You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT – HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

KINH TẾ VĨ MÔ (3)

Chủ đề 1: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

Nhóm : WINX
Thành viên Lê Thị Thu Lan – 22BA033 :
Trần Thị Thúy Hiền – 22 EL014
Trịnh Thị Thanh Hà – 22EL007
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh – 22EL044
Nguyễn Thị Thùy Trang – 22EL059
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2023

MỤC LỤC
1. Tiền tệ, chính sách tiền tệ là gì?..............................................................................4
a. Tiền tệ là gì ?.............................................................................................................4
b. Chức năng cơ bản của tiền tệ....................................................................................4
c. Chính sách tiền tệ là gì ?...........................................................................................5
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì ?....................................................................5
a. Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền.......................................................5
b. Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp............................................................5
c. Tăng trưởng kinh tế...................................................................................................5
3. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ?.............................................................6
a. Nghiệp vụ thị trường mở ( Open Market Operations - OMO)..................................6
b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements ratio - rrr )........................................6
c. Lãi suất chiết khấu (Discount rate)...........................................................................7
d. Lãi suất tín dụng (Credit interest rate).....................................................................7
e. Tái cấp vốn (Refunding)............................................................................................7
f. Tỷ giá hối đoái (Exchange rate).................................................................................8
4. Trình bày việc vận dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây..................................................9
5. Đánh giá việc thực thi chính sách.........................................................................14
CHỦ ĐỀ 1: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM
1. Tiền tệ, chính sách tiền tệ là gì?
a. Tiền tệ là gì ?
Tiền là vật trung gian được xã hội chấp nhận dùng làm phương tiện thanh toán và trao
đổi. Bản thân chúng có hoặc không có giá trị riêng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hóa đã ra đời một loại hàng
hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung, đó là tiền tệ. Trong lịch sử phát triển sản
xuất và trao đổi hàng hóa, thì đã có nhiều hàng hóa được sử dụng đóng vai trò của tiền
như là vỏ sò, ốc, gia xúc, đồng, sắt, vàng, bạc,... Bản thân chúng có giá trị hoặc không
có giá trị. Việc ra đời của tiền giấy đã đánh dấu một sự thay đổi to lớn trong quá trình
phát triển sản xuất của xã hội loài người, tiền giấy dễ cất giữ và có khối lượng giá trị
danh nghĩa đã được xác định chắc chắn. Nhu cầu trao đổi phát triển cần có những loại
tiền mới không chỉ có tiền giấy mà còn có thể là séc, thẻ tín dụng, tiền điện tử…
b. Chức năng cơ bản của tiền tệ
● Phương tiện thanh toán
Tiền được dùng trong giao dịch, mua bán hàng hoá và dịch vụ. Vậy tiền cho phép trao
đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hoá trực tiếp. Nó tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt
cho quá trình lưu thông hàng hoá, nó như là dầu bôi trơn của mọi hoạt động kinh tế,
thúc đẩy quá trình phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất. Dòng lưu
thông tiền tệ trở thành hệ thống huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế thị trường.
● Dự trữ giá trị
Tiền hôm nay có thể tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Vì thế nó tạo khả năng
mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập trong hiện tại, nhưng có thể để dành
một phần kết quả đạt được cho tiêu dùng ngày mai. Vậy tiền là một loại tài sản tài
chính, mà nhờ nó có thể mở rộng hoạt động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung nguồn vốn để mở rộng sản xuất.
● Đơn vị hạch toán
Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị được dùng để đo lượng giá trị các hàng
hoá và dịch vụ khác nhau. Nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, thông qua đơn vị đo người
ta có thể đo lường tính toán các chi phí đầu vào, kết quả đầu ra. So sánh đối chiếu giữa
đầu ra và đầu vào, xác định được kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh. Tiền
còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ sản xuất, lưu thông,
tiêu dùng của toàn bộ nền kinh tế.
c. Chính sách tiền tệ là gì ?
Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của
cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi
suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như
kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay
tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất
nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy
định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. nhiều vấn đề khác.
Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp. Chính
sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì ?
a. Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền
