You are on page 1of 3

Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp và

mở rộng

1. Chính sách tiền tệ thu hẹp

a. Khái niệm: Chính sách tiền tệ thu hẹp (Contractionary Policy), là một loại


chính sách kinh tế vĩ mô được đưa ra nhằm giảm bớt mức cung tiền trong
nền kinh tế bằng việc tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
bán chứng khoán ra thị trường,… Các chính sách này thường được sử
dụng trong thời kì kinh tế lạm phát để hạn chế các tác động tiêu cực đối
với nền kinh tế.

b. Bản chất của chính sách tiền tệ thu hẹp (thắt chặt): là việc Ngân hàng
Trung ương giảm cung tiền nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, làm cho lãi
xuất tăng cao, các cá nhân và tổ chức dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu
tư => tổng cầu giảm xuống => mức giá chung cũng giảm xuống.

Ví dụ: Năm 2008, khi phát biểu tại cuộc hội thảo về kinh tế Trung Quốc
do Đại học Bắc Kinh tổ chức, ông Yi Gang nói, chính phủ sẽ có các biện
pháp thắt chặt tiền tệ "thích hợp" và "vừa phải" để tránh cho nền kinh tế
lớn thứ tư thế giới này khỏi rơi vào suy thoái. Tháng 12 năm 2007, Trung
Quốc đã quyết định chuyển chính sách tiền tệ "từ thận trọng sang thắt
chặt" trong năm 2008 để ngăn chặn nền kinh tế phát triển "quá nóng" và
lạm phát tăng mạnh. Trong năm 2007, Trung Quốc đã sáu lần tăng lãi suất
nhằm kiềm chế lạm phát và "làm nguội" nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế
nước này vẫn tăng trưởng tới 11,4% trong năm 2007. Đến nay, Trung
Quốc vẫn đang thực hiện một cách có hiệu quả và linh hoạt chính sách này
và mang lại nhiều lợi ích cực kì to lớn cho nền kinh tế tỷ dân nước này.

c. Cơ chế tác động:


- Khi nền kinh tế đang có sự lạm phát ngày càng gia tăng thì buộc Ngân
hang Trung ương phải đưa những biện pháp nhằm kiềm chế sự lạm phát
và ổn định kinh tế, chẳng hạn như:
+ Bán các giấy tờ có giá trên thị trường chứng khoán để làm giảm lượng
tiền trong nền kinh tế, giảm áp lực lạm phát và tăng giá trị của đồng
tiền, đồng thời cũng kiểm soát được tỷ giá của đồng tiền.

+ Tăng mức lãi suất chiết khấu cao => giảm tỷ lệ vay nợ, hạn chế tín
dụng, giảm sự phụ thuộc của Chính phủ vào ngân sách Nhà nước và
điều tiết được cung tiền nhằm kiểm soát chặt chẽ được các hoạt động
tín dụng. Đồng thời việc này còn có thể giúp hỗ trợ đồng tiền quốc gia
và tăng độ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Các Ngân hàng Trung ương còn có thể giảm cung tiền bằng cách tăng
dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại từ đó khiến khả năng
cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân
tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm)
dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm, do đó tổng cầu giảm và làm cho giá
giảm (tỷ lệ lạm phát giảm).

2. Chính sách tiền tệ mở rộng

a. Khái niệm: Chính sách mở rộng (Expansionary Policy) là một loại chính
sách kinh tế vĩ mô được thực hiện nhằm kích thích nền kinh tế và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Các chính sách mở rộng được các ngân hàng trung
ương sử dụng trong thời kỳ kinh tế suy thoái để giảm tác động tiêu cực
đến nền kinh tế.

b. Bản chất của chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng): là việc ngân hàng
Trung Ương tăng mức cung tiền cho nền kinh tế khiến cho lãi suất giảm
xuống, qua đó làm tăng tổng cầu khiến cho quy mô của nền kinh tế được
mở rộng, thu nhập của người dân tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp giảm.

Ví dụ: Phản ứng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi các ngân
hàng trung ương trên thế giới hạ lãi suất xuống gần bằng 0 và tiến hành
các chương trình chi tiêu kích thích lớn. Tại Hoa Kỳ, điều này bao gồm
Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư của Hoa Kỳ và nhiều đợt nới lỏng định
lượng của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Các nhà hoạch định chính sách
của Hoa Kỳ đã chi và cho vay hàng nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế Hoa Kỳ
để hỗ trợ tổng cầu trong nước và hỗ trợ hệ thống tài chính.
c. Cơ chế tác động:
+ Chính sách tiền tệ mở rộng hoạt động bằng cách mở rộng cung tiền
nhanh hơn bình thường hoặc giảm lãi suất ngắn hạn. Nó được ban hành
bởi các ngân hàng trung ương và xuất hiện thông qua các hoạt động thị
trường mở, yêu cầu dự trữ và thiết lập lãi suất. Nới lỏng định lượng, hay
QE, là một dạng khác của chính sách tiền tệ mở rộng.

+ Cung tiền tăng lên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này xảy ra bởi vì
các tập đoàn và cá nhân tìm cách tận dụng các nguồn vốn dễ dàng có sẵn
bằng cách thực hiện các khoản đầu tư lớn hơn, mở rộng hoạt động và tăng
tiêu thụ.

+ Có nhiều cách khác nhau mà các Ngân hàng Trung ương có thể đạt được
mục tiêu tăng tính thanh khoản. Một phương pháp là giảm lãi suất cho
vay. Các Ngân hàng Trung ương cho vay các Ngân hàng thương mại với
một tỷ lệ cụ thể.

+ Cách thứ hai mà các Ngân hàng Trung ương có thể tăng cung tiền là
giảm dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng
thương mại phải nắm giữ một phần vốn nhất định mà họ nhận được dưới
hình thức tiền gửi để dự trữ. Yêu cầu dự trữ thấp hơn có nghĩa là nhiều
tiền hơn được cung cấp cho những người muốn vay.

+Các Ngân hàng Trung ương cũng tham gia vào các hoạt động thị trường
mở để tăng tính thanh khoản. Bằng cách mua chứng khoán, chẳng hạn như
trái phiếu chính phủ trên thị trường, họ thường bơm thêm tiền vào nền
kinh tế.

=>Kết luận: Như vậy, tùy vào tình hình hoạt động của nền kinh tế
cũng như các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo từng thời kỳ phát triển,
mà Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện 1 trong 2 chính sách
tệ tiền nói trên nhằm mục tiêu mang đến sự ổn định cho nền kinh
tế của đất nước.

You might also like