You are on page 1of 12

MỤC LỤC

10 ĐIỀU TÔI ƯỚC MÌNH BIẾT KHI MỚI GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN .......................................... 2
5 CÁCH ĐỂ TỰ TIN ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ............................................................................ 5
19 SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ........................................................ 7

DỪNG LỖ NHƯ THẾ NÀO? ....................................................................................................................... 11

VỀ DA VINCI ACADEMY ............................................................................................................................. 12

1
10 điều tôi ước mình biết khi mới giao dịch chứng
khoán
10. Giao dịch ngắn hạn đem lại nhiều cơ hội hơn giao dịch trung, dài hạn
Đây là sai lầm hay gặp của những nhà đầu tư ít kinh nghiệm trên thị trường. Lịch sử
cho thấy các mã cổ phiếu tăng mạnh nhất sẽ tăng trong vòng 6 tháng, 1 năm thậm
chí lâu hơn. Vì vậy, những người được lợi nhất chính là các nhà đầu tư trong trung
và dài hạn. Các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội như vậy và sau khi trừ
đi thuế và phí, phần lợi nhuận của họ sẽ chẳng còn là bao nhiêu. Giao dịch ngắn hạn
sẽ khiến cho sức khỏe và sự tập trung của bạn bị tiêu hao nhánh chóng.
9. Bạn cần phải kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều là phương pháp phân tích hiệu quả,
được phát triển một cách bài bản dựa trên các nền tảng lý luận vững chắc. Cần rất
nhiều thời gian để sử dụng thành thạo một trong hai phương pháp này. Rất nhiều
huyền thoại đầu tư chỉ sử dụng một trong hai phương pháp phân tích, nhưng nếu
bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, cách tốt nhất là kết hợp cả phân tích cơ bản và
phân tích kỹ thuật. Có điều bạn cần nhớ: nếu kết quả không như mong đợi thì lỗi là
ở bạn, không phải là do phương pháp phân tích.
8. Trò chơi này đang chống lại bạn
Có rất nhiều người thông minh trong lĩnh vực tài chính. Bạn tưởng tượng thị trường
chứng khoán toàn cầu có vốn hóa 69.000 tỷ USD, có rất nhiều tiền được đổ vào
lĩnh vực nghiên cứu.
Hãy cùng xem xét ví dụ dưới đây nhé:
- Bạn: Đến trung tâm mua sắm vào cuối tuần, đi vào một cửa hàng Lululemon,
nhìn thấy rất nhiều người mua chiếc quần yoga. A đây rồi, Lululemon đã được
đưa vào trong danh sách của bạn. Bạn sử dụng ứng dụng giao dịch trên
mobile để quét thẻ, khám phá "LULU" là biểu tượng ticker, nói chuyện với
các nhân viên bán hàng về cách thức bán hàng, sau đó nhanh chóng mua một
số cổ phiếu trên điện thoại của bạn.
- Quỹ đầu tư: Biết những người sáng lập và có các cuộc gọi thường xuyên với
các giám đốc tài chính. cán bộ nghiên cứu của họ gọi cửa hàng Lululemon
trên khắp đất nước, cũng như các nhà cung cấp, và kéo dữ liệu toàn quốc để
quyết định các con số thực sự xếp hàng. Sau đó họ phân tích để xác định tỷ
suất lợi nhuận đang được ký hợp đồng mặc dù tăng trưởng doanh số bán
hàng mạnh mẽ và bán cổ phiếu trong cuộc gọi tiếp theo.