NHTW thông qua Chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị
đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua
đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối
ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).
Tuy vậy, Chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ
lạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều
kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con
số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.
b. Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
Chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ
thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ
lệ lạm phát gia tăng.
c. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các
chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt
việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối
với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một
cách hài hoà.
Giữa các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng
xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm
chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW
trong khi thực hiện Chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh
tế vĩ mô khác. Phần lớn NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và
dài hạn của chính sách tiền tệ.
3. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ?
Các công cụ của chính sách tiền tệ là những công cụ để điều tiết lượng cung tiền
trong nền kinh tế, bao gồm:
- Nghiệp vụ thị trường mở
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Lãi suất chiết khấu
- Lãi suất tín dụng
- Tái cấp vốn
- Tỷ giá hối đoái
a. Nghiệp vụ thị trường mở ( Open Market Operations - OMO) : Là thị trường
mà trong đó NHTW tham gia vào việc mua, bán hạn các loại giấy tờ có giá (chứng
khoán) do nhà nước phát hành.
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Nó là yếu tố
quyết định đối với những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Các loại chứng khoán chủ
yếu mà NHTW tham gia mua, bán là:
- Trái phiếu chính phủ: là loại chứng khoán dài hạn. Khi nhà nước phát hành ra trái
phiếu này là đang muốn đi vay tiền dài hạn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước.
- Tín phiếu kho bạc: là loại chứng khoán dài hạn. Khi nhà nước phát hành ra tín
phiếu này là đang muốn đi vay tiền ngắn hạn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước.
Khi NHTW bán chứng khoán nhà nước cho các ngân hàng trung gian thì dự trữ của
các ngân hàng trung gian sẽ giảm => làm giảm khả năng cho vay và cung tiền giảm.
Ngược lại, khi NHTW mua chứng khoán nhà nước thì dự trữ của các ngân hàng trung
gian sẽ tăng => làm tăng khả năng cho vay và cung tiền tăng.
+ NHTW mua TP → NHTW bơm tiền ra → MB tăng → MS tăng
+ NHTW bán TP → NHTW hút tiền mặt→MB giảm → MS giảm
*Ưu điểm : NHTW chủ động, không gây xáo trộn hoạt động NHTM, tác dụng mạnh
nhất và hiệu quả nhất
*Nhược điểm : Không phát huy tác dụng nền kinh tế thị trường
b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements ratio - rrr ) : Là tỷ lệ dự trữ tối
thiểu do NHTW quy định cho hệ thống NHTM.
NHTW có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự
trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống Ngân hàng tạo ra từ mỗi đồng tiền
gửi vào. Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó
cho vay ít hơn từ mỗi đồng tiền nhận được dưới dạng tiền gửi.
Như vậy, khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì lượng tiền dự trữ bắt buộc tăng,
khi đó lượng tiền cho vay giảm → cung tiền giảm. Ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
giảm sẽ làm tăng khả năng cho vay của ngân hàng trung gian → cung tiền tăng.
+ rrr giảm → rr giảm → mM tăng → MS tăng và ngược lại
*Ưu điểm : Mang tính pháp lý nên có hiệu lực cao
*Nhược điểm : Gây xáo trộn hoạt động của NHTM, có độ trễ lớn
c. Lãi suất chiết khấu (Discount rate): Là lãi suất mà NHTW áp dụng khoản vay
đối với NHTM và các tổ chức tài chính khác.
Khi lãi suất chiết khấu giảm, các ngân hàng trung gian sẽ đi vay nhiều hơn và sau
đó dùng số tiền đi vay với lãi suất thấp này để cho vay với lãi suất cao hơn và thu
được lợi nhuận. Khi ngân hàng trung gian đến vay tiền NHTW sẽ phát hành tiền mới
để cho vay dẫn đến H tăng và M1 tăng gấp kM lần so với H. Ngược lại, NHTW có thể
thu hẹp cung tiền bằng cách tăng lãi suất chiết khấu để hạn chế lượng đi vay của ngân
hàng trung gian.
+ NHTW giảm lãi suất chiết khấu mM → mM tăng và MB tăng → Ms tăng
+ NHTW tăng lãi suất chiết khấu mM→ MB giảm và MB giảm → Ms giảm
Như vậy, NHTW có thể tác tác động đến cung tiền thông qua 3 công cụ chủ yếu là
nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong 3 công cụ
này, nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng rộng rãi nhất. Ở các nước phát triển, hoạt
động thị trường mở diễn ra thường xuyên. Đó là công cụ có tác động nhanh và hiệu
quả nhất. Ngoài ra NHTW có thể trực tiếp kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín
dụng và một số biện pháp khác:
d. Lãi suất tín dụng (Credit interest rate): Là giới hạn cho vay của 1 ngân hàng.
Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay
đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền lưu thông, mà có
thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Mỗi đầu năm, ngân hàng nhà nước sẽ quy
định một mức tăng trưởng tín dụng tối đa của toàn ngành ngân hàng.Ngân hàng trung
ương có thể điều chỉnh lãi suất để tác động đến việc vay tiền và đầu tư của các ngân
hàng thương mại và các cá nhân/công ty. Tăng lãi suất có thể làm giảm chi tiêu tiêu
dùng và đầu tư, giảm lạm phát và kiềm chế mức tăng của cung tiền.
e. Tái cấp vốn (Refunding): Là hình thức cấp tín dụng của NHTW nhằm cung ứng
vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng (TCTD), TCTD ở đây
là các Ngân hành thương mại
Khi cấp 1 khoản tín dụng cho TCTD, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời
tạo cơ sở cho TCTD tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Ví dụ, các
TCTD đang hết vốn và lãi suất liên ngân hàng tăng quá cao thì lúc đó hoạt động tái
cấp vốn diễn ra, trong trường hợp mà OMO vẫn không cung cấp đủ. Hay hoạt động
tái cấp vốn có những lợi thế so với OMO thì người ta sẽ sử dụng hoạt động tái cấp
vốn. Các hình thức tái cấp vốn :
- Cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ có giá ( OMO : mua, bán giấy tờ có giá)
- Chiết khấu giấy tờ có giá
- Các hình thức khác
f. Tỷ giá hối đoái (Exchange rate): Là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và
động ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái là một công cụ mạnh để điều hành chính sách tiền tệ. Nó vừa phản
ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối
đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến XNK và
hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy
bén đến cung tiền như : Tình hình sản xuất, XNK hàng hàng hóa, cán cân thanh toán
quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, cần lưu ý, NHTW không bao giờ có thể kiểm soát được lượng tiền cung
ứng một cách hoàn hảo, bởi vì NHTW không thể chi phối trực tiếp mọi nhân tố của
nhân tiền.
- Thứ nhất, NHTW không kiểm soát được số lượng tiền mà các hộ gia đình nắm giữ
dưới dạng tiền gửi tại các NH. Khi các hộ gia đình và DN giữ ít tiền mặt hơn và gửi
tiền vào các NH nhiều hơn thì các NH sẽ cho vay được nhiều hơn và do đó càng tạo
thêm được nhiều tiền hơn. Và ngược lại.
- Thứ hai, trong việc kiểm soát cung tiền, NHTW cũng không thể kiểm soát được
lượng tiền mà các NHTM cho vay. Khi tiền được gửi vào một ngân hàng, thì cung
tiền chỉ tăng thêm một khi ngân hàng này cho vay một phần số tiền đó. Bởi vì các
ngân hàng có thể quyết định nắm giữ những khoản dự trữ dôi ra, nên NHTW không
thể nắm chắc được sẽ có bao nhiêu tiền mà hệ thống ngân hàng này tạo ra.
*Ta có thể tóm tắt ba công cụ của NHTW như sau:
Nghiệp vụ thị trường mở:
Mua chứng khoán → Bơm tiền vào → Tăng tiền mạnh => Tăng cung tiền
Bán chứng khoán → Rút tiền ra → Giảm tiền mạnh => Giảm cung tiền
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (TLDTBB):
Tăng TLDTBB → Giảm số nhân tiền → Giảm cung tiền
Giảm TLDTBB → Tăng số nhân tiền → Tăng cung tiền
Lãi suất chiết khấu:
Tăng lãi suất chiết khấu→ giảm khả năng cho vay của các NHTG → giảm lượng
tiền mạnh → giảm cung tiền
Giảm lãi suất chiết khấu→ Tăng khả năng cho vay của các NHTG → Tăng lượng
tiền mạnh → Tăng cung tiền
4. Trình bày việc vận dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây?
Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã vận dụng một số công
cụ điều hành chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá
và duy trì tăng trưởng kinh tế. Dưới đây là một số công cụ quan trọng đã được sử dụng:
a. Điều chỉnh lãi suất
Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất để kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh
tế. Nếu lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất để giảm chi tiêu tiêu
dùng và đầu tư, từ đó giảm lạm phát. Ngược lại, nếu kinh tế đang chậm lại, Ngân hàng
Nhà nước sẽ giảm lãi suất để khuyến khích chi tiêu tiêu dùng và đầu tư, từ đó tăng
trưởng kinh tế.
Cụ thể trong năm 2020, Ngân hàng nhà nước đã giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh
nghiệp và người dân trong bối cảnh đại dịch COVID 19. Nhiều Ngân hàng Trung ương
trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico, Belarus, Australia, … đã giảm
mạnh lãi suất cơ bản như một trong những biện pháp nới lỏng tiền tệ. Trong đó, hồi
tháng 3/2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giảm mạnh 1% lãi suất cơ bản, từ
biên độ 1-1,25% xuống còn 0-0,25%.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có tới 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành,
tạo điều kiện cho nhiều lãi suất trên thị trường xuống mức thấp kỷ lục. Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cũng là một trong các NHTW có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn
nhất trong khu vực.
Cụ thể, ngày 17/3/2020, NHNN đã quyết định giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6% xuống
5%; lãi suất chào mua giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) giảm
từ 4% xuống 3,5%; trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5%
xuống 4,75%. Ngoài ra, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên
cũng giảm từ 6%/năm xuống còn 5,5%/năm.
Tiếp theo đó, đến ngày 13/5/2020, NHNN tiếp tục điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn giảm
từ 5% xuống 4,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 3,5% xuống 3%/năm, lãi suất OMO
giảm từ 3,5% xuống 3%/năm, trần lãi suất tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ
4,75% xuống 4,25%/năm.
Từ 1/10/2020, Ngân hàng nhà nước giảm lãi suất tái cấp vốn từ 4,5%/năm xuống
4%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3%/năm xuống còn 2,5%/năm, lãi suất OMO giảm từ
3%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất tiền gửi tối đa kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm
từ 4,25% xuống 4%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm
xuống còn 4,5%/năm.
Như vậy, trong năm 2020, lãi suất tái cấp vốn đã giảm 2%/năm, lãi suất OMO giảm
1,5%/năm, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm 1%/năm, lãi suất
cho vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm.

