You are on page 1of 15

I.

LỜI MỞ ĐẦU

Trải qua rất nhiều năm xây dựng, hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những
chuyển biến mạnh mẽ và không ngừng phát huy những thành tựu vượt bậc, góp phần tích cực
vào công cuộc phát triển nền kinh tế. Như chúng ta đã biết “Tiền” chính là “huyết mạch” nuôi
sống nền kinh tế. Trong mỗi giai đoạn, sự đổi mới, phát triển của hoạt động ngân hàng đều có
ý nghĩa. Nó gắn liền với vận mệnh của đất nước, là bước tiến hết sức quan trọng của chính
sách tiền tệ cần phải đối mặt trước những khó khăn chồng chất của đất nước và diễn biến ngày
càng phức tạp trên chính trường quốc tế.

II. KHÁI NIỆM

Chính sách tiền tệ (monetary policy): là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung
ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu:
ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia sẽ được xác định tùy theo khả năng cung tiền của đất nước
ấy:

 Chính sách tiền tệ mở rộng nhằm mục đích tăng cung tiền và giảm lãi suất để

kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế tỷ lệ thất nghiệp. Tuy

nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến tăng lạm phát - một phản ứng không mong

muốn của chính sách tiền tệ nhằm giảm thất nghiệp.

 Trong khi đó, chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm cung tiền và tăng lãi suất,

nhằm giảm sự đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giảm lạm phát

nhưng cũng có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Mục tiêu chính của chính sách

này là ổn định giá trị của đồng tiền.

III. PHÂN LOẠI

Chính sách tiền tệ mở rộng còn được gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng là khi NHTW cho
phép cung một mức tiền lớn hơn bình thường. Từ đó khiến lãi suất giảm, tổng lượng tiêu thụ
nhu cầu tăng cao, giảm tỉ lệ thất nghiệp, mở rộng nền kinh tế cũng như sản xuất và tiêu dùng,
cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Để triển khai chính sách tiền tệ mở rộng, NHTW thường lựa chọn một trong ba phương pháp
sau:
 Mua vào trên TTCK
 Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
 Giảm lãi suất chiết khấu
Trong một số tình huống, có thể áp dụng cả ba cách trên cùng một lúc.
 Trong điều kiện kinh tế vĩ mô, khi nền kinh tế đang trải qua suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp
vẫn cao, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được áp dụng. Vì vậy, việc mở rộng chính sách
tiền tệ có thể được xem là một biện pháp chống lại sự suy thoái kinh tế.

Chính sách tiền tệ thắt chặt còn được biết đến với tên gọi khác là chính sách tiền tệ thu
hẹp, là một chiến lược mà trong đó Ngân hàng Trung ương (NHTW) giảm cung tiền tệ. Hậu
quả là lãi suất tăng lên, tổng cầu giảm và mức giá chung trên thị trường cũng theo đó giảm.

Khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển quá nhanh và lạm phát tăng, chính sách
tiền tệ thắt chặt thường được áp dụng. Vì vậy, việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể
được xem như việc sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.

Để thực hiện chính sách này, NHTW thường sử dụng các biện pháp nhằm giảm cung
tiền, bao gồm:

 Thực hiện bán ra trên TTCK


 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
 Tăng lãi suất chiết khấu đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Tùy thuộc vào tình hình kinh tế và các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo từng giai đoạn phát
triển, NHTW có thể áp dụng một trong hai chính sách tiền tệ trên để đảm bảo sự ổn
định cho nền kinh tế quốc gia.

IV. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


 Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền
 Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
 Tăng trưởng kinh tế
 Ổn định thị trường tài chính và ngoại đối
 Ổn định thị trường lãi suất
V. VỊ TRÍ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ ảnh hưởng trực tiếp đến đường dây lưu
thông tiền tệ trong thị trường. Bên cạnh đó, nó cũng liên kết chặt chẽ với các chính sách
khác trong nền kinh tế như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế
đối ngoại. Đối với NHTW việc đưa ra những hoạch định chính sách và điều hành nó là
hoạt động cơ bản nhất trong một nền kinh tế, mọi hoạt động ấy đều góp phần vào sự
thực hiện hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia.