2
7. Đừng hy vọng kiếm được nhiều tiền trong 2 năm đầu tư đầu tiên
Thị trường tài chính là nơi hết sức công bằng: nơi những người nhiều tiền nhất, giỏi
nhất đối đầu với những người ít tiền và ít kinh nghiệm nhất. Mục tiêu thích hợp của
bạn trong 2 năm đầu tiên đó là tích cực học hỏi và luyện tập một phương pháp đầu
tư. Đừng xem thường nó vì đa số nhà đầu tư không biết mình đang giao dịch theo
trường phái gì, và không ngạc nhiên khi đa số họ sẽ thất bại trên thị trường chứng
khoán.
Tôi đã chứng kiến những tay chơi xuất sắc kiếm được rất nhiều tiên trong 2 năm
đầu tiên để rồi mất sạch 6 tháng sau đó. Đây thực sự là cái bẫy vì đa số sẽ chủ quan
sau vài chiến thắng đầu tiên.
6. Sức mạnh của lãi kép
Đa số nhà đầu tư chê lợi suất 10%/năm khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Nhưng 10%/năm trong vòng vài thập kỷ là con số không nhỏ một chút nào
Ví dụ A: Bắt đầu với $ 10.000 , $ 2000 thêm mỗi năm với lợi suất 5% mỗi năm. Sau
35 năm, tổng vốn đóng góp là $ 80,000. Giá trị danh mục là, $ 235,800.77. Gộp lại,
+ $ 155.000 (tăng 195%).
Ví dụ B: Bắt đầu với $ 10.000, $ 2000 thêm mỗi năm với lãi suất 9,6% mỗi năm. Sau
35 năm, tổng vốn đóng góp là $ 80,000. Giá trị danh mục là, $ 741,930.11. Gộp lại,
+ $ 661,930.11 (+ 827%).
Nhìn vào kịch bản B với sự trở lại hàng năm cao hơn 4,6%, sự khác biệt là đáng kinh
ngạc tới $506,129.34.
5. Nghe lời khuyên từ những người thông minh hơn bạn là một ý tưởng tồi
Cổ phiếu nóng thì ở khắp mọi nơi và đáng tiếc là bất kể kinh nghiệm của bạn là như
thế nào, không dễ để có thể kiếm tiền nhờ một mẹo mua cổ phiếu, nhất là khi có
những người được biết những thông tin “bí mật” mà bạn sẽ chẳng thế nào tiếp cận
được. Hãy tìm cách tự đưa ra quyết định và không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân
hay lời khuyên nào.
4. Thế giới chỉ có một Warren Buffet
Truyền thông luôn nói về Warren Buffet như một hình ảnh điển hình của một nhà
đầu tư huyền thoại và sự thật là như vậy. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên bao
năm qua thế giới chỉ có một Warren Buffet. Bạn không cần phải xuất chúng như
Warren để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán. Có những phương pháp đầu tư
đã chứng minh hiệu quả trong rất nhiều năm qua và rất phù hợp với nhà đầu tư cá
nhân, như CANSLIM chẳng hạn.

3
3. Thuế và phí giao dịch là một số tiền khổng lồ
Với mức phí giao dịch từ 0.2 – 0.3%/giá trị giao dịch, bạn có thể sẽ phải trả một
lượng phí khổng lồ trong 1 năm. Thử đặt phép tính: nếu bạn giao dịch 20 lần tổng
tài sản trong 1 năm (các tay mới còn giao dịch nhiều hơn nhiều). Cả mua và bán, 1
năm phí giao dịch mà công ty chứng khoán thu của bạn: 20 * 0.2% * 2 = 8% (không
ít chút nào).
2. Cảm xúc là kẻ thù của giao dịch tài chính
Đầu tư chứng khoán là trò chơi thực sự rất kích thích: giá tăng, giá giảm liên hồi,
các con số liên tục nhảy múa trên bảng điện tử. Những tay chơi mới sẽ bị kích động
khi cổ phiếu tăng trần, cảm giác âu lo xuất hiện cả ngày khi mà cổ phiếu đang giảm
giá. Cảm xúc sẽ đẩy bạn đến những quyết định sai lầm, đó là lý do tại sao các nhà
đầu tư lớn luôn tránh xa các văn phòng môi giới chứng khoán. Cảm xúc của con
người trên thị trường cũng là lý do khiến cho về mặt bản chất, thị trường CK ở khắp
nơi trên thế giới đều như nhau.
“Qua thời gian, con người luôn hành động và phản ứng trên thị trường theo một cách
giống nhau: tham lam, sợ hãi, chối bỏ và hy vọng. Đó là lý do các tỷ lệ số học và các hình
mẫu sẽ luôn lặp lại y hệt”.
Jesse Livermore
1. Bạn cần có một mentor ngay từ đầu
Một mentor có thể là thành viên trong gia đình, một người bạn, đồng nghiệp, hay
bất kỳ ai có hiểu biết sâu sắc và giàu kinh nghiệm đầu tư thực tế trên thị trường
chứng khoán. Một người mentor tốt là sẵn sàng để trả lời câu hỏi, giúp đỡ, giới thiệu
tài nguyên hữu ích, và giữ tinh thần cho bạn khi thị trường ở giai đoạn khó khăn.
Quan trong nhất, một mentor giỏi đã trải qua đủ sai lầm trên thị trường chứng khoán
để bạn tránh mắc phải chúng trong tương lai. Tất cả các nhà đầu tư thành công
trong quá khứ và hiện tại đều có mentor xuất sắc trong những ngày đầu của họ.

