You are on page 1of 7

I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan về NHTW.
1.1 Khái niệm về NHTW
Ngân hàng trung ương hay ngân hàng dự trữ là cơ quan đặc trách trong việc quản lý
hệ thống tiền tệ, chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ của một quốc gia, nhóm
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Mục đích chính của quá trình vận hành là ổn định giá trị
tiền tệ, cung tiền, kiểm soát lãi suất và hỗ trợ các ngân hàng thương mại đang đứng trước
nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước,
tuy nhiên vẫn giữ mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ. Tại Việt Nam, Ngân hàng
Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam chính là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đảm
trách việc quản lý các hệ thống tiền tệ của quốc gia.
https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/ngan-hang-trung-uong-la-gi-chuc-nang-
quan-trong-nhat-cua-ngan-hang-trung-uong.35A521EC.html
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTW
NHTW như chúng ta biết ngày nay thực sự là một trong những phát minh lớn nhất
trong thế kỷ 20 - Lần đề cập đầu tiên được ghi nhận bằng tiếng Anh với khái niệm là
"NHTW - Centrol Bank" vào năm 1873 do Walter Bagehot, sau này là Tổng biên tập của
tờ báo The Economist Anh quốc, người đã sử dụng cụm từ “Centrol Bank” để đề cập đến
một ngân hàng có sự độc quyền trong việc phát hành giấy bạc ngân hàng, và trụ sở chính
của nó cần phải đặt tại Thủ đô hoặc Trung tâm tài chính của một quốc gia. Chỉ trong thời
gian 50 năm sau đó và nhất là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, thuật ngữ này đã được sử dụng
rộng rãi trên phạm vi quốc tế. Vào những năm đầu thế kỷ 20, trên thế giới chỉ có 18
NHTW, thì hiện nay con số này đã là 173 NHTW.
Sự đời của NHTW trải qua 4 giai đoạn:
*Giai đoạn hình thành NH sơ khai (từ 3500 -1800 tr.CN)
Vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên, hình thức ngân hàng sơ khai được nhiều
nhà sử học cho rằng đã hình thành trước khi con người phát minh ra tiền. Ban đầu, tài sản
gửi tại “ngân hàng” là các loại ngũ cốc, sau đó là gia cầm, nông sản, rồi đến các kim loại
như vàng. Đền thờ là nơi an toàn để cất giữ tài sản. Đó là các công trình được xây dựng
kiên cố, thường xuyên có người tới hành lễ.
*Giai đoạn hình thành NHTM (từ TK V – TK XVIII)
Sự ra đời nghiệp vụ ghi chép sổ sách, số hiệu tài khoản, hoạt động thanh toán bù trừ
sơ khai, nghiệp vụ bảo lãnh.
Từ TK X đến đầu TK XVIII: Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu ra đời.
*Giai đoạn phân hóa hệ thống NHTW (từ XVIII – TK XX)
Có sự phân hóa hệ thống ngân hàng thành 2 nhóm:
 Các ngân hàng được phát hành tiền kèm theo nghiệp vụ kinh doanh.
 Các ngân hàng chỉ được phép hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng.
*Giai đoạn hình thành NHTW (từ đầu TK XX đến nay)
NHTW hoàn thiện cả về tổ chức lẫn chức năng: tách rời chức năng độc quyền phát
hành ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ (diễn ra đầu tiên ở Anh).
Như vậy, sự ra đời của NHTW là kết quả của quá trình lịch sử phát triển và phân
hóa trong hệ thống ngân hàng.
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?
centerWidth=100%25&dDocName=CNTHWEBAP01162524582&leftWidth=0%25&rig
htWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-
state=beybzvzzp_9&_afrLoop=33979928950289466
1.3 Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW
Khi nói tới mô hình tổ chức của NHTW ở mỗi quốc gia, cần phải xác định vị trí
pháp lý của tổ chức này trong bộ máy công quyền. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội
mỗi nước mà NHTW sẽ tổ chức theo những mô hình khác nhau, có vị trí khác nhau trong
bộ máy nhà nước, có mối quan hệ khác nhau với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác.
Trên thực tế hiện nay tồn tại 2 mô hình chính của NHTW: NHTW trực thuộc Quốc
hội và độc lập với Chính phủ, và NHTW trực thuộc Chính phủ.