VI. DIỄN BIẾN ĐIỀU CHỈNH CSTT CỦA NHNNVN TRONG 5 NĂM QUA
1. Trước đại dịch Covid-19
 Năm 2018
a. Điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều tiết
tiền tệ hợp lý, đảm bảo thanh khoản hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ
ổn định tỷ giá và góp phần kiểm soát tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt để kiểm
soát tiền tệ, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và tỷ giá.
 Nửa đầu năm 2018: NHNN mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối, đồng thời hút tiền trung
hòa bằng tín phiếu NHNN.
 Lãi suất chào mua giấy tờ có giá giảm 0,25% xuống còn 4,75%/năm để hỗ trợ ổn định
lãi suất thị trường.
 Từ tháng 7/2018: NHNN kéo dài kỳ hạn tín phiếu, tăng lãi suất, duy trì thanh khoản cho
ngân hàng.
 Cuối tháng 10/2018: NHNN tạm dừng chào bán tín phiếu, hỗ trợ thanh khoản cho ngân
hàng qua kênh chào mua giấy tờ có giá.

b) “Điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO góp phần hỗ trợ ổn định mặt bằng lãi
suất.”
 “NHNN giảm lãi suất chào mua OMO từ 5% xuống 4,75%/năm.”
 “Điều tiết thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD).”
 “Hỗ trợ ổn định mặt bằng lãi suất.”
c) Giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND và ngoại tệ.
NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi như sau:
Tiền gửi VND:
 Không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 3%
 Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 1%
Tiền gửi ngoại tệ:
 Không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 8%
 Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 6%
 Tiền gửi của các TCTD ở nước ngoài: 1%
d) “Tiếp tục thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ nguồn vốn trong quá trình xử lý nợ xấu và
các mục tiêu khác theo chủ trương của Chính phủ.”
 Tái cấp vốn được điều chỉnh dựa trên diễn biến thị trường, tình hình TCTD và mục tiêu
điều hành chính sách tiền tệ.
 NHNN thực hiện tái cấp vốn theo chủ trương của Chính phủ:
 Hỗ trợ nguồn vốn cho TCTD xử lý nợ xấu thông qua trái phiếu đặc biệt của VAMC.
 Cho vay vốn cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để thực hiện dự án chống
ngập úng khu vực TP.HCM giai đoạn 1.
e) “Thực hiện điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày, kết hợp với điều hành
đồng bộ, linh hoạt các công cụ Chính sách tiền tệ.
 Công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày:
 Thay đổi linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm.
 Hạn chế đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, giảm đô-la hóa.
 Giảm thiểu tác động bất lợi từ bên ngoài.
 Can thiệp thị trường ngoại tệ một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị
trường:
 Mua/bán ngoại tệ kỳ hạn với các TCTD.
 Mua ngoại tệ khi nguồn cung dồi dào.
 Bán ngoại tệ khi cần thiết nhằm ổn định thị trường.
 Điều hành tỷ giá kết hợp với các công cụ khác:
 Điều tiết thanh khoản, lãi suất tiền đồng.
 Truyền thông, định hướng thị trường.”

f) “Điều hành các giải pháp tín dụng đi đôi với an toàn, nâng cao hiệu quả, chất
lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của nền kinh
tế
 NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng (TCTD) dựa
trên tình hình thực tế.
+ Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng năm 2018 khoảng 6,7% và lạm phát bình quân
4% được quốc hội và chính phủ đề ra.
+ NHNN đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng năm 2018 khoảng
17%.

 NHNN thực hiện các giải pháp để:


 Tạo điều kiện TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản
xuất và ưu tiên.
 Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
 Triển khai các chương trình tín dụng.
 Xử lý khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.
 NHNN kiểm soát nhu cầu vay vốn ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đô-la hóa nền
kinh tế.
 NHNN ban hành Thông tư 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông
tư số 24/2015/TT-NHNN quy định cho vay ngoại tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.”

2. Chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn COVID-19:


 Năm 2019:
a. “Điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết
tiền tệ hợp lý, đảm bảo thanh khoản hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ, hỗ
trợ ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước”
NHNN điều hành dựa trên diễn biến thị trường tiền tệ và tình hình vốn khả dụng của
tổ chức tín dụng (TCTD). NHNN thực hiện các biện pháp:
 Chào bán tín phiếu NHNN với kỳ hạn 7 ngày và lãi suất giảm dần từ 3.0% xuống
2.25%/năm.
 Chào mua giấy tờ có giá với khối lượng 1.000 tỷ đồng/ngày, tăng khi cần thiết.
 Kỳ hạn chào mua chủ yếu là 7 ngày và lãi suất giảm dần từ 4,75% xuống 4%/năm
 “Việc điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ và nghiệp vụ thị trường mở
giúp: Điều tiết tiền tệ hợp lý, đảm bảo thanh khoản hệ thống, ổn định thị trường tiền
tệ, giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế.”
b. Điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành
“16/9/2019, NHNN giảm các mức lãi suất điều hành 0,25%/năm nhằm phù hợp với diễn biến
kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. NHNN điều chỉnh lãi suất dựa trên: tình hình kinh
tế vĩ mô và thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, xu hướng cắt giảm lãi suất của NHTW nhiều
nước, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ và ngoại hối
diễn biến ổn định trong nước.”
“Lãi suất VND

Trong năm 2019, thị trường lãi suất cơ bản ổn định và có xu hướng giảm ở một số kỳ
hạn, phù hợp với các biện pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đến
cuối năm này, mức lãi suất huy động thông thường dao động như sau:

 Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng: 0,2-0,8%/năm.


 Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng: 4,3-5%/năm.
 Tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng: 5,5-7%/năm.
 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: khoảng 6,6-7,5%/năm.

Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng thương mại (TCTD) phổ biến ở mức sau:

 Cho vay ngắn hạn: khoảng 6-9%/năm.


 Cho vay trung và dài hạn: khoảng 9-11%/năm.”

“Lãi suất USD


Lãi suất USD trong năm 2019 diễn biến phù hợp với chính sách của Chính phủ và
hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhằm hạn chế đô-la hóa trong
nền kinh tế. Đến cuối năm này, các chỉ tiêu lãi suất USD được xác định như sau:

 Lãi suất huy động USD của các tổ chức tín dụng thương mại (TCTD) được quy
định tại mức 0%/năm theo quy định của NHNN.
 Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,7%/năm.
 Lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến ở mức 4,5-6,0%/năm.

Những mức lãi suất này được thiết lập để điều tiết việc sử dụng đồng USD trong
nền kinh tế và hỗ trợ các mục tiêu kinh tế xã hội của quốc gia.”
c. Giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND và ngoại tệ
Năm 2019 vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc như năm 2018.
d. “Tiếp tục tái cấp vốn phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT và chủ trương của
Chính phủ”
NHNN điều chỉnh hoạt động tái cấp vốn dựa trên mục tiêu CSTT và chủ trương của Chính phủ.
Tiếp tục giải ngân tái cấp vốn cho các chương trình được Chính phủ phê duyệt.
e. “Điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày, kết hợp đồng bộ với các công cụ
CSTT khác
 Công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày:
 Thay đổi linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm.
 Dựa trên diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ
và mục tiêu CSTT.
 Hạn chế đầu cơ, găm giữ ngoại tệ.
 Giảm thiểu tác động bất lợi từ biến động bên ngoài tới kinh tế trong nước.
 Điều chỉnh tỷ giá mua/bán ngoại tệ với các TCTD ( tổ chức tín dụng )
 Điều hành tỷ giá kết hợp với các công cụ khác:
 Điều tiết thanh khoản, lãi suất VND.
 Truyền thông, định hướng thị trường.
 Tạo sự đồng thuận của các thành viên thị trường.
 Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả truyền dẫn của CSTT và tỷ giá.”

f. “Điều hành tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn, nâng cao hiệu quả, chất lượng
tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của nền kinh tế
 NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 khoảng 14% để hỗ trợ mục
tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% và lạm phát dưới 4% của Quốc hội và Chính phủ.
 NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng (TCTD) dựa
trên:
 Hoạt động và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh.
 Ưu tiên TCTD thực hiện sớm quy định về tỷ lệ an toàn vốn và tham gia hỗ trợ xử lý
quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.
 Xem xét điều chỉnh để hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát.
 NHNN chỉ đạo TCTD:
 Nâng cao chất lượng tín dụng.
 Tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
 Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
 Kiểm soát cho vay ngoại tệ và giảm dần theo lộ trình.
 Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận
vốn tín dụng.
 Triển khai chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng để mở rộng kênh tiếp cận
tín dụng và đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn vay.
 ”
 Năm 2020-2021:

a) Ổn định thị trường tiền tệ:

