You are on page 1of 31

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 9
PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Ts NGUYỄN THẠC HOÁT


9.1.KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN (PTCK)

§ Khái niệm PTCK:


ü Là một công cụ hổ trợ cho việc ra các quyết định đầu tư chứng
khoán có hiệu quả,
ü Là hoạt động sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu,phân
tích hoạt động tài chính,SX-KD của DN, định giá giá trị doanh
nghiệp,gía trị cổ phiếu, nhằm đưa ra các khuyến nghị đầu tư Chứng
khoán.
§ Mục đích của PTCK:
ü Cung cấp thông tin,làm cơ sở quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh chứng khoán
ü Căn cứ để ra các quyết định kinh doanh trong hoạt động đầu tư
chứng khoán.
9.1. KHÁI QUÁT VỀ PTCK-(TIẾP THEO)
§ Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) (PTCB)
-Khái niệm:Là phương pháp phân tích xác định giá trị thực hiện tại của cổ phiếu và phân tích dự báo các
yếu tố cơ bản sẽ tác động làm thay đổi giá cổ phiếu của công ty trong tương lai( kinh tế vĩ mô; thị trường;
ngành mà công ty đang kinh doanh;hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty).
-Mục đích: Xác định giá trị thực hiện tại của cổ phiếu công ty và dự báo kỳ vọng giá trong tương lai,đưa ra
khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.
§ Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) (PTKT)
- Khái niệm: là phương pháp phân tích dựa vào kỷ thuật vẽ các biểu đồ, đồ thị diễn biến giá và khối lượng
giao dịch của cổ phiếu trong quá khứ để rút ra các hình mẫu biến động cung - cầu đối với cổ phiếu trong
quá khứ để dự đoán xu hướng tăng giảm giá cổ phiếu trong tương lai, theo quan điểm mẫu hình đồ thị
trong quá khứ có xu hướng quy luật (lặp lại) trong tương lại.
-Mục đích : Xác định xu hướng tăng giảm cổ phiếu trong quá khứ và dự báo xu hướng tăng giảm giá cổ
phiếu trong tương lai
§ Ứng dụng các phương pháp PTCB và PTKT :
-Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu đầu tư theo quan điểm “lướt sóng” thì có thể dùng
phương pháp PTKT sẽ phát huy tối đa ưu thế .Nếu đầu tư theo quan điểm giá trị và tăng trưởng bền vững
thì dùng PTCB
-Nhược điểm của phân tích kỷ thuật là dựa hoàn toàn vào số liệu quá khứ về giá và khối lượng giao dịch để
nhận định quan hệ cung cầu trong quá khứ sẽ lặp lại để dự báo xu hướng giá cho tương lai. Phương pháp
này chỉ đúng với điều kiện là các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu trong tưong lại không thay đổi mà vẫn
giống quá khứ. Điều này phi thực tế. Mặt khác đối với các cổ phiếu đầu cơ,bị thao túng giá trong quá khứ
(cung cầu giả) thì xu hướng tăng giảm trong quá khứ không thể lặp lại trong tương lai.
-Thông tin của PTCB là những kiến thức nền tảng hỗ trợ NĐT ra quyết định đầu tư mã cổ phiếu nào, mặt
khác PTKTsẽ hỗ trợ xác định thời điểm ra - vào thị trường khi nào. Vì vậy, kết hợp đồng thời hai phương
pháp phân tích nhằm gia tăng tỷ lệ lợi nhuận ở mức cao nhất.
9.2.ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (ĐTCK)
VÀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN(KDCK)
§ KDCK : mua CK với dự định bán ra trong thời gian ngắn để hưởng chênh lệch giá
§ ĐTCK :Mua CK với dự định không phải mua vào để bán ra thường xuyên,mà mà
nắm giữ có thời hạn nhất định , khi đạt được mục tiêu về lợi nhuận sẽ bán .( cổ
tức,lãi suất,hoặc chênh lệch giá.)
§ Chứng khoán kinh doanh:
ü Chứng khoán nợ,
ü Chứng khoán vốn,
ü Các chứng khoán khác (Phái sinh,…)
§ Chứng khoán đầu tư:
ü Chứng khoán đầu tư để nắm quyền quản lý,kiểm soát tổ chức phát hành và kiếm lời.
ü Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn: là chứng khoán nợ mua hẳn với mục đích đầu
tư để hưởng lãi suất.
ü Chứng khoán giữ đến khi đạt mục tiêu lợi nhuận sẽ bán :có thể là chứng khoán nợ
hoặc chứng khoán vốn
9.3.MỨC SINH LỜI TRONG ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN.

