You are on page 1of 5

Cách thức tham gia đầu tư chứng khoán và chứng chỉ quỹ tại Việt Nam và những điều

cần lưu ý
1. Trái phiếu
Có hai cách :
Thứ nhất, mua và giữ trái phiếu đến khi đáo hạn, trong quá trình này thu lại khoản coupon
nhất định mỗi kỳ và nhận lại mệnh giá vào ngày đáo.
Thứ hai, mua và bán lại với giá cao hơn giá phát hành
Điều lưu ý:
Như với bất kỳ khoản đầu tư nào, việc mua trái phiếu cũng tiềm ẩn những rủi ro:
Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm và trái phiếu bạn đang nắm giữ có thể
mất giá trị. Biến động lãi suất là nguyên nhân chính gây ra biến động giá trên thị trường trái
phiếu.
Rủi ro lạm phát: Lạm phát là tốc độ tăng giá hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Nếu tỷ lệ
lạm phát vượt quá mức thu nhập cố định mà trái phiếu mang lại, nhà đầu tư sẽ mất sức mua.
Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng (còn gọi là rủi ro kinh doanh hoặc rủi ro tài chính) là khả
năng một tổ chức phát hành có thể không thực hiện được nghĩa vụ nợ của mình.
Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là khả năng nhà đầu tư muốn bán trái phiếu nhưng
không tìm được người mua.
Cổ phiếu có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn trái phiếu. Trong giai đoạn 1928-2010, cổ
phiếu có mức sinh lợi trung bình là 11,3%; trái phiếu hoàn vốn bình quân 5,28%.
Trái phiếu đóng băng khoản đầu tư của bạn trong một khoảng thời gian cố định. Ví dụ: nếu
bạn mua trái phiếu 10 năm, bạn không thể mua lại nó trong 10 năm. Điều này tạo ra tiềm
năng cho khoản đầu tư ban đầu của bạn bị mất giá trị. Mặt khác, cổ phiếu có thể được bán bất
cứ lúc nào.
2. Cổ phiếu
Có nhiều loại tài khoản và nền tảng mà bạn có thể sử dụng để mua cổ phiếu. Bạn có thể tự
mua cổ phiếu thông qua một nhà môi giới trực tuyến hoặc bạn có thể thuê một cố vấn tài
chính hoặc một cố vấn người máy để mua chúng cho bạn. Phương pháp tốt nhất sẽ là phương
pháp phù hợp với mức độ nỗ lực và hướng dẫn mà bạn muốn đầu tư vào quá trình quản lý
các khoản đầu tư của mình.