 Điều tiết tiền tệ hợp lý: NHNN sử dụng các công cụ như chào bán/mua tín
phiếu NHNN, điều chỉnh lãi suất điều hành để kiểm soát lượng tiền trong lưu
thông, đảm bảo thanh khoản hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ.
 Ứng phó đại dịch Covid-19: NHNN đã thực hiện các biện pháp như giảm lãi
suất điều hành, tạm dừng phát hành tín phiếu NHNN, tăng cường thanh khoản
hệ thống để hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của đại dịch.

b) Hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh:

 Giảm lãi suất điều hành: NHNN đã giảm lãi suất điều hành 3 lần trong năm
2020 để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do đại dịch
Covid-19.

Cụ thể: So với các nước ở Châu Á như: Philippines, Thái Lan,… thì Việt Nam có
mức giảm lãi suất điều hành lớn nhất.
 Giảm lãi suất cho vay: Các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất cho vay theo chỉ
đạo của NHNN, góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.

c) Duy trì tỷ giá hối đoái ổn định:

 Điều hành tỷ giá linh hoạt: NHNN thực hiện công bố tỷ giá trung tâm hàng
ngày và can thiệp thị trường khi cần thiết để giữ ổn định tỷ giá hối đoái.
 Kết hợp các giải pháp đồng bộ: NHNN phối hợp các biện pháp điều tiết thanh
khoản, lãi suất VND và các công cụ khác để đảm bảo ổn định thị trường ngoại
tệ.

d) Tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn:

 Điều hành linh hoạt tăng trưởng tín dụng: NHNN kiểm soát tốc độ tăng trưởng
tín dụng phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và đảm bảo an toàn
hệ thống ngân hàng.
 Nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng: NHNN khuyến khích các tổ chức tín
dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro tín
dụng.

e) Hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai:

 Triển khai các giải pháp hỗ trợ: NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại
thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay, miễn, giảm phí giao dịch cho các khách
hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai.
 Giải quyết khó khăn cho người dân và doanh nghiệp: NHNN phối hợp với các
cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong
quá trình tiếp cận tín dụng.

 Năm 2022:
 NHNN đã thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ, ổn
định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội như sau:
Thực hiện thanh khoản trên thị trường ngân hàng để cung cấp vốn cho các tổ chức tín
dụng, định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14 - 15%, kiểm soát lạm phát, thực hiện
mua giấy tờ có giá trên thị trường mở, tính toán cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn hợp
lí đề ổn định vốn.
Cụ thể: Các ngân hàng thương mại thực hiện gói hỗ trợ lãi suất (2%/năm) với 40.000 tỷ
đồng cho một số ngành cần thiết, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả
năng trả nợ, cho vay xây dựng nhà ở, nhà cho thuê và bán.

 Kéo dài thời gian trả nợ, giảm hoặc miễn đối với người bị ảnh hưởng bởi COVID-
19, theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường và nền kinh tế để đưa ra các giải pháp
kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân…

Cụ thể: NHNN đưa ra mức lãi suất cho vay 3-4%/năm đối với các doanh nghiệp
bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch COVID-19.

 Sử dụng 46.000 tỷ đồng từ các nguồn tài chính khác để nhập khẩu vắc - xin, các
thiết bị và thuốc để phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp bị tái trở lại.

Cụ thể: : Tình hình dịch COVID-19 vẫn khó dự đoán trước. Có khoảng 50.000-
75.000 ca mỗi ngày, số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine.
Biến chủng mới - Omicron có khả năng lây lan nhanh và có nguy cơ tăng tử vong
trở lại.

 Điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, tạo điều kiện
phát hành trái phiếu Chính phủ.
Cụ thể: Kho bạc Nhà nước mới hoàn thành được gần 22% kế hoạch huy động trái
phiếu Chính phủ trong quý 1/2022… tạo một nguồn tiền lớn trong thị trường để đáp
ứng nhu cầu về vốn.