§ Mức sinh lời tuyệt đối (L)

L = (Thu nhập từ cổ tức/trái tức) + (Các thu nhập khác từ cổ phiếu) +(Chênh lệch giá
chứng khoán)

§ Mức sinh lời tương đối(R):

Mức sinh lời tuyệt đối x 100 L x100


R= ------------------------------- ------------- = ----------------------- = … %
Tổng giá trị cổ phiếu theo giá mua (G) G
9.4.RỦI RO VÀ MỨC BÙ ĐẮP RỦI RO
§ Rủi ro trong đầu tư và kinh doanh chứng khoán
ü Khả năng xẩy ra những kết quả ngoài dự kiến,gây tổn thất tài chính hoặc
giảm mức sinh lời thực tế so với dự kiến ban đầu.
ü Tính quy luật: Rủi ro càng cao thì mức sinh lời càng lớn
§ Mức bù đắp rủi ro:
Là mức chênh lệch giữa mức sinh lời bình quân của các tài sản rủi ro so với
mức sinh lời của tài sản không có rủi ro.
Giả sử:Mức sinh lời bình quân hàng năm của một số CK là:
Loại chứng khoán Mức sinh lời bình quân( năm)
-Cổ phiếu thường 25,0 %
-Trái phiếu DN 13,0%
-Trái phiếu Chính phủ 10,4%
-Tín phiếu kho bạc 8,0%
Nếu coi Tín phiếu NHTW có mức rủi ro bằng không,thì mức bù đắp rủi ro của từng
loại chứng khoán nói trên sẽ bằng: Mức sinh lời bình quân của từng loại chứng khoán trừ đi
mức sinh lời bình quân của Tín phiếu NHTW (8%)
Các loại chứng khoán Mức bù đắp rủi ro
Cổ phiếu thường 25-8= 17,0%%
Trái phiếu DN 13-8= 5,0%
Trái phiếu CP 10,4-8= 2,40%
9.4-RỦI RO VÀ MỨC BÙ ĐẮP RỦI RO (TIẾP)
§ Các loại rủi ro trong đầu tư kinh doanh chứng khoán
• Rủi ro hệ thống : Là rủi ro khách quan,tác động đến toàn bộ các CK trên thị trường
ü Rủi ro các yếu tố kinh tế vĩ mô: GDP (suy giảm KT,suy thoái KT,khủng hoảng
KT),khủng hoảng Tài chính,Lạm phát,lãi suất,tỷ giá, chính sách pháp luật,,…) =>
ü Rủi ro bất khả kháng: Thiên tai,chiến tranh,dịch bệnh, thay đổi chính trị,..
ü Rủi ro khác: Nhà đầu tư mất niềm tin,các thông tin xấu,biến động của thị trường..
è Nếu các yếu tố trên tác động làm cho nhu cầu người mua CK giảm hoặc nhu cầu người
bán CK tăng => giá CK giảm (rủi ro thua lỗ)
• Rủi ro phi hệ thống: Là rủi ro chủ quan của DN,phát hành gây ra,tác động đến một
hoặc một nhóm chứng khoán có liên quan.
ü Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DN (năng lực cạnh tranh thấp về giá,chất lượng
hàng hoá dịch vụ,công nghệ,..=> thua lỗ,giảm doanh thu,lợi nhuận=> giá CP giảm
ü Rủi ro hoạt động tài chính của DN( Mất khả năng thanh toán,trả nợ,..)=> mất uy tín
ü Rủi ro trình độ năng lực quản trị điều hành yếu kém:=> thất thoát, thua lỗ,mất tín
nhiệm => các nhà đầu tư bán CP =>giá CP giảm
ü Rủi ro đạo đức của cán bộ DN: thiếu trách nhiệm,tham ô,tham nhũng,lừa đảo
=>mất uy tín với khách hang và các nhà đầu tư => bán tháo cổ phiếu => giá CP giảm
9.5.XÁC ĐỊNH MỨC SINH LỜI VÀ RỦI RO DỰ KIẾN
TRONG ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

