You are on page 1of 9

1.

Phân tích luận điểm: Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn
trung dài hạn cho nền kinh tế. Liên hệ những khó khăn thách thức của
thị trường chứng khoán Việt Nam trong việc phát hành chứng khoán để
huy động vốn hiện nay"
- Khái niệm TTCK
TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các loại chứng
khoán.
- Công cụ/ sản phẩm huy động vốn chủ yếu trên TTCK: cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh…..2 công cụ chủ yếu là cổ
phiếu và trái phiếu
- Đặc điểm của cổ phiếu là công cụ huy động vốn trung dài hạn cho nền
kinh tế
+ Khái niệm cổ phiếu?
CP là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm
giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành.
+ Chủ thể phát hành cổ phiếu: Công ty cổ phần
+ Mục đích phát hành cổ phiếu: để huy động vốn chủ sở hữu cho công ty
cổ phần . Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.
+ Dòng tiền phát hành cổ phiếu (trong tập2)
+ Thời hạn của cổ phiếu
+ Mục đích sử dụng nguồn vốn phát hành cổ phiếu?
- Đặc điểm của trái phiếu là công cụ huy động vốn trung dài hạn cho nền
kinh tế?
+ Khái niệm trái phiếu
CP là chứng khoán nợ, xác nhận quyền chủ nợ của người nắm giữ trái
phiếu và nghĩa vụ trả nợ của đơn vị phát hành.
+ Chủ thể phát hành TP: doanh ghiệp, chính phủ, địa phương
+ Mục đích phát hành trái phiếu: Trái phiếu được phát hành để huy động
vốn nợ, giúp làm tăng vốn nợ cho các tổ chức phát hành.
+ Dòng tiền phát hành trái phiếu
+ Thời hạn của Trái phiếu?
+ Mục đích sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Liên hệ
+ Trái phiếu:
 Thời gian phê duyệt hồ sơ phát hành lâu, nhiều vướng mắc liên quan
tới hồ sơ niêm yết trái phiếu phải có Nghị quyết của Đại Hội đồng Cổ
đông Doanh nghiệp trong khi Đại Hội đồng Cổ đông chỉ tiến hành
họp 1 năm/lần…
 Đáng ngại nhất là số lượng doanh nghiệp chậm thanh toán gốc lãi trái
phiếu và công bố phương án tái cơ cấu nợ đang ngày càng nhiều thêm.
 Khả năng gọi vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn này đang rất
khó khăn vì sự suy giảm niềm tin nơi các nhà đầu tư, sự e ngại từ phía
các tổ chức, cá nhân góp vốn do những vụ lừa đảo về trái phiếu của
công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh
(6630 người bị lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 8.644 tỷ đồng trong vụ
án) và Vạn Thịnh Phát lừa đảo 30.000 tỉ của 42.000 nhà đầu tư
+ Cổ phiếu
 Hiện nay việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán gặp nhiều
khó khăn. Tài khoản chứng khoán mở mới tăng, thanh khoản cải thiện
trên thị trường thứ cấp, trong khi hoạt động IPO, phát hành thêm sụt
giảm
 Thị trường chứng khoán chưa thu hút được dòng vốn lớn và ổn định
từ thị trường quốc tế, chưa hoàn thiện các tiêu chí thị trường để đáp
ứng yêu cầu nâng hạng. Thị trường chứng khoán đang trong thời kì
down trend nhiều vùng hỗ trợ đã vỡ nền và đang trong thời gian tích
lũy lại quanh vùng 1088 (khả năng đi ngang mốc 107x-108x). Thêm
vào đó là có những vụ thao túng giá cổ phiếu, điển hình là Apec
Group và các cổ phiếu API, IDJ và APS. Do đó nhiều nhà đầu tư đã
mất niềm tin vào thị trường dẫn đến rất khó để kêu gọi vốn qua hình
thức này.

