao gồm trái phiếu chính phủ, trái
phiếu doanh nghiệp, và trái phiếu của các tổ chức tài chính khác nhau. Quy trình
phát hành có thể thay đổi tùy thuộc vào loại trái phiếu và quốc gia.

a) Bảo lãnh tài chính cho trái phiếu:


Bảo lãnh tài chính cho trái phiếu là một hình thức bảo hiểm mà một bên thứ ba,
thường là một công ty bảo hiểm, cam kết sẽ trả cho nhà đầu tư nếu trái phiếu
phát hành không trả được nợ gốc hoặc lãi. Điều này
+ có thể xảy ra nếu công ty phát hành trái phiếu vỡ nợ hoặc gặp khó khăn tài
chính. Thường các tổ chức phát hành có sức khỏe tài chính yếu thường mua bảo
lãnh tài chính để giảm rủi ro cho trái phiếu của họ. Tất nhiên, người phát hành
phải trả một khoản phí cho công ty bảo hiểm để được bảo lãnh. Vậy tại sao cần
2
phải giảm rủi ro ? Việc giảm rủi ro dẫn đến làm giảm lãi suất mà người mua trái
phiếu yêu cầu.
Đảm bảo tài chính chỉ có ý nghĩa khi chi phí bảo hiểm nhỏ hơn lãi suất tiết kiệm.
Lí do tại sao lại vậy?

PHẦN 2: NHẬN DIỆN CÁC HÀNH VI TIÊU CỰC TRÊN THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU
Các hành vi tiêu cực trên thị trường trái phiếu

- Can thiệp vào thị trường trái phiếu để tạo ra sự biến động giá không tự nhiên
hoặc tạo ra lợi nhuận không minh bạch. VD: Một tổ chức hoặc cá nhân có thể đẩy
trái phiếu lên cao so với giá trị thực rồi bán để thu lợi ích.
- Công ty phát hành trái phiếu cung cấp thông tin không chính xác hoặc lừa đảo
về tình hình tài chính của họ để thu hút nhà đầu tư. VD: Cung cấp báo cáo tài
chình giả mạo.
- Công ty phát hành trái phiếu có thể thực hiện tái cơ cấu nợ bằng cách chuyển
khoản nợ từ trái phiếu này sang trái phiếu khác để trả tiền cho người đầu tư.
Điều này có thể ảnh hưởng đến tính minh bạch và độ an toàn của trái phiếu.
- Sử dụng trái phiếu để che dấu nợ: Một công ty có thể sử dụng việc phát hành trái
phiếu mới để che giấu nợ hiện tại hoặc để tránh đối mặt với tình hình tài chính khó
khăn. VD: Phát hành trái phiếu để trả nợ hiện tại mà không công bố thông tin về
khoản nợ đó.
- Bán trái phiếu khi thị trường không thuận lợi: Khi thị trường trái phiếu không ổn
định, có thể có những người đầu tư hoặc tổ chức buộc phải bán trái phiếu của họ với
giá thấp hơn giá trị thực tế. Điều này ảnh hưởng đến giá trái phiếu và tạo ra sự
không ổn định trong thị trường.
- Chuyển dự án rủi ro cao vào trái phiếu: Một công ty có thể tạo ra trái phiếu để
chuyển các dự án hoặc khoản nợ rủi ro cao vào trái phiếu đó, khiến trái phiếu trở nên
không an toàn cho nhà đầu tư. Ví dụ: Chuyển khoản nợ không trả đòi được vào một
trái phiếu để tránh trách nhiệm trả tiền.

You might also like