§ Xác đinh mức sinh lời dự kiến của từng mã CK


§ Xác đinh rủi ro dự kiến của từng mã CK
§ Xác định mức sinh lời dự kiến của một danh mục đầu tư
§ Xác định mức rủi ro dự kiến của một danh mục đầu tư
§ Xác định tỷ lệ cắt lỗ và tỷ lệ hiện thực hoá lãi
9.6. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CƠ BẢN CHỨNG KHOÁN
§ Phân tích đi từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng
đến cổ phiếu (thường gọi là phương pháp top-down) gồm 5 cấp
độ như sau:
-Bước 1:Phân tích kinh tế vĩ mô
-Bước2 :Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
-Bước 3: Phân tích công ty
-Bước 4: Phân tích định giá cổ phiếu
§ Phân tích từ nhân tố vi mô đến vĩ mô (Phương phpa từ dưới lên
trên)
-Bước 1: Phân tích định giá cổ phiếu
-Bước 2: Phân tích công ty
-Bước 3:Phân tích ngành mà cty đang hoạt động
-Bước 4: Phân tích kinh tế vĩ mô
9.7.NỘI DUNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN CHỨNG KHOÁN
9.7.1.PHÂN TÍCH VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ GIÁ CK
§ Phân tích tình hình thế giới:
ü GDP :Tăng,giảm,suy thoái,khủng hoảng KT? => tăng /giảm nhu cầu mua sắm hàng hoá dịch vụ và chứng khoán=> tác
động đến các DN xuất-nhập khẩu (mở rộng hay thu hẹp) => tích cực hay tiêu cực đến giá cổ phiếu
ü Lạm phát? =>Tăng/giảm anh hưởng đến giá cả và nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của các nước có quan hệ
Xuất -Nhập khẩu với các DN ở VN ?=> Doanh thu,lợi nhuận các DN tăng/giảm => giá cổ phiếu tang /giảm?
ü Lãi suất:
Þ Lãi suất cao/thấp sẽ ảnh hưởng đến mở rộng /thu hẹp SXKD của các DN nước ngoài liên quan đến các DN xuất –nhập
khẩu của VN => tăng đơn hàng hay cắt đơn đặt hang=> tăng /giảm doanh thu lợi nhuận của các Dn Xuất –Nhập khẩu
VN=> tăng/giảm giá CP?
Þ Ls cao/thấp ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư FDI và FII vào VN ? Dòng tiền vào FDI tăng lên thì tác động tích cực đến
GDP,thu nhập,lợi nhuận các DN FDI và người lao động => giá CK tăng lên và ngược lại. Dòng tiền vào FII tăng lên
thì cầu mua CK tăng => giá CK tăng và ngược lại.
ü Chính sách thương mại,đầu tư của các nước?=>
ü Khủng hoảng tài chính thế giới (nợ công,ngân hàng,TTCK) => dòng tiền chảy vào hoặc rút ra khỏi VN ?=> Cung cầu
mua/bán cổ phiếu thay đổi => tang/giảm giá chứng khoán?
ü Chiến tranh ,dịch bệnh,chính sách đối ngoại…? => làm thay đổi nhu cầu mua bán hang hoá và dòng tiền chưangs
khoán => thay đổi giá CK ?
§ Chú ý: Chỉ chọn những yếu tố đang xẩy ra có tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến DN và giá cổ phiếu để
phân tích .
9.7.1.PHÂN TÍCH VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VÀ GIÁ CK
§ Phân tích tình hình trong nước:
• GDP (tổng sản phẩm quốc nội) :
+GDP tăng/giảm,suy thoái,khủng hoảng KT=>?
• Lạm phát: LP tăng/giảm ?=>
• Chính sách tiền tệ (lãi suất,tỷ giá,hạn mức tín dung,cung tiền…)?
+ Lãi suất tăng /giảm ? =>ảnh hưởng đến DN và giá cổ phiếu?
+Tỷ giá tăng/giảm ? => ảnh hưởng đến DN và giá cổ phiếu?
+Cung tiền tăng/giảm=>? ảnh hưởng đến DN và giá cổ phiếu?
+Hạn mức tín dụng cho nền kinh tế tăng/giảm =>? => ảnh hưởng đến DN và giá cổ phiếu?
• Chính sách tài khoá( thuế,đầu tư công,nợ công,..) : mở rông/thắt chặt?=> ảnh hưởng đến DN và giá cổ
phiếu?
• Chính sách xuất –nhập khẩu ,đầu tư : khuyến khích,tạo điều kiện/khó khăn ách tắc?=> ảnh hưởng đến
các DN ? => giá cổ phiếu?
• Thiên tại,dịch bệnh,chiến tranh…? ảnh hưởng đến DN và giá cổ phiếu?
§ Chú ý:Chỉ chọn những yếu tố đang xẩy ra có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến doanh nghiệp và giá
cổ phiếu để phân tích
9.7.2.Phân tích hoat động của ngành SX-KD
( Cùng ngành với DN chọn phân tích )

