You are on page 1of 3

CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT

NAM

3.1. Những biện pháp cấp bách:


3.1.1. Biện pháp về chính sách tài khóa:
Ngân sách Nhà nước bị thâm hụt là nguyên nhân chính của lạm phát.
Vậy nên khắc phục nguyên nhân này thì lạm phát mới có thể được kiềm
chế và tiền tệ sẽ dần được ổn định. Nhà nước có thể thực hiện các biện
pháp như:
 Tiết kiệm triệt để trong chi tiêu Ngân sách Nhà nước, cắt giảm những
khoản chi chưa cấp bách.
 Tăng thuế trực thu đối với những cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập
cao.
 Vay nợ trong nước và nước ngoài không đi kèm điều kiện chính trị.
 Kiểm soát các chương trình tín dụng Nhà nước.
3.1.2. Biện pháp thắt chặt tiền tệ:
Tỷ lệ lạm phát tăng cao, ngay lập tức ngân hàng trung ương phải
dùng các biện pháp có thể đưa đến tăng cung ứng tiền tệ như ngừng thực
hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết đối với các tổ chức tín dụng,
dùng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ,
không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước. Nhà nước có
thể thực hiện các biện pháp như:
 Đóng băng tiền tệ: Ngân hàng trung ương thắt chặt các nghiệp vụ tái
chiết khấu,tái cấp vốn, cho vay theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ
chức tín dụng... Mục đích của biện pháp này nhằm rút bớt tiền hay
không cho tiền tăng thêm trong lưu thông. Hoặc thậm chí dùng chính
sách giới hạn tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
 Nâng cao lãi suất tín dụng: Lãi suất tiền gửi tăng, đặc biệt là tiền gửi
tiết kiệm có tác dụng thu hút tiền mặt trong dân cư và doanh nghiệp
vào ngân hàng. Một tác hại có thể xảy ra là nếu lãi suất tiền gửi cao
hơn lợi tức đầu tư thì các nhà kinh doanh sẽ không đầu tư cho sản
xuất nữa mà tìm cách đưa vốn của mình vào ngân hàng vì nó đưa đến
lợi tức cao mà không chịu sức ép rủi ro lớn.
 Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Nhằm hạn chế khả năng tạo tiền của ngân
hàng thương mại. Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào
thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình
đằng giữa các ngân hàng với nhau, giúp quản lý và hạn chế thật mạnh
khả năng “tạo tiền” của các ngân hàng thương mại.
 Áp dụng chính sách hạn chế tăng tiền lương làm giảm lượng cầu chi
tiêu của người dân. Chính phủ có thể đi vay hoặc xin viện trợ nguồn
vốn từ nước ngoài…
 Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm
phát quá cao mà các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu quả mong
muốn.
3.1.3. Biện pháp kiềm chế giá cả:
Kiểm soát chặt chẽ giá cả, không để thiếu hàng, ngăn chặn đầu cơ. Đặc
biệt giá các mặt hàng thiết yếu, sản phẩm đầu vào của nền kinh tế điều
hành theo nguyên tắc thị trường, điều chỉnh phù hợp với từng thời điểm,
giai đoạn theo đúng mục tiêu kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.
 Nhập hàng hóa của nước ngoài để bổ sung cho khối lượng hàng hóa
trong nước tạo ra một sự cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa.
 Quản lý thị trường, chống đầu cơ tích trữ.
 Nhà nước bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lưu
thông, ổn định giá vàng, ổn định tỷ giá hối đoái, từ đó tạo tâm lý ổn
định giá cả các mặt hàng.
3.1.5. Biện pháp cải cách tiền tệ:
Đây là biện pháp tình thế bắt buộc khi lạm phát ở mức độ cao mà việc
vận dụng các biện pháp trên không đưa lại kết quả như mong muốn. Nhà
nước hủy hoặc thu hồi tiền cũ, phát hành tiền mới để lập lại trật tự mới
trong lưu thông tiền tệ.

3.2 Những biện pháp chiến lược:


Trong dài hạn, để đảm bảo kiểm soát lạm phát và duy trì kinh tế vĩ
mô ổn định, đồng thời phục hồi tăng trưởng kinh tế, đặc biệt cần mạnh
mẽ tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng
sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Điều đó đòi hỏi các chính sách
tài khóa - tiền tệ của Chính phủ phải phản ứng nhanh, linh hoạt trước các
tín hiệu về lạm phát xuất hiện, tránh trường hợp khi lạm phát tăng cao
mới phản ứng chính sách

3.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng
đắn:
Do lưu thông hàng hóa là tiền đề của lưu thông tiền tệ nên nếu quỹ
hàng hóa được tạo ra có số lượng lớn, chất lượng cao, chủng loại phong
phú thì đây là tiền đề vững chắc nhất để ổn định lưu thông tiền tệ, nhằm
huy động tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế. Nhà nước cần xây dựng
và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, trong đó cần
chú trọng điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển ngành mũi nhọn
xuất khẩu.

3.2.2. Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
Ở đây các nhà kinh tế chủ trương cần phải xoá bỏ mọi ngăn cản đối
với hoạt động của thị trường. Nếu quá trình cạnh tranh được nâng cao lên
ở mức độ hoàn hảo thì giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống. Mặt khác, cạnh
tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý và do
đó giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, giảm được giá bán hàng hóa.

3.2.3. Dùng lạm phát để chống lạm phát:


Đối với các quốc gia còn nhiều tiềm năng về lao động, đất đai, tài
nguyên... Nhà nước có thể tăng chỉ số phát hành tiền để có nguồn lực
tăng chi phí cho việc mở rộng đầu tư và hy vọng các công trình đầu tư
này mang lại hiệu quả và góp phần kiềm chế lạm phát. Áp dụng biện
pháp này đòi hỏi phải có một tiềm lực mạnh về các yếu tố sản xuất, có
trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, trình độ quản lý kinh tế cao thì mới
có thể thành công được.

You might also like