2. Phân tích sự khác nhau của thị trường chứng khoán sơ cấp và thị
trường chứng khoán thứ cấp?
- Bản chất của TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp?
TTSC: là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành
TTTC: là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên
thị trường sơ cấp
- Chủ thể mua bán CK trên TTSC và TTTC?
TTSC: thị trường mua bán chứng khoán giữa nhà phát hành và nhà đầu

 Tổ chức phát hành: chính phủ, doanh nghiệp, Quỹ đầu tư
 Nhà đầu tư: tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, các nhà đầu tư cá
nhân
TTTC: thị trường mua bán chứng khoán giữa nhà đầu tư với nhà đầu tư
 Nhà đầu tư: cá nhân, tổ chức, quỹ đầu tư,..
 Tổ chức phát hành:
- Luồng tiền mua bán Chứng khoán
TTSC luồng tiền mua bán chứng khoán chuyển từ nhà đầu tư sang tổ
chức phát hành-> làm tăng vốn chủ sở hữu hoặc vốn nợ cho tổ chức phát
hành
TTTC chuyển từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác, thay đổi chủ sở
hữu chứng khoán, không làm tăng vốn cho tổ chức phát hành.
- Giá cả chứng khoán được hình thành?
+TTSC: do nhà phát hành chứng khoán quyết định
+TTTC: do cung cầu thị trường quyết định thông qua đấu giá hoặc thỏa
thuận giá
- Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng
khoán thứ cấp
2 thị trường có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau trong một chuỗi
giá trị, không thể tách rời
+ TTSC là cơ sở của TTTC và nó tạo ra số lượng và chất lượng hàng hóa
của TTTC
+ TTTC tạo tính thanh khoản cho chứng khoán phát hành trên TTSC,
định giá chứng khoán và vốn hóa giá trị của công ty phát hành theo giá
thị trường.
3. Phân tích sự khác nhau của cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp
- Khác nhau về bản chất:
+ CP: là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người
nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát
hành.
TP: là chứng khoán nợ, xác nhận quyền chủ nợ của người nắm giữ trái
phiếu và nghĩa vụ trả nợ của đơn vị phát hành.
- Khác nhau về mục đích phát hành
+ CP => huy động tăng vốn điều lệ, để tăng nguồn vốn chủ sở hữu của
công ty phát hành, nâng cao năng lực tài chính của công ty.
+ TP => huy động tăng vốn vay nợ trung dài hạn, để đầu tư vào các dự án
có thời hạn dài hơn 12 tháng mà công ty không vay được vốn Ngân hàng
thương mại.
- Khác nhau về cổ tức trái tức
Khái niệm, công thức tính cổ tức, công thức tính trái tức theo 2 phương
pháp cố định và thả nổi
+ Cổ tức: lấy từ lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ phụ thuộc vào lợi nhuận nhiều
ít, tỷ lệ cổ tức tính trên mệnh giá.
Cổ tức = tỷ lệ % chi trả x 10.000
+ Trái tức: lấy từ chi phí, tỷ lệ cố định hoặc thả nổi, tỷ lệ trái tức tính trên
mệnh giá
- Khác nhau về thời gian đáo hạn?
+ TP: TP là công cụ huy động vốn trung dài hạn. Thời hạn trái phiếu >12
tháng. TP có thời gian đáo hạn cụ thể ghi trên TP, từ 12 tháng trở lên.
+ CP: CP là công cụ huy động vốn dài hạn. CP có thời gian từ khi phát
hành cổ phiếu đến ghi doanh nghiệp phá sản.
- Khác nhau về rủi ro thanh toán:
Rủi ro thanh toán của cổ phiếu > trái phiếu
+ Thanh toán cổ tức và trái tức?
+ Thanh toán gốc?
Khi công ty phát hành bị phá sản giải thể thì cổ phiếu có rủi ro thanh toán
cao hơn trái phiếu. Trái phiếu là một khoản nợ phải trả của công ty đi vay
nên khi công ty phát hành phá sản thì trái phiếu được ưu tiên thanh toán
trả nợ trước cổ phiếu.
Rủi ro thanh toán khi trái phiếu đáo hạn: Khi trái phiếu đến thời hạn trả
nợ, nếu doanh nghiệp phát hành không có khả năng trả nợ gốc và lãi thì
nhà đầu tư bị rủi ro mất vốn và lãi. Còn cổ phiếu không có thời hạn đáo
hạn cụ thể mà nhà đầu tư phải giữ đến khi doanh nghiệp phát hành phá
sản giải thể.
- Khác nhau về Rủi ro thanh khoản
 Cổ phiếu < trái phiếu
Đối với trái phiếu doanh nghiệp có mức rủi ro thanh khoản cao hơn Cổ
phiếu. Bởi vì độ hấp dẫn tăng giá của cổ phiếu cao hơn nhiều so với trái
phiếu do cổ tức của cổ phiếu phụ thuộc vào lợi nhuận kinh doanh, giá thị
trường của cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cao thấp của cổ
phiếu và giá trị thực của cổ phiếu. Nhưng giá trái phiếu không phụ thuộc
và kết quả kinh doanh và giá trị thực của doanh nghiệp.