§ Nội dung phân tích


• Chiến lược, xu hướng phát triển
• Năng lực cạnh tranh (về công nghệ,giá,chất lượng sản phẩm,..)
• Các khó khăn,lợi thế
• Các chỉ tiêu tài chính bình quân toàn ngành:
ü Mức sinh lời bình quân của ROE,ROA
ü Chỉ số P/E của toàn ngành:Hệ số giá trên thu nhập (P/E – Price per Earning)
ü Chỉ số EPS : thu nhập trên một cổ phiếu thường (Earning per Share),
• So sánh giá cổ phiếu của các công ty trong ngành
§ Phương pháp phân tích:
• Chọn một số DN vừa và lớn chiếm trên 50% thị phần của ngành để phân tích
• So sánh làm nổi bật những vấn đề chủ yếu về năng lực cạnh tranh và các chỉ số bình
quân của ngành so với DN đã chọn phân tích
• Phân tích ảnh hưingr tiêu cực hay tích cực từ các xu hướng phát triển hoặc tình hình
thị trường của ngành với DN mình phan tích.
9.7.3.PHÂN TÍCH CÔNG TY

9.7.3.1.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH

§ Phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty


§ Phân tích năng lực về bộ máy quản trị điều hành và chấtt lượng
nguồn nhân lực
§ Phân tích sản phẩm dịch vụ ,thị trường và thị phần
§ Phân tích SWOT của công ty:Điểm mạnh (Strengths); Điểm yếu
(Weaknesses) Cơ hội (Opportunities);Thách thức (Threats)
9.7.3.2.PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
-Phân tích tài sản và nguồn vốn:
-Phân tích báo cáo luân chuyển tiền tệ:
-Phân tích kết quả kinh doanh:
-Phân tích các chỉ tiêu tài chính:
+ Khả năng thanh toán(KNTT):
• KNTT hiện hành = Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn; > 1,5: an toàn
• KNTT nhanh = (Tổng TSLĐ – Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn;>1,0 tốt
+Khả năng tài chính:
• Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu - Total Debt to Equity Ratio
DER = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu; < 1 tốt
• Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản - Total Debt To Total Assets Ratio
DAR = Tổng nợ/Tổng tài sản; <1 tốt
+Khả năng sinh lời
• ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)
ROA = [Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Tổng tài sản ]x100%
• ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty)
ROE = [Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Vốn cổ phần thường ]x100%
• ROS – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên Doanh thu:
ROS = [Doanh thu / Tổng số lợi nhuận sau thuế.]x100%
+Khả năng quản lý nợ
9.7.4. CÁC LOẠI GIÁ CỦA CỔ PHIẾU

§ Mệnh giá cổ phiếu: : Mệnh giá là giá trị danh nghĩa của 1 cổ phiếu, được ghi trên cổ phiếu.
Mệnh giá thể hiện số tiền của 1 cổ phần của nhà đầu tư góp vào vốn điều lệ của công ty.

• Giá trị sổ sách của cổ phiếu (Book Value):Là tổng giá trị tài sản hữu hình còn lại của công
ty theo giá hạch toán trên sổ sách, sau khi trừ đi tất cả các nghĩa vụ nợ phải trả và được tính
cho một cổ phiếu.

§ Giá trị nội tại của cổ phiếu: Giá trị nội tại của cổ phiếu là giá trị thực của 1 cổ phiếu, được
xác định theo giá thị trường của tài sản tại thời điểm định giá,bao gồm toàn bộ giá trị tài sản
hữu hình,tài sản vô hình và các giá trị tài sản gia tăng khác trong tương lại của công ty.

§Giá Thị trường của cổ phiếu: Là giá cổ phiếu được mua bán,giao dịch thực tế trên thị
trường sơ cấp hoặc thứ cấp tại thời điểm hiện hành.

( Ghi chú : Nội dung chi tiết xem File tài liệu tham khảo kèm theo )
9.7.5.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
• Định giá cổ phiếu là hoạt động xác định các loại giá của cổ phiếu bằng các phương
pháp,công cụ tính toán khác nhau.
• Không có phương pháp định giá nào phù hợp cho tất cả mọi công ty.
• Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và phù hợp với
những doanh nghiệp khác nhau
• Còn có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu khi định giá cổ phiếu nhưng không
thể tính toán được khi định gía như: Tình trạng kinh tế-chính trị xã hội trong nước và Thế
giới; Các yếu tố kinh tế vĩ mô (lạm phát,tỷ giá,lãi suất); Quy luật cung cầu trên thị trường;
Báo cáo tình hình tài chính từ doanh nghiệp; Các Thông tin thị trường liên quan đến cổ
phiếu;Tâm lý của nhà đầu tư.
• Mô hình định giá tương đối:Là phương pháp định giá cổ phiếu dựa trên những chỉ số
định giá như: price-to-earnings (P/E), price-to-book value (P/B), price-to-sales (P/S),
price-to-cash flow (P/CF) hay Enterprise Value-to-EBITDA (EV/EBITDA).
• Mô hình định giá tuyệt đối: Là phương pháp định gía ước lượng lợi nhuận và dòng tiền
mà ta kỳ vọng nhận được trong tương lai nếu nắm giữ cổ phiếu. Những dòng tiền này sẽ
tạo nên giá trị của công ty nhưng đều là những giá trị trong tương lai. Vì thế ta sẽ cần sử
dụng các công thức để chiết khấu những dòng tiền này về hiện tại. Khi đó giá trị của cổ
phiếu là tổng tất cả những giá trị dòng tiền này. Ví dụ như :Chiết khấu dòng tiền (cổ tức,
FCFF, FCFE);Lợi nhuận thặng dư (Residual income); Sức mạnh lợi nhuận (EPV hay
Earning power value);Katsenelson Absolute PE; Công thức Benjamin Graham…
9.7.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