Hình 4.1: Lãi suất điều hành Ngân hàng Nhà nước năm 2020
Nếu nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu lạm phát tăng mạnh thì ngân hàng Nhà nước sẽ
tăng lãi suất bằng một số công cụ về điều hành như: lãi suất trên thị trường mở OMO,
lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, phát hành chính phiếu, …Cụ thể trong năm
2022, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã 05 lần điều
chỉnh tăng lãi suất mục tiêu (federal funds target rate) lên mức 3-3,25%/năm và dự báo
còn tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023, đồng USD lên giá mạnh,
gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỉ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát. Để
tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 25 tháng 10 năm 2022; cụ
thể như sau:
● Quyết định số 1809/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 10 năm 2022 về lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với
TCTD. Theo đó, tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm; lãi suất tái chiết
khấu từ 3,5%/năm.
● Quyết định số 1812/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 10 năm 2022 về mức lãi suất tối
đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo
quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014. Theo đó, lãi
suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức
0,5%/năm lên 1,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng
đến dưới 6 tháng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng
VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm;
lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn
thị trường.
● Quyết định số 1813/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 10 năm 2022 về mức lãi suất cho
vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu
vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-
NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng
VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh
vực, ngành kinh tế tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa
bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu
vốn này tăng từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm.