4. Phân tích những cơ hội sinh lời và những rủi ro khi đầu tư, kinh doanh
cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
tập chung

Các cơ hội sinh lời


- Lãi cổ tức: là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền
mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi
đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
- Chênh lệch giá (là nguồn thu nhập chủ yếu): là khi chọn ra những công ty
có tiềm năng tăng trưởng cao để mua cổ phiếu của các công ty đó, khi
công ty làm ăn có lãi sẽ trả cổ tức cho nhà đầu tư, hoặc khi giá cổ phiếu
tăng lên, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua cổ phiếu
và giá bán cổ phiếu
- Thưởng bằng cổ phiếu: là loại cổ phiếu dành cho cổ đông đặc biệt. Đây
được coi là khoản thu nhập tích lũy của các cổ đông khi họ không phải bỏ
thêm bất kỳ khoản tiền nào khác để mua cổ phiếu.
- Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với giá thấp hơn giá thị trường
Rủi ro hệ thống:
- Khái niệm: là rủi ro khách quan, tác động đến toàn bộ các chứng khoán
trên thị trường.
+ Rủi ro các yếu tố kinh tế vĩ mô: GDP, khủng hoảng tài chính, lạm phát,
lãi suất, tỷ giá, chính sách pháp luật,..)
+ Rủi ro bất khả kháng: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, thay đổi chính
trị
+ Rủi ro khác: nhà đầu tư mất niềm tin, các thông tin xấu, biến động của
thị trường,..
 Nếu các yếu tố trên tác động làm cho nhu cầu người mua CK giảm
hoặc nhu cầu người bán CK tăng => giá CK giảm (rủi ro thua lỗ)
Rủi ro phi hệ thống:
- Khái niệm: Là rủi ro chủ quan của doanh nghiệp phát hành gây ra, tác
động đến 1 hoặc 1 nhóm chứng khoán có liên quan.
+ Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: năng lực cạnh
tranh thấp về giá, chất lượng hàng hóa dịch vụ, công nghệ,… => thua lỗ,
giảm doanh thu, lợi nhuận => giá cổ phiếu giảm
+ Rủi ro hoạt động tài chính của doanh nghiệp (mất khả năng thanh toán,
trả nợ,..) =>mất uy tín
+ Rủi ro ro trình độ năng lực quản trị điều hành yếu kém => thất thoát,
thua lỗ, mất tín nhiệm => các nhà đầu tư bán cổ phiếu => giá cổ phiếu
giảm
+ Rủi ro đạo đức của cán bộ doanh nghiệp: thiếu trách nhiệm, tham ô,
tham nhũng, lừa đảo => mất uy tín với khách hàng và các nhà đầu tư =>
bán tháo cổ phiếu => giá cổ phiếu giảm.
5. Phân tích tóm tắt chính sách lãi suất tăng cao của FED có tác động đến
giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
- Tác động tăng tỷ giá VND/ÚD của Việt Nam => tác động tiêu cực đến
các công ty nhập khẩu và tác động tích cực đến công ty xuất khẩu của
Việt Nam:
Các công ty nhập khẩu bị tác động tiêu cực => chi phí mua USD
thanh toán tiền nhập khẩu của các công ty nhập khẩu tăng => tác động
tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty nhập khẩu => xu
hướng giá cổ phiếu của các công ty nhập khẩu giảm.
Các công ty xuất khẩu được hưởng lợi => tỷ giá VND/USD tăng làm
đồng tiền việt nam mất giá => chi phí mua hàng hóa xuất khẩu bằng đồng
tiền Việt Nam rẻ so với đồng USD => xu hướng giá cổ phiếu của công ty