1.3.1. Ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội và độc lập với Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, không
chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt
động của NHTW. Điển hình cho mô hình này là NHTW ở các nước như Hoa Kỳ, Đức,
Nga.
Việc quy định NHTW độc lập với Chính phủ bởi NHTW là cơ quan quản lý, điều
tiết tiền tệ và phát hành tiền, hoạt động của nó tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền
kinh tế, nếu xác định vị trí pháp lý của nó thuộc Chính phủ thì không có gì bảo đảm rằng
mọi quyết sách của Chính phủ về tiền tệ sẽ phù hợp với chủ trương, giải pháp của NHTW
và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường tiền tệ. Hơn nữa, nếu NHTW thuộc
Chính phủ khi có thâm hụt tài chính ngân sách, việc phát hành tiền quá giới hạn và không
phụ thuộc vào quy luật lưu thông tiền tệ dễ xảy ra, gây ra tình trạng lạm phát, ảnh hưởng
tới sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, việc trao cho NHTW vị trí pháp lý độc lập là vô cùng cần thiết, là yếu tố
then chốt để đảm bảo tính hiệu quả trong điều hành CSTTQG ở mỗi nước.
1.3.2. Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ

Theo mô hình này, NHTW nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, chịu sự điều
hành trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ có quyền can thiệp rất lớn, không chỉ trên
phương diện tổ chức, điều hành mà còn trong hoạt động thực hiện CSTTQG. NHTW
được ví như công cụ của Chính phủ trong việc điều tiết giá trị đồng tiền và huy động các
nguồn tài chính trong nền kinh tế. Mô hình này được xác định dựa trên cơ sở: Chính phủ
là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Do đó,
Chính phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng nó một cách đồng bộ
và phối hợp các công cụ nhằm vận hành nền kinh tế trôi chảy và hiệu quả, cũng là để
thực thi tốt nhiệm vụ của mình, mà thực chất là Chính phủ nắm NHTW và thông qua
NHTW tác động đến CSTTQG. Tiêu biểu cho mô hình này là NHTW ở một số nước châu
Á như Trung Quốc, Việt Nam...
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207122#:~:text=Theo
%20m%C3%B4%20h%C3%ACnh%20n%C3%A0y%2C%20NHTW%20n%E1%BA
%B1m%20trong%20c%C6%A1%20c%E1%BA%A5u%20b%E1%BB%99,ho%E1%BA
%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n
%20CSTTQG.
1.4 Tính độc lập của NHTW
Về mục tiêu: theo Điều 1 Luật NHNN, NHNN thực hiện nhiều mục tiêu xung đột
lẫn nhau như ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Về xây dựng chỉ tiêu hoạt động:

 Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia, mức lạm
phát dự kiến hàng năm trong mối tương quan với cân đối NSNN và mức
tăng trưởng kinh tế (Điều 3 Luật NHNN).
 Chính phủ xây dựng dự án CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng
năm trình Quốc hội quyết định (Điều 3 Luật NHNN). Về việc tự chủ trong
lựa chọn công cụ điều hành, Chính phủ tổ chức thực hiện CSTT quốc gia.
Các quy định trên cho thấy tính độc lập trong hoạt động của NHNNVN còn rất thấp,
nhất là trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Điều này có ảnh hưởng nhất
định đến việc nâng cao năng lực hoạt động cuả NHNN với vai trò là một NHTW trong
bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, cần thiết phải có sự thay đổi
các qui định trong Luật NHNN hiện tại để có thể nâng cao hơn nữa vị thế độc lập của
NHNN.
1.5 Chức năng và vai trò của NHTW
 Độc quyền phát hành tiền trung ương
Phát hành tiền tệ được xem là chức năng của ngân hàng trung ương cơ bản và quan
trọng nhất. Đây là cơ quan duy nhất có quyền thực hiện chức năng này tại phần lớn các
quốc gia. Ngân hàng trung ương đơn vị duy nhất phát hành tiền giấy, còn các loại tiền bổ
trợ sẽ do Chính phủ ban hành.
- Quyền :
 NHTW là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền theo quy định của luật
hoặc theo phê duyệt của Chình phủ.