4
5 cách để tự tin đưa ra quyết định đầu tư
Đã bao giờ bạn tin rằng cổ phiếu sẽ tăng mà không dám mua rồi sau đó nuối tiếc vì
thực tế đúng y như dự đoán. Rất nhiều các nhà đầu tư các chuyên viên phân tích ở
trong trạng thái như vậy. Những năm đầu thế kỷ 20, khả năng tư tin ra quyết định
đầu tư được xem là sự khác biệt của các nhà quản lý quỹ xuất sắc.
Vậy mà giờ đây, rất nhiều người cổ súy cho đầu tư bằng các hệ thống giao dịch tự
động, hạn chế các quyết định của con người. Các nhà đầu tư thì có thể dễ dàng tiếp
cận với các thông tin trên Internet và đưa ra các quyết định chỉ sau một vài phút.
Càng ngày người ta càng ngại đưa ra các quyết định mua bán cổ phiếu. Tuy nhiên,
bạn sẽ phải chịu áp lực và chịu trách nhiệm với các quyết định của mình nếu muốn
trở thành một nhà đầu tư giỏi.
Dưới đây là 5 cách để tự tin đưa ra quyết định đầu tư:
1. Tập trung vào quá trình phân tích
Bạn phải có các nguyên tắc rõ ràng để mua và bán cổ phiếu. Để tìm được một cổ
phiếu đáp ứng được các tiêu chí trong hệ thống nguyên tắc, bạn sẽ cần nhiều thời
gian để phân tích.
Đầu tư chứng khoán cũng giống như lái xe, bạn sẽ quen với xe của mình theo thời
gian. Bằng cách sử dụng các nguyên tắc mua bán và hệ thống phân tích trong thời
gian dài, bạn sẽ ngày càng tự tin với các quyết định mua bán của mình, miễn là bạn
đang sử dụng một hệ thống tiêu chuẩn và bài bản.
2. Liệu bạn có thể sai ở đâu?
Hãy tự phản biện lại các phân tích của bạn và tìm ra những sơ hở dù là nhỏ nhất.
Trên thị trường chứng khoán, một sai lầm nhỏ cũng đủ khiến bạn phải trả giá đắt.
Tâm lý học chỉ ra rằng trí não sẽ cố gắng đưa ra các lý do để biện minh cho hàng
động mà bạn mong muốn.
Vì vậy, tại thời điểm chuẩn bị mua cổ phiếu, bạn sẽ có hàng chục lý do rất thuyết
phục để nhanh chóng sở hữu cổ phiếu này. Bạn sẽ rất tự tin với quyết định của
mình, nghĩ đến số tiến sắp kiếm được. Đến lúc thị trường đi không theo mong muốn
của mình, bạn mới nhận ra sai lầm hồi đó nó mới ngô nghê ra làm sao.
3. Liên tục review và cải tiến các bước phân tích
Đừng buồn nếu bạn chưa có quyết định hoàn hảo từ những lần đầu tiên. Cho dù
bạn có một hệ thống nguyên tắc mua bán hoàn hảo, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian
để làm chủ hệ thống đó. Bằng cách định kỳ đánh giá các bước phân tích trong quá
trình đầu tư, bạn sẽ ngày càng tự tin hơn trong các quyết định của mình vì bạn biết