VII. CÔNG CỤ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Reserve Requirement)


1. Khái niệm

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là khoản tiền tối thiểu ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính bắt
buộc dự trữ lại. Khoản tiền dự trữ này nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và giảm
thiểu các khả năng rủi ro.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tùy vào NHTW quy định. Tỷ lệ có thể thay đổi phụ thuộc vào
tình hình kinh tế quốc gia.

Hiện nay tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương đưa ra đối với tiền gửi nội
tệ không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% với tiền gửi có kỳ hạn trên 12
tháng là 1%.

2. Công thức tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính bằng:


Tỷ lệ dự trữ bắt buộc = Lượng tiền dự trữ bắt buộc/Tổng số tiền gửi tiết
kiệm.

Lượng tiền dự trữ bắt buộc là số tiền ngân hàng hay tổ chức tín dụng đảm bảo có được.

Bảng
tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng nhà nước

3. Cơ chế tác động.


 Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm ảnh hưởng đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo
dòng tiền của các ngân hàng thương mại.
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động chặt chẽ đến cơ chế tạo bội số tiền của các ngân
hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng hoặc
thu hẹp hệ số tạo tiền.
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng đến khả năng cho vay của Ngân hàng thương mại.
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng thì nguồn vốn ngân hàng phải dự trữ cao hơn, lãi suất
tăng. Khi đó khả năng cho vay của ngân hàng sẽ giảm xuống và ngược lại.
4. Ưu và nhược điểm.
 Ưu điểm: “Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ ảnh hưởng bình đẳng đến các ngân
hàng, đặc biệt lớn đối với khả năng cung tiền. Ngoài ra còn giúp ngân hàng kiểm soát
lạm phát bằng cách hạn chế số tiền cho vay sẵn có, đảm bảo khả năng thanh khoản
nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào của khách hàng, tránh tình trạng thiếu
hụt, đảm bảo sự hoạt động của ngân hàng ở trạng thái ổn định và có thể ứng phó với
những tình huống khẩn cấp.
 Nhược điểm: ”
 Lãi suất điều hành.
1. Khái niệm

“Lãi suất điều hành là một công cụ, chính sách của Ngân hàng Nhà nước nhằm điều
tiết, thúc đẩy các hoạt động tài chính, nền kinh tế của đất nước, đồng thời hỗ trợ thúc
đẩy sản xuất của các doanh nghiệp bằng việc giảm lãi suất.”
“Lãi suất điều hành tăng hay giảm trên thị trường là chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước,
các Ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng sẽ là người thực hiện.”

“Lãi suất điều hành cũng có thể tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán.”

Bảng lãi suất của Ngân hàng nhà nước

2. Các loại lãi suất điều hành.

Lãi suất cho vay trên thị trường mở (OMO): Lãi suất OMO được hiểu là lãi suất mà
ngân hàng nhà nước đưa ra trong các giao dịch bơm vốn cho những người cần vốn trên
thị trường mở.

Lãi suất OMO là lãi suất linh hoạt, thường là do các Ngân hàng Nhà nước chủ động
điều hành quá trình thực hiện các công cụ về chính sách tiền tệ, hạn chế lạm phát hiệu
quả.

Lãi suất tín phiếu: Lãi suất mà khi các Ngân hàng thương mại dư thanh khoản thì
Ngân hàng Nhà nước rút lại tiền về bằng cách chào bán Outright (mua bán đứt đoạn)
tín phiếu kho bạc lãi suất ngắn hạn.

Lãi suất tái cấp vốn: Lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho việc tái cấp vốn cho
các Ngân hàng thương mại khi các Ngân hàng thương mại mất khả năng thanh khoản,
cạn kiệt dự trữ và các loại giấy tờ có giá. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất trong các
loại lãi suất điều hành.

Lãi suất dự trữ bắt buộc: Là khoản tiền mà các ngân hàng thương mại buộc phải dự
trữ và gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Phần dự trữ này được Ngân hàng Nhà nước trả lãi
và gọi là lãi suất dự trữ bắt buộc.

4. Cơ chế tác động.Việc lãi suất bị thay đổi tăng hoặc giảm theo xu hướng có tác động
mạnh đến khả năng huy động nguồn vốn và cho vay của các Ngân hàng thương mại từ đó
ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng bị thay đổi.
5. Ưu và nhược điểm.

