You are on page 1of 7

THAM KHẢO QUAN TRỌNG TỐT CHO THỰC TẾ CÔNG VIỆC

SAU NÀY:
1.Sinh viên tham khảo tài liệu về Lợi nhuận và rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại đường link ở đây:

http://timtailieu.vn/tai-lieu/muc-sinh-loi-va-rui-ro-trong-dau-tu-chung-khoan-return-and-risk-
51784/

2. Kiến thức chương này có trong chương trình CFA level 1 nhé. CÁc em học chăm chỉ để sau này ai
cần chứng chỉ này đi thi dễ dàng.

Link :

https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/t%C3%B3m-t%E1%BA%AFt-c%C3%A1c-ki%E1%BA%BFn-
th%E1%BB%A9c-quan-tr%E1%BB%8Dng-reading-53-portfolio-risk-and-return-part-ii

[Tóm tắt các kiến thức quan


trọng] Reading 53: Portfolio risk
and return Part II
Các vấn đề cơ bản cần chú ý khi học reading
53 trong chương trình CFA level 1
I. Lý thuyết về thị trường vốn

Ở reading trước, ta đã học về lựa chọn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ chọn phương
án đầu tư là điểm giao giữa đường phân bổ nguồn vốn (Capital Allocation Line) và
đường bàng quang.

Thị trường bao gồm rất nhiều nhà đầu tư, và mỗi nhà đầu tư sẽ có sự lựa chọn đầu
tư khác nhau, dựa trên các danh mục đầu tư tối ưu (Optimal Risky Portfolio) và
các đường bảng quang khác nhau. Tuy nhiên để đơn giản hóa, ta sẽ giả định tất cả
các nhà đầu tư có cùng một kì vọng về lợi nhuận, rủi ro, hệ số tương quan giữa
các tài sản rủi ro, và cùng một đường phân bổ nguồn vốn, cùng một điểm
danh mục đầu tư tối ưu.

Khi đó, điểm danh mục đầu tư tối ưu sẽ được gọi là danh mục thị trường (Market
portfolio), đường phân bổ nguồn vốn sẽ trở thành đường nguồn vốn thị
trường (Capital Market Line).
Tương ứng với mỗi điểm lợi nhuận kỳ vọng sẽ có một độ lệch chuẩn đại diện cho rủi
ro kỳ vọng tương ứng. Lợi nhuận kỳ vọng sẽ được tính bằng công thức:

E(Rp) = Rf + p/m ) [ E(Rm) - Rf ]


Phần chênh lệch giữa lợi nhuân phi rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của danh mục được
gọi là phần bù rủi ro thị trường (market risk premium).

Ngoài ra tỷ lệ p/m cũng có thể được thay thế bằng tỉ lệ danh mục thị trường chiếm
trên tổng danh mục mà nhà đầu tư đang nắm giữ. Sẽ có 2 trường hợp, p/m < 1 khi
nhà đầu tư chỉ phân bổ 1 phần giá trị tài sản vào danh mục thị trường

p/m > 1 khi nhà đầu tư vay vốn để đầu tư vào danh mục thị trường

Đầu tư bị động vs Đầu tư chủ động

Những nhà đầu tư tin vào sự hiệu quả của thị trường thường có xu hướng theo
chiến lược đầu tư thụ động, đầu tư vào các quỹ vốn tư nhân (Private Equity Fund)
và các tài sản phi rủi ro. Lợi nhuận từ việc đầu tư bị động thường sẽ tiệm cận với lợi
nhuận của danh mục thị trường.

Những nhà đầu tư tin rằng thị trường không hiệu quả sẽ theo chiến lược đầu tư chủ
động, mua các chứng khoán bị đánh giá thấp hơn so với giá trị thực và bán các
chứng khoán bị định giá quá cao so với giá trị thực
II. Rủi ro hệ thống và phi hệ thống

Rủi ro của một danh mục sẽ bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống là rủi ro đặc trưng của từng ngành hoặc của từng công ty, sẽ
chỉ ảnh hưởng tới công ty và các bên liên quan mà không ảnh hưởng đến thị
trường. Trong trường hợp một công ty xảy ra rủi ro, nếu như danh mục đầu tư của
nhà đầu tư được đa dạng hóa tốt, sẽ có rất ít ảnh hưởng

Rủi ro hệ thống là rủi ro ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường. Ví dụ về rủi ro hệ thống
bao gồm lãi suất, lạm phát, chính sách, thảm họa, dịch bệnh … Rủi ro hệ thống
không thể được giảm thiểu bằng việc đa dạng hóa danh mục.

Số chứng khoán mà nhà đầu tư nắm giữ càng cao, rủi ro phi hệ thống sẽ càng giảm
xuống tương ứng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình cần 12-18 cổ phiếu khác
nhau để đạt được 90% để đạt được lợi ích tối đa từ đa dạng hóa danh mục. Trong
thực tế con số này phụ thuộc vào hệ số tương quan giữa các cổ phiếu trong danh
mục. Hệ số tương quan càng thấp, số cổ phiếu cần để đạt được lợi ích đa dạng hóa
càng thấp.

Rủi ro định giá

Nhà đầu tư ưa thích rủi ro sẽ kỳ vọng lợi nhuận cao hơn với các tài sản có độ rủi ro
cao hơn. Lợi nhuận kỳ vọng thay đổi cùng chiều với giá bán. Khi rủi ro tăng lên nhà
đầu tư sẽ bán cổ phiếu cho đến khi giá cổ phiếu trở về điểm cân bằng.
Trong một thị trường cơ bản, 2 cổ phiếu có rủi ro ngang nhau, được cho là sẽ có
điểm cân bằng giống nhau. Tuy nhiên thực tế có thể không như vậy.