5
rằng nếu cứ làm đúng phương pháp của mình, cứ 10 lần thì bạn sẽ có 7 lần chiến
thắng.
4. Chấm dứt việc lo lắng và hy vọng về thị trường
Hãy quên đi những kỳ vọng tăng trưởng thần kỳ trong một hai tháng. Đừng lo lắng
cổ phiếu sẽ rơi liền vài ba phiên. Hãy nhìn vào biểu đồ và bạn có đủ cơ sở để phân
tích tiềm năng của cổ phiếu. Cảm xúc là kẻ thù số một của các quyết định đầu tư.
5. Đừng đem những điều mà bạn không muốn cho người khác
Điều này chỉ dành cho các nhà quản lý quỹ. Nếu bạn thấy một quyết định đầu tư sẽ
đem lại kết quả tiêu cực cho danh mục của bạn, thì đừng đem điều đó đến với khách
hàng.

6
19 sai lầm thường gặp trong đầu tư chứng khoán
William O’neil, người được mệnh danh là phù thủy phố Wall, đã quan sát và ghi lại
19 sai lầm kinh điển mà các nhà đầu tư thường xuyên mắc phải trên thị trường.
Thành công trên thị trường chứng khoán chỉ đạt được bằng cách tránh né những
sai lầm kinh điển đã biến đại đa số mọi người thành các nhà đầu tư ít thành công.
1. Cương quyết giữ lại cổ phiếu chịu lỗ
Bạn không muốn chịu lỗ, bạn chờ đợi và hy vọng cho đến khi sỗ lỗ này càng lớn cho
đến khi không còn giá trị nữa. Cho đến nay thì đó là sai lầm hầu hết của các nhà đầu
tư mắc phải. Theo O’Neil thì ông luôn cắt lỗ ngay lỗ khi cổ phiếu giảm 7% hoặc 8%.
Bằng cách tuân theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo vượt qua được thời điểm khó khăn
để tiếp tục đầu tư huy động vốn.
2. Mua cổ phiếu khi các cổ phiếu đó đang giảm giá, do đó sẽ gây ra các kết quả bi
thương
Một vài cổ phiếu đang giảm giá trông như rất hời vì nó trông rẻ hơn so với vài tháng
trước. Đa số những công ty giá cổ phiếu rẻ chỉ vài ngàn đồng là những công ty sắp
phá sản, khó có khả năng tăng trưởng vì thế bạn ko nên mua làm gì để chờ đợi và
hy vọng hão huyền.
3. Giá cổ phiếu giảm trung bình còn hơn tăng khi mua
Nếu bạn mua một cổ phiếu giá 40.000đ và sau đó mua thêm ở giá 30.000đ giá trung
bình là 35.000đ, như vậy bạn đang đi theo những thua lỗ khác. Chiến lược nghiệp
dư này có thể gây ra nhiều thua lỗ nghiêm trọng và làm cho bạn ngày càng lỗ nhiều.
4. Mua một lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì mua cổ phiếu giá cao hơn nhưng
với số lượng ít hơn
Nhiều người nghĩ rằng nên mua thêm nhiều cổ phiếu với số lượng khoảng 100 hay
1000 cp. Điều này làm cho họ có cảm giác là mua được nhiều cổ phiếu hơn từ số
tiền họ có. Họ không mua 30 hoặc 50 cổ phiếu có giá cao hơn, của các công ty hoạt
động tốt hơn. Bạn nên mua các cổ phiếu tốt nhất hiện có, chứ không phải đổ xô đi
mua các cổ phiếu rẻ nhất.
Nhiều nhà đầu tư không thể cưỡng lại được khi nhìn thấy các cổ phiếu có giá 4000,
6000đ hoặc 10.000đ hoặc thấp hơn là rất rẻ vì các lý do. Các cổ phiếu này hoặc là
hoạt động kém cỏi trong quá khứ hoặc là hiện nay đang xảy ra vấn đề gì đó. Cổ
phiếu giống như một loại hàng hóa khác, những cổ phiếu tốt nhất không bao giờ
được bán với giá rẻ nhất. Còn nữa các cổ phiếu có giá thấp thường mất thêm tiền
hoa hồng cộng vào giá vốn. Hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp, và các quỹ đầu