 Ưu điểm:
 Lãi suất điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng tiền trong nền
kinh tế và kiểm soát lạm phát. Khi lãi suất tăng, chi phí vay cao hơn, dẫn đến việc vay
và chi tiêu tiêu dùng giảm xuống, giúp kiểm soát lạm phát. Ngược lại, khi lãi suất
giảm, việc vay và chi tiêu tăng lên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 Lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ và tỷ giá hối đoái, cũng như quyết định
đầu tư và tài chính của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
 Ưu điểm của việc sử dụng lãi su ất điều hành là nó có tác động trực tiếp và nhanh
chóng đến các ngân hàng thương mại, là một công cụ quan trọng và hiệu quả khi các
công cụ gián tiếp kém hiệu quả.
 Vì vậy, lãi suất điều hành là một công cụ mạnh mẽ trong việc điều hành nền kinh
tế, giúp kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
 Nhược điểm: là một công cụ cứng nhắc, kiểm soát lãi suất sẽ triệt tiêu cạnh tranh của
các Ngân hàng thương mại, dễ gây tác động xấu tới hoạt động tiết kiệm và đầu tư. Vì
vậy, nó thường chỉ được sử dụng trong điều kiện có sự ổn định, hay các yếu tố thị
trường chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có thể ngầm
không tuân theo khung lãi suất quy định của ngân hàng nhà nước.
 “Nghiệp vụ thị trường mở.
1. Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá ngắn hạn
trên thị trường tiền tệ, chủ yếu là tín phiếu kho bạc do Ngân hàng Nhà nước thực hiện
trên thị trường mở. Là công cụ quan trọng nhất trong việc điều tiết lượng tiền cung
ứng.
2. Cơ chế tác động: Khi Ngân hàng Nhà nước mua chứng khoán sẽ làm tăng cơ số tiền
tệ dẫn đến mức cung tiền tăng lên và ngược lại. Nếu thị trường mở chỉ gồm Ngân hàng
Nhà nước và Ngân hàng thương mại thì hoạt động này sẽ làm thay đổi lượng tiền dự
trữ của các ngân hàng thương mại.
1. Ưu và nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường mở.
 Có tính linh hoạt và độ chính xác cao.
 Nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian.
 Nhược điểm: do phải thông qua các quan hệ trao đổi nên còn phụ thuộc vào chủ thể
khác trên thị trường (các Ngân hàng thương mại,…). Hiện nay ở Việt Nam do thị
trường chứng khoán Chính phủ chưa phát triển nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
phát hành tín phiếu để điều tiết việc cung ứng tiền tệ. Do thị trường chỉ diễn ra giữa 2
bên là Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại do đó hiệu quả điều tiết
không cao, chủ yếu tác động vào dự trữ của các Ngân hàng thương mại. Hiện nay trên
thị trường mở chủ yếu là kỳ hạn 7 ngày, các kỳ hạn dài hơn hầu như chưa có.”
 “Tái cấp vốn.
1. Khái niệm: tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước cho các tổ
chức tín dụng nhằm cung ứng nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các
tổ chức tín dụng.
2. Các hình thức tái cấp vốn.
 Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các loại giấy tờ có giá.
 Chiết khấu giấy tờ có giá.
 Các hình thức tái cấp vốn khác.
3. Cơ chế tác động.
Khi ngân hàng nhà nước tăng (giảm) lãi suất tái chiết khấu sẽ làm giảm việc các ngân hàng
thương mại vay tiền tại ngân hàng nhà nước làm cho khả năng cho vay của các ngân hàng
thương mại giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng). Khi ngân
hàng thương mại muốn hạn chế ngân hàng thương mại vay chiết khấu của chính mình thì
thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại. Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển
(thương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụ tái chiết khấu) thì ngân hàng nhà nước
còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn đối với các ngân
hàng thương mại.”
2. Ưu và nhược điểm.
 Ưu điểm: ngân hàng nhà nước sẽ là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín
dụng của các ngân hàng thương mại, bơm tiền vào nền kinh tế, ngân hàng thương mại
sẽ có chỗ dựa là ngân hàng nhà nước.
 Nhược điểm: ngân hàng nhà nước thường không chủ động trong việc điều tiết lượng
tiền cung ứng. Ngân hàng nhà nước chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng
không thể bắt các ngân hàng thương mại đến vay chiết khấu ở ngân hàng nhà nước.
 Tỷ giá hối đoái
1. Khái niệm: là tỷ lệ giữa giá trị của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với đơn vị
tiền tệ của một quốc gia khác.