Hình 4.2: Lãi suất liên ngân hàng năm 2022


b. Tỉ giá hối đoái
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thường can thiệp vào thị trường ngoại tệ để kiểm
soát tỷ giá hối đoái và bảo vệ đồng Việt Nam khỏi sự biến động quá mức. Nếu đồng
Việt Nam đang giảm giá quá nhanh, Ngân hàng Nhà nước sẽ mua ngoại tệ để tăng giá
trị của đồng Việt Nam. Ngược lại, nếu đồng Việt Nam đang tăng giá quá nhanh, Ngân
hàng Nhà nước sẽ bán ngoại tệ để giảm giá trị của đồng Việt Nam.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều biện
pháp để điều chỉnh tỉ giá hối đoái đồng Việt Nam (VND) so với các đồng tiền quốc tế
khác. Dưới đây là một số thực trạng điều chỉnh tỉ giá hối đoái của VND:
- Từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện
nhiều lần điều chỉnh tỉ giá hối đoái VND/USD để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và
hỗ trợ xuất khẩu. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã giảm giá trị trung tâm của tỉ giá hối
đoái VND/USD từ 23.246 đồng/USD xuống 23.175 đồng/USD vào tháng 5/2020, và từ
đó đến nay, tỉ giá hối đoái VND/USD được giữ ở mức ổn định.
- Từ đầu năm 2020 đến nay, tỉ giá hối đoái VND/đồng Nhật (JPY) và VND/đồng
Trung Quốc (CNY) cũng đã có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, các biến động này không quá
lớn và được kiểm soát tốt bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục thực hiện các biện pháp
điều chỉnh tỉ giá hối đoái để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ phục hồi kinh
tế sau đại dịch COVID-19. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã tăng mức giá trị trung tâm
của tỉ giá hối đoái VND/USD lên 23.415 đồng/USD vào tháng 6/2021 để hỗ trợ xuất
khẩu và tăng cường dòng vốn ngoại.
Tuy nhiên, thực trạng điều chỉnh tỉ giá hối đoái của VND có thể thay đổi theo thời
gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình hình kinh tế, chính trị và
tài chính quốc tế.

Hình 4.3: Giá mua vào USD tự do từ đầu năm 2020 đến 31/12/2021
c. Dự trữ bắt buộc
Ngân hàng nhà nước không thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong giai đoạn 2019-2021,
các mức tỷ lệ DTBB được thực hiện theo văn bản số 1158/QĐ-NHNN ngày
29/05/2018.
Cụ thể, tỷ lệ DTBB cho đồng VND giữ nguyên ở mức 3% với tiền gửi không kỳ hạn và
có kỳ hạn dưới 12 tháng, 1% với tiền gửi kỳ hạn lớn hơn 12 tháng; tỷ lệ DTBB cho
đồng ngoại tệ mức 8% cho kỳ hạn dưới 12 tháng và 6% cho kỳ hạn trên 12 tháng.
Một sự kiện đáng chú ý vào tháng 8 năm 2021, NHNN đã chấp thuận cho Ngân hàng
Agribank giảm tỷ lệ DTBB với đồng VND, trong giai đoạn tháng 8/2021-tháng 1/2022,
ứng trên từng loại tiền gửi. Động thái này của NHNN được cho là “giảm bớt gánh
nặng” cho Ngân hàng Agribank do các hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng
nặng nề từ đại dịch Covid-19, theo Thông tư 14/2018/TT-NHNN. Thông tư này cho
phép NHNN dùng công cụ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát
triển nông nghiệp, nông thôn.
d. Nghiệp vụ thị trường mở
Trong giai đoạn 2019-2021, nghiệp vụ thị trường mở được NHNN thực hiện linh hoạt
thông qua phương thức chủ yếu là đấu thầu khối lượng. Theo đó, NHNN thông báo cho
các thành viên khối lượng giấy tờ có giá cần mua hay cần bán cũng như các mức lãi
suất tương ứng trong từng phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. Như vậy, bằng
cách điều chỉnh khối lượng mua vào hay bán ra các loại giấy tờ có giá và điều chỉnh các
mức lãi suất chào mua hoặc chào bán, NHNN có thể điều tiết lượng vốn khả dụng trong
nền kinh tế. Khi nhận thấy thanh khoản dư thừa, NHNN chào bán tín phiếu NHNN.
Ngược lại, NHNN thực hiện chào mua các giấy tờ có giá để bơm tiền ra thị trường.
Năm 2019, NHNN chào bán tín phiếu NHNN có kỳ hạn 7 ngày, với mức lãi suất chào
bán giảm dần từ mức 3,0%/năm-2,75%/ năm-2,5%/năm-2,25%/năm (Ngân hàng Nhà
nước, 2020). Khi chào mua giấy tờ có giá, NHNN đặt khối lượng 1.000 tỷ đồng/ngày
kỳ hạn 7 ngày với lãi suất chào mua giảm dần từ mức 4,75%/năm-4,5%/năm-4%/năm.
Tuỳ theo diễn biến thị trường, NHNN có thể tăng khối lượng chào mua hoặc điều chỉnh
kỳ hạn linh hoạt từ 7-28 ngày khi cần thiết.