7
tư thường không đầu tư vào các cổ phiếu có giá thấp, vì vậy khi bạn mua cổ phiếu
giá cao thì sẽ có cơ hội tăng nhanh và bứt phá nếu các quỹ đầu tư mua vào.
5. Mong muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng
Mong muốn quá nhiều, quá nhanh mà không có sự chuẩn bị cần thiết, chỉ vội vàng
học những phương pháp cơ bản nhất hay chỉ nắm được các kỹ năng và nguyên tắc
cần thiết sẽ khiến bạn sớm bị thua lỗ. Bạn lao vào mua một cổ phiếu quá nhanh và
sau đó chần chừ không chịu bán lỗ khi cổ phiếu đó ngày càng giảm giá. Làm như
vậy chắc chắn bạn sẽ bị thua lỗ.
6. Mua cổ phiếu dựa vào các lời gợi ý, các tin đồn
Những tuyên bố, các sự kiện tin tức, câu chuyện, những gợi ý từ dịch vụ tư vấn hay
quan điểm cá nhân mà bạn nghe được từ các chuyên gia về thị trường trên tivi. Nói
cách khác là nhiều người quá mạo hiểm đầu tư với số tiền khó nhọc mà họ kiếm
được vào cổ phiếu mà một người nào đó nói, thay vì dành thời gian để nghiên cứu
học hỏi và nắm chắc các cổ phiếu đó hoạt động như thế nào. Kết quả họ đã thua lỗ
rất nhiều tiền. Hầu hết các tin đồn và gợi ý mà bạn nghe được đơn giản là không
đúng.
7. Lựa chọn các cổ phiếu hạng nhì chứ không phải các cổ phiếu đầu ngành bởi vì
chỉ nhìn thấy P/E thấp:
Các tỷ lệ lợi tức và giá /doanh thu không thể quan trọng bằng tốc độ tăng doanh
thu/cổ phiếu. Trong nhiều trường hợp công ty càng trả nhiều lợi tức thì công ty đó
càng yếu kém. Đối với tỷ lệ P/E, tỷ lệ P/E có thể thấp bởi vì trong quá khứ thành
tích của công ty kém cỏi.
8. Không bao giờ ra khỏi cửa bởi vì các tiêu chuẩn lựa chọn nghèo nàn và không
biết chính xác cần tìm kiếm cái gì ở một công ty thành công
Nhiều người mua cổ phiếu hạng tư hạng năm, các cổ phiếu này hoạt động rất kém,
không biết rõ doanh thu, tốc độ giao dịch và tiền hoàn vốn. Những người khác lại
đang tập trung vào những cổ phiếu đang được tích lũy quá cao, hoặc có chất lượng
thấp, trong các ngành công nghệ có nhiều rủi ro.
9. Mua cổ phiếu của các công ty cũ mà bạn đã quá quen
Có thể bạn từng làm việc cho một công ty nào đó nhưng không nhất thiết bạn phải
chọn cổ phiếu của công ty đó để mua. Có rất nhiều cơ hội đầu tư tốt lại nằm ở các
tên tuổi công ty khác mà bạn chưa biết, nhưng chỉ cần nghiên cứu một chút bạn có
thể phát hiện ra và kiếm được lợi nhuận trước khi nó trở thành tên tuổi thân quen
với bạn.