2 cổ phiếu có cùng mức độ rủi ro, nhưng tỉ lệ giữa rủi ro hệ thống – phi hệ thống
khác nhau sẽ dẫn đến các điểm cân bằng khác nhau.

Cổ phiếu có nhiều rủi ro phi hệ thống hơn > điểm cân bằng sẽ thấp hơn.

Để lý giải cho vấn đề này, ta biết rằng rủi ro phi hệ thống có thể được loại bỏ mà
không mất chi phí gì thông qua việc đa dạng hóa danh mục, do vậy sẽ không có
phần bù lợi nhuận cho việc chịu những rủi ro có thể bị loại bỏ.

III. Mô hình tính toán lợi nhuận kỳ vọng

 Mô hình đa yếu tố

Một mô hình tính toán lợi nhuận sẽ đưa ra kết quả là lợi nhuận kỳ vọng dựa trên các
yếu tố đầu vào. Yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố vĩ mô (GDP, lạm phát, …), các
yếu tố cơ bản (lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, quy mô công ty …) và các yếu tố
dữ liệu,

Sau khi đã nhập các yếu tố đầu vào, mô hình sẽ ước tính độ nhạy của lợi nhuận
tương ứng với các biến đó.

 Fama and French Model và Carhart Model

Mô hình FFM dựa trên giả định có 3 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng, đó là
phần bù rủi ro thị trường (market risk premium), phần bù kích cỡ (size premium), tỷ
lệ sổ sách trên thị trường (book to market ratio).

Mô hình Carhart là mở rộng của mô hình FFM, giới thiệu thêm một biến quán tính
của giá (price momentum)

Chương trình CFA level 1 không đi sâu vào phân tích các biến trên.

 Mô hình thị trường

Mô hình thị trường là mô hình đơn yếu tố trong đó biến chính là phần bù rủi ro thị
trường (market risk premium). Công thức tính của mô hình đơn yếu tố là:

E(Rp) = Rf + p/m ) [ E(Rm) - Rf ]

Từ đó ta suy ra được mô hình thị trường có dạng như sau

Ri = i + i Rm + ei

 Hệ số beta
Hệ số beta đại diện cho độ nhạy của giá tài sản đầu tư với lợi nhuận kỳ vọng của cả
thị trường. Công thức tính beta như sau:

i = covi,m / m2 hay i = I,m x i/m )

Ngoài ra có một phương pháp khác để tính hệ số beta là hồi quy lợi nhuận kỳ vọng
trên chứng khoán dựa trên lợi nhuận kỳ vọng của cả thị trường

IV. Mô hình định giá thị trường vốn (Capital Pricing Model) và Đường Thị
trường chứng khoán (Security Market Line)

Mô hình định giá thị trường vốn là một biến thể của mô hình đơn yếu tố:

E(Rp) = Rf + i [ E(Rm) - Rf ]

Hệ số beta đo độ nhạy của giá tài sản khi so với lợi nhuận kỳ vọng của thị trường
do ảnh hưởng của rủi ro hệ thống.

Nếu I > 1, lợi nhuận kỳ vọng sẽ lớn hơn lợi nhuận của thị trường và ngược lại

Nếu I < 1, lợi nhuận kỳ vọng sẽ nhỏ hơn lợi nhuận kỳ vọng của thị trường

Đường nối giữa các điểm lợi nhuận, rủi ro kỳ vọng gọi là Đường Thị trường chứng
khoán (Security Market Line)

Giả định của mô hình định giá thị trường vôn:


 Mỗi nhà đầu tư tham gia vào thị trường đều ưa rủi ro, và sẽ kỳ vọng lợi nhuận
ở mức cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro
 Tất cả các nhà đầu tư đều có một kỳ vọng đồng nhất về thị trường
 Tất cả các nhà đầu tư sẽ lựa chọn để tối ưu hóa lợi ích của bản thân
 Tất cả các nhà đầu tư đều có cùng một thời gian đầu tư (time horizon) giống
nhau
 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người mua không có quyền chủ động thao
túng giá
 Lợi nhuận không chịu các yếu tố ảnh hưởng về thuế, phí, giới hạn
 Nhà đầu tư có thể đầu tư bất kể số tiền nào anh ta mong muốn

V. Đo lường hiệu quả của danh mục đầu tư

 Tỉ lệ sharpe: Tỉ lệ này là lợi nhuận trung bình kiếm được vượt quá lợi nhuận
phi rủi ro trên mỗi đơn vị rủi ro

Công thức tính: ( Rp - Rf ) / p

 Phương pháp M2: biên thể của tỉ lệ Sharpe, đo lường tỷ lệ lợi nhuận trung
bình kiếm được vượt qua lợi nhuận phi rủi ro được điều chỉnh theo rủi ro
của danh mục thị trường.

Công thức tính: ( Rp - Rf )m / p ) – (Rm - Rf )

 Tỷ lệ Treynor: là một phép đo lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro dựa trên
rủi ro hệ thống. Nó cho biết mức hoàn vốn của một khoản đầu tư, chẳng
hạn như danh mục đầu tư cổ phiếu, quĩ tương hỗ hoặc quĩ giao dịch ngoại
hối, kiếm được theo rủi ro đã đầu tư.

Công thức tính: ( Rp - Rf ) / p

 Jensen Alpha: được sử dụng để xác định mức chênh lệch giữa lợi nhuận
thực có với lợi nhuận cần thiết

Công thức tính: α = Rp - [Rf + (Rm - Rf) ß]

You might also like