Mở một tài khoản môi giới. Nếu bạn có hiểu biết cơ bản về đầu tư, bạn có thể mở một tài
khoản môi giới trực tuyến và mua cổ phiếu. Tài khoản môi giới đặt bạn vào vị trí của người
lái xe khi chọn và mua cổ phiếu.
Thuê một cố vấn tài chính. Nếu bạn muốn có thêm lời khuyên và hướng dẫn để mua cổ phiếu
và các mục tiêu tài chính khác, hãy xem xét việc thuê một cố vấn tài chính. Cố vấn tài chính
giúp bạn xác định các mục tiêu tài chính, sau đó mua và quản lý các khoản đầu tư cho bạn, kể
cả mua cổ phiếu. Cố vấn tài chính tính phí, có thể là phí cố định hàng năm, phí cho mỗi giao
dịch hoặc tỷ lệ phần trăm tài sản họ quản lý.
Chọn một cố vấn robo. Robo-cố vấn là một cách đơn giản, rất ít tốn kém để đầu tư vào cổ
phiếu. Hầu hết các cố vấn rô-bốt đầu tư tiền của bạn vào các danh mục ETF khác nhau và họ
mua tài sản cũng như quản lý danh mục đầu tư cho bạn. Họ thường ít tốn kém hơn so với cố
vấn tài chính, nhưng bạn hiếm khi có được lợi ích của một con người trực tiếp để trả lời các
câu hỏi và hướng dẫn các lựa chọn của bạn.
Sử dụng kế hoạch mua cổ phiếu trực tiếp. Nếu bạn chỉ muốn đầu tư vào một vài cổ phiếu,
nhiều công ty blue-chip đưa ra các kế hoạch giúp bạn có thể mua trực tiếp cổ phiếu của họ.
Nhiều chương trình cung cấp giao dịch miễn phí hoa hồng, nhưng họ có thể yêu cầu các
khoản phí khác khi bạn bán hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình
Lưu ý: Bất kể phương pháp bạn chọn để đầu tư vào cổ phiếu, rất có thể bạn sẽ phải trả phí tại
một thời điểm nào đó để mua hoặc bán cổ phiếu hoặc để quản lý tài khoản.
Ngoài ra còn 1 số lưu ý sau:
1. Không cắt lỗ
Cắt lỗ là việc bạn chủ động đóng vị thế và chấp nhận 1 khoản lỗ khi cổ phiếu không diễn biến
đúng như kỳ vọng ban đầu.
Khi cổ phiếu đang trong một xu hướng giảm và bạn không có bất kỳ một tin tức hay yếu tố nào
để củng cố niềm tin giá cổ phiếu sẽ bật tăng trở lại, tất cả những gì các bạn làm chỉ đơn giản là
“đoán” sự điều chỉnh sẽ kết thúc mà không dựa vào căn cứ nào thì sự “tin tưởng” đó chỉ là trạng
thái tâm lý nhằm bảo vệ “cái tôi” và “sự kiêu hãnh” của bản thân mình mà thôi. Hầu hết chúng ta
đều có xu hướng như vậy, vì cắt lỗ là hành động thừa nhận bạn đã sai và bạn không thể chấp
nhận điều đó. Bạn muốn chứng minh điều ngược lại. Kết quả bạn thường rơi vào tình thế ngày
càng tệ hại hơn.
Một khoản lỗ 30% được hình thành từ những khoản lỗ 5%, 7%, … lũy kế lên. Và khi bạn lỗ 50%
thì cổ phiếu của bạn phải tăng 100% mới quay trở lại trạng thái “về bờ”.
Vì vậy lời khuyên cũng như nguyên tắc tối thượng mà chúng tôi cho rằng quan trọng nhất là
“Học cách cắt lỗ”. Bạn hãy nhớ rằng “Còn tiền là còn cơ hội”, và thay vì nhìn tài khoản của
mình bị bào mòn mỗi ngày, hãy quyết đoán “đau một lần rồi thôi” để tìm kiếm một cơ hội khác
tốt hơn. Người giữ được kỷ luật trong đầu tư sẽ có cơ hội thành công cao hơn bình thường.
 
2. Mua cổ phiếu trên đà giảm
Mua cổ phiếu trên đà giảm – hay còn gọi “bắt dao rơi” là thuật ngữ chỉ việc nhà đầu tư thấy một
cổ phiếu đang trên đà giảm giá nên muốn tham gia “bắt đáy”, kỳ vọng khi giá hồi phục sẽ kiếm
được một khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, một cổ phiếu đang xuống giá không phải lúc nào cũng
thật sự là một “món hời”.
Vì vậy việc “bắt dao rơi” có thể khiến nhà đầu tư dễ bị “đứt tay”, bởi vì khi đó nhà đầu tư chưa
xác định được giá cổ phiếu đã chạm đáy hay chưa và việc mua vào có thể khiến họ chưa lời đã lỗ
nếu cổ phiếu tiếp tục rớt giá. 
Chính vì vậy, nhà đầu tư đừng nên cố gắng “bắt dao rơi”, mà hãy bình tĩnh xử lý mọi tình huống.
Khi cổ phiếu đang trên đà giảm, hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến giá rớt mạnh để có những phân
tích thị trường sáng suốt nhất trước khi đưa ra quyết định hoặc chờ xu hướng giảm kết thúc và có
tín hiệu mua vào.
 