Năm 2020, NHNN, thông qua nghiệp vụ thị trường mở, đã chào bán tín phiếu kỳ hạn
3 tháng để duy trì vốn khả dụng hệ thống vào đầu năm, trước áp lực lạm phát bối cảnh
vốn khả dụng dư thừa. Sau đó, vào tháng 3, để kịp thời ứng phó với diễn biến tiêu cực
của dịch bệnh, NHNN đã dừng phát hành tín phiếu, thay vào đó là chào mua giấy tờ có
giá qua nghiệp vụ thị trường mở, để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, ổn định thị
trường tiền tệ. (Ngân hàng Nhà nước, 2021).

Năm 2021, NHNN không phát sinh bất cứ giao dịch bán tín phiếu NHNN nào trên thị
trường, khiến lượng tín phiếu duy trì ở mức 0 trong cả năm, cho thấy thanh khoản dồi
dào và được duy trì ổn định. Bằng việc không phát hành tín phiếu, NHNN đã “tạo điều
kiện cho các ngân hàng thương mại có thể hạ lãi suất cho vay. Qua đó, giúp doanh
nghiệp vượt qua ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, NHNN đã đều đặn
chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày lãi suất ở mức 2,5% với khối lượng 1.000 tỷ
đồng/phiên, phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Khi lãi
suất liên ngân hàng tăng nhẹ vào đầu năm, NHNN đã điều chỉnh tăng khối lượng chào
mua lên đến 15.000 tỷ đồng với kỳ hạn 14 ngày, 22.000 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày để hỗ
trợ thanh khoản cho thị trường. Cuối năm, NHNN tăng kỳ hạn chào mua 14 ngày với
khối lượng 5.000 tỷ đồng/phiên với lãi suất 2,5%, nhưng ít giao dịch được diễn ra và
hầu như không có ngân hàng thương mại nào tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này vì dồi dào
thanh khoản.
5. Đánh giá việc thực thi chính sách này.
Việc thực thi các chính sách về lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ
thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những ảnh hưởng tích cực và
đáng kể đến hệ thống tài chính và nền kinh tế. Dưới đây là một đánh giá về việc thực thi
các chính sách này:
Chính sách lãi suất: Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện điều chỉnh lãi suất để kiểm
soát chi phí vay, tạo động lực đầu tư và tiêu dùng, và duy trì ổn định tài chính. Thông
qua công cụ thị trường mở và các biện pháp khác, Ngân hàng Nhà nước đã có thể điều
chỉnh lãi suất theo hướng phù hợp với mục tiêu kinh tế, tuy nhiên, tác động của chính
sách lãi suất cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tác động tiêu cực đến hoạt động kinh
doanh và đầu tư của các doanh nghiệp.
Chính sách tỷ giá hối đoái: Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp vào thị trường ngoại
hối để duy trì tính ổn định của tỷ giá hối đoái. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái thông qua
công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã giúp hạn chế biến động mạnh và tạo ra môi trường
dự đoán được cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên,
việc duy trì mức tỷ giá hợp lý và cân đối là một thách thức và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ
lưỡng để tránh tác động tiêu cực đến cạnh tranh và xuất khẩu của quốc gia.
Chính sách dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là một công cụ quan trọng trong việc
kiểm soát lượng tiền lưu thông và ổn định tài chính. Ngân hàng Nhà nước đã vận dụng
chính sách dự trữ bắt buộc để đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính và kiểm soát
lạm phát. Việc áp dụng công cụ này có thể hạn chế nguồn cung tiền, đẩy giảm lạm phát
và duy trì sự ổn định của giá cả. Tuy nhiên, việc điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc cần
được đánh giá kỹ lưỡng để tránh tác động đáng kể đến hoạt động của các tổ chức tài
chính và doanh nghiệp.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Công cụ nghiệp vụ thị trường mở, bao gồm mua
bán trái phiếu Chính phủ và giao dịch tiền tệ, đã được sử dụng để can thiệp vào thị
trường và duy trì ổn định tài chính. Điều này đã cho phép Ngân hàng Nhà nước có khả
năng điều chỉnh nguồn cung tiền tệ, kiểm soát lãi suất, và ảnh hưởng đến các chỉ số thị
trường tài chính. Việc vận dụng công cụ này đã có những kết quả tích cực, nhưng hiệu
quả của nó cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên.
Tổng thể, việc thực thi các chính sách của Ngân hàng Nhà nước đã đóng góp vào việc
duy trì ổn định tài chính và kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế.

You might also like