8
10. Không thể nhận ra (và tuân theo) các thông tin và lời khuyên hữu ích
Bạn bè, họ hàng và một số nhà môi giới cổ phiếu nhất định và các dịch vụ tư vấn
đều có thể trở thành các nguồn cung cấp cho bạn những lời khuyên sai. Chỉ có một
số trong rất ít số đó mới đáng để bạn xem xét.
11. Không sử dụng biểu đồ và lo sợ mua các cổ phiếu đang tăng lên đến mức giá
cao mới
Hơn 98% nhà đầu tư nghĩ rằng một cổ phiếu đang tăng lên một mức giá cao mới
dường như quá cao. Thời điểm tốt nhất để mua một cổ phiếu trong thị trường đầu
cơ giá lên là khi mua cổ phiếu đó lần đầu tiên tăng giá vượt qua khu vực giá cơ bản
ban đầu của thời gian ít nhất 7 hoặc 8 tuần
12. Vội vàng bán đi các cổ phiếu đang lên giá trong khi giữ lại các cổ phiếu đang
giảm giá
Nói cách khác là bạn làm ngược lại những gì đáng ra bạn nên làm, bán ngay các cổ
phiếu đang giảm giá và giữ lại các cổ phiếu đang tăng giá.
13. Lo lắng quá nhiều về thuế và hoa hồng
Mục đích chính của đầu tư của cổ phiếu là thu về lợi nhuận thực. Quá lo lắng về
thuế sẽ dẫn đến các quyết định đầu tư thiếu hợp lý với hy vọng không phải nộp
thuế. Một số nhà đầu tư tự thuyết phục họ rằng họ không thể bán cổ phiếu đi vì lo
sợ phải nộp thuế, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm.
14. Tập trung thời gian của bạn vào việc nên mua cổ phiếu nào và khi đã quyết
định mua thì lại không hiểu khi nào hoặc trong điều kiện nào thì nên bán cổ phiếu
Hầu hết các nhà đầu tư đều không có quy luật hay kế hoạch bán cổ phiếu. Như vậy
họ chỉ có cơ hội thành công một nửa.
15. Không hiểu được tầm quan trọng của việc mua các cổ phiếu chất lượng cao
Tầm quan trọng của những cổ phiếu có sự tài trợ (sở hữu) của các quỹ đầu tư và
tầm quan trọng của việc biết cách sử dụng biểu đồ để có thể cải thiện đáng kể việc
lựa chọn và thời gian cho bạn.
16. Tập trung quá nhiều vào các lựa chọn tương lai bởi vì họ nghĩ rằng đó là cách
làm giàu nhanh chóng
Một số nhà đầu tư cũng tập trung quá nhiều vào các lựa chọn ngắn hạn, giá thấp,
các lựa chọn này thường không ổn định và có nhiều rủi ro hơn.
17. Ít giao dịch tại thị trường và thích sử dụng giới hạn theo lệnh mua và bán
Làm như vậy họ không thể tập trung vào sự biến động lớn hơn và quan trọng hơn
của cổ phiếu.

9
18. Không có khả năng quyết định khi cần đưa ra quyết định
Nhiều người không biết họ nên bán, mua hay giữ lại. Hầu hết mọi người không tuân
theo một kế hoạch đã được chứng minh là đúng, một loạt các nguyên tắc nghiêm
ngặt hay các quy luật mua bán cổ phiếu để hướng dẫn họ một cách chính xác.
19. Không nhìn vào cổ phiếu một cách khách quan
Nhiều người lựa chọn các cổ phiếu mà họ ưa thích và đông ý mua, thay vì dựa vào
hy vọng và các ý kiến cá nhân của họ, các nhà đầu tư thành công thường chú ý đến
thị trường. Thị trường luôn đúng.