3. Chốt lời sớm
Có thể đâu đó bạn từng nghe “Gồng lãi khó hơn gồng lỗ”. Câu nói này thường đúng trong nhiều
trường hợp. Bạn có thể dễ dàng gồng lỗ vì trong sâu thẳm bạn đang muốn bảo vệ “cái tôi” của
bản thân mình (như đã đề cập ở mục 1) nhưng không hẳn ai cũng dễ dàng gồng lãi. Khi giá cổ
phiếu tăng được một đoạn tương đối và chững lại tạm thời do bị các nhà đầu tư khác chốt lời,
bạn thường có xu hướng “chốt non” để hiện thực hóa ngay lợi nhuận. Bạn sợ rằng giá bị điều
chỉnh mà không bán kịp sẽ mất lãi và lúc đó ngồi tiếc “Giá như mình bán lúc ấy/Biết thế bán cho
rồi/Đang lãi lại thành lỗ …”. Lúc này tâm lý sợ mất lãi còn khó chịu hơn việc bị lỗ vào tài khoản
gốc của bản thân mình. Cắt lỗ là xong, tuy đau nhưng lòng thanh thản. Gồng lãi là cả một quá
trình vẫn còn tiếp tục diễn biến với muôn vàn suy nghĩ xung đột.
Lời khuyên mà chúng tôi đưa ra là trước khi quyết định mua bất kỳ cổ phiếu nào, hãy xác định
mục tiêu lợi nhuận ngay từ ban đầu và tuân thủ kỷ luật. Không phải ngẫu nhiên mọi người vẫn
thường trêu đùa nhau rằng “Có hai loại cổ phiếu thường tăng mạnh, một là cổ phiếu định mua và
hai là cổ phiếu vừa bán xong”. Do đó, nhà đầu tư nên dựa vào phân tích kỹ thuật hoặc tham khảo
định giá của các công ty chứng khoán để có một mức lợi nhuận mục tiêu phù hợp bản thân, tránh
tình trạng “bán lúa non” hay “vừa bán xong thì giá chạy”.
 
4. Đầu tư theo đám đông
Đầu tư theo đám đông là một trong những sai lầm phổ biến mà hầu hết các nhà đầu tư đều gặp
phải. Sai lầm này thường xảy ra đối với các nhà đầu tư thiếu cả kiến thức lẫn kinh nghiệm. Đặc
biệt, trong giai đoạn thị trường biến động, nhà đầu tư thường cho rằng những người khác biết
nhiều thông tin và hiểu rõ thị trường hơn mình nên sẽ bị thôi thúc nghe và quyết định theo đám
đông. Tâm lý đám đông thường lên cao trào khi các nhà đầu tư bị nhiễu loạn thông tin và nhiều
người quyết định bán tháo. Khi đó, giá cổ phiếu sẽ giảm sâu và nhà đầu tư chắc chắn sẽ mất tiền
nếu nghe theo số đông.
Chính vì vậy đừng mạo hiểm đầu tư chỉ vì nghe được các tin “lá cải” từ truyền thông hay những
nhận định không chính xác từ những người khác. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để học hỏi
thêm kiến thức đầu tư,  tìm tòi các nguồn tài liệu uy tín về cổ phiếu để có thể tự chủ trong những
quyết định đầu tư của mình.
 
5. Vốn không ổn định
Vốn không ổn định ở đây được hiểu là việc sử dụng những nguồn vốn đầu tư mang tính ngắn
hạn, tạm thời, ví dụ như vay từ ngân hàng hoặc công ty chứng khoán. Trong một thị trường
“Uptrend”, cứ mua là thắng – bán là thua, tâm lý nhà đầu tư thường tự hỏi tại sao không sử dụng
đòn bẩy tài chính để tận dụng cơ hội ngàn năm có một này. Tuy nhiên khi thị trường có sự điều
chỉnh ngắn hạn, nhà đầu tư chưa kịp thoát hàng, các khoản vay phải trả lãi sẽ vô tình tạo một áp
lực không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư khiến họ đôi khi đưa ra những quyết định sai lầm.
Vì vậy lời khuyên chúng tôi muốn đưa ra là hãy cân nhắc mỗi khi sử dụng đòn bẩy tài chính vì
nguồn tiền vay là con dao hai lưỡi có thể gia tăng lợi nhuận của nhà đầu tư nhanh chóng nhưng
cũng tiềm ẩn rủi ro khi diễn biến thị trường không như kỳ vọng.
 