xuất khẩu tăng.
- Tác động tiêu cực đến các công ty xuất khẩu và công ty nhập khẩu Việt
Nam.
Khi chính sách lãi suất của FED tăng cao nhu cầu tiêu dùng ở thị
trường Mỹ giảm, chi phí vay vốn của các công ty nhập khẩu ở Mỹ giảm
=> nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào mỹ giảm => hợp đồng xuất khẩu
hàng hóa sang Mỹ của các công ty xuất khẩu Việt Nam giảm => Doanh
thu, lợi nhuận của các công ty xuất khẩu của VN giảm => ảnh hưởng tiêu
cực đến đến giá cổ phiếu của các công ty Xuất khẩu của Việt nam
Khi FED tăng lãi suất => chi phí vay vốn của các công ty xuất khẩu
sang Việt Nam tăng cao, đồng thời chi phí mua nguyên liệu chế biến
hàng xuất khẩu ở Mỹ cũng tăng cao => giá bán hàng hóa xuất khẩu từ
Mỹ sang Việt Nam tăng cao => Các công ty nhập khẩu của VN phải mua
hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ với giá cao hơn => nhu cầu nhập khẩu giảm
và doanh thu lợi nhuận giảm => tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu
Tóm lại khi lãi suất FED tăng các công ty nhập khẩu của Việt Nam bị
tác động tiêu cực kép về tỷ giá và giá hàng hóa cao nên ảnh hưởng rất lớn
đến doanh thu và lợi nhuận, còn các công ty xuất khẩu của Việt Nam ảnh
hưởng tích cực của tỷ giá tăng và ảnh hưởng tiêu cực do bị căt hợp đồng
xuất khẩu sang Mỹ do nhu cầu tiêu dùng ở Mỹ giảm.
- Tác động tiêu cực đến dòng vốn đầu tư FII vào VN:
Khi FED tăng lãi suất => lãi suất đầu tư trên thị trường tài chính của
Mỹ và thế giới tăng lên cao hơn so với đầu tư ở Việt Nam, chi phí vay
vốn trên thị trường tài chính quốc tế và Mỹ tăng lên => dòng vốn đầu
tư FII vào thị trường chứng khoán VN bị rút ra chuyển về Mỹ và các
nước => tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu, trái phiếu Việt Nam.
6. Phân tích chính sách giảm lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
có tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam như
thế nào?
- Tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm
yết => giá cổ phiếu?
Lãi suất ngân hàng giảm => chi phí vay vốn ngân hàng của công ty
niêm yết giảm => giảm giá thành/giá vốn => công ty mở rộng sản
xuất kinh doanh => doanh thu, lợi nhuận tăng lên => tác động tích cực
đến xu hướng làm tăng giá cổ phiếu
- Tác động đến tỷ giá ngoại tệ => Các công ty xuất, nhập khẩu?
+ Các công ty xuất khẩu: Khi lãi suất giảm => tỷ giá VND/USD giảm
=> VND tăng giá, USD mất giá => các công ty xuất khẩu phải mua hàng
hóa bằng VND với chi phí cao hơn so với mua bằng USD => tiền bán
hàng thu về bằng USD bán ra VND giảm => doanh thu lợi nhuận giảm
xuống => tác động tiêu cực đến xu hướng giá cổ phiếu các công ty xuất
khẩu.
Nếu các công ty xuất khẩu vay vốn ngân hàng => lãi suất giảm => chi
phí vay vốn giảm => giá thành/ giá vốn giảm => doanh thu lợi nhuận
tăng => tác động tích cực đến xu hướng giá cổ phiếu.
Ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá giảm > ảnh hưởng tích cực của chi phí
vay vốn giảm => Giá cổ phiếu giảm và ngược lại thì giá cổ phiếu tăng.