9.7.6.1.Định giá cổ phiếu theo theo phương pháp P/E (Price on Earning per share)
P/E = P/EPS = ? (lần). P: Giá cổ phiếu trên thị trường;EPS: Lợi nhuận tính trên một cổ phiếu
EPS (EPS: Earning Per Share): lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu thông thường
EPS = [Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức ưu đãi]: [Tổng cổ phiếu phổ thông ] = ? (đồng)
•Ý nghĩa của EPS : đánh giá tính hiệu quả khi đầu tư 1 cổ phiếu nào đó,EPS càng cao thì càng hiệu
quả và ngược lại. EPS còn dùng để so sánh các doanh nghiệp trong cùng 1 lĩnh vực để chọn mã cổ
phiếu tiềm năng nhất.
•Ý nghĩa P/E : P/E sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi
thu được trên một cổ phiếu (EPS ). Nếu chỉ số này thấp thì có nghĩa là giá cổ phiếu rẻ và ngược lại,
nếu chỉ số này cao thì có nghĩa là giá cổ phiếu đắt. chỉ số P/E cho biết điểm hòa vốn ước tính, các
nhà đầu tư có thể biết được sẽ mất bao lâu để lấy lại vốn.( Ví dụ: Cổ phiếu A có giá là 100.000 đồng
và lãi thu được là 25.000 đồng năm. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu A, thì họ sẽ mất 4 năm để có thể
lấy lại vốn.)
•E/P (đảo ngược của P/E) : E/P là tỷ suất lợi nhuận tương đối trên khoản đầu tư của cổ phiếu.
•E/P = [1 / P/E ] x100 % = ? (%)
•Ý nghĩa : E/P dùng để so sánh với lãi suất trái phiếu; lãi suất tiền gửi Ngân hàng và các kênh đầu tư
khác. P/E= 16 thì E/P = [1: 16]x100= 6,25 %.E/P càng cao thì tỷ suất lợi nhuận trên 1 cổ phiếu
càng cao tức giá cổ phiếu rẻ và ngược lại P/E càng thấp thì tỷ suất sinh lời càng thấp(tức giá cổ
phiếu đắt đỏ)
9.7.6.1.Định giá cổ phiếu theo theo phương pháp P/E
P( A) = EPS X P/E . P(A) là giá cổ phiếu cần định giá
Cách 1: Lấy chỉ số P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc lựa chọn một công ty có cổ
phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu
mà chúng ta cần định giá. Khi đó chúng ta sẽ xác định giá của cổ phiếu bằng cách lấy thu nhập của công ty
cần định giá nhân với hệ số P/E bình quân của ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn.
P(A) = EPS công ty cần định giá x P/E Ngành công ty đó
Cách 2: Xác định hệ số P/E hợp lý hay nội tại của chính công ty đó. Giá cổ phiếu được xác định bằng cách
nhân hệ số P/E thông thường với thu nhập của công ty.
P(A) = EPS x P/E. Trong đó : P/E lấy P/E hợp lý hoặc nội tại của công ty A; P: Giá thị trường của mỗi cổ
phần tại thời điểm định giá; E: Thu nhập trên mỗi cổ phần hay còn gọi là EPS.
-EPS có nhiều cách tính khác nhau. Nếu phân theo thời gian lưu hành của cổ phiếu thì EPS có thể được tính
bằng những cách như:
•EPS hiện tại tức EPS được tính ở năm tài chính gần nhất với thời điểm định giá. Khi đó ta có P/E hiện tại.
•EPS của 4 quý gần nhất trở về trước tính từ thời điểm định giá.