6. Xem bảng điện quá nhiều
Hưng phấn và bi quan là hai chiều cảm xúc trái ngược nhau thường xuất hiện ở nhà đầu tư và
khiến các nhà đầu tư này bị cuốn vào các vòng xoáy mua mua bán bán liên tục. Một trong những
thủ phạm của điều này là việc xem bảng điện quá nhiều. Giá của chứng khoán bản chất phản ánh
cung cầu của thị trường nên biến động là điều bình thường. Việc theo dõi bảng điện xanh đỏ
nhấp nháy liên tục trong phiên thường khiến bạn muốn đua lệnh mua cổ phiếu đang tăng giá vì
FOMO (tâm lý sợ lỡ cơ hội) và bán những cổ phiếu đang đỏ đi. Tiếc thay phần lớn những quyết
định đó sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng “đu đỉnh” hoặc “bán đáy”.
Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian vào diễn biến giá cả sẽ khiến bạn không thể tập trung
vào công việc chính của mình. Phần lớn nhà đầu tư tham gia trên thị trường hiện nay đều có một
công việc chuyên môn riêng, nên khi thị trường tiêu cực, tâm trạng nhà đầu tư có xu hướng
không tốt, chán nản, chẳng muốn làm gì, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc chính.

3. Chứng chỉ quỹ


Cách thức:
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch tại công ty quản lý quỹ uy tín. Người chơi cần có tài
khoản giao dịch chứng chỉ quỹ để mua bán đúng quy định và được đảm bảo quyền lợi.
Bước 2: Đặt lệnh mua chứng chỉ quỹ online hoặc phiếu mua và gửi cho đại lý.
Bước 3: Thanh toán tiền mua chứng chỉ quỹ, theo hình thức thanh toán mà tổ chức quản
lý quỹ yêu cầu.
Bước 4: Sau thời gian chờ, giao dịch sẽ được xác nhận sau khi hoàn tất thanh toán, nhà
đầu tư sẽ được xác nhận kết quả giao dịch từ Công ty quản lý chứng chỉ quỹ.
Lưu ý:
Để tham gia vào hình thức đầu tư chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư không nhất thiết phải là chuyên gia
tài chính có kinh nghiệm dày dặn. Đồng thời, nhà đầu tư cũng không mất nhiều thời gian phân
tích thị trường mà vẫn tận dụng được cơ hội sinh lời từ số tiền nhàn rỗi.Dù vậy, nếu mua chứng
chỉ quỹ, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã ủy thác vốn cho các tổ chức quản lý quỹ thay mặt đầu
tư, nên không thể can thiệp hay quyết định việc mua - bán cổ phiếu. Do đó, để giảm thiểu rủi ro
nhà đầu tư cần lưu ý 3 điều quan trọng:

 Nghiên cứu và lựa chọn một công ty quản lý quỹ uy tín, dựa trên một số tiêu chí như lịch
sử hoạt động, các điều lệ, tình hình tài chính, đội ngũ chuyên gia, trách nhiệm công bố
thông tin và danh mục đầu tư.

 Nhà đầu tư chứng chỉ quỹ nên tìm hiểu về loại chứng khoán mà quỹ “rót tiền”, nhằm
đánh giá xem có phù hợp với mục tiêu lợi nhuận và khẩu vị rủi ro của bản thân hay
không.

 Khi đầu tư chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cần lưu ý những loại phí sau đây: phí quản lý
thường niên, phí trả cho ngân hàng giám sát, phí thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ, và
thuế thu nhập phát sinh.

You might also like