+ Các công ty nhập khẩu: Khi lãi suất giảm => tỷ giá VND/USD giảm =>
VND tăng giá, USD mất giá => Công ty nhập khẩu dùng VND mua USD
rẻ hơn để trả tiền hàng nhập khẩu => chi ohis vốn hàng nhập khẩu thấp
hơn => doanh thu và lợi nhuận tăng => tác động tích cực đến xu hướng
giá cổ phiếu
Nếu các công ty nhập khẩu vay vốn ngân hàng = lãi suất giảm => chi phí
vay vốn giảm => lợi nhuận tăng => ảnh hưởng tích cực đến xu hướng giá
cổ phiếu.
 Cty Nhập khẩu được hưởng lợi kép từ yếu tố giảm tỷ giá và giảm chi
phí vay vốn => xu hướng giá cổ phiếu chắc chắn tăng.

- Tác động trực tiếp đến dòng tiền vào Thị trường chứng khoán?
+ Khi chính sách lãi suất giảm: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống thấp
không hấp dẫn + lãi suất cho vay mua chứng khoán rẻ hơn => Đầu tư
chứng khoán có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm và đi cho vay => dòng
tiền đổ vào thị trường chứng khoán tăng lên => Cầu mua chứng khoán
tăng lên => tác động tích cực đến xu hướng giá cổ phiếu

7. Phân tích chính sách tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
có tác động đến xu hướng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam như thế nào?

Tác động đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp niêm yết:
Lãi suất tăng => chi phí vay vốn Ngân hàng của các công ty niêm yết
tăng=> giá thành sản phẩm tăng, giá vốn hàng hóa tăng => công ty thu
hẹp sản xuất kinh doanh => doanh thu, lợi nhuận giảm => tác động tiêu
cực đến xu hướng giá cổ phiếu.
Tác động đến tỷ giá ngoại tệ và các công ty xuất – nhập khẩu:
- Các công ty xuất khẩu:
Khi lãi suất tăng => tỷ giá VND/USD tăng => VND giảm giá, USD tăng
giá => các công ty xuất khẩu mua hàng hóa bằng VND với chi phí thấp
hơn so với mua bằng USD => tiền bán hàng thu về bằng USD bán ra
VND tăng lên => doanh thu và lợi nhuận tăng => tác động tích cực đến
xu hướng giá cổ phiếu các công ty xuất khẩu.
Mặt khác nếu công ty xuất khẩu đi vay vốn Ngân hàng để mua hàng xuất
khẩu thì chi phí vay vốn tăng lên do lãi suất tăng => doanh thu và lợi
nhuận giảm => tác động tiêu cực đến xu hướng giá cổ phiếu.
 Do đó những công ty xuất khẩu đi vay vốn ngân hàng thì khi lãi suất
tăng lên vừa có tác động tích cực vừa bị tác động tiêu cực.
- Các công ty nhập khẩu
Khi lãi suất tăng => tỷ giá VND/USD tăng theo => VND giảm giá, USD
tăng giá => Công ty nhập khẩu dùng VND mua USD đắt hơn để trả tiền
hàng nhập khẩu => chi phí cao hơn => doanh thu và lợi nhuận giảm =>
tác động tiêu cực đến xu hướng giá cổ phiếu
Nếu công ty nhập khẩu vay vốn VND để mua USD thanh toán hàng nhập
khẩu => chi phí vốn tăng lên do lãi suất cao => tác động tiêu cực đến xu
hướng giá cổ phiếu.
 Bị tác động tiêu cực kép
- Tác động trực tiếp đến dòng tiền vào Thị trường chứng khoán:
+ Khi chính sách tăng lãi suất: Tỷ suất sinh lời khi đầu tư cổ phiếu thấp
hơn tiền gửi tiết kiệm, lãi suất cho vay mua chứng khoán tăng cao hơn =>
đầu tư chứng khoán có lãi suất thấp hơn gửi tiền tiết kiệm và cho vay =>
dòng tiền đổ vào TTCK giảm => tác động tiêu cực đến xu hướng giá cổ
phiếu.
8. Phân tích sự khác nhau về bản chất, ý nghĩa kinh tế, phương pháp tính
toán của các loại giá: giá trị sổ sách, mệnh giá và giá thị trường của cổ
phiếu?