Bảng số liệu tỷ giá trung tâm của NHNN


2. Cơ chế tác động: tỷ giá nổi được xác định bởi thị trường. Khi cung cầu tiền tệ của
một quốc gia thay đổi, tỷ giá hối đoái cũng thay đổi tương ứng. Ví dụ, nếu nhu cầu
đối với đồng tiền của một quốc gia tăng lên (có thể do lạm phát thấp, lãi suất cao
hoặc sự ổn định kinh tế), giá trị của đồng tiền đó sẽ tăng lên so với các đồng tiền
khác. Ngược lại, nếu cung tiền tệ tăng lên mà không kèm theo sự tăng nhu cầu, giá
trị của đồng tiền sẽ giảm.
3. Ưu và nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Điều chỉnh tiền tệ ổn định.
 Ngăn chặn hoạt động đầu cơ.
 Dễ dàng lập kế hoạch kinh doanh và đầu tư.
 Điều chỉnh tỷ giá để thúc đẩy kinh tế.
 Nhược điểm:
 Kém linh hoạt.
 Rủi ro cân bằng thanh toán.
 Rủi ro từ các yếu tố bên ngoài.
 Khả năng bị tấn công của nhà đầu cơ.
 Giới hạn cho chính sách kinh tế.

VIII. ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH CSTT CỦA NHNNVN
TRONG GIAI ĐOẠN NÀY

1. Những điểm tích cực

Điều chỉnh lãi suất: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm dần lãi suất cho vay
thông qua việc giảm dần lãi suất huy động từ 12% xuống 9% rồi 6%/năm; 1,4% xuống
0,9% rồi 0,85%/tháng 1. Điều này đã giúp kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn.

Quản lý vốn: Từ năm 2017, nhờ giảm bội chi NSNN, thắt chặt quản lý nợ và bảo
lãnh Chính phủ, nợ công bắt đầu giảm; Đến năm 2019, tỷ lệ nợ công giảm xuống còn
55% GDP. Đến năm 2020, nợ công sẽ tăng lên 56,8% nhưng vẫn duy trì ổn định kinh
tế vĩ mô và cải thiện xếp hạng tín dụng quốc gia. Điều này thể hiện tính hiệu quả trong
quản lý vốn, nguồn tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nghiệp vụ thị trường mở: Đây là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất vì chúng
là nhân tố chính làm thay đổi lãi suất và tiền cơ sở, đồng thời là nguyên nhân chính
làm thay đổi cung tiền.

2. Những vấn đề tồn đọng cần được xử lý

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: khoản tiền dự trữ bắt buộc này không đem lại doanh thu nào
cho ngân hàng vì vậy các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay cao hơn điều này đã
ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói
chung.

Lãi suất điều hành trong CSTT: với mức lãi suất tăng hoặc giảm đều đó những bất
lợi nhất định. Nếu lãi suất tăng, chi phí đầu tư của các doanh nghiệp tăng khiến cho
các dự án diễn ra một cách chậm chạp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Mặt khác, lãi
suất giảm các cá nhân có xu hướng hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, điều đó gây ra
các nguy cơ mất thanh khoản cho các ngân hàng đồng thời ngân hàng không đáp ứng
được các nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay để mở rộng đầu tư. Lãi suất và lạm
phát có mối quan hệ gắn khít với nhau, vì vậy việc điều chỉnh lãi suất tác động trực
tiếp đến vấn đề lạm phát. Lạm phát ở mức thấp chuyển sang mức cao hơn theo cơ chế
tự động tuy nhiên từ mức cao chuyển về mức thấp lại là một thách thức lớn. CSTT
được điều chỉnh với những độ trễ khác nhau nên lạm phát khó có thể giảm một cách
nhanh chóng. Rủi ro xuất hiện từ lạm phát cao gây khó khăn cho vấn đề điều chỉnh các
chính sách liên quan.

Nghiệp vụ thị trường mở: Ngân hàng nhà nước phải đảm bảo kiểm soát được lạm
phát trước các trường hợp phải in thêm tiền để giải quyết các vấn đề thâm hụt ngân
sách từ các ngân hàng thương mại.

You might also like