10
Dừng lỗ như thế nào?
Không ai có thể chiến thắng trong tất cả các lần giao dịch. Ngay cả những nhà giao
dịch giỏi nhất trên thế giới như Livermore, Gann hay Soros cũng vẫn có các giao
dịch thua lỗ. Sự khác biệt lớn nhất giữa giới chuyên nghiệp và các nhà đầu tư chưa
“giỏi” là kỹ năng cắt lỗ. Giới chuyên nghiệp cắt lỗ dứt khoát, nhẹ nhàng và không để
khoản lỗ ảnh hưởng nhiều đến tài khoản. Các nhà đầu tư chưa “giỏi” ngồi cầu
nguyện giá lên, hay bực tức: “Lại sai nữa rồi” rồi vài tháng sau, đến khi lỗ nhiều quá
rồi thì mặc kệ tài khoản.
Nếu tài khoản bị lỗ 5 – 10%, không quá khó để đưa nó về trạng thái ban đầu. Nếu
tài khoản bị lỗ 20 – 25%, mọi chuyện bắt đầu phức tạp hơn nhiều. Nếu tài khoản bị
lỗ 50%, tức là bạn sẽ cần “nhân đôi” tài sản hiện tại để đưa tài khoản về trạng thái
ban đầu. Bao nhiêu người có thể nhân đôi được tài khoản? Con số đó không nhiều.
Chúng ta đừng đặt mình vào tình thế khó. Mà oái oăm hơn, khi tài khoản bị thua lỗ
nhiều thì người ta lại mong giành lại những gì đã mất một cách nhanh chóng. Lúc
đó, chứng khoán đã bị họ biến thành một trò cờ bạc mất rồi.
Bạn không nên bị thua lỗ quá 10% tài khoản/giao dịch. Tốt hơn là cắt lỗ ở mức 5 -
7%.
Nhưng nói thì dễ hơn là làm. Đa số nhà đầu tư, đặc biệt là những người có ít hơn 3
năm kinh nghiệm không làm được điều này, không phải là họ không biết. Họ sợ
“nhỡ cắt xong nó lại lên thì sao”. Hoặc là không chấp nhận giao dịch lần này bị thua
lỗ. Chừng nào bạn chưa thể thoải mái với một giao dịch bị lỗ thì bạn cũng đừng hy
vọng kiếm được tiền trên thị trường tài chính.
Nhưng làm sao một tay chuyên nghiệp có thể thoải mái với một lệnh thua? Rõ là bị
mất tiền cơ mà? Lý do thứ nhất là ngay từ trước khi vào lệnh, họ biết trước họ sẽ
cắt lỗ ở đâu và tối đa họ sẽ mất bao nhiêu % tài khoản. Cái đó gọi là quản trị rủi ro.
Điều này này đòi hỏi kỹ năng xác định điểm cắt lỗ tốt, thường là các điểm có thể
tạo ra một xu hướng mới của giá. Lý do thứ hai là tỷ lệ lệnh thắng/thua và mức
lãi/mức lỗ. Một tay chuyên nghiệp sẽ chỉ vào lệnh khi có mức chốt lời bằng 2 – 3
lần mức cắt lỗ. Và thường họ sẽ thắng tối thiểu 7/10 tổng số lệnh. Do đó, các tay
chuyên nghiệp sẽ chẳng hề nao núng vì thua một hai lệnh nếu họ đang làm đúng
nguyên tắc của mình.
Giả sử bạn có 1000 đồng, mua một cổ phiếu X đang có giá 43 đồng. Giả sử bạn
dừng lỗ 7% tài khoản – tương đươc với 70 đồng. Nếu bạn xác định sẽ cắt lỗ cổ
phiếu X ở mức giá 38, tức 5 đồng/cp, thì khối lượng cổ phiếu giao dịch sẽ là 14cp
(70 : 5). Đó chính là cách mà giới chuyên nghiệp cắt lỗ và quản trị rủi ro.

11
Về Da Vinci Academy
Da Vinci Academy là đơn vị đầu tiên đào tạo các chương trình chứng khoán chuyên
nghiệp cho các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam
Chúng tôi đã tổ chức chương trình đào tạo cho hơn 6000 nhà đầu tư từ Bắc đến
Nam, từ những người chưa biết gì đến những người đầu tư đến 10 năm nhưng chưa
có lãi. Họ đã có một phương pháp đầu tư thật sự hiệu quả để có thể có lợi nhuận
ổn định trên thị trường.

12

You might also like