- Bản chất:
+ MG là giá trị danh nghĩa của 1 cổ phiếu, được ghi trên cổ phiếu, thể
hiện số tiền của 1 cổ phần của nhà đầu tư góp vào vốn điều lệ của công ty
+ GTSS: là tổng giá trị tài sản hữu hình còn lại của công ty theo giá hạch
toán trên sổ sách, sau khi trừ đi tất cả các nghĩa vụ nợ phải trả và được
tính cho một cổ phiếu
+ Giá thị trường của CP: là giá cổ phiếu mua bán, giao dịch thực tế của
Thị trường chứng khoán vào một thời điểm cụ thể.
- Phương pháp định giá:
+ MG: Quy định theo luận của nhà nước VN là 10 ngàn đồng 1 cổ phiếu
+ GTSS:
Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu = [(Tổng giá trị tài sản hữu hình theo giá
hạch toán tại thời điểm hạch toán) – (tổng nợ)] : (Tổng số cổ phiếu
thường)
Giá hạch toán là giá căn cứ vào hóa đơn chứng từtaij thời điểm hạch toán
-> khác xa với giá thị trường hiện tại.
Tổng số nợ phải trả = tổng nợ ngắn hạn + tổng nợ dài hạn trong nguồn
vốn.
Nợ lớn nhất là vay ngân hàng, nợ lớn t2 là nợ trái phiếu, nợ t3 là nợ
thương mại (tín dụng thương mại), nợ t4 là nợ các cá nhân với nhau, nợ
t5 là các khoản nợ khác như nợ lương nhân viên, nợ thuế nhà nước.
+ GTNT:
Giá trị nội tại = [(Giá trị tài sản vô hình) + (Giá trị tài sản hữu hình) +
(Giá trị gia tăng khác trong tương lai) – (Tổng nợ)] : (Tổng số cổ phiếu
thường).
- Ý nghĩa
+ MG: Là giá trị doanh nghĩa của cổ phiếu, không có giá trị thực và
không phải giá trị sổ sách. MG làm căn cứ để xác định số lượng cổ phiếu
đã phát hành của công ty theo vốn điều lệ ghi sổ sách kế toán để tính lãi
cổ tức, tham khảo khi phân tích cổ phiếu
+ GTNT: phản ánh giá trị thực của cổ phiếu, làm căn cứ để mua bán, sát
nhập công ty mua bán cổ phiếu, theo quy luật giá trị, giá cả chịu tác động
cung cầu của cổ phiếu và xoay quanh trục giá trị thực của cổ phiếu.

You might also like