You are on page 1of 1

10

do sự thay đổi tỷ suất sinh lời trên thị trường nói chung, được gây ra bởi các
yếu tố như: tình hình nền kinh tế, chính trị, do chính sách điều hành kinh tế vĩ
mô của Nhà nước trong từng thời kỳ hoặc sự thay đổi trong việc cung cấp và sử
dụng các nguồn năng lượng trên thế giới… Loại rủi ro này tác động đến tất cả
các doanh nghiệp, các loại chứng khoán, do đó không thể giảm thiểu được bằng
việc đa dạng hoá danh mục đầu tư. Loại rủi ro này còn gọi là rủi ro thị trường
(market risk) và được đo lường bằng hệ số bê-ta.
- Rủi ro phi hệ thống (unsystemmatic risk) hay rủi ro riêng biệt: Là loại
rủi ro khi xảy ra chỉ ảnh hưởng đến một, hoặc một số doanh nghiệp, một số loại
tài sản hay một chứng khoán (rủi ro vỡ nợ, rủi ro tín dụng…). Loại rủi ro này
thường do chính doanh nghiệp gây ra, như: do năng lực quản lý kinh doanh yếu
kém, quyết định về cơ cấu tài sản và nguồn vốn (sử dụng đòn bẩy kinh doanh và
đòn bẩy tài chính) không phù hợp... Loại rủi ro này có thể giảm thiểu được bằng
chiến lược đầu tư đa dạng hoá.
Tổng rủi ro = Rủi ro hệ thống + Rủi ro phi hệ thống
2. Tỷ suất sinh lời: là quan hệ tỷ lệ (thường tính theo %) giữa số lợi
nhuận thu được và số vốn bỏ vào đầu tư trong 1 kỳ hạn nhất định (năm, quý,
tháng…).
Ứng với mỗi khoản đầu tư khác nhau như đầu tư vào doanh nghiệp, đầu
tư vào bất động sản, đầu tư vào một dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư vào một
chứng khoán... thì cách xác định lợi nhuận có thể có sự khác nhau. Nhưng ý
nghĩa kinh tế của chỉ tiêu thì vẫn luôn phản ánh một đồng vốn đầu tư tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận ở trong kỳ.
 Đối với khoản đầu tư chứng khoán giả thiết trong một năm thì tỷ suất
sinh lời của khoản đầu tư vào chứng khoán là:
Nếu gọi P0: là giá mua chứng khoán ở thời điểm đầu năm.
P1: là giá bán chứng khoán ở thời điểm cuối năm.
d1: là tiền lãi chứng khoán nhận được trong năm.
d1 +(P1 – P0)
re =
P0

You might also like