•EPS của kỳ tiếp theo tức EPS kỳ vọng trong năm tài chính kế tiếp (năm chứa thời điểm định giá). Khi đó ta
có P/E tương lai
-TD: Cổ phiếu của công ty A có lợi nhuận ròng của mỗi cổ phiếu, EPS =4.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu
của công ty A được giao dịch trên thị trường ngày 30/10/2023 là 40.000 đồng/cổ phiếu. Biết chỉ số P/E trung
bình của ngành là 13.
→ P/E của công ty A = 40.000/4.000 = 10
→ Giá trị cổ phiếu của công ty A (tính theo P/E trung bình ngành) = 4.000 X 13 = 52.000 đồng.
à Giá cổ phiếu của công ty A trên thị trường đang thấp hơn giá trị so sánh với giá các công ty cùng ngành
của nó là : 52.000 − 40.000 = 12.000 đồng.
9.7.6.2.Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B (Price to Book Value Ratio.)

Hệ số giá thị trường cổ phiếu trên giá trị ghi sổ của cổ phiếu = P/B = ? (lần)
P: Giá thị trường của cổ phiếu. B : Giá trị ghi sổ của 1 cổ phiếu
•Chỉ số P/B phù hợp định giá các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như công ty
đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng;không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty
dịch vụ, không hữu hiệu đối với những công ty có sức tăng trưởng nhanh.
•Giả sử doanh nghiệp A có giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán 200.000.000 đồng, tổng
nợ là 150.000.000 đồng. Doanh nghiệp hiện có 5000 cổ phiếu đang lưu hành. Giá thị trường
của cổ phiếu là 20.000 đồng.
→ Giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là =( 200.000.000 -150.000.000)/5000 = 10.000 đồng/cổ
phiếu
→ P/B = 20.000/10.000 = 2
à P/B = 2 nghĩa là giá trị cổ phiếu trên trên sàn chứng khoán của công ty cao gấp 2 lần giá
trị cổ phiếu được ghi trên sổ sách.
• Tỷ lệ P/B bao nhiêu là hợp lý:
-Để định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B, ta cần xác định 1 tỷ lệ P/B hợp lý của cổ
phiếu.
-Ta so sánh tỷ lệ P/B của công ty định giá với mức P/B trung bình ngành. Nếu P/B của
công ty đinh giá< P/B trung bình ngành thì giá thị trường của công ty đang rẻ hơn giá cổ
phiếu của các công ty cùng ngành và ngược lại.
9.7.6.3.Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức

• Đối với các nhà đầu tư giá trị, khi họ đầu tư mua cổ phiếu, họ sẽ kì vọng nhận được hai
loại dòng tiền: dòng tiền cổ tức nhận được trong thời gian nắm giữ và dòng tiền nhận được
khi bán cổ phiếu.Nhưng giá bán của cổ phiếu lại phụ thuộc vào dòng cổ tức mà cổ phiếu
đó đem lại trong tương lai.Vì vậy, nhà đầu tư cần nắm vững cách chiết khấu dòng cổ tức
về hiện tại như thế nào nhé.
• Mô hình cổ tức một giai đoạn

Vo: giá trị của một cổ phiếu ngày hôm nay, tại t = 0
P1: giá kỳ vọng cho mỗi cổ phiếu tại t = 1
D1: cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu cho năm 1, giả định sẽ được trả vào cuối năm t = 1
r: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên cổ phiếu
Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu A, với kì vọng sau 1 năm nhận cổ tức 2.000đ/cp, bán được với giá
50.000đ/p. Và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 8%.
Giá trị hiện tại của cổ phiếu là:
Vo = (2.000 + 50.000) / (1 + 8%) ^ 1 = 48.150 đồng/cp
9.7.6.3.Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức

• Mô hình cổ tức nhiều giai đoạn: Mô hình này là phần mở rộng cho mô hình nắm giữ năm
một năm hay hai năm. Khác biệt chính là số kỳ nắm giữ cổ phiếu, với t = n năm

• Vo: giá trị của một cổ phiếu ngày hôm nay, tại t = 0
• Pn: giá kỳ vọng cho mỗi cổ phiếu tại t = n
• Dt: cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu cho năm n, giả định sẽ được trả vào cuối năm t = n
• r: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên cổ phiếu
Ví dụ: Nhà đầu tư A nắm giữ cổ phiếu X trong 4 năm, với cổ tức kì vọng: Năm 1:2.000đ/cp.
Năm 2: 3.000đ/cp. Năm 3: 2.500đ/cp. Năm 4: 3.500đ/cp
Giá bán kì vọng năm thứ 4 là 100.000đ, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 9%.
9.7.6.4.Định giá cổ phiếu theo phương pháp khác

• Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức


• Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT, &
EV/EBITDA
• Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG
• Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số đánh giá doanh nghiệp ROA,
ROE
• Định giá theo phương pháp theo công thức Benjamin Graham
• Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng
9.8.PHÂN TÍCH KỶ THUẬT (Technical Analysis)
§ Khái niệm: Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và
khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu
đối với cổ phiếu để chỉ ra xu hướng lên xuống của chỉ số giá của thị
trường chứng khoán,hoặc xu hướng lên xuống giá của một cổ phiếu,để dự
báo thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị
trường.
§ Công cụ phân tích kỷ thuật:
ü Dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và
trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường
thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến
(candlestick chart).
ü Sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh
xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình động,
chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger...
§ Các cơ sở lý thuyết của phân tích kỷ thuật:
ü Lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) : Lý thuyết Dow đến nay vẫn được
coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ báo quan
trọng nhất.
ü Lý thuyết lô lẻ
BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH KỶ THUẬT VN-INDEX 6 THÁNG (9/2012-28/3/2013
9.7.PHÂN TÍCH KỶ THUẬT (tiếp theo)
§ Những giả định cơ sở của PTKT
• Biến động thị trường phản ánh tất cả
Các nhà PTKT cho rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá đều được
phản ánh trong giá.
• Giá vận động theo xu thế
Các nhà PTKT cho rằng một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu
thế của nó cho đến khi nó đảo chiều.
• Lịch sử sẽ lặp lại chính nó
Các nhà PTKT cho rằng xu thế giá trong tương lai chính là sự lặp lại
của quá khứ.
§ Vai trò,vị trí của PTKT trong đầu tư chứng khoán
• Vị trí PTKT: Được sử dụng rất phổ biến trong phân tích đầu tư CK
• Vai trò: Rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán:Không phụ thuộc
vào các báo cáo tài chính, Nhận biết xu thế của thị trường để quyết
định đầu tư
9.8. QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
9.8.1. LÝ THUYẾT ĐA DẠNG HÓA
§ Đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau “Không bỏ chung tất
cả trứng vào một giỏ”để phân tán rủi ro và tối thiểu hóa rủi ro:
ü Mỗi loại CK tiềm ẩn có 2 loại Rủi ro : RR hệ thống và rủi ro không
hệ thống
ü RR hệ thống do thị trường gây ra,ảnh hưởng đến tất cả chứng khoán
và do các yếu tố bên ngoài công ty, không thể kiểm soát được
ü RR không có hệ thống(kinh doanh,tài chính,quản lý..) có nguyên nhân
từ chính tổ chức phát hành và có thể hạn chế bằng cách đa dạng hóa
danh mục đầu tư.
ü Khi 2 hoặc nhiều chứng khoán tham gia tạo thành một danh mục đầu
tư thì mỗi cặp 2 chứng khoán tương tác với nhau tạo ra một kết quả
chung về rủi ro và hiệu quả cho cả danh mục
ü Danh mục càng đa dạng thì khả năng giảm thiểu rủi ro càng lớn
9.8.2. LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU
QUẢ(Maurice Kendall)
§ Nội dung lý thuyết Thị trường hiệu quả (TTHQ):
TT hiệu quả là thị trường trong đó:
ü Giá cả CK đã được phản ánh đầy đủ,tức thời,tất
cả các thông tin hiện có trên thị trường.
üGiá cả đã được xác định ở mức công bằng nhất
trên thị trường
üGiá chứng khoán thay đổi một cách ngẩu nhiên do
ảnh hưởng của những thông tin không thể dự đoán
được.
9.8.2. LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
§ BA HÌNH THÁI CỦA THỊ TRƯỜNG CÓ HIỆU QUẢ
• Hình thái yếu của thị trường:
Giá cả CK đã phản ánh đầy đủ và kịp thời thông tin trong quá khứ về giao dịch của thị
Trường như:Giá CP,khối lượng,động thái,..Khi hình thái yếu của thị trường tồn tại thì
kết quả của PTKT bị vô hiệu hóa
• Hình thái trung bình:
Giá cả của CK đã phản ánh tất cả những thông tin liên quan đến công ty đã được công
bố công khai bên cạnh các thông tin trong quá khứ. Khi hình thái trung bình tồn taị thì
không có hình thức phân tích nào kể cả Kết quả Phân tích cơ bản và Phân tích