 NHTW phát hành giấy bạc và tiền kim khí là phương tiện kim khí thống nhất,
hợp pháp và không hạn chế trong phạm vi cả nước.
- Nghĩa vụ :
 NHTW có trách nhiệm trong việc xác định số lượng tiền, thời điểm, phương
thức và nguyên tắc phát hành tiền, đảm bảo sự ổn định tiền tệ.
NHTW được độc quyền phát hành tiền là do có thể kiểm soát được lượng tiền trong
lưu thông và khả năng mở rộng tín dụng. Bên cạnh đó tiền do NHTW phát hành có uy tín
cao hơn và NHTW có thể phân phối và sử dụng có hiểu quả nguồn lợi nhuận từ phát hành
tiền.
Hiện nay, có 4 kênh phát hành tiền chính của NHTW: Cho các NHTM vay; cho
chính phủ hoặc đại diện của Chính phủ vay; giao dịch trên thị trường ngoại hối và giao
dịch qua nghiệp vụ thị trường mở.
 Ngân hàng của các ngân hàng
Ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với đối các ngân hàng
trung gian, trong đó bao gồm:
- Nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian : dưới hình thức tiền gửi thanh toán
và tiền gửi bắt buộc. Trong đó, tiền gửi bắt buộc là khoản tiền mà các ngân hàng
trung gian được yêu cầu phải gửi lại nhằm đảm bảo khả năng chi trả của ngân
hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng của họ. Còn tiền gửi thanh
toán là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian cần gửi thường xuyên với mục
đích phục vụ nhu cầu thanh toán, và đảm bảo nhu cầu giao dịch với ngân hàng nhà
nước và chi trả cho các ngân hàng thương mại khác.
- Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian : bằng việc tái chiết khấu chứng từ có giá
ngắn hạn. Nói cách khác, đây là một hình thức cấp vốn cho ngân hàng trung gian
trong việc mở rộng hoạt động tín dụng. Ngân hàng nhà nước đóng vai trò bảo vệ
các ngân hàng trung gian khỏi nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó, cơ quan này còn là
trung tâm thanh toán, bù trừ tiết kiệm chi phí thanh toán và luân chuyển vốn cho
các ngân hàng và nền kinh tế.
 Là Ngân hàng của chính phủ
Tại một số quốc gia, ngân hàng trung ương có vai trò quản lý tiền của chính phủ.
Tại Việt Nam, trách nhiệm này được đảm nhận bởi Kho bạc Nhà nước.
- Làm thủ quỹ cho Kho bạc Nhà nước: NHTW mở tài khoản cho kho bạc, theo dõi,
chi trả lãi, thực hiện thanh khoản, cấp vốn theo yêu cầu của Kho bạc.
- Làm đại lý tư vấn cho chính phủ:
 Đại lý trong việc phát hành chứng khoán Chính phủ
 Đại diện cho Chính phủ tại tổ chức tiền tệ Quốc tế
 Tham gia vào hoạch định chính sách phát triển KTXH
 Ban hành các văn bản pháp quy về tài chính – tiền tệ - ngân hàng
 Tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề tài chính tiền tệ
- Cho Chính Phủ vay
 Mục đích: Bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN và cho vay ứng trước
năm tài chính
 Hình thức: NHTW cho Chính phủ vay dưới hình thức trực tiếp cấp tín
dụng cho Chính phủ hoặc cấp gián tiếp thông qua tái chiếu khấu các
trái phiếu Kho bạc tại các NH trung gian.
 Vai trò quản lý nhà nước
NHTW có trách nhiệm trong việc xây dựng và thực thi CSTT quốc gia nhằm điều
tiết hoạt động kinh tế vĩ mô, và các tác động đó được truyền tải thông qua các kênh như
kênh lãi suất, kênh giá tài sản và kênh tín dụng. Ngoài ra NHTW còn giữ vai trò giám sát
các ngân hàng, đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng và bảo vệ quyền lợi
khách hàng. NHTW cần phải thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả giữa các
ngân hàng. Cuối cùng, NHTW định kỳ xây dựng các quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn và
hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước.
( Tham khảo giáo trình TCTT – hvnh )

You might also like