Kỷ thuật-có thể thể mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho nhà đầu tư, vì các phân tích
trên chỉ dựa vào thông tin trên thị trường và thông tin của công ty trước thời điểm xẩy
ra giao dịch.
• Hình thái mạnh:
Giá cả phản ánh tất cả các thông tin cập nhật đến từng thời khắc giao dịch kể cả thông
tin mật,thông tin nội gián,thông tin vĩ mô,thông tin doanh nghiệp:Thị trường đã phản
ánh hết sức nhanh chóng,cập nhật đầy đủ,toàn diện thông tin vào cổ phiếu.Không có
bất cứ phương pháp phân tích nào cập nhật được như thế nên kết quả các phương pháp phân tích
không thể chính xác như thực tế biến động của thị trường.
9.8.3. QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
§Khái niệm: Quản lý danh mục đầu tư là việc nhận tiền uỷ thác của
khách hàng, xây dựng danh mục chứng khoán (mua, bán) với mục tiêu
làm cho tài sản của khách hàng sinh lời tối ưu nhất.
§Lợi ích của Quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh
chứng khoán, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi
nhuận.
Đặc biệt là đối với khách hàng:
•Tối ưu lợi nhuận: với đội ngũ chuyên viên đầu tư dày dặn kinh
nghiệm,sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn danh chọn danh mục đầu tư hiệu quả
nhất cho khoản tiền ủy thác;
•Giảm thiểu rủi ro: quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả nhất để
giảm thiểu rủi ro cho khoản đầu tư ủy thác của nhà đầu tư;
•Tiết kiệm thời gian: các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và công sức vào
các hoạt động giao dịch, đầu tư nhưng vẫn kiểm soát được chi tiết các
hoạt động đầu tư thông qua các báo cáo định kỳ hàng quý và theo yêu
9.8.3.QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ(Tiếp theo)
§ Quy trình Quản lý Danh mục Đầu tư
Bước 1: Tư vấn về các loại hình đầu tư: Bước đầu của quy trình sẽ giúp cho các nhà
đầu tư có kiến thức, thông tin, tạo tiền đề cho các quyết định ủy thác đầu tư sau này.
Bước 2 : Xác định kỳ vọng
Tìm hiểu và xác định mục tiêu, kỳ hạn đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu
tư ;xây dựng danh mục đầu tư phù hợp nhằm tối đa hoá lợi ích của từng khách hàng.
Bước 3 : Ký hợp đồng Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Hợp đồng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán sẽ được xây dựng dựa trên kết quả
của hai bước trên và chi tiết mức độ rủi ro chấp nhận, mức độ sinh lời kỳ vọng, chi phí
quản lý đầu tư,...theo từng nhà đầu tư..
Bước 4 : Xây dựng cơ cấu đầu tư tối ưu:Nghiên cứu các phương án đầu tư, kết hợp
với xu thế thị trường nhằm xây dựng cơ cấu danh mục đầu tư tối ưu nhất, trên cơ sở đáp
ứng lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư ủy thác và giảm thiểu rủi ro.
Bước 5: Cung cấp thông tin:Cung cấp các báo cáo chi tiết về hoạt động đầu tư định
kỳ hàng quý và theo yêu cầu của từng nhà đầu tư.
Bước 6 : Kết thúc hợp đồng:Tất toán hợp đồng hay tiếp tục hợp đồng tùy theo kỳ
vọng đầu tư của mình.
9.8.3.QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ(Tiếp theo)
§ Quản lý danh mục trái phiếu thụ động:
ü Là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn mà không cần chú
trọng đến phân tích ảnh hưởng của biến động lãi suất trên thị trường.
ü Đầu tư vào các danh mục có thành phần trái phiếu tương tự như các chỉ số trên thị
trường,nhằm thu được kết quả tương tự như chỉ số đó
§ Quản lý danh mục trái phiếu chủ động:
ü Là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu trên cơ sở phân tích thị trường để xây
dựng các danh mục đầu tư trái phiếu mang lại mức sinh lời cao hơn mức sinh lời
chung của thị trường.
ü Các yếu tố ảnh hưởng đến danh mục đầu tư phải dự đoán là sự thay đổi về:lãi
suất,cơ cấu kỳ hạn lãi suất,chênh lệch lãi suất giữa các laoij trái phiếu khác nhau.
§ Quản lý danh mục thụ động cổ phiếu:
ü Chiến lược mua.bán cổ phiếu theo một chuẩn mực nào đó,để tạo ra danh mục cổ
phiếu có lượng và chủng loại gần giống với chỉ số chuẩn,mức sinh lời tương tương
với mức sinh lời chuẩn.
§ Quản lý danh mục cổ phiếu chủ động:
ü Chiến lược mua,bán cổ phiếu nhằm thu được mức sinh lời dự kiến đầu tư cao hơn
mức sinh lời của danh mục thụ động chuẩn,hoặc thu được mức lợi nhuận trên mức
trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định

You might also like